Nguồn nước ngầm của nước ta sẽbiến đổi nhưthế nào trong quá trình công nghiệp hóa vàđô thị hóa?

Một phần của tài liệu Môi trường Việt Nam (Trang 30 - 31)

Nước ta có nguồn tài nguyên nước ngầm khá phong phú. Tính đến năm 1999 trữ lượng nước ngầm được điều tra đánh giá và xét duyệt ở trên một trăm mỏ nước là 1.675.930 m3/ngày ở cấp công nghiệp (A+B) và 12.855.616 m3/ngày ở cấp triển vọng (C1+C2). Do lượng nước ngầm phân bố không đều, khai thác tùy tiện, không theo quy hoạch, không quản lý chặt chẽ, ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường còn thấp nên trong quá trình phát triển kinh tế xã hội đã làm tổn hại nặng nề đến tài nguyên nước ngầm. Tại nhiều vùng nước ngầm đã bị nhiễm mặn không thể tiếp tục khai thác, nhiều nơi khác

đã có các biểu hiện nhiễm bẩn một số thành phần, kể cả một số nguyên tố độc hại như

As, Hg.

Theo các dự báo, trên phạm vi Đồng bằng sông Hồng, đến năm 2010 dân số có thể

đạt tới 20.000.000 người là vùng có mật độdân cưlớn nhất trong cả nước. Nhiều đô thị, khu công nghiệp lớn và vừa sẽ hình thành: Hà Nội với khoảng 3.500.000 dân; Hải Phòng, 2.000.000; Nam Định, 300.000; Hải Dương, 120.000; Hà Đông, 100.000; Thái Bình, 100.000; Ninh Bình, 100.000; Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh mỗi thị xã xấp xỉ 100.000 người. Tại các vùng lân cận thành phố Hạ Long sẽ có 500.000 dân; Việt Trì, 200.000; Bắc Giang, 110.000; Vĩnh Yên, Sơn Tây cũng xấp xỉ 100.000. Đa số các thành phố, thị xã này và các khu công nghiệp lân cận đều sử dụng nước ngầm làm nguồn cấp nước. Lượng nước ngầm cần cung cấp cho các đô thị và khu công nghiệp có

thể lên tới 1.252.700 m3/ngày.

Vùng Đông Nam Bộ có nhiều đô thị lớn, khu công nghiệp và khu chế xuất tập trung. Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có dân số dự kiến khoảng 7.000.000 người vào năm 2010; Biên Hòa, 500.000; Vũng Tàu, 350.000; Phan Rang, Phan Thiết, Tây Ninh, Thủ Dầu Một sẽ có từ 250.000 đến 300.000 người cho mỗi thành phố. Mật độ dân số vùng này chỉ kém Đồng bằng Bắc bộ. Trên phạm vi Đông Nam bộ hiện đã hình thành 43 khu công nghiệp và chế xuất với tổng diện tích lên đến 8.263ha. Đông Nam Bộ cũng là nơi có nhiều thuận lợi cho phát triển cây lương thực, cây công nghiệp. Nước ngầm vùngĐông Nam Bộ tương đối phong phú và có chất lượng không đều và có thể cấp nướccho ăn uống sinh hoạt. Cũng nhưở Đồng bằng sông Hồng việc khai thác nước ngầm ở Đông Nam Bộ sẽ được đẩy mạnh hơn và các tác động đến nước ngầm cũng sẽ mãnh liệt hơn do chất thải, phân bón, khai thác khoáng sản và do các hoạt động xây dựng. Một số nơi còn chịu các di chứng của chiến tranh để lại.

Ở các vùng khác nhưTây Nguyên,Đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Trung Bộ và miền núi phía Bắc sẽ có gia tăng yêu cầu cung cấp nước ngầm tương tự cho nông

nghiệp, công nghiệp, đô thị và nông thôn với những mức độ khác nhau.

Nhìn chung, trong phạm vi cả nước, về lượng, nước ngầm sẽ phải khai thác nhiều hơn, phổ biến hơn; về chất, nguy cơô nhiễm nước ngầm do chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp sẽ tăng thêm nhiều. Tình trạng đó đòi hỏi phải sử dụng hợp lý hơn, bảo vệ nghiêm ngặt hơn nguồn nước ngầm của nước ta. Cụ thể là cần thực hiện ngay quy hoạch tổng thể và chi tiết các nguồn nước, trong đó có nước ngầm, theo các lưu vực và địa phương; xác định rõ nguồn cấp, phương thức cấp, mức cấp và địa điểm lấy nước để cung cấp cho các nơi dùng nước, trên cơsở đó điều tra, khảo sát chi tiết về khả năng cung cấp, xác lập các phương thức khai thác và các biện pháp bảo vệ nguồn nước ở những địa điểm đó. Trên phạm vi nguồn cấp, tuyệt đối không được xây dựng các công trình chôn lấp chất thải, không được sử dụng các hóa chất

độc hại, không được xây dựng các công trình gây tổn hại đến nguồn nước, bảo vệ và phát triển các công trình có khả năng làm tăng nguồn nước ngầm nhưrừng, hồ chứa nước.

Một phần của tài liệu Môi trường Việt Nam (Trang 30 - 31)