"Lúa lấn cói,
Cói lấn tôm, cua,
Tôm, cua lấn vẹt, sậy,
Vẹt, sậy lấn cỏ ngạn,
Cỏ ngạn lấn biển cả."
Đó là quá trình cải tạo đất mặn thànhđất trồng lúa sau khi quai đê lấn biển của người dân đồng bằng ven biển Bắc Bộ bằng biện pháp sinh học với 5 giai đoạn: bắt đầu bằng cỏ ngạn, thay thế cỏ ngạn bằng vẹt sậy, khai thác tôm cua, trồng cói, rồi mới đến lúa. Một chu trình từ khi đắp đê bao lấn biển đến khi trồng được lúa thường phải mất 20 năm. Sao phải làm tới cây lúa mà không dừng ở giai đoạn tôm cua? Vì vào những thời gian trước đây dân thiếu lúa gạo, bị đói. Tôm, cua rẻ nhưbèo. Hiện nay tình hình đổi
khác, lúa gạo đã dưthừa để xuất khẩu, giá thị trường không cao, tôm cua trái lại trở thành đặc sản có giá, nuôi tôm cua mới có cơlàm giàu, trồng lúa thì chỉ đủ no là may.
Đê sông vỡ, cánh đồng lúa có thể mất trắng một vụ, nhưng mùa sau lại được gấp bội do năng suất lúa tăng vì phù sa bồi đắp. Đê biển vỡ không những mất trắng vụ trước mà còn gây hậu quả xấu cho 5, 6 mùa sau liên tiếp. Trận bão ngày 26-9-1955 đổ bộ vào Hải Phòng nước dâng tràn qua đê biển làm hơn hai vạn ha lúa vùng Kiến An bị chết do ngập mặn. Cũng trận bão đó, riêng đê huyện Yên Hưng vỡ tới 83 đoạn, làm chết hơn 200 người, hơn 1.000ha lúa, hoa màu bị phá hủy, đất trồng bị ngâm mặn sau 3 năm mới canh tác lại được. Trận bão 10-8-1958 gây ra vỡ đê Hà Nam , nước mặn tràn vào, 2 năm sau mới trồng cấy lại. Cơn bão số 5 tháng 9-1997 đổ bộ vào Cà Mau
đã gây nhiễm mặn hàng chục ngàn ha, xâm nhập mặn kéo dài gây khó khăn cho canh tác nông nghiệp.
Do mặn xâm nhập vào sâu trong sông, nên ở nhiều đô thị ven sông nhưHải Phòng, Thái Bình, Nam Định, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Gò Công, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Rạch Giá, Hà Tiên,... về mùa cạn, nước sông, kênh bị mặn, nước máy cũng bị mặn. Nước giếng khoan sâu, do sử dụng quá mức cho phép, cũng bị mặn phải bỏ.
Trước đây, vùng đồng bằng ven biển Nam Bộ, xâm nhập mặn đã làm cho sản xuất nông nghiệp không phát triển, thường chỉ có thể làm một vụ vào mùa mưa và hết sức bấp bênh. Về nước sinh hoạt, hầu nhưkhông có nguồn, trừ một vài giếng nước ngọt trên vùng giồng cát, do chưa có kỹ thuật khoan xuống tầng sâu, về mùa khô dân phải mua nước ngọt chở từ nơi khácđến, chỉ để dùng choăn uống.
Ở Đồng bằng sông Hồng - sông Thái Bình: Vào năm 1983 (trước khi có hồ Hòa Bình
điều tiết), đường ranh giới mặn 4%o, vào sâu nhất cách các cửa sông Đáy, Ninh Cơ, Ba Lạt khoảng 20 - 25km, cách cửa sông Lạch Tray, Bạch Đằng khoảng 30km. Sau khi có hồ Hòa Bình hoạt động, ranh giới mặn 4%o vào sâu nhất lùi về phía biển khoảng 5 - 10km. Sau khi có hồ Tuyên Quang, Sơn La, Huội Quảng, Bản Chát ranh giới mặn 4%o vào sâu nhất trên các cửa sông Hồng sẽ lùi về phía biển thêm khoảng 5 - 7km, còn trên các cửa sông Thái Bình chỉ lùi được khoảng 2 - 5km, do lượng nước trong sông về mùa cạn được bổ sung nhiều, nhưng nhu cầu dùng nước cũng tăng mạnh. Ở Đồng bằng sông Cửu Long: khi chưa có các dự án ngọt hóa, mặn ảnh hưởng tới 2,50 triệu ha. Trên sông Vàm Cỏ Tây, mặn lên đến Mộc Hóa, cách biển tới 110km. Trên sông Tiền, từ Cửa Tiểu, Cửa Đại, mặn lên tới Mỹ Tho, cách biển 50 - 60km. Trên sông Hàm Luông, Cổ Chiên, sông Hậu, mặn vào sâu 45 - 50km. Tại bán đảo Cà Mau, trên 1 triệu ha bị mặn hoàn toàn về mùa khô. Phía Rạch Giá - Hà Tiên, mặn theo các kênh
đào và sông Giang Thành vào sâu đến 30km. Sau khi có chương trình lớn dẫn ngọt ngăn mặn, mặn vẫn còn ảnh hưởng đến 1,78 triệu ha. Riêng năm 1998, năm có tác
động mạnh của hiện tượng El Nino, diện tích bị ảnh hưởng mặn lên tới 2,43 triệu ha. Nếu không có biện pháp thích hợp thì sự cải thiện về xâm nhập mặn sẽ không đáng kể, do nhu cầu dùng nước về mùa cạn của các nước ven sông đang không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, thực tế sẽ không đơn giản, vì việc xây dựng các hồ lớn trên dòng chính cũng nhưtrên các phụ lưu quan trọng của sông Mê Công sẽ có những tác động vô cùng phức tạp về chế độ thủy văn, cảnh quan vàđa dạng sinh học.
Ở các tỉnh ven biển miền Trung: về mùa khô ranh giới mặn thường vượt qua vùng châu thổ lên tận chân đồi núi. Trong một số năm gần đây, phong trào nuôi tôm trên vùng cát ven biển phát triển mạnh nhưng thiếu nghiên cứu và quy hoạch đầy đủ, ở một số tỉnh đã dẫn tới tình trạng cạn kiệt và mặn hóa nước ngầm đi đôi với ô nhiễm môi trường trên khu vực rộng lớn.