Hiện tượng lún sụt mặt đất do khai thác nước ngầm ởHà Nộ

Một phần của tài liệu Môi trường Việt Nam (Trang 37 - 38)

Trên thế giới, mặt đất của nhiều thành phố nhưBăng Cốc (Thái Lan), Tôkyô (Nhật Bản), Mêhicô và một số nơi của Hoa Kỳ đã bị sụt lún khi khai thác nước ngầm. Nhiều nơi mặt đất bị sụt lún hàng mét. Từ đó nhiều câu hỏi đặt ra đối với chúng ta là: mặt

đất Hà Nội đã sụt lún do khai thác nước ngầm chưa? Lượng nước khai thác ngày một tăng thì mặt đất Hà Nội sẽ bị sụt lún đến đâu? Có giải pháp gìđể giảm sụt lún mà công suất khai thác nước ngầm vẫn được duy trì?

Hà Nội là một trong số không nhiều các thành phố được thiên nhiên ưu đãi do có nguồn tài nguyên nước nói chung, nước ngầm nói riêng, phong phú, có chất lượng thích hợp, có thể đáp ứng yêu cầu sử dụng nước cho ăn uống, sinh hoạt, sản xuất công nông nghiệp hiện tại và trong tương lai. Vào đầu thế kỷ trước, sau những cuộc tranh luận kéo dài và khá gay gắt về sử dụng nguồn nước nào (Hồ Tây, sông Hồng hay nước ngầm) để làm nguồn cấp nước cho ăn uống sinh hoạt của Hà Nội, cuối cùng người Pháp đã lựa chọn nước ngầm làm nguồn cấp để sản xuất nước sạch cho thành phố và Nhà máy Nước Yên Phụ đãđược xây dựng với nước lấy từ các giếng khoan lên và tiến hành xử lý sắt và vi khuẩn.

Thành phố càng phát triển, lượng nước cần thiết càng nhiều và các nhà máy nước tiếp tục lần lượt được xây dựng. Các bãi giếng của các nhà máy nước ngày một nhiều và mở rộng về phía Nam và Tây Nam thành phố, ở các khu Ngô Sĩ Liên, Lương Yên, Tương Mai, Hạ Đình, Pháp Vân. Gần đây hơn, với sự mở rộng đô thị về phía Bắc và phía Tây, các nhà máy nước Mai Dịch, Gia Lâm, Cáo Đỉnh tiếp tục được xây dựng. Hiện nay đang triển khai việc xây dựng các bãi giếng Cáo Đỉnh II (Đông Ngạc) và Nam Dư. Năm 1985, TS. Lê Huy Hoàngđã cảnh báo về khả năng sụt lún mặt đất Hà Nội do khai thác nước ngầm. Sau đó vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, nhiều công trình, dự án nghiên cứu liên quan đã được triển khai. Kết quả nghiên cứu đã xác nhận rằng:

 Đã có các biểu hiện sụt lún mặt đất do khai thác nước ngầm ở phần Nam bờ phải sông Hồng.

 Sự sụt lún mặt đất xảy ra chủ yếu ở các vùng phân bố các tầng đất yếu và có liên quanđến sự giảm áp trong tầng chứa nước ngầm sâu, sắp xếp lại hạt trong các tầng trên và do sự ôxy hóa vật chất hữu cơtrong các tập bùn sét khi mực nước ngầm hạ thấp, dẫn đến giảm cường độ chịu tải của đất ở đó.

 Sự sụt lún mặt đất không chỉ gây tổn thất cho các công trình xây dựng như: nhà cửa, đường sá, cầu cống, kênh mương, mà còn góp phần gây ô nhiễm các nguồn nước ngầm do các vết nứt tạo thành những đường lưu thông nước trên mặt và các tầng chứa nước.

Theo tính toán của Phạm Quý Nhân, khi mực nước động của tầng chứa nước ngầm tầng sâu đạt 20m và tầng trên đạt 7m, thì mặt đất ở khu vực phần Nam bờ phải sông Hồng có thể lún đến trên 1m.

Các kết quả quan trắc mực nước của tầng nước ngầm sâu trong 10 năm lại đây do Liên

đoàn Địa chất thủy văn - Địa chất công trình miền Bắc thực hiện cho thấy quá trình khai thác nước ở phần bờ phải sông Hồng đã tạo ra một phễu hạ thấp mực nước trong tầng chứa nước Pleitocen (tầng nước ngầm sâu, tầng nước công nghiệp hiện đang cấp nước cho tất cả các bãi giếng của các nhà máy nước của Hà Nội) có diện tích khá lớn và đang ngày càng lan rộng và xuống sâu, đặc biệt phần phễu có trị số (-8 m) và (-14 m) liên tục tăng lên. Diện tích phễu có cốt cao (-8 m) đã tăng từ 55,17km2 năm 1992 lên 105,42km2 năm 2002 (tăng gần 2 lần); diện tích phần phễu có cốt cao (-14 m) tăng từ 4,07k m2 năm 1992 lên 33,83km2 vào năm 2002 tăng 8 lần. Trong đó, khu vực Pháp Vân, Hạ Đình là hai trung tâm có mực nước sâu nhất.

Nhưvậy, nếu cứ duy trì tình trạng khai thác nhưhiện nay, thì mặt đất Hà Nội đặc biệt ở khu vực Thanh Trì, chắc chắn sẽ sụt lún nhiều hơn, nhất là sắp tới công cuộc đô thị hóa ở khu vực này được đẩy mạnh hơn do đã được công nhận là một trong các quận nội thành.

Các kết quả nghiên cứu cũng đã khẳng định rằng, các tầng chứa nước, cả tầng nước ngầm nông và sâu, đều có quan hệ thủy lực chặt chẽ với nước sông Hồng. Lượng nước sông Hồng tham gia tới 70 - 80% vào tổng lượng nước khai thác từ các bãi giếng Yên Phụ, Lương Yên và sông Hồng chính là nguồn cấp nước ngầm cho Hà Nội. Nhưvậy, nếu các bãi giếng được đưa ra sát sông Hồng thì lượng nước khai thác sẽ tăng lên. Một số tác giả đã đề nghị cụ thể hơn là: ngoài các bãi giếng đã có, nên bố trí thêm các giếng khoan khai thác thành tuyến song song với sông Hồng, càng gần sông càng tốt (bố trí ngoài đê còn giúp cho bảo vệ đê tốt hơn), mỗi giếng cách nhau 150 - 250m. Nhưvậy dọc theo sông Hồng từ cầu Long Biên đến khu vực đền Lộ có thể bố trí khoảng 50 - 60 giếng khai thác; dọc theo sông từ cầu Thăng Long lên thượng lưu có thể bố trí 15 - 20 giếng; công suất mỗi giếng có thể khai thác 5.000 - 8.000 m3 mỗi ngày. Tổng công suất của tuyến giếng này có thể đạt 400.000 - 500.000 m3/ngày.

Đồng thời có thể bố trí một vài bãi giếng ở khu vực TứLiên (2 bãi), khu Phúc Xá (1 bãi) và xây dựng các hành lang thu nước ở các bãi giữa sẽ có thể khai thác khoảng 100.000 m3 nước mỗi ngày cho mỗi cụm công trình này. Đối với các bãi giếng cũ thì các bãi giếng Pháp Vân, Tương Mai và Hạ Đình sẽ giảm công suất xuống chỉ còn 20 - 30% hoặc ngừng khai thác hoàn toàn, các bãi giếng khác duy trì khai thác bình thường; xóa bỏ toàn bộ các lỗ khoan đường kính nhỏ và thay vào đó cấp nước theo

đường ống. Nhưvậy, riêng phần phía phải sông Hồng chúng ta có thể khai thác được từ 1.200.000 - 1.400.000 m3 mỗi ngày mà mực nước không những không tăng so với các công trình bố trí sát biên cấp mà còn có thể phục hồi mực nước lên do ngừng khai thác ở các trung tâm hạ thấp (Pháp Vân, Hạ Đình, Tương Mai). Thêm vào đó có khả năng giảm nồng độ của một số thành phần nhưsắt, amôn.

Theo ý kiến nêu trên có thể khắc phục tình trạng sụt lún mặt đất do khai thác nước ngầm ở Hà Nội mà vẫn có thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước của thành phố, nếu chúng ta mạnh dạn đầu tưvà quy hoạch lại hệ thống các bãi giếng khai thác, và áp dụng các công nghệ khai thác bằng các hành lang thu nước bố trí ở bãi cát giữa sông Hồng.

Một phần của tài liệu Môi trường Việt Nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)