1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng tạo lập thu hút và sử dụng vốn đầu tư ở việt nam 1

58 944 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 5,01 MB

Nội dung

Luận Văn: Thực trạng tạo lập thu hút và sử dụng vốn đầu tư ở việt nam 1

Trang 1

5 Tác động của vốn đầu tư đến chất lượng và giá thành sản phẩm:

III MỐI QUAN HỆ GIỮA TẠO LẬP, THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ.1 Tính thuận chiều trong mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốnđầu tư:

2 Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư là cơ sở duy trì sự tăng trưởng kinh tế, đẩymạnh tạo lập vốn và tăng khả năng thu hút vốn:

PHẦN II : THỰC TRẠNG TẠO LẬP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ ỞVIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 – 2008.

I TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM NÓI CHUNG:1 Đầu tư trong nước :

1.1.Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước:1.2 Vốn đầu tư từ doanh nghiệp:1.3 Vốn đầu tư từ tiết kiệm dân cư:2 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài:

2.2 Tình hình triển khai thực hiện dự án đầu tư nước ngoài:II Thực trạng tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư:

1 Khả năng tạo lập vốn ngày càng được cải thiện tạo điều kiện tốt để thu hútvốn ngày càng nhiều.

2 Khả năng thu hút vốn ngày càng gia tăng:

2.1 Thực trạng tình hình thu hút vốn của nước ta :

2.2 Nguồn vốn thu hút đầu tư ngày càng gia tăng cả về chất lẫn lượng: 2.2.1 Nguồn trong nước:

2.2.2 Nguồn nước ngoài:2.2.3 Các nguồn vốn khác:

3 Sử dụng vốn chưa hiệu quả hạn chế khả năng tạo lập thu hút vốn.

Trang 2

3.1 Thể hiện qua hệ số ICOR của Việt Nam

3.2 Thể hiện qua tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp( TFP):3.3 Ảnh hưởng của quá trình sử dụng vốn đến tạo lập và thu hút vốn:

3.3.1 Tác động của việc sử dụng vốn hiệu quả đến khả năng tích lũy vốn và thuhút vốn:

3.3.2 Sử dụng nguồn vốn hiện nay của Việt Nam chưa thật sự hiệu quả hạn chếkhả năng tạo lập và thu hút vốn:

PHẦN 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỐI QUAN HỆ CỦA TẠO LẬP, THU HÚTVÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ.

I Mục tiêu và quan điểm định hướng phát triển kinh tế Việt Nam đến 2010:1 Mục tiêu và quan điểm phát triển kinh tế đến năm 2010:

1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam đến 2010:

1.2 Quan điểm phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2010:

2 Dự báo nhu cầu đầu tư và yêu cầu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tếViệt Nam đến 2010:

II Giải pháp nâng cao mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư:1 Giải pháp chung:

2 Giải pháp nâng cao hiệu quả tạo lập vốn:

3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư:

4 Giải pháp nâng cao sử dụng nguồn vốn đầu tư nhằm góp phần nâng caochất lượng tăng trưởng Việt nam đến 2010, tạo điều kiện tạo lập và thu hút vốn đầutư:

4.1 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và bố trí kế hoạch đầu tư:4.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước:

4.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn nước ngoài :

4.4 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động:

Trang 3

Lời mở đầu:

Một nền kinh tế để có thể tồn tại và phát triển thì phải có sự tăng trưởng Theonghĩa chung nhất thì tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong mộtkhoảng thời gian nhất định ( thường là một năm) Tăng trưởng sẽ kéo theo sự phát triểncủa các yếu tố khác Một nền kinh tế muốn có tăng trưởng thì phụ thuộc vào rất nhiều yếutố, một trong những yếu tố quan trọng nhất là vốn đầu tư Vốn đầu tư là một trong nhữngnhân tố đầu vào của quá trình sản xuất cũng như mọi hoạt động trong nền kinh tế, nó cóvai trò đặc biệt quan trọng đến tăng trưởng kinh tế Vì vậy yêu cầu hiểu rõ về vốn đầu tư,các nguồn vốn đầu tư là vô cùng quan trọng Một trong những đòi hỏi đó chính là việcnắm bắt rõ các quá trình tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư, cũng như mối quan hệ

giữa chúng Nắm bắt được yêu cầu đó nên nhóm chúng em chọn đề tài: “mối quan hệ

giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư Lấy thực tế ở Việt nam để chứng minh.”

Trong quá trình hoàn thiện đề tài, chắc chắn sẽ có những thiếu sót do nhân tố kháchquan cũng như các nhân tố chủ quan không thể tránh khỏi Và để hoàn thành đề tài này

chúng em cũng xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của: PGS-TS Từ Quang

Phương và TS Phạm Văn Hùng.

Trang 4

PHẦN I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẠO LẬP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦUTƯ

I TẠO LẬP, THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ:1 Nguồn vốn đầu tư:

Vốn đầu tư là một bộ phận cấu thành tổng vốn, là một trong những nhân tố đầu vàocủa quá trình sản xuất cũng như mọi hoạt động trong nền kinh tế, xét theo nghĩa hẹp, vốnđầu tư được xem như là khoản tích lũy, là phần phần thu nhập chua tiêu dùng Xét theonghĩa rộng “vốn” ở đây bao gồm nguồn nhân lực, nguồn tài lực, chất xám, tiền bạc và cảquan hệ đã tích lũy của cá nhân, doanh nghiệp hay quốc gia Vốn nói chung và vốn đầu tưphát triển nói riêng có một số đặc trưng cơ bản như: (1) vốn đầu tư luôn gắn với quyền sởhữu, thuộc quyền sở hữu của một chủ thể nhất định.(2) vốn đầu tư có chức năng sinh lời.(3) vốn đầu tư phát triển chỉ thực sự có hiệu quả khi được tích tụ đến một mức độ nhấtđịnh (4) vốn đầu tư luôn có giá trị về mặt thời gian (5) vốn đầu tư phát triển được thểhiện dưới các hình thức khác nhau và đại diện cho một lượng giá trị tài sản Chính vì vậy,vốn có vai trò rất quan trọng, là yếu tố cần thiết cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc giatrong hiện tại cũng như trong tương lai Bài học của những quốc gia phát triển nhanh trênthế giới đã khẳng định vai trò quan trọng của nhân tố vốn đến phát triển kinh tế, đến sựnghiệp hiện đại hóa đất nước Vốn là điều kiện để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinhtế, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế.

Từ những phân tích trên có thể rút ra khái niệm như sau: Vốn đầu tư là tiền tích lũycủa xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh, là tiền tiết kiệm của nhân dân và tiền huyđộng từ các nguồn lực khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằmduy trì tiềm lực sản xuất hiện có và tạo ra tiềm lực lớn hơn cho sản xuất kinh doanh cũngnhư các hoạt động sinh hoạt đời sống xã hội

2 Phân loại vốn đầu tư:

Vốn đầu tư được phân theo nhiều tiêu thức khác nhau:

- Theo công dụng của các kết quả đầu tư: Vốn đầu tư được chia thành vốn đầu tư cho

sản xuất và phi sản xuất Vốn đầu tư cho sản xuất là sồ tiền cần thiết để có thể thực hiệncác hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm cho xã hội Vốn đầu tư phi sản xuất làsố tiền cần thiết để tiến hành các hoạt động khác cũng như các hoạt động có tính chất côngích, như chăm sóc sức khỏe cộng đồng, y tế, giáo dục… Dù ở lĩnh vực nào sản xuất hayphi sản xuất, kết quả do vốn đầu tư đem lại thông qua hoạt động đầu tư đều góp phần tạora tiềm lực mới cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế.

- Theo mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế: vốn đầu tư có thể xem

xét theo cơ cấu trong nền kinh tế Vốn đầu tư phân chia theo cơ cầu ngành kinh tế, vùnglãnh thổ, theo các thành phần kinh tế … Khi nghiên cứu cơ cấu vốn đầu tư theo các tiêuthức này có thể đánh giá được vai trò của đầu tư trong việc hình thành và chuyển dịnh cơcấu kinh tế.

- Theo nguồn hình thành: Vốn đầu tư có thể phân thành vốn đầu tư trong nước và vốn

đầu tư nước ngoài Vốn đầu tư trong nước bao gồm khoản tích lũy từ ngân sách, củadoanh nghiệp và tiền tiết kiệm của nhân dân.

Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiếnlược phát triển kinh tế xã hội cũa mỗi quốc gia Nguồn vốn này thường được sử dụng chocác dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quốc phòng và an ninh, hỗ trợ cho các

Trang 5

dự án công cộng, hoặc chi cho công tác lập và thực hiện các dự án qui hoạch tổng thể pháttriển kinh tế - xã hội của vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.

Vốn của các doanh nghiệp, bao gồm vốn của các doanh nghiệp nhà nước và cácdoanh nghiệp tư nhân hay dân doanh Các doanh nghiệp sử dụng vốn của mình để thựchiện các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động khácđược pháp luật cho phép để phục vụ xã hội, cộng đồng.

Nguồn vốn tiết kiệm của nhân dân Đây là nguồn vốn có tiềm năng lớn Quy mônguồn vốn này phụ thuộc nhiều vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình, vào trình độphát triển của đất nước( ở những nước có trình độ phát triển thấp thường có quy mô và tỷlệ tiết kiệm thấp), tập quán tiêu dùng của dân cư, các chính sách của nhà nước như lãi suấthuy động tiền gửi, thuế thu nhập, các khoản đồng góp đối với xã hội.

Bên cạnh nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài có vai trò rất quan trọngtrong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Nguồn vốn nước ngoài gồm vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài( FDI – Foreign Direct Investment) và vốn đầu tư gián tiếp( FPI –Foreign Portfolio Investment).

Tóm lại dù phân chia theo tiêu thức nào thì xét cho cùng vốn đầu tư cũng có nguồngốc từ tiết kiệm Theo J.M Keynes – nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh, trong cuốn “Lý

thuyết việc làm, lãi suất và tiền tệ”, trên góc độ nền kinh tế “tổng vốn đầu tư bằng tổng

tiết kiệm” Ông viết: “ Xết về tổng thể, số lượng dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng màchúng ta gọi là tiết kiệm không thể khác với phần tăng thêm vào trang thiết bị sản xuất màchúng ta gọi là đầu tư”.

3.Tạo lập vốn đầu tư:

Tạo lập vốn đầu tư bao gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cá nhân,tâp thể, doanh nghiệp, chính phủ, … các thành phần kinh tế Các hoạt động này nhằm tạora giá trị gia tăng cho nền kinh tế và từ đó hình thành nên nguồn tích lũy hay tiết kiệm.

Theo nghĩa chung nhất Tiết kiệm là phần còn lại của thu nhập sau khi tiêu dùng.

Vai trò của tạo lập vốn đầu tư:

Tạo lập vốn đầu tư có trò quan trọng gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế, tạo điềukiện cho quá trình tái sản xuất xã hội.

Tạo lập vốn đầu tư là nguồn hình thành nên tiết kiệm, Trong tác phẩm “của cải củacác dân tộc”( 1776), Adam Smith, một đại diện của trường phái kinh tế học cổ điển đã

khẳng định: “ Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn Lao động tạo ra sản phẩm

để tích lũy cho quá trình tiết kiệm Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng nữa, nhưng khôngcó tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên”.

Theo quan điểm của K Max, con đường cơ bản và quan trọng về lâu dài để tái sảnxuất mở rộng là phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm ở cả trong sản xuất và tiêudùng Hay nói cách khác nguồn lực cho đầu tư tái sản xuất mở rộng chỉ có thể được đápứng do sự gia tăng sản xuất và tích lũy của nền kinh tế.

Trong tác phẩm nổi tiếng “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” JohnMaynard Keynes đã chứng minh được rằng đầu tư bằng tiết kiệm, và ông chỉ ra được rằngđầu tư có tác động trực tiếp làm tăng tổng sản lượng quốc dân tức là có tác động trực tiếpđến tăng trưởng kinh tế.

Các phương pháp tạo lập vốn đầu tư:

Đứng trên góc độ vĩ mô có thể tạo lập vốn đầu tư thông qua tổng sản phẩm quốcdân, tổng sản phẩm quốc dân tăng sẽ là điều kiện trực tiếp để tăng tích lũy Đây là kênhtạo lập có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra tích lũy cho nền kinh tế Sở dĩ nó có vaitrò quan trọng như vậy là vì nó tác động trực tiếp đến tích lũy của một quốc gia, tổng sảnphẩm quốc dân sau khi trừ đi tiêu dùng sẽ là phần tích lũy của nền kinh tế Như vậy ta có

Trang 6

thể tăng tích lũy thông qua hai cách Thứ nhất: với điều kiện tổng sản phẩm quốc dânkhông đổi thì tích lũy chỉ được tăng lên khi tiêu dùng giảm Thứ hai: với điều kiện tổng

sản phẩm quốc dân thay đổi thì khi tổng sản phẩm quốc dân tăng lên thì tích lũy trong nềnkinh tế sẽ tăng với mức tiêu dùng cố định, hoặc tiêu dùng tăng nhưng tốc độ tăng nhỏ hơntốc độ tăng tích lũy Như vậy tạo lập qua tổng sản phẩm quốc dân sẽ tạo lập được lượngvốn lớn về mặt chất cũng như lượng, vì thế nhiệm vụ đặt ra là nên phát huy vai trò củakênh tạo lập này để có thể thực hiện được các mục tiêu cho đầu tư tăng trưởng và pháttriển kinh tế.

Đứng trên góc độ vi mô có thể tạo lập vốn đầu tư thông qua các doanh nghiệp, cáccá nhân và hộ gia đình Các nhân tố kinh tế này sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình sảnxuất kinh doanh và sẽ trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế, tức là tích lũy củanền kinh tế sẽ tăng lên Thực tế ngày càng cho thấy vai trò của các nhân tố này ngày càngquan trọng trong việc tạo lập vốn, các nhân tố này sẽ là điều kiện cơ bản và lâu dài choviệc tạo lập các nguồn vốn một cách bền vững.

4 Thu hút vốn đầu tư:

Thu hút vốn đầu tư bao gồm các hoạt động, biện pháp và chính sách nhằm đưanguồn vốn từ tích lũy trong nền kinh tế sang đầu tư.

Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư:

Thu hút vốn đầu tư có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên việc thu hút vốn đầu tư không phải là dễ dàng mà nó còn phụ thuộc vàomột số nhân tố như sau

-Thứ nhất:như chúng ta đã biết, đầu tư là hành động bỏ vốn ngày hôm nay để thu

lại lợi nhuận trong tương lai, việc bỏ vốn của nhà đầu tư sẽ phụ thuộc nhiều vào môitrường đầu tư, vì vậy môi trường đầu tư có một vị trí vô cùng quan trọng Theo nghĩachung nhất môi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tố bên ngoài liên quan đến hoạt độngđầu tư Có nhiều cách phân loại môi trường đầu tư, song theo nhiều nhà kinh tế, môitrường đầu tư có thể chia ra môi trường cứng và môi trường mềm.

Môi trường cứng liên quan đến các yếu tố thuộc kết cấu hạ tầng kỉ thuật phục vụcho sự phát triển kinh tế, gồm: hệ thống hạ tầng giao thông (đường sá, cầu cảng hàngkhông, cảng biển, hệ thống thông tin liên lạc, năng lượng) Môi trường mềm bao gồm: Hệthống các dịch vụ hành chính, dịch vụ pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư (đặc biệt làcác vấn đề liên quan đến chế độ đối xử giải quyết các tranh chấp khiếu nại); Hệ tjoongscác dịch vụ tài chính – ngân hàng, kế toán và kiểm toán …

Mọi hoạt động đầu tư suy ra cho cùng là để thu lợi nhuận, vì thế môi trường đầutư hấp dẫn phải là một môi trường có hiệu quả đầu tư cao, mức độ rủi ro thấp Điều này lạichịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như: chính sách, cơ chế ưu đãi đầu tư của địa bàn đượcđầu tư, điều kiện phát triển về kết cấu hạ tầng, mức độ hoàn thiện về thể chế hành chính –pháp lý, khả năng ổn định về mặt chính trị - xã hội, độ mở cửa nền kinh tế, sự phát triểncủa hệ thống thị trường… Các nhân tố trên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, vìvậy để nâng cao chất lượng và hiệu quả của môi trường đầu tư nhât thiết phải quan tâm xửlý đồng bộ các yếu tố ảnh hưởng trên

Thứ hai: mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ mô, chất lượng cung cấp dịch vụ

phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh, mức độ cạnh tranh của thị trường trongnước cũng ảnh hưởng đến quá trình thu hút vốn đầu tư Mức độ phát triển về quản lý kinhtế vĩ mô thấp dẫn đến các hiện tượng lạm phát cao, nợ nước ngoài nhiều, tham nhũng, thủtục hành chính rườm rà, tăng trưởng kinh tế thấp, …là nguyên nhân tiềm ẩn gây nênkhủng hoảng Chất lượng dịch vụ cơ sở hạ tầng kém ảnh hưởng trực tiếp tới sự vận hànhcác hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của các nhà đầu tư nước ngoài,

Trang 7

khiến tăng chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm không cao Chất lượng các dịch vụ khácnhư cung ứng lao động, tài chính cũng là những yếu tố rất cần để thu hút các nhà đầu tưnước ngoài Tính cạnh tranh của các nước chủ nhà sẽ giảm được rào cản đối với đầu tưnước ngoài, các nhà đầu tư có thể lựa chọn lĩnh vực đầu tư để phát huy lợi thế so sánh củamình.

Bên cạnh đó, môi trường luật pháp và chính sách đầu tư là một trong những điều

đầu tiên mà các nhà đầu tư quan tâm khi lựa chọn thị trường đầu tư Bởi quá trình đầu tưliên quan đến rất nhiều lĩnh vực hoạt động trong một thời gian dài, nên cần một môitrường pháp lý ổn định và có hiệu lực là một yếu tố quan trọng để quản lý và thực hiệnđầu tư một cách có hiệu quả Môi trường này bao gồm các chính sách, qui định, luật cầnthiết đảm bào sự nhất quán, không mâu thuẫn, chồng chéo nhau và có tính hiệu lực cao.

Điều kiện để thu hút vốn đầu tư:

Thứ nhất, tạo lập và duy trì năng lực tăng trưởng nhanh và bền vững cho nền kinhtế Xét trong dài hạn, năng lực tăng trưởng của nền kinh tế là yếu tố quan trọng xác địnhtriển vọng huy động các nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả Vấn đề tăng trưởng ở đâyđược nhìn nhận như một yếu tố tạo sức hấp dẫn ngày càng lớn đối với cả vốn đầu tư trongnước cũng như nước ngoài Nó thể hiện nguyên tắc mang tính chủ đạo trong thu hút vốnđầu tư: Vốn đầu tư được sử dụng càng hiệu quả thì khả năng thu hút nó càng lớn Thứnhất, với năng lực tăng trưởng được đảm bảo, năng lực tích lũy của nền kinh tế sẽ có khảnăng gia tăng Khi đó quy mô các nguồn vốn trong nước có thể huy dộng được cải thiện.Thứ hai, triển vọng tăng trưởng và phát triển càng cao cũng là tín hiệu tốt thu hút cácnguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, đảm bảo ổn định môi trường kinh tế vĩ mô Đây được coi là điều kiện tiênquyết cho mọi ý định và hành vi đầu tư Sự an toàn của vốn đòi hỏi môi trường kinh tế vĩmô, chính trị xã hội và môi trường kinh doanh ổn định Đối với vốn đầu tư nước ngoài cònyêu cầu năng lực trả nợ tối thiểu của nước nhận vốn đầu tư

Thứ ba, xây dựng các chính sách huy động các nguồn vốn có hiệu quả.

Bên cạnh tiềm năng tăng trưởng và ổn định nền kinh tế vĩ mô, để có thể huy độngcác nguồn vốn cần có các chính sách và giải pháp hợp lý và đồng bộ trên cơ sở tính toántổng hợp đảm bảo khuyến khích, định hướng các hoạt động thu hút và cung ứng vốn

Thu hút vốn đầu tư có vai trò như thế nào?

Cũng như tạo lập vốn đầu tư thu hút vốn đầu tư có vai trò quan trọng đến tăngtrưởng kinh tế, tuy nhiên tác động của nó cũng là gián tiếp, nó không trực tiếp tiến hànhđầu tư mà nó thu hút các nguồn tích lũy trong nền kinh tế tạo thành vốn đầu tư, vốn đầu tưlà yếu tố quan trọng cho việc thực hiện hoạt động đầu tư làm cho nền kinh tế tăng trưởng

Nếu không có hoạt động thu hút vốn thì nguồn tích lũy trong nền kinh tế khôngđược đưa vào sử dụng, điều này dẫn đến tình trạng không có nguồn vốn đầu tư tái sản xuấtxã hội và tất yếu là nền kinh tế sẽ không tăng trưởng Mặt khác nếu không có hoạt độngthu hút vốn thì việc tạo lập vốn đầu tư sẽ không còn ý nghĩa gì nữa, vì vậy thu hút vốn đầutư là cơ sở cho tạo lập và là điều kiện cho sử dụng vốn đầu tư.

Các công cụ thu hút vốn đầu tư

5 Sử dụng vốn đầu tư:

Sử dụng vốn đầu tư bao gồm các hoạt động phân bổ, quản lý và giám sát quá trình chuyểnbiến của vốn từ hình thái tiền tệ sang hình thái vật chất dưới dạng các kết quả đầu tư nhằmphục vụ trực tiếp cho quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng của nền kinh tế.

Vai trò của sử dụng vốn đầu tư:

Cơ chế phân bổ vốn, cơ chế quản lý và giám sát hoạt động đầu tư sẽ có ảnh hưởngtrực tiếp và cơ bản đến hiệu quả đầu tư và chất lượng tăng trưởng của mỗi quốc gia Cơ

Trang 8

chế phân bổ vốn hiểu quả sẽ giúp cho quá trình điều tiết vốn đến được đúng địa chỉ thựcsự nhu cầu sử dụng vốn, giúp nền kinh tế chuyển dịch vốn từ nơi dư thừa sang nơi thiếu,từ nơi sử dụng kém hiểu quả sang nơi hiệu quả hơn Cơ chế quản lý công khai và minhbạch sẽ giúp cho quá trình giám sát thực hiện đầu tư được thực hiện triệt để và từ đó sẽgóp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là hiệu quả sử dụng một bộ phận nguồn lực đầu vàorất quan trọng của nền kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức quản lý và khai thác, sử dụngvốn đầu tư phát triển vào các hoạt động kinh tế nhằm tối đa hóa lợi ích của chủ đầu tư vàcác lợi ích kinh tế xã hội khác với chi phí thấp nhất Hiệu quả đầu tư phản ánh mối quanhệ so sánh giữa kết quả đạt được với tổng số vốn đầu tư phát triển đã được sử dụng để tạora kết quả đó Hiệu quả vốn đầu tư có thể được đo bằng các chỉ tiêu trực tiếp (ví dụ : GDP/VĐT ) và các chỉ tiêu gián tiếp ( ví dụ : hệ số ICOR),hiệu quả tài chính và hiệu quả Kinhtế - xã hội Với những ý nghĩa trên, có thể thông qua chỉ tiêu hiểu quả sự dụng vốn đầu tư– bộ phận nguồn lực đầu vào rất quan trọng để phát triển Kinh tế xã hội để đánh giá chấtlượng tăng trưởng kinh tế.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

i) Phương pháp phân tích hệ số Icor: Nhiều mô hình tăng trưởng kinh tế tập trung

nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư (nhân tố đầu vào) với tăng trưởng kinh tế Trong đó,mô hình Horrod – Domar là một trong nhưng mô hình tươn đối điển hình Trong mô hìnhnày không xem xét đến các yếu tố như lao dộng, tiến bộ công nghệ và các yếu tố phản anhchất lượng tăng trưởng khác Tuy nhiên trông qua việc phân tích mối quan hệ giữa vốnđầu tư và và quy mô tăng trưởng cũng có thể gián tiếp đánh giá được chất lượng tăngtrưởng của nền kinh hay hiệu quả sự dụng vốn của một quốc gia.

G = ∆Y/Y = ∆Y/Y * ∆K/K = ∆Y/∆K*∆K/YG = 1/ICOR*I/Y

ii) Phương pháp phân tích năng suất nhân tố tổng hợp (TFP).

Để tính chỉ tiêu TFP có thể áp dụng phương pháp do tổ chức năng suất châu Á đưara với công thức có dạng:

ITFP = IY - (α.IK + βIL)

Trong đó:

IY là tốc độ gia tăng sản lượngIK là tốc độ gia tăng của vốnIL là tốc độ gia tăng của lao động

α, β là hệ số đóng góp của vốn và lao động đến tăng trưởng

Khi áp dụng công thức trên cần lưu ý là, do đặc điểm hạch toán của Việt Nam, thunhập lấy từ sổ hạch toán theo sổ sách hoặc có trong số liệu thống kê mới chỉ gồm phần thunhập chính của họ( ở đây gọi là thu nhập trực tiếp) còn một số khoản thu nhập dưới dạng

Trang 9

khác như tiền đóng góp bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội do doanh nghiệp, đơn vị đảmnhận, tiền mua sắm quần áo bảo hộ lao động … ( có thể gọi là các khoản thu nhập khác)thì thường chưa được tính vào thu nhập Thực tế đó làm cho các hệ số α, β tính theo sốliệu hiện có sẽ bị sai lệch ( β bị thu hẹp còn α bị cường điệu) Vì vậy, để phản ánh chínhxác mức độ đóng góp của lao động và vốn trong quá trình tạo ra kết quả sản xuất, hệ số βphải được tính trên cơ sở thu nhập đầy đủ của người lao động ( bao gồm cả thu nhập trựctiếp và thu nhập khác) theo công thức:

β = ( thu nhập đầy đủ của người lao động)/(giá trị gia tăng)α = 1 – β

Trên thực tế, do chỉ có số liệu thu nhập trực tiếp nên không thể xác định thu nhậpđầy đủ bằng cách cộng thu nhập trực tiếp với thu nhập khác phải tính toán gián tiếp qua hệsố điều chỉnh sau:

Thu nhập đầy đủ = Thu nhập trực tiếp x hệ số điều chỉnh

Hệ số điều chỉnh = Tỷ số giữa thu nhập đầy đủ và thu nhập khác đượctính toán trên phạm vi số liệu điều tra chuyên đề ở phạm vi hẹp vào mộtnăm nào đó rồi dùng cho nhiều năm

II TÁC ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA VIỆC SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ ĐẾN CHẤTLƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TÊ:

1 Sử dụng vốn đầu tư hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và do đó tácđộng tích cực đến tăng trưởng:

Sử dụng hợp lý vốn đầu tư là việc sử dụng đúng mục đích, tiến độ và yêu cầu đầutư, được xem xét cả trên phương diện doanh nghiệp và nền kinh tế, liên quan đến mọikhâu trong quá trình đầu tư, từ việc huy động, phân bổ vốn đến việc quản lý sử dụng Quátrình sử dụng vốn đầu tư liên quan trực tiếp đến các chính sách tập trung và phân bổvốntrong nền kinh tế Các chính sách, cơ chế huy động và phân bổ vốn hợp lý không chỉgóp phần làm gia tăng quy mô vốn trong nền kinh tế mà còn nâng cao hiệu quả sử dụngvốn, gia tăng mức độ đóng góp của nhân tố vốn trong tốc độ tăng trưởng, do đó, nâng caođược chất lượng tăng trưởng Ngược lại, các chủ trương, chính sách đầu tư không hợp lý,năng lực quản lý yếu kém có thể dẫn đến sự mất cân đối trong huy động các nguồn lực,hiệu quả và mức độ đóng góp của các nguồn lực không tương xứng với tiềm năng, dẫnđến những tác động tiêu cực trong tăng trưởng kinh tế, tạo ra chất lượng tăng trưởngkhông cao Chẳng hạn, với chính sách bao cấp trong đầu tư( qua chế độ cấp phát vốn, tíndụng …) một mặt sẽ tạo ra sự khan hiếm và lãng phí vốntrong một số đối tượng được baocấp, phân bổ vốn không hợp lý và dẫn đễ hiệu quả đầu tư không cao.

Chính sách đầu tư của một quốc gia, năng lực quản lý hoạt động đầu tư của cáccấp các yếu tố của môi trường đầu tư và yếu tố thể chế trong nền kinh tế thị trường có tácđộng mạnh đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và các nguồn lực khác và sau cùng tác độngđến chất lượng tăng trưởng kinh tế.

2 Tác động của việc sử dụng vốn đầu tư đến năng suất nhân tố tổng hợp và dođó tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế:

Năng suất nhân tố tổng hợp ( Total Factor Productivity – TFP) là chỉ tiêu phản ánhkết quả sản xuất do sử dụng hiệu quả nhân tố vốn và lao động( Các nhân tố hữa hình –được xác định bằng số lượng), do tác động của các yếu tố vô hình như cải tiến quản lý, đổimới công nghệ Hợp lý hóa sản xuất, nâng cao trình độ lao động … Năng suất nhân tốtổng hợp cho biết mức độ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của các yếu tố đầu vào baogồm yếu tố vốn đầu tư, lao động và các yếu tố ngoài hai yếu tố này.

Trang 10

Sử dụng vốn đầu tư ( một nhân tố đầu vào) hiệu quả có ảnh hưởng đến mức tănggiảm của TFP và do đó, đến chất lượng tăng trưởng kinh tế Tác động của việc sử dụngvốn đầu tư dến chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp không chỉ gồm tác động trực tiếp màcòn có sự tác động gián tiếp thông qua việc đầu tư vốn vào nhân tố lao động( một yếu tốđầu vào hữu hình khác) và vào các yếu tố vô hình như nâng cao trình độ quản lý, cải thiệnmôi trường thể chế … Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trực tiếp làm tăng năngsuất lao động và ảnh hưởng nhất định đến năng suất nhân tố tổng hợp do nâng cao trình độtay nghề, hợp lý hóa quá trình sản xuất, tổ chức lao động … Từ đó có tác động đến chấtlượng tăng trưởng kinh tế Có thể nói, TFP chỉ có thể tăng nhanh khi chất lượng nguồnnhân lực gia tăng.

Sử dụng vốn đầu tư hợp lý nhằm gia tăng năng suất nhân tố tổng hợp không chỉphụ thuộc vào quy mô vốn đầu tư vào giáo dục đào tạo để nâng cao chất lượng thể chất vàtinh thần của nguồn nhân lực mà còn liên quan chặt chẽ với việc tạo cơ hội bình đẳng giữanhững người lao động trông nền kinh tế Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới đối với 85quốc gia trên phạm vi toàn thế giới cho thấy những quốc gia thuộc nhám thu đầu ngườicao nhất là những quốc gia tạo được cơ hội giáo dục và đào tạo bình đẳng nhất Hàn Quốclà quốc gia tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ nhất về sự bình đẳng các cơ hội giáo dụctrong dân cư suốt 3 thập kỷ qua cũng là quốc gia đạt được sự tăng trưởng ngoạn mục vớiquy mô GDP đứng thứ 10 thế giới và đã chính thức được rút ra khỏi danh sách các nướcđang phát triển.

Để tăng năng suất nhân tố tổng hợp cần phải có những chính sách huy động tổngcái lực trong nền kinh tế, tạo điều kiện phát huy tiềm lực và cơ hội đầu tư từ nhiều đốitượng và thành phần kinh tế Nhiều nghiên cứu cho thấy, các cơ hội đầu tư và sự phân bốbình đẳng cơ hội đầu tư sẽ được phát huy trong điều kiện mở cửa hội nhập, tri thức pháttriển, khoa học công nghệ tiên tiến Mở cửa hội nhập sẽ mở rộng cơ hội huy động nguồnlực và tạo điều kiện phân bố, sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn Công nghệ tiên tiến sẽtrực tiếp tăng năng suất, cải tiến phương pháp sản xuất đạt hiệu quả cao và hơn hết nó tácđộng tích cực đến việc gia tăng năng suất nhân tố tổng hợp.

3 Tác động của của việc sử dụng vốn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng CNH – HĐH:

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, liên hệ chặt chẽ, tácđộng qua lại với nhau trong không gian và thời gian, trong những điều kiện kinh tế xã hộinhất định, được thể hiện cả về mặt định tính và định lượng, phù hợp với mục tiêu đã xácđịnh của nền kinh tế Sử dụng vốn đầu tư hợp lý, hiệu quả theo cách đầu tư trọng tâmtrọng điểm trên cơ sở qui hoạch, kế hoạch đầu tư, xây dựng một cơ chế đầu tư hợp lý cótác dụng quan trọng trong việc chuyển định, đổi mới cơ cấu kinh tế ngành, vùng, đổi mớicơ cấu theo các thành phần kinh tế, cơ cấu kih tế thành thị nông thôn … đồng thời gópphần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao Nói cách khác, kết quả của hoạt động sử dụng vốnđầu hợp lý là sự thây đổi cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hợp lý hơn, phát triển toàndiện hơn và theo hướng CNH, HĐH Điều này đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượngtăng trưởng kinh tế.

4 Tác động của hoạt động sử dụng vốn đầu tư đến khả năng nâng cao sứccạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế:

Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế được đánh giá qua nănglực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp và nền kinh tế tạo ra Sử dụngvốn đầu tư bất hợp lý, không hiệu quả, công tác qui hoạch, kế hoạch đầu tư còn nhiều yếukém dẫn đến chất lượng thấp, giá thành sản phẩm cao và năng lực cạnh tranh thấp Trên

Trang 11

góc độ đầu tư, để nâng cao năng lực cạnh tranh, một trong các yếu tố then chốt có tính độtphá là thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn và tăng cường tính cạnh tranh giã các nguồnvốn huy động Bản thân các nguồn vốn, một trong những nguồn lực cơ bản cho đầu tư, khiđược đặt trong môi trường cạnh tranh và có cơ chế huy động và phân bổ vốn theo tín hiệucủa thị trường thì hiệu quả đầu tư mới được chú trọng đúng mức, do đó chất lượng tăngtrưởng mới được đề cao.

Đặc tính cố hữu của nhiều nền kinh tế đang phát triển là thiếu vốn, thiếu kinhnghiệm quản lý tiên tiến, thiết bị và máy móc lạc hậu dẫn đến năng suất, chất lượng thấpvà giá thành cao Công tác quy hoạch, kế hoạch đầu tư yếu kém, chưa xuất phát từ nhu cầuthị trường, khả năng dự báo kém … Do hiệu quả và hiệu lực cảu quy hoạch dẫn đến tínhkết nối, sự liên kết giữa các ngành, các dự án trong quá trình sản xuất hạn chế Sản phẩmsản xuất ra bị ứ đọng gây lãng phí các nguồn lực xã hội Nhiều hàng xuất khẩu là nông,lâm, thủy sản năng lực cạnh tranh yếu do không có chiến lược đầu tư dài hạn … Tất cảđều là những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vànền kinh tế.

5 Tác động của vốn đầu tư đến chất lượng và giá thành sản phẩm:

Chất lượng và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng phản ánh mặt chất củatăng trưởng kinh tế Chất lượng và giá thành sản phẩm lại chịu sự tác động lớn của hoạtđộng tiết kiệm, chống lãng phí thất thoát vốn và việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư.

Cơ chế huy động và phân bổ vốn đầu tư hiệu quả có ảnh hưởng trực tiếp đến chấtlượng và giá thành sản phẩm sản xuất Khi cơ chế huy động vốn được thực hiện theophương thức phi thị trường thì khả năng huy động các nguồn lực bị hạn chế, chất lượngnguồn lực không đảm bảo, dẫn đến tình trạng khan hiếm giả tạo và sử dụng các nguồn lựclãng phí Do đó phí sử dụng vốn không được đánh giá đúng làm cho bản thân người sửdụng vốn không quan tâm đến khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn sủ dụng Đầy lànguyên nhân trực tiếp dẫn đến chất lượng của các công trình xâu dựng không đảm bảo,sản phẩm sản xuất ra chất lượng thấp Sự lãng phí trong sủ dụng vốn sẽ dẫn đến giá thànhcủa các sản phẩm cao.

Có chế huy động và phân bổ vốn kém hiệu quả thường đi liền với chính sách baocấp vốn trực tiếp hoặc gián tiếp của nhà nước cho đầu tư Việc tồn tại cơ chế xin – chothuê hoặc mức độ thấp hơn là các chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho đầu tư dưới các hình thứckhác nhau là nguyên nhân dẫn đến tâm lý ỷ lại, không phát huy tiềm năng nội sinh của cácchủ thể đầu tư trong nền kinh tế Nhiều nghiên cứu đã thừa nhận, mức độ bao cấp cho đầutư càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng thấp Khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư còncó thể trông chờ được bao cấp, ưu đãi vốn cho đầu tư thì họ vẫn không nhiệt tình tham giahuy động vốn trên thị trường, vì họ biết rằng mỗi đồng vốn huy động tại đây họ đều phảitrả giá Nguồn vốn huy động không phải trả giá hoặc trả không đúng với giá trị của chúngsẽ dẫn đến những thất thoát, lãng phí và đặc biệt là các chủ đầu tư không phải chủ sở hữuvốn sẽ không quan tâm đến cải tiến, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

Tóm lại, hoạt động sử dụng vốn có tác động quan trọng đến tăng trưởng kinh tế cảvề mặt số lượng lẫn chất lượng.

III MỐI QUAN HỆ GIỮA TẠO LẬP, THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ:

Một nền kinh tế muốn có tăng trưởng thì cần có vốn để đầu tư tái sản xuất xã hộihay nói cách khác vốn là điều kiện quan trọng hàng đầu quyết định quy mô và tốc độ tăngtrưởng kinh tế Đối với một doanh nghiệp, hoạt động trong nền kinh tế thị trường tức làluôn phải đối diện với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ, và không phải là đối thủ nàocũng dễ chơi Do đó các doanh nghiệp luôn luôn phải làm mới mình tức là phải đầu tư vào

Trang 12

khoa học công nghệ, quy mô nhà xưởng, con người …, vì vậy yêu cầu về vốn là vô cùngquan trọng đối với các doanh nghiệp, vốn là chìa khóa cho mọi hoạt động của doanhnghiệp.

Trong vốn đầu tư, vấn đề tạo lập, thu hút và sử dụng vốn luôn là vấn đề trọng tâmđược nhà nước và các doanh nghiệp rất quan tâm Giữa tạo lập, thu hút và sử dụng luôntồn tại mối quan hệ hữa cơ, không một yếu tố nào có thể tách rời với các yếu tố còn lại.Việc nắm bắt được mối quan hệ giữa chúng là một bài toàn khó, một yêu cầu bức thiết đốivới các nhà kinh tế.

1 Tính thuận chiều trong mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốnđầu tư:

Xét trong tiến trình hoạt động và chu chuyển của luồng vốn, giữa việc tạo lập, thuhút và sử dụng vốn đầu tư luôn có mối quan hệ thuận chiều xuyên suốt

Quá trình tạo lập vốn tạo nên nguồn tích lũy trong nền kinh tế, đây là nguồn gốccủa vốn đầu tư, muốn có vốn đầu tư thì phải có nguồn tích lũy này Để nguồn tích lũy nàycó thể đưa vào sử dụng thì phải có một công cụ trung gian làm nhiệm vụ đưa tiền từ tíchlũy sang đầu tư, đó chính là hoạt động thu hút vốn, như vậy trong mối quan hệ này tạo lậpvốn là điều kiện tiên quyết cho thu hút vốn và thu hút vốn là cơ sở cho việc sử dụng vốn.Tính thuận chiều này tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các giai đoạn tạo lập, thu hút và sửsụng vốn với nhau và đảm bảo tính lưu thông của nguồn vốn đầu tư Với nguồn vốn tạolập càng lớn, trong điều kiện môi trường đầu tư lý tưởng thì việc thu hút nhiều các nguồnvốn sẽ đem lại hiệu quả cao trong sử dụng vốn Tuy nhiên giữa tạo lập, thu hút và sử dụngvốn lại thường vấp phải các trở ngại về năng lực đầu tư, môi trường đầu tư, rủi ro tàichính… trong các hoạt động của nguồn vốn Điều này đã gây nên xu hướng giảm dần vềlượng vốn đầu tư trong suốt quá trình tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư

Tạo lập là điều kiện tiên quyết cho việc thu hút vốn đầu tư:

Theo lý thuyết thì tạo lập bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra tíchlũy cho nền kinh tế, mà như chúng ta đã biết đối tượng của thu hút vốn đầu tư chính lànguồn tích lũy của nền kinh tế, thu hút đưa tích lũy trong nền kinh tế sang đầu tư, vì thếtạo lập chính là điều kiện tiên quyết cho việc thu hút vốn đầu tư.

Việc thu hút vốn đầu tư bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả của tạo lập vốn Nếu hoạt độngsản xuất kinh doanh tốt sẽ tạo ra giá trị gia tăng cao và tích lũy của nền kinh tế sẽ tăng vàđiều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư và ngược lại Các biện phápvà chính sách thu hút vốn đầu tư sẽ không có hiệu quả nếu như nền kinh tế không có tíchlũy hay rõ hơn là việc sản xuất kinh doanh của nền kinh tế không tạo ra giá trị gia tăng.

Tạo lập vốn chính là phương thức để tạo ra sự tăng trưởng và phát triển đối với nềnkinh tế Trên thị trường Vốn, có rất nhiều phương thức để tạo lập vốn ( hay còn gọi làphương thức tài trợ vốn) mà nhà nước và các doanh nghiệp có thể tiếp cận và khai thácnhư: Sự tạo lập vốn ban đầu có thể và trước hết là dựa vào thị trường tài chính,thu hút vốnqua góp vốn cổ phần ( phát hành cổ phiếu) hay đi vay ( phát hành trái phiếu, vay ngânhàng ) Sau đó, do gắn liền với sản xuất kinh doanh, vốn và các quỹ tiền tệ khác được bổsung, tái tạo thông qua việc phân phối doanh thu tiêu thụ sản phẩm, lập các quỹ bù đắp( như quỹ khấu hao tài sản cố định, quỹ bù đắp vốn lưu động) và tạo lập các quỹ từ lợinhuận Mỗi quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp đều có mục đích nhất định, nhưng tính chấtchung của chúng là gắn liền với sản xuất kinh doanh, chi dùng cho mục đích sản xuất kinhdoanh và phần tiêu dùng để hình thành thu nhập của những người tham gia sản xuất kinhdoanh ở doanh nghiệp Từ rất nhiều phương thức tạo vốn đó nguồn vốn được tạo ra là rấtlớn Tuy nhiên lượng vốn thu hút được thì lại thấp hơn so với nguồn vốn tạo lập Mặc dùcó nhiều phương thức khác nhau để tiếp cận các nguồn vốn dầu tư, nhưng các doanh có

Trang 13

thu hút được vốn hay không lại phụ thuộc vào việc các doanh nghiệp đó có hội đủ các điềukiện cần thiết để vay vốn hay không và có nhận được sự tin tưởng từ phía các nhà tài trợvốn hay không Trong đó có các điều kiện cần thiết để vay vốn bao gồm: năng lực tàichính như khả năng huy động vốn lớn, có khả năng trả nợ cao, khả năng thanh toán tiệnlợi nhanh chóng, cân đối thu chi tốt, phân phối lợi nhuận hiệu quả …; năng lực kinh doanhnhư kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp, khả năng phân phối sản phẩm rộng, marketing hiệuquả cao; năng lực quản lý như đáp ứng tối dịch vụ khách hàng, quản trị nhân sự hợp lý …;năng lực hoạt động như khả năng nghiên cứu tìm thị trường mới, xây dựng chiến lượccạnh tranh, dự báo đánh giá được các cơ hội đầu tư …

Thu hút vốn đầu tư là cơ sở cho việc sử dụng vốn đầu tư:

Mục đích chính của việc thu hút vốn đầu tư là đưa tiết kiệm trong nền kinh tế sangđầu tư Nền kinh tế sử dụng vốn đầu tư để phục vụ trực tiếp cho quá trình tái sản xuất vàtái sản xuất mở rộng của nền kinh tế, nguồn vốn sử dụng này không phải từ nguồn nàokhác mà chính là từ nguồn vốn thu hút, mà nếu nói rõ hơn nếu không có hoạt động thu hútvốn đầu tư thì sẽ không có việc sử dụng vốn đầu tư và nền kinh tế sẽ không tăng trưởng.

Việc sử dụng vốn đầu tư chịu ảnh hưởng rất lớn từ việc thu hút vốn đầu tư: nhữngrủi ro tài chính do sự biến động của thị trường như giá ngoại tệ lên xuống thất thường,đồng nội tệ mất giá, thị trường bất động sản thay đổi, tình trạng trượt giá phi mã, … khiếncho lượng vốn thu hút được không như mong đợi dẫn đến việc sử dụng vốn sẽ gặp nhiềukhó khăn trong khâu phân bổ, quản lý và giám sát vốn, và đặc biết là khâu phân bổ vốn, từđó ảnh hưởng trực tiếp và cơ bản đến hiệu quả đầu tư và chất lượng tăng trưởng của mỗiquốc gia.

Xét trên tổng thể một quốc gia, việc thu hút được một lượng vốn lớn chưa đảm bảođược tính hiệu quả trong sử dụng lượng vốn đó Bởi vì khi đó các vấn đề cơ sở hạ tầng,nhân lực, thủ tục hành chính và sự đồng bộ của thị trường lại trở thành những thách thứcđối với việc tăng hiệu quả thực tế của việc sử dụng vốn đầu tư Đồng thời sự lỏng lẻo cũngnhư tiêu cực trong công tác quản lý nguồn vốn của nhà nước thương dẫn đến tình trạngthất thoát, lãng phí vốn gây ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng của đồng vốn bỏ racũng như chất lượng dự án thực hiện.

Đặc biệt là sự chậm trễ trong công tác giải ngân vốn đầu tư cho các dự án Nguyênnhân chậm trễ là do bất cập ở nhiều khâu từ vướng mắc về thủ tục, tư vấn của dự án yếu,khó khăn trong giải phóng mặt bằng, năng lực nhà thầu kém, không đảm bảo đủ vốn đốiứng, thời gian thực hiện các dự án quá dài, năng lực điều hành của các ban quản lý cònnhiều hạn chế Xét tầm vi mô, khi vốn thu hút được đầu tư vào các dự án thì các doanhnghiệp lại thường chậm trễ trong tiến độ thực hiện, công việc giải ngân chậm chạp cùngvới những vướng mắc trong công tác đấu thầu khiến cho hiệu quả của dồng vốn bỏ rakhông cao, tỷ lệ vốn hoạt động có hiệu quả trong tổng nguồn vốn thu hút được thườngthấp.

Qua việc phân tích xu hướng trên, ta thấy thu hút hiệu quả nguồn vốn đóng vai tròđặc biệt trong tạo lập và sủ dụng vốn có hiệu quả Nó chính là công cụ hữu hiệu để thựchiện liên kết giữa tạo lập và mục tiêu sử dụng vốn đầu tư Mối quan hệ chặt chẽ từ việc tạolập vốn đến thu hút và sử dụng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển đã tạo nên sự xuyênsuốt trong quá trình lưu thông nguồn vốn đáp ứng sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế.

2 Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư là cơ sở duy trì sự tăng trưởng kinh tế, đẩymạnh tạo lập vốn và tăng khả năng thu hút vốn:

Tính hiệu quả của việc sử dụng vốn được thể hiện thông qua các tác động tích cựcđến nền kinh tế Cụ thể ở:

Trang 14

Vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế… được thểhiện chủ yếu thông qua chỉ tiêu GDP với sự gia tăng đều đặn của tỷ trọng khu vực phinông nghiệp, đồng thời với mức suy giảm tỷ trọng của khu vực nông nghiệp ( trong khigiá trị tuyệt đối và quy mô của khu vực nông nghiệp vẫn tăng lên), hay sự tập trung pháttriển các vùng có trọng điểm Mức đầu tư của nền kinh tế cũng như của từng thành phầntrong các năm liên tục tăng Cơ cấu đầu tư tuy chưa có nhiều biến đổi, nhưng đã có nhữngdấu hiệu tích cực: phần vốn đầu tư của thành phần kinh tế nhà nước dần giảm tỷ trọng,thay vào đó là tỷ trọng vốn của thành phần kinh tế ngoài nhà nước đang dần tăng lên Điềuđó thể hiện chúng ta đang ngày huy động được nhiều nguồn lực của đất nước … Ngoài rachúng ta còn hình thành cơ cấu vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.

Cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể: giao thông đường xá cầu cống thuận lơi hơnhiện đại hơn, hệ thống thông tin liên lạc nhanh chóng, xã hội được điện khí hóa Khoa họckỹ thuật ngày càng phát triển: ngày càng nhiều nghiên cứa cơ bản và nghiên cứa ứng dụngra đời khắc phục đắc lực cho kinh tế xã hội chính vì lý do đó mà năng suất xã hội tăngnhanh do cơ khí hóa tự động hóa, cách thành tựu khoa học tiên tiến và các phương phápquản lý hiện đại.

Cơ cấu nguồn vốn huy động đã có bước chuyển dịch quan trọng Điểm nổi bật nhấtlà là sự tăng lên mạnh mẽ của đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân, đó là kết quả của việcthực hiện Luật Doanh nghiệp Một điểm nổi bật khác là đã có trên 70 nước và vùng lãnhthổ đầu tư trực tiếp (FDI) với tổng số vốn đăng ký mới và bổ sung tính từ năm 1988 đếnnay đạt trên 66 tỉ USD, với số vốn thực hiện đạt được một nửa Nguồn vốn này đã gópphần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp ngânsách … Đã có 45 nước và định chế tài chính quốc tế đã cam kết với số vốn hỗ trợ pháttriển chính thức (ODA) lên đến 30 tỉ USD và số vốn giải ngân đạt khoảng 16 tỉ USD.Nguồn vốn này được ưu tiên sử dụng để hỗ trợ phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, góp phầntăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo Nhiều công trình quan trọng trong nhiều lĩnhvực

Nhờ những kết quả trên mà tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao, năm sau cao hơnnăm trước; cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa; cơ sở hạ tầng được xây dựng và nâng cấp … Cơ cấu đầu tư đã dịch chuyển theohướng tích cực, tập trung cho những mục tiêu quan trọng về phát triển kinh tế xã hội; vừatập trung cho tăng trưởng kinh tế, vừa quan tâm đến phát triển xã hội và xây dựng cơ sỏ hạtầng; vừa tập trung cho vùng động lực, vừa tăng cho vùng nghèo.

Đặc biệt thể hiện ở đời sống nhân dân không ngừng nâng cao: các chỉ tiêu đánh giá mứcsống như chỉ số HDI bao gồm thu nhập bình quân đầu người, các chỉ số về tuổi thẻ sứckhỏe, giáo dục… Và chính việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư đã tác động trở lại đối vớiquá trình tạo lập và thu hút vốn thể hiện như sau:

Thứ nhất: Sử dụng vốn hiệu quả vừa là mục tiêu vừa là điều kiện để phát triển

và là cơ sở đảm bảo việc gia tăng khả năng tạo lập các nguồn vốn : Việc sử dụng vốn

hiệu quả sẽ góp phần tạo ra tăng trưởng kinh tế, cụ thể ở đây là sự gia tăng về thu nhậpquốc dân, điều này tạo điều kiện cho việc tạo lập vốn dễ dàng hơn và khả năng tích lũycủa nền kinh tế sẽ có khả năng gia tăng

Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục do sử dụng hiệu đồng vốn thì tổng GDP của xãhội ngày càng lớn và tỷ lệ dành để tái đầu tư cũng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trongGDP sẽ liên tục tăng trong cao trong các năm Và khi có tăng tái đầu tư thì lại duy trì tốcđộ tăng trưởng của nền kinh tế và do đó lại tăng khả năng tạo lập vốn.

Trên góc độ vi mô khi mà 1 doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn vốn sản xuất kinhdoanh thì doanh nghiệp đó sẽ không ngừng tăng doanh thu và lợi nhuận Trước tiên doanh

Trang 15

nghiệp sẽ trích một phần lợi nhận đó vào các quỹ khấu hoa tài sản cố định, một phần để táisản xuất mở rộng , như vậy quy mô vốn sản xuất đã tăng Mặt khác khi các doanh nghiệplàm ăn hiệu quả thì lượng thuế mà nhà nước thu được lớn hơn từ đó làm tăng nguồn thungân sách nhà nước.

Khi tăng trưởng kinh tế cao sẽ đi kèm là chất lượng cuộc sống không ngừng tăng lên: sẽcó một bộ phận không nhỏ dân cư có thể tiết kiệm được một lượng tiền nhất định, lượngtiền này một phần làm gia tăng trực tiếp lương vốn được tạo lập, một phần khác nó đượcđưa vào đầu tư, trong môi trường kinh tế phát triên hiệu quả sử dụng của đồng vốn đầu tưđược đảm bảo thì đồng vốn đưa vào đầu tư sẽ sinh lời, từ đó tạo ra giá trị gia tăng và lạilàm tăng khả năng tạo lập vốn của nền kinh tế.

Thứ hai: Vốn đầu tư được sử dụng càng hiệu quả thì khả năng thu hút nó càng

lớn : Thực chất của mối quan hệ này nằm trong mối quan hệ nhân quả của các sự vật Thứ

nhất, với năng lực tăng trưởng đảm bảo, năng lực tích lũy của nền kinh tế sẽ có khả nănggia tăng Khi đó quy mô các nguồn vốn trong nước có thể huy động sẽ được cải thiện Thứhai, triển vọng tăng trưởng và phát triển càng cao cũng sẽ là tín hiệu thu hút các nguồnvốn đầu tư nước ngoài.

Đối với các nhà đầu tư trong nước, họ hiểu rất rõ về môi trường đầu tư, tình hìnhkinh tế, xã hội của đất nước mình, và họ sẽ có quyết định đúng đắn khi tiến hành đầu tư.Khi tạo được cho các nhà đầu tư trong nước cảm thấy an toàn khi đầu tư thông qua việccải thiện môi trường đầu tư thì sẽ góp phần thúc đẩy các nhà đầu tư trong nước đầu tư tíchcực, việc thu hút vốn đầu tư trong nước sẽ gia tăng Một quốc gia muốn phát triển bềnvững thì phải dựa vào nguồn vốn trong nước, xem đây là nguồn vốn quan trọng cho tăngtrưởng và phát triển kinh tế.

Dấu hiệu để các nhà đầu tư nước ngoài chú ý đến một nước đó là hiệu quả sử dụng vốncủa nước đó như thế nào Họ sẽ xét đến rất nhiều yếu tố vĩ mô của nền kinh tế mà tổngquát nhất là tốc độ phát triển của nền kinh tế đó, tình hình kinh tế xã hội Thường các nhàđầu tư sẽ chú ý tới những nước mà có những điều kiện thuận lợi cho đầu tư như cơ sở hạtầng, trình độ khoa học kỹ thuật, năng suất lao động xã hội Khi nguồn vốn đầu tư được sửdụng một cách có hiệu quả thì trước tiên là cơ sở hạ tầng của xã hội sẽ ngày càng hiện đại,trình độ khoa học kỹ thuật nâng cao, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực đượcđảm bảo trình độ quản lý ngày càng được hoàn thiện, thông thoáng và hợp lý Và các nhàđầu tư trực tiếp họ có thể yên tâm đầu tư khi mà cơ sở hạ tầng nguồn nhân lực đáp ứngđược Họ có thể đầu tư và thu lợi nhuận, họ sẽ có niềm tin sẽ kinh hoanh đầu tư thànhcông khi các điều kiện vĩ mô và vi mô đều thuận lợi.

Đối với nguồn vốn vay ưu đãi, các nước chỉ cho nước nào vay khi nước đó sử dụngđồng vốn đạt hiệu quả, bởi vì nhu cầu về vốn hiện nay ở các nước đang phát triển là rấtlớn Không một nước nào cho vay không hay là cho vay mà khả năng trả nợ của nền kinhtế không được đảm bảo Bởi thế khi đồng vốn được sử dụng hiệu quả, đồng nghĩa với việcnền kinh tế đó đang tăng trưởng và hoàn toàn sẽ hoàn trả vốn cho nước đã vay, nước chovay cũng thu được nhiều ưu đãi của nước đi vat, khi niềm tin vào khả năng sử dụng vốnthì các nước sẵn sàng đầu tư hoặc cho nước đó vay tiền, do vậy chúng ta sẽ thu hút đượcnhiều hơn các nguồn vốn từ bên ngoài.

PHẦN II : THỰC TRẠNG TẠO LẬP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ ỞVIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 – 2008.

I TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM NÓI CHUNG:

Trong giai đoạn này, nước ta đã có nhiều thành tích đáng kể trong thu hút và sửdụng vốn đầu tư Trong bối cảnh chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âuđã sụp đổ, lại xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu song kinh tế Việt Nam vẫn có

Trang 16

những bước đổi mới và phát triển nhanh chóng và phù hợp với xu hướng phát triển củakinh tế khu vực và toàn cầu Đặc biệt về lĩnh vực đầu tư, nước ta đã huy động được mộtlượng vốn cho tăng trưởng và phát triển đáng kể ở cả hai khu vực trong và ngoài nước.Tuy nhiên có một điều khiến chúng ta chưa yên tâm là vốn nước ngoài vẫn chiếm một tỷtrọng quá lớn trong tổng đầu tư xã hội Điều này có thể gây ra nguy cơ bị lệ thuộc về kinhtế xã hội bởi các cường quốc tư bản Chúng ta hãy xem xét sự thay đổi của khu vực cầnhút vốn để thấy được đầu tư của Việt Nam đã phát triển như thế nào trong giai đoạn đổimới đất nước 1990-2008.

1 Đầu tư trong nước :

Kinh tế nước nhà dần trở nên ổn định sau đợt cải cách rất sáng suốt do Tổng Bí thưNguyễn Văn Linh đứng ra tổ chức vào năm 1986 Sau 20 năm đổi mới, Việt Nam đã rakhỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội: kinh tế tăng trưởng khá cao, riêng giai đoạn 2001-2008GDP bình quân tăng trưởng gần 7,6%/năm, nền kinh tế thị trường định hướng XHCNbước đầu được xây dựng, theo đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, nhiều thànhphần kinh tế cùng phát triển Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước được đẩymạnh Cơ cấu ngành kinh tế đã được chuyển dịch đúng hướng, nhất là sản nghiệp 1 và sảnnghiệp 2, theo đó tỷ trọng của sản nghiệp 1 (nông, lâm, thuỷ sản) trong GDP đã giảm từ38,74% (năm 1990) xuống còn 19,2% vào năm 2005, dự kiến đạt 15,1% năm 2008; tỷtrọng của sản nghiệp 2 (công nghiệp-xây dựng) trong GDP đã tăng từ 22,67% (năm 1990)42,6% vào năm 2005, dự kiến con số này là 48,8 năm 2008 Riêng về lĩnh vực đầu tư, đầutư trong nước của Việt Nam có bước tiến vượt bậc Thống kê năm 2008 cho thấy các chỉsố về vốn đầu tư trong nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ.

1.1.Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước:

Năm 1995 vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là 13575, năm 2000 đã là 39006 tức làgấp gần 2,9 lần năm 1995, năm 2007 là 106200 gấp 2.72 lần năm 2000 Điều này đã chothấy vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước liên tục tăng nhanh qua các năm.

Vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước

Năm199519961997199819992000200120022003200420052006Sơ bộ2007Vốn

đầutư từNgânsáchNhànước

13575 19544 23570 26300 31763 39006 45594 50210 56992 69207 87932 100201 106200

Nguồn: Tổng cục thống kê

Thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước tháng 8/2008 ước tính đạt 8,5 nghìntỷ đồng, bằng 8,7% kế hoạch năm, trong đó vốn trung ương đạt 2,6 nghìn tỷ đồng, bằng7,8%; vốn địa phương đạt 5,9 nghìn tỷ đồng, bằng 9,1% Tính chung 8 tháng đầu năm,vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện được 56 nghìn tỷ đồng, bằng 57,1% kế hoạchnăm, trong đó vốn Trung ương 17,1 nghìn tỷ đồng, bằng 51,7%; vốn địa phương 38,9

Trong 8 tháng, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn thực hiện được 1147,1 tỷ đồng, bằng 68,8% kế hoạch năm; Bộ Công thương 154,2 tỷđồng, bằng 65,1%; Bộ Y tế 576,2 tỷ đồng, bằng 61,8%; Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch268,4 tỷ đồng, bằng 60,9%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 652,7 tỷ đồng, bằng 58,3%; Bộ Giaothông Vận tải 2967,2 tỷ đồng, bằng 47,2%; Bộ Xây dựng 78,5 tỷ đồng, bằng 22,3%

Trang 17

Một số địa phương có tiến độ thực hiện nhanh là: Lâm Đồng 745,6 tỷ đồng, bằng 94,6%kế hoạch năm; Quảng Trị 644,7 tỷ đồng, bằng 83,4%; Yên Bái 478,9 tỷ đồng, bằng81,8%; Thái Nguyên 457,5 tỷ đồng, bằng 72% ; Bà Rịa-Vũng Tàu 1413,2 tỷ đồng, bằng71,3%; Ninh Thuận 371,8 tỷ đồng, bằng 70,6%; Đà Nẵng 1605,3 tỷ đồng, bằng 66,1%.

1.2 Vốn đầu tư từ doanh nghiệp:

Nhìn chung vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước đã tăng mạnh trong thời gian vừaqua Từ năm 1996-2000, con số này là 25391,8 tỷ đồng, đến giai đoạn 2001- 2005, vốnđầu tư của doanh nghiệp nhà nước rót vào nền kinh tế là 52205,25 tỷ, kế hoạch năm 2006-2010 là 81180,40 tỷ VND.

Tuy nhiên tỷ lệ của vốn đầu tư doanh nghiệp nhà nước so với GDP lại có xu hướnggiảm trong các năm tới

Số liệu năm 2000 là 9.5%, đến năm 2005 còn 9% và dự tính đến năm 2010 chỉ còncó 8% Điều này có nghĩa là trong những năm sắp tới sẽ giảm tỷ trọng của khu vực nhànước để dành chỗ cho tư nhân phát triển nền kinh tế thị trường

1.3 Vốn đầu tư từ tiết kiệm dân cư:

Trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2005, tiền gửi tiết kiệm của dân cư vào ngânhàng bình quân đạt mức cao, đặc biệt là những năm đầu của thế kỷ 21 Lý do chính ở đâylà với lãi suất hấp dẫn của các ngân hàng, người dân thấy được lợi suất của họ sẽ tăngthêm nhiều nếu gửi tiền tiết kiệm của mình vào các ngân hàng Trong giai đoạn này cácngân hàng thương mại phát triển khá nhanh với những mức lãi suất huy động tiết kiệmcao.

Tuy nhiên trong một vài năm trở lại đây, khi thị trường chứng khoán của Việt Nambắt đầu sôi động khi 2 sàn giao dịch chứng khoán được xây dựng và đưa vào sử dụng tạiT.P Hồ Chí Minh và Hà Nội, tiền tiết kiệm của dân chúng đổ vào kênh vốn này đã làmgiảm đi tỷ lệ tiền gửi ngân hàng.

Báo cáo mới đây của Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, trong 3 tháng đầu năm năm2008, điểm đáng chú ý nhất trên lĩnh vực huy động vốn và cho vay của nền kinh tế là tiềngửi VND của dân cư tăng rất thấp, chỉ tăng 6,6% so với mức tăng 13,2% của cùng kỳ năm2007 Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, nguyên nhân của tình trạng này do thời gian qua nhiềudoanh nghiệp đã phát hành cổ phiếu, trái phiếu để tăng vốn và rất nhiều người dân đã dùngtiền đầu tư vào chứng khoán thay vì gửi vào ngân hàng.

Tuy nhiên, việc giảm tiền gửi vào dân cư không ảnh hưởng nhiều đến tổng huyđộng vốn của các ngân hàng Đơn giản là khi các tổ chức phát hành cổ phiếu và trái phiếuthu hút lượng vốn lớn lại chuyển vào ngân hàng để gửi Như vậy cũng có nghĩa là kênhdẫn vốn cho đầu tư qua ngân hàng vẫn vận hành tốt trong thời gian vừa qua.

2 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài: 2.1 Các dự án đầu tư:

Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệuquả đã mở rộng quy mô sản xuất-kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư, nhất là từ năm 2001trở lại đây Tính đến hết năm 2007 có gần 4.100 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốntăng thêm hơn 18,9 tỷ USD, bằng 23,8% tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới

Thời kỳ 1988-1990 việc tăng vốn đầu tư hầu như chưa có do số lượng doanhnghiệp đầu tư nước ngoài còn ít Từ số vốn đầu tư tăng thêm đạt 2,13 tỷ USD trong 5 năm1991-1995 thì ở giai đoạn 1996-2000 đã tăng gần gấp đôi so với 5 năm trước (4,17 tỷUSD) Giai đoạn 2001-2005 vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,08 tỷ USD (vượt 18% so dự kiếnlà 6 tỷ USD) tăng 69% so với 5 năm trước Trong đó, lượng vốn đầu tư tăng thêm vượtcon số 1 tỷ USD bắt đầu từ năm 2002 và từ năm 2004 đến 2007 vốn tăng thêm mỗi nămđạt trên 2 tỷ USD, mỗi năm trung bình tăng 35%.

Trang 18

Vốn tăng thêm chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất côngnghiệp và xây dựng, đạt khoảng 40,6% trong giai đoạn 1991-1995 ; 65,7% trong giai đoạn1996-2000, khoảng 77,3% trong thời kỳ 2001-2005 Trong 2 năm 2006 và 2007 tỷ lệtương ứng là 80,17% và 79,1% tổng vốn tăng thêm

Do vốn đầu tư chủ yếu từ các nhà đầu tư châu Á (59%) nên trong số vốn tăng thêm,vốn mở rộng của các nhà đầu tư châu Á cũng chiếm tỷ trọng cao nhất 66,8% trong giaiđoạn 1991-1995, đạt 67% trong giai đoạn 1996-2000, đạt 70,3% trong thời kỳ 2001-2005.Trong 2 năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là 72,1% và 80%.

Việc tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất thực hiện chủ yếu tại các vùng kinh tế trọngđiểm nơi tập trung nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài: Vùng trọng điểm phía Namchiếm 55,5% trong giai đoạn 1991-1995 ; đạt 68,1% trong thời kỳ 1996-2000 và 71,5%trong giai đoạn 2001-2005 Trong 2 năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là 71% và 65%.Vùng trọng điểm phía Bắc có tỷ lệ tương ứng là 36,7%; 20,4% ; 21,1% ; 24% và 20%.

Tại Việt Nam có trên 70% doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được điều tra có kếhoạch tăng vốn, mở rộng sản xuất HA tại Việt Nam Điều này chứng tỏ sự tin tưởng và antâm của nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam.

Về quy mô dự án, qua các thời kỳ, quy mô dự án đầu tư nước ngoài có sự biếnđộng thể hiện khả năng tài chính cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đốivới môi trường đầu tư Việt Nam Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án đầu tưnước ngoài tăng dần qua các giai đoạn, tuy có “trầm lắng” trong vài năm sau khủng hoảngtài chính khu vực 1997 Thời kỳ 1988-1990 quy mô vốn đầu tư đăng ký bình quân đạt 7,5triệu USD/dự án/năm Từ mức quy mô vốn đăng ký bình quân của một dự án đạt 11,6triệu USD trong giai đoạn 1991-1995 đã tăng lên 12,3 triệu USD/dự án trong 5 năm 1996-2000 Điều này thể hiện số lượng các dự án quy mô lớn được cấp phép trong giai đoạn1996-2000 nhiều hơn trong 5 năm trước Tuy nhiên, quy mô vốn đăng ký trên giảm xuống3,4 triệu USD/dự án trong thời kỳ 2001-2005 Điều này cho thấy đa phần các dự án cấpmới trong giai đoạn 2001-2005 thuộc dự án có quy mô vừa và nhỏ Trong 2 năm 2006 và2007, quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án đều ở mức 14,4 triệu USD.

2.2 Tình hình triển khai thực hiện dự án đầu tư nước ngoài:

Trong 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần đáng kểtrong quá trình phát triển kinh tế-xã hội đất nước bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh thuđáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu, cũng như đóng góp tích cực vào ngân sách và tạoviệc làm và thu nhập ổn định cho người lao động Đồng thời, tiếp tục khẳng định vai tròtrong sự nghiệp phát triển kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm quốc nội(GDP) của đất nước và thực sự trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế.Từ mức đóng góp trung bình 6,3% của GDP trong giai đoạn 1991-1995, khu vực doanhnghiệp đầu tư nước ngoài đã tăng lên 10,3% GDP của 5 năm 1996-2000 Trong thời kỳ2001-2005, tỷ trọng trên đạt trung bình là 14,6% Riêng năm 2005, khu vực đầu tư nướcngoài đóng góp khoảng 15,5% GDP, cao hơn mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 09 (15%).Trong hai năm 2006 và 2007 khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp trên17% GDP.

Nếu trong giai đoạn 1991-1995 tổng giá trị doanh thu mới đạt 4,1 tỷ USD (trong đógiá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 30% tổng doanh thu) thì trongthời kỳ 1996-2000 tổng giá trị doanh thu đã đạt 27,09 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩukhông tính dầu thô đạt 10,59 tỷ USD, chiếm 39% tổng doanh thu), tăng gấp 6,5 lần so với5 năm trước Trong giai đoạn 2001-2005 tổng giá trị doanh thu đạt 77,4 tỷ USD (trong đógiá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 34,6 tỷ USD, chiếm 44,7% tổng doanh thu), tănggấp 2,8 lần so với 5 năm 1996-2000 Trong hai năm 2006, 2007 tổng giá trị doanh thu đạt

Trang 19

69 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu (trừ dầu thô) đạt 28,6 tỷ USD, chiếm 41% tổngdoanh thu

Không kể dầu thô, giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng giatăng nhanh chóng Cả thời kỳ 1991-1995 tổng giá trị xuất khẩu mới đạt 1,2 tỷ USD, nhưngđã tăng lên 10,5 tỷ USD trong giai đoạn 1996-2000, gấp hơn 8 lần so với 5 năm trước.Trong 5 năm 2001-2005, giá trị trên đạt hơn 34,6 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với thời kỳ 5năm trước, trong đó năm sau tăng hơn năm trước, năm 2002 tăng 25%, năm 2003 tăng38%, năm 2004 tăng 39%, năm 2005 đạt 11,2 tỷ USD, tăng 26%, đóng góp 35% tổng giátrị kim ngạch xuất khẩu của cả nước; tính cả dầu thô tỷ lệ này là 56% Năm 2006 giá trịxuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt (nếu tính cả dầu thô) đạt 12,6 tỷUSD, chiếm trên 57% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước Năm 2007, giá trị xuất khẩu củakhu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 19,7 triệu USD, nếu tính cả dầu thô thì giá trị xuấtkhẩu là 27,3 tỷ USD, chiếm 56,8% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng tạo việc làm và thu nhập ổn địnhcho một bộ phận dân cư, tính từ 1988 đến cuối 2007 có trên 1,26 triệu lao động trực tiếp,chưa kể số lao động gián tiếp khác làm việc trong khu vực dịch vụ mà theo kết quả điềutra của Ngân hàng Thế giới, cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho khoảng từ 2-3 laođộng gián tiếp khác Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũngtăng lên qua từng giai đoạn, từ 21 vạn người vào cuối năm 1995 đã tăng lên 37,9 vạnngười vào cuối năm 2000, tăng 80% so với 5 năm trước Đến cuối năm 2005 đã tăng gấp2,5 lần so với 5 năm trước thể hiện số lượng các doanh nghiệp đi vào triển khai dự án tănglên Trong 2 năm 2006 và 2007 do lượng dự án vào nhiều và triển khai nhanh nên sốlượng lao động trong khu vực đầu tư nước ngoài tính đến cuối 2 năm này đã tăng 9,9% và12% so với cuối năm 2005.

II Thực trạng tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư:

1 Khả năng tạo lập vốn ngày càng được cải thiện tạo điều kiện tốt để thu hútvốn ngày càng nhiều.

Hiện nay khả năng tạo lập vốn của nền kinh tế nước ta đã được nâng lên rất nhiều.Trước đây khi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp các doanh nghiệp nhànước chiếm hết các thành phần kinh tế chủ chốt của nền kinh tế nhưng lại làm ăn khônghiệu quả, luôn xảy ra tình trạng thua lỗ Chính vì vậy mà nền kinh tế luôn trong tình trạngtrì trệ, không có khả năng tích lũy, đó là chưa kể đến đời sống nhân dân gặp rất nhiều khókhăn và chính sách cấm tư nhân hóa do đó người dân không có tiền để đầu tư hoạc có tiềnnhưng đó lại là những đồng tiền nhàn rỗi, kết quả của cơ chế quan liêu bao cấp là nền kinhtế không thể tăng trưởng được bởi vì khả năng tạo lập vốn của nền kinh tế quá kém, tức làhoạt động sản xuất kinh doanh chưa tạo ra được giá trị gia tăng cho nền kinh tế.

Tuy nhiên khả năng tạo lập vốn của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay có nhữngdấu hiệu tốt Từ năm 1986 khi đường lối cơ chế được thay đổi toàn bộ nền kinh tế đãchuyển sang một giai đoạn mới Trước tiên là luật doanh nghiệp cho phép thành lập cáccông ty tư nhân, cho phép phát triển nền kinh tề nhiều thành phần và do đó nâng cao tínhcạnh tranh của các đơn vị trong nền kinh tế Nhà nước không can thiệp sâu vào hoạt độngsản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước do đó các doanh nghiệp này tự chủ vềsản xuất làm ăn hiệu quả hơn, từ đó nguồn vốn tín dụng tích lũy mở rộng sản xuất tăng sảnlượng ngày càng tăng Đó là chưa kể đến khi cho phép các thành phần kinh tế tư nhân pháttriển đã tạo lập được một nguồn vốn nhàn rỗi đáng kể từ dân cư trong xã hội có tiền tiếtkiệm và muốn đầu tư Nhà nước luôn có chủ trương khuyến khích xã hội hóa huy động tốiđa các nguồn vốn nhàn rỗi Với sự gia tăng không ngừng của các ngân hàng thương mại

Trang 20

nguồn vốn tiết kiệm của nhân dân ngày càng nhiều góp phần quan trọng vào sự tăngtrưởng kinh tế

Bước ngoặt nữa đó là sự ra đời của luật đầu tư nước ngoài được ra đời vào năm1987 đã thúc đẩy các nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam Khi luật đầu tư nước ngoài rađời tức là chúng ta đã có những cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp nước ngoài yên tâmđầu tư vào Việt Nam và chúng ta đã tạo lập được một kênh nguồn vốn thực sự quan trọngđó là nguồn vốn FDI Bên cạnh đó nhờ chính sách bình đẳng, Việt Nam luôn muốn quanhệ với tất cả các nước trên quan điểm bình đẳng đôi bên cùng có lợi, cùng sự tham gia củaViệt Nam vào các tổ chức quốc tế đã nâng cao vai trò của Việt Nam Chính vì vậy màchúng ta đã dành được sự quan tâm giúp đỡ của rất nhiều nước, đặc biệt là nguồn vốnODA, các nguồn vốn vay hỗ trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB …

Đặc biệt trong những năm gần đây, với sự tăng trưởng cao của nền kinh tế đã tạođiều kiện thuận lợi cho việc tạo lập vốn, cơ chế kinh tế- xã hội thông thoáng cộng với cácchính sách tạo điều kiện cho sản xuất và kinh doanh tăng nhanh, hoạt động sản xuất kinhdoanh hiệu quả đã góp phần tăng tích lũy trong nền kinh tế.

Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994 phân theo khu vực kinhtế( đơn vị : tỷ đồng)

Nông, lâmnghiệp và thuỷsản

Công nghiệp vàxây dựng

Trang 21

2 Khả năng thu hút vốn ngày càng gia tăng:

Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển xãhội và bảo vệ, cải thiện môi trường Nhận thức được tầm quan trọng này, nên trong chiếnlược 10 năm cũng như kế hoạch 5 năm, Đảng và nhà nước luôn đưa ra mục tiêu gia tăngnguồn vốn đầu tư toàn xã hội và coi đó là một trong mười mục tiêu tổng quát nhất.

2.1 Thực trạng tình hình thu hút vốn của nước ta :

Trong những năm trước đây, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế kế hoạch hóa, tậptrung, quan liêu, bao cấp các doanh nghiệp nhà nước nắm hết tất cả các nguồn vốn, vốncho các tư nhân, hộ gia đình gần như không có Thêm vào đó, với bộ máy quan liêu điềuhành, các doanh nghiệp nhà nước trở nên chây ỳ , hoạt động thiếu hiệu quả, luôn xẩy ratình trạng thô lỗ, gây thất thoát tiền của của nhân dân Những chính sách như quốc hữuhóa, cấm tư nhân hóa đã làm cho nền kinh tế thiếu đi sự cạnh tranh phát triển.

Từ năm 1986, nước ta chuyển sang một thời kỳ mới khi chuyển sang nền kinh tếnhiều thành phần Luật doanh nghiệp ra đời kèm theo các chính sách đi kèm đã tạo điềukiện cho tư nhân tiếp cận vốn đầu tư Nhà nước chỉ đóng vai trò giám sát và hỗ trợ, khôngtham gia quá sâu vào hoạt động kinh doanh của tư nhân Các hoạt động kinh doanh dầnđược xã hội hóa, doanh nghiệp nhà nước chuyển dần sang hình thức cổ phần hóa, doanhnghiệp nước ngoài có thể tham gia hoạt động đầu tư trong nước, doanh nghiệp trong nướccó thể tham gia đầu tư ở nước ngoài… Chính từ sự tự chủ động về nguồn vốn đầu tư màcác doanh nghiệp có thể tự mình điều chỉnh hoạt động kinh doanh, tạo nên được một nềnkinh tế có cạnh tranh phát triển Tận dụng tối ưu nguồn vốn nhàn rỗi của trong dân thôngqua mạng lưới các ngân hàng thương mại, số nhân tiền được tăng lên nâng cao lượng tiềntrên toàn xã hội , góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế.

Để thực hiện được các điều trên thì cần có những sách để phát huy tối đa hiệu quả

huy động và tạo lập vốn cho toàn xã hội Huy động vốn bao gồm tất cả các hoạt động

nhằm tạo ra nguồn vốn cho xã hội đầu tư phát triển , việc huy động vốn hiệu quả sẽ là

điều kiện và tiền đề cho các hoạt động đầu tư sau này Ở nước ta hiện nay các nguồn huyđộng vốn chủ yếu là từ trong dân, nhà nước và các tổ chức tài chính nước ngoài

2.2 Nguồn vốn thu hút đầu tư ngày càng gia tăng cả về chất lẫn lượng:

Nhìn chung trong những năm vừa qua tình hình thu hút và tạo lập vốn ngày càng đượcnâng lên về cả chất và lượng Lượng vốn huy động được cho mỗi năm luôn cao hơn năm

trước Xét riêng trong năm 2008 :Tính đến hết tháng 9 năm 2008 nguồn vốn tín dụng đầu

tư thực hiện ước đạt 25,6 nghìn tỷ đồng, bằng 59,7% kế hoạch năm, trong đó nguồn vốntrong nước cho vay theo kế hoạch chỉ đạt 9,6 nghìn tỷ đồng bằng 35,7% kế hoạch năm.Nguồn vốn ODA cho vay lại đạt 5 nghìn tỷ đồng, bằng 55,6% kế hoạch năm, riêng dư nợbình quân hỗ trợ xuất khẩu đạt 9,3 nghìn tỷ đồng, bằng 116,2% kế hoạch năm.

Vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế: (tính theo giá thực tế, đơn vị : tỷ VND)

Tổng số

Các thành phần kinh tếKinh tế nhà

Kinh tế ngoàinhà nước

Khu vực cóvốn đầu tưnước ngoài

Trang 22

2.2.1 Nguồn trong nước:

Huy động vốn qua hệ thống ngân hàng :

Trong điều kiện vốn ngân sách nhà nước có hạn, vốn tự có của doanh nghiệp vàngười sản xuất còn ít ỏi, thì vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn tíndụng ngân hàng Để có vốn cho vay, các ngân hàng thương mại (NHTM) đã huy động vốntrong xã hội, vốn trong dân, vốn nước ngoài Hệ thống ngân hàng huy động vốn cho đầutư phát triển bằng đa dạng các phương thức, như: giải tỏa vốn đọng trong số nợ xấu, pháthành cổ phiếu và trái phiếu tăng vốn điều lệ, thu hút tiền gửi tiết kiệm và phát triển dịchvụ ngân hàng.

Các NHTM nhà nước đã xử lý số nợ tồn đọng khoảng 23.000 tỉ đồng bằng nhiềubiện pháp khác nhau, giải phóng số vốn đó để quay vòng, cho vay tái đầu tư cho phát triểnkinh tế Đó cũng là số nợ liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước; các khoản nợ thuộcnhóm I, nhóm II và nhóm III Tính đến nay các NHTM nhà nước đã xử lý được hơn 92%số nợ xấu; trong đó, có khoảng 10.000 tỉ đồng nợ đọng của các vụ án kinh tế lớn, như:Epco - Minh Phụng, Tamexco, và hàng loạt vụ án lớn nhỏ, các khoản nợ đọng Theo đókhông những tỷ lệ nợ xấu của các NHTM nhà nước giảm, mà còn làm lành mạnh hóa môitrường đầu tư kinh doanh tiền tệ tín dụng Các NHTM cổ phần và quỹ tín dụng nhân dâncũng đã giải quyết được khoảng 5.000 - 6.000 tỉ đồng nợ xấu, trong đó có rất nhiều khoảnnợ liên quan đến các vụ án, đưa số vốn đó trở lại phục vụ đầu tư sản xuất kinh doanh củacác doanh nghiệp, hộ gia đình.

Huy động vốn qua các kênh khác trên thị trường

Huy động vốn của ngân sách chủ yếu bằng hình thức phát hành tín phiếu Kho bạcnhà nước qua đấu thầu tại Ngân hàng Nhà nước, với sự tham gia của các ngân hàng, tổchức bảo hiểm, quỹ đầu tư ; phát hành trái phiếu Chính phủ trong và ngoài nước, pháthành công trái và vốn của Công ty dịch vụ tiết kiệm Bưu điện, vốn của Bảo hiểm xã hộichuyển cho Quỹ hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển) Thêm vào đó còn cónguồn vốn ODA do Ngân hàng Phát triển cho vay lại.

Trong giai đoạn 2001 - 2005, Chính phủ đã phát hành khoảng gần 60.000 tỉ đồngtrái phiếu; trong đó 50.000 tỉ đồng phát hành qua Kho bạc Nhà nước, 8.000 tỉ đồng pháthành qua đấu giá trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ ChíMinh Cuối năm 2005, Chính phủ cũng lần đầu tiên phát hành 750 triệu USD trái phiếura thị trường quốc tế, thời hạn trái phiếu là 10 năm Giá bán cuối cùng của trái phiếu chocác nhà đầu tư nước ngoài bằng 98,223% mệnh giá, với lãi suất là 6,875%/năm, tính ratheo lãi suất của nó, lãi suất của 100% mệnh giá trái phiếu là 7,125%/năm So với một sốnước có mức độ tín nhiệm tương đương Việt Nam thì lãi suất trái phiếu của Việt Nam thấp

Trang 23

hơn Cụ thể, lãi suất trái phiếu cùng kỳ hạn của Phi-lip-pin là 8,075%/năm, của xi-a là 7,75%/năm Toàn bộ số vốn phát hành trái phiếu Chính phủ nói trên được Bộ Tàichính để Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam vay lại đầu tư cho các dự án đóngtàu

In-đô-nê-2.2.2 Nguồn nước ngoài:

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA(Official Development Assistance)

Nguồn vốn ODA đã bổ sung một phần quan trọng cho ngân sách nhà nước để đầutư phát triển Những công trình quan trọng được tài trợ bởi ODA đa góp phần cải thiện cơbản và phát triển một bước cơ sở hạ tầng kinh tế, trước hết là giao thông vận tải và nănglượng điện, góp phần khơi dậy nguồn vốn trong nước và thu hút đầu tư trực tiếp nướcngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.Thông qua các dự ánODA, hệ thống đường bộ được phát triển đáng kể từ quốc lộ 1A, 10, 18, 9, đường xuyênÁ (đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài), các cầu lớn (Mỹ Thuận, Cần Thơ, ThanhTrì, Bính ); nâng cấp và mở rộng các cảng biển như Cái Lân (Hải Phòng), Sài Gòn, TiênSa (Đà Nẵng), xây dựng cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, phát triển giao thôngnông thôn ở hầu hết các tỉnh

Nguồn vốn ODA ngày càng đạt được những nấc thang mới : Đến hết năm 2008 bộkế hoạch và đầu tư sẽ cố gắng sử dụng các giải pháp giải ngân được 2 triệu USD nguồnvốn ODA Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch-Đầu tư, giải ngân ODA năm nay (2008) cónhững cải thiện nhất định so với các năm trước, trong đó các dự án ngành điện, giaothông, nông nghiệp và phát triển nông thôn có mức giải ngân tương đối cao

Với những nỗ lực đồng bộ của các cơ quan chính phủ, địa phương và nhà tài trợ,lượng vốn ODA giải ngân trong nửa đầu năm đã đạt 1,1 tỷ USD, bằng 58% kế hoạch năm.Tuy nhiên, Bộ cũng thừa nhận con số này ở một số dự án trong lĩnh vực phát triển đô thị,y tế, giáo dục, tài chính, ngân hàng chưa đạt mức đề ra

Các dự án ODA thời gian này tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng vớitrên 22%, tiếp đến là Đông Nam Bộ gần 21%, Bắc Trung Bộ khoảng 16% và Đồng bằngCửu Long trên 13%

Lượng ODA được ký kết trong những tháng còn lại của năm nay dự kiến đạt khoảng 1,83tỷ USD; trong đó vốn vay gần 1,3 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại gần 530 triệu USD

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment)

FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng đầu tư xã hội góp phần cải thiện cáncân thanh toán trong gia đoạn vừa qua, góp phần tăng cường năng lực sản xuất và đổi mớicông nghệ của nhiều ngành kinh tế, khai thông thị trường sản phẩm, đặc biệt trong giatăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, đóng góp cho ngân sách nhà nước và tạo việc làm chonhiều lao động Bên cạnh đó, FDI có vai trò trong chuyển giao công nghệ và các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự đổimới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất FDI đóng vai trò quan trọng trong quá trìnhphát triển của các quốc gia Vấn đề hiệu quả sử dụng FDI tuỳ thuộc vào cách thức huyđộng, quản lý và sử dụng tại nước tiếp nhận đầu tư.

FDI đã góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội - đặc biệt vớinước ta thuộc nhóm các nước đang phát triển, có nền kinh tế thu nhập thấp (theo các tiêuchí phân loại của Liên hiệp quốc) 20 năm đã có hơn 9500 dự án đầu tư nước ngoài đượccấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm); riêng

Trang 24

năm 2007 đạt 20,3 tỷ USD, chiếm hơn 20% tổng số FDI trong 20 năm qua Tỷ trọng FDItrong tổng vốn đầu tư xã hội giảm dần: thời kỳ 1991-1995 chiếm 30%, thời kỳ 1996-2000:23,4%, thời kỳ 2001-2007: 16,7% (tỷ trọng này giảm chủ yếu do sự phát triển nhanh củakhối doanh nghiệp dân doanh)

Nguồn : www.saga.vn

FDI góp phần quan trọng vào ngân sách nhà nước, trong thời kỳ 2001-2005 khốidoanh nghiệp FDI đạt hơn 3,6 tỷ USD, 2007 trên 1,5 tỷ USD; thu hút trên 1,2 triệu laođộng trực tiếp và nhiều triệu lao động gián tiếp, góp phần tăng thêm các ngành nghề laođộng mới, thay đổi cơ cấu ngành nghề cũng như nâng dần chất lượng chuyên môn của lựclượng lao động này.

Tăng trưởng FDI 1988 – 2006

Trang 25

Nguồn : Vietpartners

FDI góp phần vào mức độ tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm qua ở mức độ cao(từ 2002-2004: trên 7,0%, 2005: 8,44%, 2006: 8,17%, 2007: 8,48%); góp phần thúc đẩychuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (từ năm2005 đến nay, công nghiệp, xây dựng chiếm trên 41% GDP, riêng 2007: 41,61% GDP),chuyển giao công nghệ tạo nên nhiều sản phẩm mới có chất lượng, có hàm lượng côngnghệ cao, trong đó có các sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế; gópphần nhanh chóng phát triển các vùng kinh tế trọng điểm kéo theo các vùng phụ cận; gópphần thúc đẩy các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp không có FDI) nâng cao khảnăng quản trị kinh doanh, khả năng cạnh tranh; góp phần nâng cao khả năng khai thác, sửdụng có hiệu quả lao động, vốn, tài nguyên,

Với 82 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam, FDI là cầu nối quantrọng giữa kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới ( không chỉ về kinh tế tiếp cận và mởrộng thị trường, mà còn về phát triển du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế, ); nói cách khácFDI góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế và các lĩnhvực khác trong khu vực và thế giới

Trong giai đoạn hiện nay thu hút FDI cũng đạt được một số thành tựu đáng kể

Trang 26

TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2008

Cấp mới 9 tháng 2008 phân theo ngành (tính tới ngày 22/9/2008)

32,345,738,600

7,899,234,652

CN dầu khI 7 10,572,380,000 2,310,380,000 CN nặng 161 19,388,604,033 4,618,479,887

1,738,805,789

662,553,929

CN thực phẩm 29 317,821,464 173,016,575

328,127,314

134,804,261

301,269,424

GTVT-Bưu điện 16 49,536,500 15,706,125 Khách sạn-Du lịch 21 8,773,878,875 1,783,405,000 Tài chính-Ngân hàng 1

18,200,000

18,200,000

Văn hóa-Ytế-Giáo dục 15 488,520,764 47,131,362 XD hạ tầng KCX-KCN 5

137,249,866

36,167,000

XD Khu đô thị mới 3 4,768,750,000 2,018,750,000 XD Văn phòng-Căn hộ 22 8,511,049,087 1,864,763,400

Tổng số

885

56,268,477,482

14,104,697,364

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trang 27

2.2.3 Các nguồn vốn khác:

Nguồn kiều hối và các dịch vụ thu ngoại tệ:

Bên cạnh nguồn thu từ FDI, xuất khẩu và viện trợ, nguồn kiều hối cũng là mộtnguồn lực quan trọng không kém Việt kiều là một bộ phận không tách rời của dân tộc.Nguồn lực của Cộng đồng người Việt ở nước ngoài còn rất to lớn Điều đó thể hiện rất rõqua số lượng kiều hối được gửi về hàng năm và số doanh nghiệp do Việt Kiều đầu tư vềnước Từ 1991-2004, kiều hối tăng bình quân trên 10%/năm Năm 1991, kiều hối chuyểnvề mới đạt 31 triệu đô-la, đến năm 1995 đạt gần 300 triệu, năm 1999 đạt hơn 1 tỷ đô-la,năm 2003 đã lên tới 2,6 tỷ và năm 2004 ước đạt 3 tỷ đô-la Dự đoán với đà tăng trưởngnày, đến năm 2010 lượng kiều hối sẽ là gần 5 tỷ Các doanh nghiệp Việt Kiều có quy môvừa và nhỏ hoạt động trong nhiều lĩnh vực Nhiều hội thảo doanh nhân Việt Kiều, cácbuổi họp mặt của các Hội người Việt Nam ở Nước ngoài đã góp phần tăng cường sự gắnbó của Việt Kiều với quê hương đất nước Cộng đồng người Việt có cống hiến cho đấtnước đang được dành nhiều ưu đãi và được khuyến khích mở rộng kinh doanh tại ViệtNam Đó là định hướng nhất quán và đang được triển khai thực hiện từ trung ương đến địaphương.

Cùng với nguồn thu từ kiều hối, thu từ các dịch vụ du lịch, vận tải vãnglai cũng tăng nhanh, và là nguồn vốn chảy trực tiếp vào các doanh nghiệp kinh doanhdịch vụ Thông qua các khoản thuế, các doanh nghiệp này trực tiếp đóng góp vào ngânsách nhà nước.

Nguồn vốn đầu tư gián tiếp FPI (Foreign Portfolio Investment)

Có thể thấy, FPI là một khái niệm khá mới mẻ, nhất là ở nước ta, vì chúng xuấthiện và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoánquốc gia và quốc tế.

Trên thực tế, mặc dù FPI dùng để chỉ các hình thức đầu tư không phải là đầu tư trựctiếp nước ngoài truyền thống (tức đầu tư để lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, lậpliên doanh hoặc công ty cổ phần và kinh doanh theo hợp đồng hợp tác kinh doanh…),song sự phân biệt này không phải lúc nào cũng rạch ròi và thống nhất Chẳng hạn, khi nhàđầu tư dùng vốn của mình để mua cổ phiếu của doanh nghiệp, nếu tỷ lệ cổ phiếu do nhàđầu tư nắm giữ thấp hơn mức nhất định (10% theo tiêu chuẩn của IMF và 30% theo tiêuchuẩn của Việt Nam hiện hành) là đầu tư gián tiếp, nhưng khi vượt ngưỡng này lại đượcxếp vào đầu tư trực tiếp và khi đó, nhà đầu tư có thể dùng quyền bỏ phiếu của mình để canthiệp trực tiếp vào thực tế quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp…

Cũng như FDI, động thái dòng FPI chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ của cácnhân tố như bối cảnh quốc tế (hòa bình, ổn định vĩ mô, các quan hệ ngoại giao và môitrường pháp lý quốc tế thuận lợi); nhu cầu và khả năng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;mức độ tự do hóa và sức cạnh tranh (chủ yếu là ưu đãi tài chính và sự thân thiện, thuậntiện của quản lý nhà nước đối với nhà đầu tư) của môi trường đầu tư trong nước; sự pháttriển của hệ thống tiền tệ và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nói riêng, của các thể chế thịtrường nói chung của nước tiếp nhận đầu tư v.v… Nhưng khác với FDI, FPI chịu ảnhhưởng trực tiếp mạnh hơn từ các nhân tố như: sự phát triển và độ mở cửa của thị trườngchứng khoán, chất lượng của các cổ phiếu, trái phiếu do doanh nghiệp và Nhà nước pháthành, cũng như các chứng khoán có giá khác lưu thông trên thị trường tài chính; sự đadạng và vận hành có hiệu quả của các định chế tài chính trung gian (trước hết là các quỹ

Trang 28

đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư tài chính các loại, các quỹ đầu tư đại chúng, quỹ đầutư mạo hiểm, quỹ thành viên); sự phát triển và chất lượng của hệ thống thông tin và dịchvụ chứng khóan, trong đó có các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn và dịch vụ định mức hệsố tín nhiệm doanh nghiệp và chứng khoán Dòng FPI sẽ chảy mạnh vào trong nước tỷ lệthuận và cấp số nhân cùng với sự gia tăng quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp, doanhnghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động hiệu quả ởtrong nước, cũng như cùng với việc nới rộng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tưnước ngoài trong các doanh nghiệp đó…

Thực tiễn 3 giai đoạn thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ở nước ta thời gianqua cho thấy sự tác động vừa đề cập ở trên:

- Giai đoạn 1 (1988 – 1997): là thời kỳ mở đầu cho dòng vốn FPI vào Việt Nam theo xuhướng đổi mới và mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài diễn ra trong phạm vi cả nước và tạođộng lực, hy vọng chung cho các nhà đầu tư nước ngoài Trong giai đoạn này, ở Việt Namđã có 7 Quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập với tổng số vốn được huy động khoảng 400triệu USD.

- Giai đoạn 2 (1998 – 2002): là thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng tài chính - tiền tệchâu Á khiến các dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài đổ vào châu Á bịchững lại và Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng chung của xu hướng này với việc giảm sút vàthu hẹp đáng kể quy mô thu hút của cả FDI và FPI Trong số 7 Quỹ đầu tư kể trên có 5Quỹ rút khỏi Việt Nam, 1 Quỹ thu hẹp trên 90% quy mô quỹ, chỉ còn duy nhất QuỹVietnam Enterprise Investment Fund được thành lập tháng 7-1995 với quy mô vốn 35triệu USD (nhỏ nhất trong số 7 Quỹ) là còn hoạt động cho đến nay.

- Giai đoạn 3 (từ 2003 - nay): là thời kỳ phục hồi trở lại của dòng vốn FPI vào Việt Namcùng với xu hướng tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, phát triển các định chế thịtrường tài chính, trong đó có lập sàn giao dịch chứng khoán ở thành phố Hồ Chí Minhtháng 7-2000 và thị trường chứng khoán Hà Nội tháng 3-2005, đặc biệt là chủ trương vàquyết tâm của Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hóa và nới lỏng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của cácnhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước lớn được cổ phần hóa (từ 30% lên49%)… Tính đến tháng 6-2006, cả nước đã có 19 Quỹ đầu tư nước ngoài với tổng vốn 1,9tỉ USD đang hoạt động ở Việt Nam Tổng cộng đến nay, FPI mà Việt Nam thu hút đượcbằng khoảng 2-3% so với tổng vốn FDI đã thu hút được trong cùng thời kỳ (so với tỷ lệtrung bình 30-40% của các nước khu vực thì đây là tỷ lệ khiêm tốn…) Tuy nhiên, có thểcảm nhận khá rõ rệt và xác đáng những triển vọng sáng sủa của dòng FPI đổ vào ViệtNam trong thời gian tới, đặc biệt từ sau khi Việt Nam triển khai các cam kết hội nhậpWTO và thúc đẩy trên thực tế quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn đanghoạt động trong các lĩnh vực độc quyền hoặc gần như độc quyền hiện nay

3 Sử dụng vốn chưa hiệu quả hạn chế khả năng tạo lập thu hút vốn.3.1 Thể hiện qua hệ số ICOR của Việt Nam

Việc sử dụng đồng vốn đầu tư của chúng ta rất kém hiệu quả đã được thừa nhận bởicác chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước cũng như thừa nhận chính thức của Chính phủViệt Nam

Để thấy được hiệu quả sử dụng đồng vốn, thông thường các nhà kinh tế lấy chỉ sốICOR làm tiêu chí ( tỷ lệ vốn đầu tư trên một đơn vị gia tăng GDP ) hoặc tính theo cách

Trang 29

một đồng vốn bỏ ra thì được bao nhiêu đồng thu vào (GDP/vốn đầu tư) Dù tính theo cáchnào đi chăng nữa thì một sự thật hiển nhiên là hiệu quả đồng vốn của chúng ta bỏ ra làkhông cao, vào loại thấp nhất so với các nước trong khu vực.

Nếu tính hiệu quả một đồng vốn bỏ ra thu lại bao nhiêu thì càng thấy rõ năng suấtlao động của Việt Nam không những không tăng lên mà còn giảm đi Thực vậy, nếu thờikỳ 1991-1995 GDP/vốn là 3,55 đồng thì 1996-2000 còn 3 đồng, 2001-2005 còn 2,56đồng, 2006-2007 giảm xuống chỉ còn 2,46 đồng Điều đó cũng nói nên rằng các yếu tốkhai thác để phát triển theo chiều rộng đang cạn kiệt dần Nếu không tăng cường khai tháccác yếu tố chiều sâu như áp dụng các công nghệ mới, lao động chất xám… thì hiệu quảvốn đầu tư khó mà tăng lên được.

Hệ số ICOR Việt Nam qua các năm

theo giá so sánh1994 (ngàn tỷđồng)

GDP theo giá sosánh năm 1994(tỷđồng)

Hệ số ICOR

Ngày đăng: 06/12/2012, 08:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1 Thực trạng tình hình thu hút vốn của nước t a: - Thực trạng tạo lập thu hút và sử dụng vốn đầu tư ở việt nam 1
2.1 Thực trạng tình hình thu hút vốn của nước t a: (Trang 20)
Nhìn chung trong những năm vừa qua tình hình thu hút và tạo lập vốn ngày càng được nâng lên về cả chất và lượng - Thực trạng tạo lập thu hút và sử dụng vốn đầu tư ở việt nam 1
h ìn chung trong những năm vừa qua tình hình thu hút và tạo lập vốn ngày càng được nâng lên về cả chất và lượng (Trang 21)
TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2008 Cấp mới 9 tháng 2008 phân theo ngành  - Thực trạng tạo lập thu hút và sử dụng vốn đầu tư ở việt nam 1
9 THÁNG ĐẦU NĂM 2008 Cấp mới 9 tháng 2008 phân theo ngành (Trang 26)
Cách 2: ước lượng α thông qua mô hình kinh tế lượng A = a + α*B - Thực trạng tạo lập thu hút và sử dụng vốn đầu tư ở việt nam 1
ch 2: ước lượng α thông qua mô hình kinh tế lượng A = a + α*B (Trang 31)
Từ mô hình kinh tế lượng ta suy ra α= .33614 = 0.337 ,β =1– α= 0.663 - Thực trạng tạo lập thu hút và sử dụng vốn đầu tư ở việt nam 1
m ô hình kinh tế lượng ta suy ra α= .33614 = 0.337 ,β =1– α= 0.663 (Trang 32)
Ngoài số đơn vị không "thèm" báo cáo về tình hình sử dụng vốn đầu tư Nhà nước thông qua việc giám sát thì những đơn vị có báo cáo cũng chỉ làm mang tính hình thức - Thực trạng tạo lập thu hút và sử dụng vốn đầu tư ở việt nam 1
go ài số đơn vị không "thèm" báo cáo về tình hình sử dụng vốn đầu tư Nhà nước thông qua việc giám sát thì những đơn vị có báo cáo cũng chỉ làm mang tính hình thức (Trang 37)
Bảng 1: tỷ lệ giải ngân vốn ODA của Việt Nam và 1 số nước ASEAN giai đoạn 2001-2005 - Thực trạng tạo lập thu hút và sử dụng vốn đầu tư ở việt nam 1
Bảng 1 tỷ lệ giải ngân vốn ODA của Việt Nam và 1 số nước ASEAN giai đoạn 2001-2005 (Trang 38)
c. Nguồn vốn FDI: - Thực trạng tạo lập thu hút và sử dụng vốn đầu tư ở việt nam 1
c. Nguồn vốn FDI: (Trang 40)
Bảng 2: tổng các khoản nợ của Việt Nam - Thực trạng tạo lập thu hút và sử dụng vốn đầu tư ở việt nam 1
Bảng 2 tổng các khoản nợ của Việt Nam (Trang 40)
Bảng 1: Vốn đầu tư phát triển, cơ cấu và hiệu quả đầu tư - Thực trạng tạo lập thu hút và sử dụng vốn đầu tư ở việt nam 1
Bảng 1 Vốn đầu tư phát triển, cơ cấu và hiệu quả đầu tư (Trang 53)
Bảng 1 trên cho thấy đầu tư tăng mạnh từ năm 2003 -2007 và tăng gần gấp đôi trong vòng 5 năm - Thực trạng tạo lập thu hút và sử dụng vốn đầu tư ở việt nam 1
Bảng 1 trên cho thấy đầu tư tăng mạnh từ năm 2003 -2007 và tăng gần gấp đôi trong vòng 5 năm (Trang 54)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w