II. Giải pháp nâng cao mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư 1 Giải pháp chung:
4. Giải pháp nâng cao sử dụng nguồn vốn đầu tư nhằm góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng Việt nam đến 2010, tạo điều kiện tạo lập và thu hút vốn đầu
4.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn nước ngoài:
Theo số liệu tổng kết của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối năm 2007, cả nước có hơn 9.500 dự án đầu tư nước ngoài (ĐTNN) được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm).
Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện tại vẫn còn 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 83,1 tỷ USD. Các dự án ĐTNN tăng nhanh, nhất là trong những năm gần đây và đặc biệt là sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO.
ĐTNN tăng nhanh
Trong 3 năm đầu, từ 1988-1990, khi mới thực thi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thì kết quả thu hút vốn ĐTNN còn rất ít, chỉ có 214 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 1,6 tỷ USD. Vì thế, ĐTNN hầu như chưa có tác động gì lớn đến tình hình kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, dấu hiệu triển vọng của thu hút ĐTNN ngày càng lớn khi chỉ trong vòng 5 năm (1991-1995), ĐTNN đã tăng lên nhanh chóng và đạt 1.409 dự án, với 18,3 tỷ USD được cấp mới. Những năm tiếp đó được xem là thời kỳ “bùng nổ” làn sóng ĐTNN thứ nhất tại Việt Nam, số dự án được cấp phép tăng lên 1.781 dự án, với tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 28,3 tỷ USD (từ 1991-1996). Giai đoạn này, Việt Nam bắt đầu hấp dẫn các nhà ĐTNN do chi phí đầu tư kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực, thị trường mới, lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ.
Trong giai đoạn 2001-2005, thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20,8 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD, tăng 30% so với mục tiêu. Giai đoạn này vốn ĐTNN cấp mới đều tăng với tỷ trọng tăng trung bình 59,5%. Tuy nhiên, đa phần là các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Chỉ đến trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam mới tăng kỷ lục, với mức 32,3 tỷ USD. Đặc biệt, đã xuất hiện nhiều dự án có quy mô lớn đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao, cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin... Đây được xem là làn sóng ĐTNN thứ hai vào Việt Nam trong 20 năm qua.
Quy mô dự án được mở rộng
Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất - kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư, nhất là từ năm 2001 trở lại đây. Tính đến hết năm 2007 đã có gần 4.100 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm hơn 18,9 tỷ USD, bằng 23,8% tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới. Qua khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Việt Nam, cho thấy có trên 70% doanh nghiệp ĐTNN được điều tra có kế hoạch tăng vốn, mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Điều này chứng tỏ sự tin tưởng và an tâm của nhà ĐTNN vào môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Trong hai năm 2006 và 2007, quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án đều ở mức 14,4 triệu USD, cho thấy số dự án có quy mô lớn đã tăng lên so với thời kỳ trước. Sự quan tâm của một số tập đoàn đa quốc gia như Intel, Panasonic, Honhai, Compal, Piaggio... khi đầu tư các dự án lớn vào Việt Nam đã tạo nên sự chuyển biến rất lớn của nền kinh tế. Sau khi gia nhập và thực hiện các cam kết WTO, Việt Nam đã bãi bỏ các quy định về ưu đãi đối với dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao, không yêu cầu bắt buộc thực hiện tỷ lệ nội địa hóa và sử dụng nguyên liệu trong nước. Qua các thời kỳ, định hướng thu hút ĐTNN lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử... Đây cũng chính là những dự án có khả năng tạo giá trị gia tăng cao và Việt Nam có lợi thế so sánh khi thu hút ĐTNN. Nhờ vậy, các dự án ĐTNN thuộc các lĩnh vực nêu trên vẫn giữ vai trò quan trọng, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và tạo nhiều việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động trực tiếp.
Một số ngành dịch vụ như bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch, kinh doanh bất động sản tăng trưởng nhanh, thu hút
nhiều lao động và thúc đẩy xuất khẩu. Trong năm 2007 đã có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước, tăng 16,5% so với năm 2006 với nhiều dự án xây dựng cảng biển, kinh doanh bất động sản, xây dựng khu vui chơi, giải trí...20 năm nhìn lạiQua 20 năm thu hút, ĐTNN đã trải rộng khắp cả nước, nhưng chủ yếu tập trung tại các địa bàn trọng điểm, làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực, lôi kéo phát triển kinh tế, xã hội chung và cả các vùng phụ cận. Hiện đã có 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vốn đăng ký cam kết trên 1 tỷ USD tại Việt Nam. Đứng đầu là Hàn Quốc với vốn đăng ký 13,5 tỷ USD, thứ hai là Singapore với 10,7 tỷ USD, thứ ba là Đài Loan 10,5 tỷ USD, thứ tư là Nhật Bản 9,03 tỷ USD... Tuy nhiên, nếu tính về vốn thực hiện thì Nhật Bản đứng đầu với số vốn đã giải ngân đạt gần 5 tỷ USD, tiếp theo là Singapore đạt 3,8 tỷ USD, Hàn Quốc đạt 2,7 tỷ USD.
Với những lợi thế sẵn có cùng với cam kết của Chính phủ và việc cải cách hành chính, Việt Nam đang ngày càng tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn. Theo các chuyên gia kinh tế, mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhất định, nhưng ĐTNN vào Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục tăng mạnh trong các năm tới.