Đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động:

Một phần của tài liệu Thực trạng tạo lập thu hút và sử dụng vốn đầu tư ở việt nam 1 (Trang 57)

II. Giải pháp nâng cao mối quan hệ giữa tạo lập, thu hút và sử dụng vốn đầu tư 1 Giải pháp chung:

4.4Đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động:

4. Giải pháp nâng cao sử dụng nguồn vốn đầu tư nhằm góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng Việt nam đến 2010, tạo điều kiện tạo lập và thu hút vốn đầu

4.4Đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động:

Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhân lực là yếu tố đầu vào của bất kỳ quá trình sản xuất cũng như mọi hoạt động của nền kinh tế. Khoa học công nghệ có phát triển ở mức độ cao thế nào nhưng nếu thiếu nguồn nhân lực hoặc nhân lực có chất lượng thấp, không đáp ứng được với trình độ khoa học công nghệ đó thì hiệu quả hoạt động không như mong muốn. Đầu tư phát triển nguồn nhần lực có ý nghĩa quan trọng trong bất kỳ thời kỳ nào của nền kinh tế đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi yêu cầu về sản phẩm, dịch vụ ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các yếu tố đầu vào cho sản xuất. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng tăng trưởng.

Thời gian tới cần tiếp tục đầu tư cho giáo dục và đào tạo với tỷ trọng thỏa đáng. Coi trọng đầu tư cho giáo dục đào tạo với quan điểm “ đầu tư cho giáo dục là quốc sách”, tiếp tục mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở các cấp. Đặc biệt là đầu tư phát triển nguồn nhân lực có trình độ khoa học, công nghệ cao, nắm bắt được những thay đổi nhanh chóng của sự phát triển khoa học công nghệ, xây dựng và tạo ra đội ngũ cán bộ quản lý giỏi ở các cấp, các ngành cùng với đội ngũ công nhân lành nghề. Đây là lực lượng nòng cốt có vai trò quan trọng trong các hoạt động của nền kinh tế. Bên cạnh đó, cũng cần phải chú trọng đến nguồn nhân lực của khu vực nông thôn. Tăng cường đầu tư phát triển cho khu vực này sẽ góp phần trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động nặng nhọc, tăng tỷ trọng lao động có tay nghề, lao động được trang bị kiến thức, có chất xám để làm việc. Bên cạnh đó cần cần phải tiến hành đầu tư đồng bộ những cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như thực hiện những biện pháp hỗ trợ về y tế, môi trường, phòng chống bệnh tật, bảo hiểm y tế để đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất xã hội. Đây là môt trong những giải pháp cần thiết để trực tiếp nâng cao năng suất lao động và năng suất nhân tố tổng hợp, từ đó góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng.

Một phần của tài liệu Thực trạng tạo lập thu hút và sử dụng vốn đầu tư ở việt nam 1 (Trang 57)