Việc sử dụng tài nguyên nước ởnước ta đã được quy hoạch hợp

Một phần của tài liệu Môi trường Việt Nam (Trang 38 - 40)

lý chưa?

Tiền thân của quy hoạch tài nguyên nước ở Việt Nam là các báo cáo "Nhiệm vụ thiết kế công trình thủy lợi - thủy điện" làm trong thời gian 1955 - 1960; "Quy hoạch hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải" cũng vào thời gian nói trên và "Quy hoạch trị thủy và khai thác sông Hồng" làm năm 1961.

Ngay trong những năm tháng chống Mỹ, cứu nước nhiệm vụ quy hoạch được mở rộng ra hầu hết các sông lớn ở phía Bắc: hệ thống sông Nậm Rốm, Kỳ Cùng - Bắc Giang, các sông Quảng Ninh, sông Mã, sông Cả, sông Nghèn, sông Gianh, sông Nhật Lệ, sông Bến Hải. Sau năm 1975, công tác quy hoạch được triển khai cấp tốc với 4 vùng: Trung Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Sau hơn 50 năm, công tác quy hoạch thủy lợi, thủy điện đãđặt cơsở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng 75 hệ thống thủy nông lớn, 760 hồ đập lớn và vừa, 1.000 cống tưới tiêu lớn ngăn mặn, 2.000 trạm bơmđiện

lớn và vừa, hàng vạn km kênh mương, 7.000km đê sông,đê biển, hàng vạn công trình nhỏ và trạm bơm. Về cơbản, công tác quy hoạch đã đáp ứng kịp thời những yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp phát triểntài nguyên nước. Hầu hết các quy hoạch làđúngđắn

và hợp lý.

Tuy nhiên đến nay ở nước ta chưa có văn bản quy hoạch của một dòng sông nào được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Điều này đã tạo sơhở về pháp lý khiến cho việc xem xét một dự án lớn trên một con sông thường phải kéo dài mất thời gian, gây lãng phí không đáng có. Điều đó cũng hạn chế một phần sự hoạt động của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước, cũng nhưcác ban quản lý quy hoạch lưu vực sông. Trong các quy hoạch đã có, thì chỉ có quy hoạch cấp nước, mà thiếu quy hoạch tiêu. Nhiều hệ thống thủy lợi ở Trung Bộ và Tây Nguyên chủ yếu là để tưới và không có hệ thống tiêu.Đối với các sông xuyên biên giới cũng chưa có quy hoạch chính thức nên bị động trong nhiều giải pháp cụ thể. Trong các quy hoạch đã có, chưa xét đến yêu cầu về lưu lượng nước sinh thái. Quy hoạch thường chỉ xét nhu cầu sử dụng nước trên lưu vực sông, mà không tính đến quy hoạch cấp nước cho bản thân con sông đó. Có một số công trình quy hoạch chưa được hợp lý. Ví dụ nhưthủy điện Thác Bà làm ngập 235km2 chủ yếu là đất màu mỡ của vùng có dân cưđông đúc thuộc hai huyện Lục Yên và Yên Bình của tỉnh Yên Bái. Tính cụ thể để có 1MW điện, đã làm ngập 2,18km2 (gấp 20 lần so với hồ Hòa Bình), số dân phải di chuyển 178 người; hiệu quả cắt lũ của hồ cho Đồng bằng sông Hồng - sông Thái Bình không lớn. Rõ ràng nếu tính chi phí - lợi ích nhưhiện nay, Dự án hồ Thác Bà khó có thể xem là hợp lý. Đương nhiên, nếu nhận xét một cách toàn diện, nhất là khi chú ý tới bối cảnh lịch sử của nước ta tại thời điểm đó, thì kết luận chung sẽ có thể khác. Quy hoạch cấp nước sạch cho các vùng sâu, vùng xa đặc biệt là vùng ven biên giới, ven biển và hải đảo tiến hành chậm và chưa có chiến lược rõ ràng. Thiếu sự tham gia đóng góp của cộng đồng trong nội dung quy hoạch và giám sát quy hoạch nên một số quy hoạch chỉ tồn tại trên giấy. Thậm chí có quy hoạch khi thực hiện lại mâu thuẫn với ý

đồ sản xuất của người nông dân, đặc biệt làở những vùng nhạy cảm giữa trồng lúa và nuôi trồng thủy sản.

Để có cơsở pháp lý cho quy hoạch thì các văn bản quy hoạch cần được tổ chức thẩm

định và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chính thức, đặc biệt cần sớm có một quy hoạch chiến lược khai thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn nước trên toàn lãnh thổ. Cần sớm đẩy mạnh hoạt động có hiệu quả của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước và các ban quản lý quy hoạch lưu vực sông.

* * *

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 của Việt Nam đã khẳng định quan

điểm "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường".

Phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ tương đối cao hiện nay của nước ta chỉ có thể trở thành thực sự bền vững khi tài nguyên và môi trường nước, nhân tố cơbản của mọi hoạt động phát triển vì hạnh phúc của con người và phồn vinh của quốc gia, được bảo vệ nghiêm ngặt, sử dụng hợp lý cả về lượng cũng nhưvề chất.

Một phần của tài liệu Môi trường Việt Nam (Trang 38 - 40)