Xâm phạm bản quyền qua Internet nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia Anh, Pháp, Mỹ
Trang 1A.LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Ngày nay ít ai trong chúng ta biết rằng những hoạt động thường nhậtđược biết đến như chia sẻ dữ liệu, tải nhạc Mp3, sao chép các văn bản dữ liệutrên mạng Internet lại có thể là những hành động xâm phạm bản quyền quaInternet Hơn nữa, đối tượng xâm phạm bản quyền qua mạng Internet chủ yếulà giới trẻ nhưng rất ít trong số họ nhận thức được đầy đủ về hành vi củachính mình.
Thế giới đang ngập tràn trong các phương tiện truyền thông và giải trí,máy tính cá nhân, sự kết nối Internet và sự truyền tải dữ liệu thông tin rộngrãi Xung quanh chúng ta là máy nghe nhạc Mp3, ti vi, máy ghi hình cá nhân,máy ghi đĩa CD, Ipods, máy tính xách tay, máy chơi game Công nghệ đókhiến chúng ta có thể biết đến những phần mềm truyền thông đa phương tiện,những trò chơi máy tính, âm nhạc, phim ảnh theo những cách mà chúng takhông thể có được hơn hai mươi năm về trước Nhưng đây cũng chính là lúcnó đe dọa quyền sở hữu của các tác giả, những người cần được đền đáp xứngđáng với vốn trí tuệ cũng như mồ hôi công sức họ bỏ ra
Sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số làm cho việc truyền tải dữ liệutrên mạng Internet trở nên hết sức dễ dàng Đặc biệt là sự ra đời và phát triểncủa Internet đã đặt ra một vấn đề hết sức nan giải về bản quyền, về nhữngbiện pháp đối phó mà các quốc gia trên thế giới áp dụng trong công cuộcchung chống xâm phạm bản quyền qua Internet.
Xuất phát từ nhận thức trên, tác giả đã chọn: " Xâm phạm bản quyềnqua Internet: nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia Anh, Pháp,Mỹ " làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2 Mục đích chọn đề tài:
Trang 2- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về xâm phạm bản quyền quaInternet, khái niệm, các hình thức xâm phạm bản quyền Internet thường gặpvà hệ thống các cơ quan chức năng tham gia bảo hộ bản quyền qua Internet đểhình thành một cách hiểu chung nhất về xâm phạm bản quyền qua Internet
- Nghiên cứu về tình hình sử dụng Internet và thực trạng xâm phạm bảnquyền qua Internet tại một số quốc gia Từ đó rút ra kinh nghiệm thực tiễn củatừng quốc gia trong việc bảo vệ chống lại xâm phạm bản quyền qua Internet.
- Nghiên cứu về tình hình sử dụng Internet, thực trạng xâm phạm bảnquyền qua Internet phổ biến tại Việt Nam để tìm ra những hạn chế trong côngtác thực thi xử lý xâm phạm bản quyền qua Internet Từ đó, cùng với kinhnghiệm chống xâm phạm bản quyền qua Internet tại các quốc gia trên thế giớiđưa ra bài học cho bản thân Việt nam.
3 Phạm vi và giới hạn của đề tài:
Hiện nay, vấn đề xâm phạm bản quyền qua Internet được hầu hết cácquốc gia trên thế giới quan tâm Mỗi quốc gia đều có cách xử lý xâm phạmbản quyền qua Internet khác nhau tuy nhiên hầu hết vẫn dựa trên cơ sở cácCông ước quốc tế đã ký kết Do vậy, vì thời gian có hạn nên bài khóa luậnnày chỉ đi sâu tìm hiểu kinh nghiệm xử lý xâm phạm bản quyền qua Internetcủa một số quốc gia tiêu biểu như Anh, Pháp, Mỹ và một số quốc gia thuộckhối EU khác.
4 Phương pháp nghiên cứu:
Khóa luận sử dụng phương pháp phân tích-tổng hợp,phương pháp thốngkê, phương pháp diễn giải,quy nạp ,so sánh và đối chiếu…
5 Bố cục bài khóa luận:
Khóa luận được chia thành 3 phần chính như sau:
Chương I: Tổng quan về xâm phạm bản quyền qua Internet
Trang 3Chương II: Thực trạng và kinh nghiệm của một số quốc gia về xử lý xâm
phạm bản quyền qua Internet
Chương III: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xử lý xâm
phạm bản quyền qua Internet
Trang 4B NỘI DUNGCHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ XÂM PHẠM BẢN QUYỀN QUA INTERNET1 Một số vấn đề liên quan xâm phạm bản quyền qua Internet:
1.1 Khái niệm về bản quyền qua Internet
Thời kỳ Cổ đại và Trung cổ, pháp luật chưa tồn tại bất kỳ một chế địnhnào nhằm bảo vệ quyền sở hữu của tác giả đối với các công trình sáng tạo Vìthế, khi không muốn bài viết hay tác phẩm của mình bị thay đổi, tác giả chỉcòn cách gắn một lời nguyền rủa nào đó vào chính tác phẩm của mình Đếnthời kỳ phục hưng, khi các quyền cơ bản của con người đặc biệt là quyền đốivới thành quả sáng tạo được coi trọng hơn, khái niệm về bản quyền bắt đầuhình thành nhưng chưa đem lại cho tác giả một thu nhập nào Khái niệm vềbản quyền hiện nay bắt nguồn từ Điều lệ Ann của Anh năm 1710 thế kỷ thứ18 [26] Trong điều lệ này, lần đầu tiên độc quyền sao chép của một tác phẩmđược ghi nhận Theo đó, bản quyền được hiểu một cách chung nhất là quyềncủa tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Thông thường, một tác phẩm được bảo hộ bản quyền một cách tự độngkhi nó là tác phẩm được sáng tạo nguyên gốc và được định hình dưới mộthình thức vật chất nhất định Việc định hình dưới một thức vật chất nhất địnhkhông phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đãcông bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký [Luật Sở hữu trí tuệViệt Nam (2005), Điều 6, Khoản 1] Các định hình vật chất của tác phẩmđược thể hiện dưới nhiều hình thức ví dụ như:
- Các tác phẩm văn học như bài viết, bài báo, những câu chuyện, tạp chí - Các chương trình máy tính như phần mềm, dữ liệu dạng số hóa
- Tranh ảnh và đồ họa
Trang 5- Bản chi tiết kiến trúc, điêu khắc - Tác phẩm âm nhạc, lời bài hát
- Các tác phẩm nghe nhìn như phim ảnh, chương trình truyền hình, các
tác phẩm ghi âm, tác phẩm kịch câm
Trong đó, Internet là một định hình mới có sức ảnh hưởng vô cùng lớn,vượt qua mọi khoảng cách về không gian và thời gian Linda J Engelman đãđịnh nghĩa Internet là một thế giới rộng lớn, mạng lưới tự quản lý kết nối vớihàng ngàn mạng lưới nhỏ hơn của hàng triệu máy tính và người sử dụng vớilượng thông tin khổng lồ [14, tr 1] Internet bao gồm dữ liệu dưới dạng số hóacủa tất cả các định hình vật chất của tác phẩm Bản quyền trên Internet phátsinh khi một tác phẩm được công bố trên mạng Internet cho công chúng đượcphép tiếp cận và sử dụng hợp lý Sự xuất hiện của Internet thực sự đã tạo rarất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các tác giả trong môi trường kỹthuật số đang ngày càng đa dạng và phức tạp hiện nay.
1.2 Nội dung bản quyền trên mạng Internet:
Bản quyền trên mạng Internet được bảo hộ giống như bản quyền đối vớitác phẩm thông thường bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
1.2.1 Quyền nhân thân:
Quyền nhân thân thông thường bao gồm các quyền sau: Quyền đặt tên cho tác phẩm
Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thậthoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tác tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại
Trang 6đến danh dự và uy tín tác giả [Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, (2005), Điều 19]
Quyền nhân thân cũng được đề cập đến trong hai Công ước về Internetcủa tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO là WCT và WPPT vào năm 1996.Hai Công ước này đã được thảo ra với sự đồng ý của hơn 100 quốc gia thuộcWIPO và được cập nhật thực tế dựa trên các công ước quốc tế về bản quyềntồn tại như Công ước Berne và Công ước Rome Theo đó, quyền nhân thâncủa tác giả tác phẩm trên mạng Internet được thể hiện thông qua quyền tinhthần của người biểu diễn:
" Độc lập với quyền kinh tế của người biểu diễn đối với các buổi biểudiễn nghe trực tiếp hoặc các buổi biểu diễn được định hình trong bản ghi âmvà thậm chí sau khi chuyển nhượng các quyền kinh tế đó, người biểu diễn cóquyền yêu cầu được công nhận là người biểu diễn của buổi biểu diễn củamình, trừ trường hợp bỏ sót bắt buộc do cách thức sử dụng buổi biểu diễn gâyra, và quyền phản đối bất kỳ sự bóp méo, cắt xén, hoặc sửa đổi khác đối vớibuổi biểu diễn của người biểu diễn mà có thể phương hại đến thanh danh củahọ." [The WIPO Performances and Phonograms Treaty (1996), Art 5(1)]
Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm
Truyền đạt tác phẩm tới công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vôtuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác
Trang 7 Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máytính [Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (2005), Điều 20]
Quyền tài sản trong Công ước WPPT được thể hiện thông qua quyền kinhtế đối với các buổi biểu diễn chưa được định hình, quyền sao chép, quyềnphân phối, quyền cho thuê và quyền cung cấp các buổi biểu diễn định hình
+ Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng được thể hiện trong quyềnkinh tế đối với các buổi biểu diễn chưa được định hình trong WPPT như sau: " Đối với các buổi biểu diễn của mình, người biểu diễn được độc quyềncho phép:
(i) phát sóng và truyền đạt tới công chúng buổi biểu diễn chưa được địnhhình của mình trừ khi buổi biểu diễn cũng chính là buổi biểu diễn phát sóng, và
(ii) định hình buổi biểu diễn chưa được định hình của mình." [The WIPOPerformances and Phonograms Treaty (1996), Art 6]
Ở đây, WPPT quy định rõ ràng hơn và áp dụng riêng trong môi trường kỹthuật số đối với quyền biểu diễn trước công chúng của một tác phẩm.
+ Quyền sao chép tác phẩm được thể hiện trong Điều 7, WPPT như sau:" Người biểu diễn được độc quyền cho phép sao chép trực tiếp hoặc giántiếp buổi biểu diễn của mình đã được định hình trong bản ghi âm dưới bất kỳhình thức hoặc cách thức nào." [The WIPO Performances and PhonogramsTreaty (1996), Art 7]
Quyền sao chép được thể hiện đầy đủ hơn về hình thức bao gồm cả saochép trực tiếp hoặc gián tiếp và dưới bất kỳ hình thức hoặc cách thức nào.WPPT 1996 đã quy định một cách rõ ràng và chi tiết hơn đối với quyền saochép của tác giả.
+ Quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm được thểhiện trong Điều 8 (1), WPPT về quyền phân phối tác phẩm:
Trang 8" (1) Người biểu diễn được hưởng độc quyền cho phép cung cấp cho côngchúng bản gốc hoặc bản sao buổi biểu diễn của mình đã được định hình trongbản ghi âm thông qua việc bán hoặc hình thức chuyển nhượng quyền sở hữukhác." [The WIPO Performances and Phonograms Treaty (1996), Art 8(1)]
Ngoài quy định về quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tácphẩm, WPPT còn quy định về hình thức phân phối tác phẩm qua việc bánhoặc các hình thức chuyển nhượng khác Điều này chưa được nêu trong LuậtSở hữu trí tuệ Việt Nam 2005.
+ Quyền truyền đạt tác phẩm tới công chúng được thể hiện trong Điều 10WPPT:
" Người biểu diễn sẽ được hưởng quyền độc quyền cho phép cung cấp tớicông chúng các buổi biểu diễn của mình đã được định hình trong bản ghi âmbằng các phương tiện hữu tuyến hoặc vô tuyến, theo cách thức mà Bên ký kếttrong xã hội có thể tiếp cận chúng từ một địa điểm và vào thời gian do cánhân họ lựa chọn." [The WIPO Performances and Phonograms Treaty (1996),Art 10]
Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 quy định về điều này cũng khá rõ ràngvà đầy đủ, cũng bao gồm truyền đạt tác phẩm tới công chúng thông qua cácphương tiện hữu tuyến và vô tuyến Và thêm vào đó là truyền đạt thông quamạng thông tin điện tử hay bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác.
+ Quyền cho thuê đối với tác phẩm được quy định trong Điều 9, WPPTnhư sau:
" Người biểu diễn được hưởng độc quyền cho phép cho thuê thương mạitới công chúng bản gốc và bản sao buổi biểu diễn của mình đã được định hìnhtrong bản ghi âm như được xác định trong luật pháp quốc gia của các Bên kýkết, thậm chí sau khi phân phối chúng bởi hoặc theo sự cho phép của ngườibiểu diễn."
Trang 9[The WIPO Performances and Phonograms Treaty (1996), Art 9 (1)]
Việt Nam chính thức là thành viên của Công ước WPPT vào 12/01/2006,một thời gian sau khi luật sở hữu trí tuệ hiện hành đã có hiệu lực Tuy nhiên,có thể thấy rằng các điều khoản của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 lạiphù hợp một cách cơ bản với các điều khoản của Công ước quốc tế về bảnquyền, đặc biệt là các điều khoản liên quan đến vấn đề bản quyền trênInternet.
2 Xâm phạm bản quyền qua Internet
2.1 Các hình thức xâm phạm bản quyền qua Internet
Thông thường một tác phẩm có thể bị xâm phạm bản quyền qua Internetbằng cách sao chép htlm, javascript, hay các đoạn mã truyền tải dữ liệu khác;tải xuống bất hợp pháp các tác phẩm bản quyền vào ổ cứng máy tính; tải lênhay phân phối bất hợp pháp tác phẩm; cắt xén, sửa chữa hay làm sai lệch tácphẩm mà chưa được sự cho phép của chủ sở hữu bản quyền.
2.1.1 Hình thức sao chép bất hợp pháp các bài báo, bản tin, tranh ảnh, đồhọa
Các đối tượng sao chép bất hợp pháp trên mạng Internet thông thường làcác bản tin, bài báo, tranh ảnh đồ họa.
Sao chép bản tin, bài báo
Việc sao chép các nội dung các đoạn văn bản từ trang web này sang trangweb khác trên hệ thống world wide web mà không được sự đồng ý của tácgiả vô cùng phổ biến Chúng ta có thể dễ dàng đọc được một nhiều bàibáo hay các bản tin giống hệt nhau trên các trang thông tin điện tử khácnhau Điều đáng chú ý là các trang web sao chép các bài báo, bản tin nàykhông hề đề tên tác giả và trích dẫn nguồn Đặc biệt là giới trẻ hiện naycòn chưa ý thức được về vấn đề sao chép các đoạn văn hay bài báo cầntrích dẫn nguồn trên hệ thống blog cá nhân và các forum Sự thiếu ý thức
Trang 10này là một vấn đề hết sức nan giải cho các nhà làm luật hiện nay Trongmột bài báo mang tên " Copyright and Wrongs", Roberta Beach Jacobsonđã phê bình việc lợi dụng Internet để sao chép các tác phẩm viết Bài báonày được đăng trên website articletree.com vào ngày 27/11/2001 nhưngviệc đáng buồn là nó đã được sao chép tới hàng trăm website và hàng trămngười đã đòi quyền tác giả đối với tác phẩm đó và cũng hàng trăm ngườinạp tiền để truy cập nó
Sao chép tranh ảnh, đồ họa:
Tranh ảnh, đồ họa cũng thường được sao chép từ trang web này sangtrang web khác mà không có sự cho phép của chủ sở hữu Nếu trênwebsite cá nhân của một người chứa hình ảnh hoặc đồ họa mà không dongười đó tạo ra hay thiết kế thì người đó có thể đang vi phạm luật bảnquyền Tuy nhiên có rất nhiều kho tư liệu ảnh trên mạng Internet và thậmchí là các gói phần mềm ảnh khác nhau cho phép sao chép và sử dụngkhông cần xin phép Việc sao chép hình ảnh và đồ họa vào máy tính và sửdụng cá nhân, không công khai trên Internet không bị coi là xâm phạm bảnquyền.
2.1.2 Hình thức tải xuống và phân phối bất hợp pháp các tác phẩm âm nhạc,điện ảnh, phần mềm chương trình máy tính.
Các tác phẩm âm nhạc, điện ảnh, phần mềm chương trình máy tính là đốitượng chủ yếu của việc download và upload bất hợp pháp trên mạng Internet.
Tải xuống và phân phối bất hợp pháp tác phẩm âm nhạc
Các tác phẩm âm nhạc trên Internet thông thường được download và phânphối dưới các định dạng như Mp3, Mp4, Wav hay AIFF Những hành độngnày sẽ bị coi là bất hợp pháp khi chúng chưa được sự cho phép của chủ sởhữu hay các bên liên quan Một số người có thể cho rằng việc download,upload những đoạn nhạc nghe thử hay thậm chí là một bản nhạc đầy đủ là
Trang 11hoàn toàn vô tội do sự thần tượng các ca sĩ hay nhóm nhạc Tuy nhiên, cácluật gia có thể cho rằng đó là hành vi làm phương hại đến các nhóm nhạc vàđòi bồi thường tổn thất về doanh số bán hàng.
Hình thức ghi âm lậu rồi công khai trên mạng Internet cũng là một hànhđộng hết sức phổ biến Đây là hình thức thu âm lại các tác phẩm âm nhạc màchưa được chính thức công khai bởi nghệ sĩ hoặc quản lý liên quan của họ.Các bản ghi âm lậu có thể là các bản nháp, tài liệu phòng thu khác hoặc việcghi âm buổi biểu diễn trực tiếp Những tài liệu ghi âm lậu được phát tán mộtcách nhanh chóng trên mạng Internet gây thiệt hại vô cùng to lớn cho nghệ sĩcũng như công ty sản xuất đĩa nhạc Vì thế, thậm chí khi một tác phẩm chưađược chính thức phát hành và phân phối chính thức nhưng vẫn được bảo vệđầy đủ bởi luật bản quyền Các trang web âm nhạc mà công khai tải lên trangweb của mình các tác phẩm âm nhạc chưa được công bố chính thức bị coi làxâm phạm bản quyền qua Internet
Tải xuống và phân phối bất hợp pháp tác phẩm điện ảnh
Các bộ phim xúc tiến quảng cáo, xem xét trao giải là những nguồn chínhcho việc sao chép bất hợp pháp trên mạng Internet khi các bộ phim này cònđang trình chiếu ở rạp Các bộ phim thường được tải xuống và phân phối bấthợp pháp dưới các định dạng như Wav, MPEG , Quicktime, Ngoài ra, cáctác phẩm điện ảnh còn bị phân phối bất hợp pháp bằng cách đặt trộm máyquay cá nhân vào rạp chiếu phim và công khai trình chiếu bộ phim đó trêntrang web cá nhân Mặc dù các bản sao như vậy thường có chất lượng thấphơn đĩa DVD nhưng việc không mất tiền đến rạp chiếu phim hay mua một đĩaDVD chất lượng là một việc vô cùng hấp dẫn đối với những cá nhân yêu thíchsử dụng Internet.
Tải xuống và phân phối bất hợp pháp phần mềm chương trình máy tính
Trang 12Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng cáclệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phươngtiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được mộtcông việc hoặc đạt một kết quả cụ thể [Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005,Điều 22]
Việc tải xuống hay phân phối bất kỳ chương trình máy tính nào dù dướidạng mã nguồn hay mã máy mà bản thân không viết ra đều bị coi là xâmphạm bản quyền qua Internet Mua một ứng dụng phần mềm thương mại chỉcó nghĩa là mua quyền sử dụng nó chứ không có nghĩa là được phép phânphối lại nó Hiện nay có rất nhiều trang web chia sẻ phần mềm trực tuyến bấthợp pháp Các phần mềm này hầu hết là các phần mềm được download, saochép, phá mã và phân phối lại thông qua các trang web cá nhân bất hợp pháp.Thực trạng này phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới đặc biệt là Việt Nam
2.1.3 Hình thức cắt xén, sửa chữa, làm sai lệch tác phẩm văn học
Hình thức này ít phổ biến hơn các hình thức khác nhưng cũng thườngthấy trên Internet Các đối tượng của hình thức này thông thường là các tácphẩm văn học, các tác phẩm viết, tranh ảnh, đồ họa hay thậm chí là các tácphẩm âm nhạc, điện ảnh nhưng phổ biến nhất vẫn là các tác phẩm văn học.
Hiện nay, sự sẵn có của các kho lưu trữ tác phẩm văn học trên mạngInternet đã tạo điều kiện cho việc download và sửa chữa tác phẩm bất hợppháp Các tác phẩm văn học thường bị sửa chữa nội dung, tên nhân vật, vàđược đưa lên một trang web khác hay các blog cá nhân, diễn đàn Thực tếnày là bức xúc của rất nhiều tác giả về quyền nhân thân của họ Thực sự,Internet đã tạo ra một môi trường khó kiểm soát đối với kho dữ liệu vô tậncủa nó.
Ngoài ra, hiện nay tại Việt Nam hiện nay, vấn đề lấy hình ảnh tìm kiếmtrên mạng Internet để sửa chữa, thay đổi thành tác phẩm của mình rất phổ
Trang 13biến Các bức ảnh tìm thấy trên mạng Internet được tự do sửa chữa thành cácbức tranh biếm họa để làm avatar mà không có sự cho phép của chủ sở hữu.Đặc biệt, hình thức này thường xảy ra trong vấn đề sáng tác tranh ảnh cổđộng Điển hình là đầu năm 2005, bức tranh " Đảng là cuộc sống của tôi" củatác giả Nguyễn Trung Kiên bị phát hiện sao chép và sửa đổi từ bức ảnh " Nụhôn của gió" từng giành huy chương vàng quốc tế của tác giả Trần Thế Long.Hoặc tiếp đó vào tháng 4 năm 2006, trường hợp tương tự lại xảy ra với bứctranh cổ động " Tất cả trẻ em nghèo được học" của tác giả Chu Ngọc Thăngvà bức ảnh " Lớp học vùng cao" của tác giả Lê Hồng Linh Tất cả các tácphẩm trên đều được chỉnh sửa dựa trên những hình ảnh tìm thấy trên mạngInternet mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu tác phẩm.
2 2 Bảo vệ chống lại xâm phạm bản quyền qua Internet2.2.1 Tự bảo vệ
Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp tự bảo vệnhư sử dụng các biện pháp công nghệ; yêu cầu tổ chức cá nhân có hành vixâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cảichính công khai, bồi thường thiệt hại; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩmquyền xử lý hành vi xâm phạm; khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của mình [Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (2005), Điều198]
a) Các biện pháp công nghệ:
Các chủ thể quyền sở hữu có quyền sử dụng tối đa các biện pháp côngnghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Có hai biệnpháp công nghệ chính để bảo vệ quyền tác giả và quyền liên quan để chắcchắn rằng Internet có thể trở thành một địa điểm an toàn để phổ biến và cấpphép cho tác phẩm trí tuệ hay các tài nguyên thông tin.
+ Biện pháp kỹ thuật
Trang 14Các biện pháp kỹ thuật chống xâm phạm bản quyền qua Internet như biệnpháp định dạng chống sao chép và cắt dán, chống chỉnh sửa văn bản bằngbằng file PDF, sử dụng các phần mềm chống download và sao chép nhạc Vídụ như một hoạt động phân phối trực tuyến cung cấp cho người dùng bản saotác phẩm văn học hoặc các tác phẩm khác dưới dạng văn bản Hoạt động phânphối trực tuyến này sử dụng hệ thống biện pháp kỹ thuật có thể ngăn chặnngười sử dụng đối với việc sao chép, cắt dán các đoạn văn bản từ trang webnày sang trang web khác
Tất cả các hành động cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa các biện pháp kỹthuật do chủ sở hữu bản quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đốivới tác phẩm của mình đều được coi là hành vi xâm phạm bản quyền tác giả.[Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (2005), Điều 28 Khoản 12]
Điều 11 WCT và Điều 18 WPPT cũng đề cập đến vấn đề này:
" Các Bên ký kết sẽ quy định sự bảo hộ về pháp luật tương xứng và cácbiện pháp pháp lý hiệu quả chống lại việc vô hiệu hoá các biện pháp côngnghệ được người biểu diễn hoặc nhà sản xuất bản ghi âm sử dụng trong việcthi hành các quyền của mình theo Hiệp ước này và ngăn chặn các hành vikhông được người biểu diễn hoặc nhà sản xuất bản ghi âm cho phép hoặckhông được phép theo pháp luật đối với các buổi biểu diễn hoặc bản ghi âmcủa họ." [The WIPO Performances and Phonograms Treaty (1996), Art 18]
+ Biện pháp hệ thống thông tin quản lý quyền
Hệ thống quản lý quyền vận hành trên cơ sở dữ liệu điện tử được gắn vớitác phẩm hoặc những đối tượng của quyền Dữ liệu có thể xác định được tácgiả hoặc người biểu diễn tác phẩm, bản thân tác phẩm hoặc thậm chí hơn nữalà mô tả những điều khoản và điều kiện sử dụng Điều này sẽ tác động đến sựyên tâm của chủ sở hữu quyền trong việc khai thác tài nguyên trí tuệ của họtrên Internet đồng thời cho phép người tiêu dùng có thể tin tưởng vào độ
Trang 15chính xác của thông tin mà họ nhận được để họ có thể cảm thấy an toàn khitiến hành các hoạt động trực tuyến
Luật pháp các quốc gia dựa theo hai Công ước quốc tế của WIPO vềInternet đều cung cấp sự ủng hộ về mặt luật pháp cho hệ thống thông tin quảnlý quyền Những hành động cố ý hủy, xóa, thay đổi thông tin quản lý quyềndưới hình thức điện tử có trong tác phẩm là một hành vi xâm phạm quyền tácgiả [Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (2005), Điều 28, Khoản 13]
Trong Công ước quốc tế, điều này được nêu rõ trong Điều 12 WCT vàĐiều 19 WPPT:
" (1) Các Bên ký kết sẽ quy định những biện pháp pháp lý tương xứng vàhiệu quả đối với bất kỳ người nào cố ý thực hiện các hành vi sau đây, hoặctheo các biện pháp dân sự, có cơ sở hợp lý biết rằng hành vi đó tạo khả năng,điều kiện hoặc che giấu sự vi phạm bất kỳ quyền nào được quy định trongHiệp ước này:
(i) dỡ bỏ hoặc thay đổi bất kỳ thông tin quản lý quyền điện tử nào màkhông được sự cho phép;
(ii) phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cungcấp tới công chúng, không được sự cho phép, các buổi biểu diễn, bản sao củacác buổi biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm mà biết rằng thông tinquản lý quyền điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã bị thay đổi mà không được sự chophép.
(2) Trong Điều này, “thông tin quản lý quyền” là thông tin xác định ngườibiểu diễn, buổi biểu diễn của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, bảnghi âm, chủ sở hữu bất kỳ quyền nào đối với buổi biểu diễn hoặc bản ghi âm,hoặc thông tin về điều khoản và điều kiện sử dụng buổi biểu diễn hoặc bảnghi âm, và mọi con số hoặc mã ký hiệu thể hiện thông tin đó, khi các mụcthông tin này được gắn với bản sao của buổi biểu diễn đã được định hình hoặc
Trang 16bản ghi âm hoặc xuất hiện cùng với việc truyền đạt hoặc cung cấp buổi biểudiễn đã được định hình hoặc bản ghi âm tới công chúng" [The WIPOPerformances and Phonograms Treaty (1996), Art 19]
Hạn chế:
Dù biện pháp công nghệ được sử dụng có tài tình đến đâu thì cũng cónhững cách thức tinh vi ngang bằng được sử dụng nhằm vô hiệu hóa chúng.Ví dụ, với trường hợp tác giả sử dụng hệ thống chống sao chép văn bản trựctiếp, cách thức này chỉ có thể ngăn sự sao chép tạm thời vì người sử dụng cóthể chép lại văn bản bằng tay hoặc in văn bản ra, sau đó đánh máy vào mộttrang văn bản mới trên máy tính Cách sao chép này có vẻ bất tiện nhưng nóđặt người sử dụng vào tình thế phải sử dụng vì mục đích cá nhân.
Đạt được:
Những ý niệm về sự mất an toàn trên mạng Internet làm cho các tác giả hạnchế việc đưa các công trình giá trị lên mạng Internet Điều này mất đi một lợiích to lớn mà Internet đem lại cho người sử dụng Các biện pháp công nghệtrên đã giúp cho hệ thống bảo vệ bản quyền trên Internet được hoàn thiện hơn.Tuy các biện pháp công nghệ này không bảo vệ một cách hoàn toàn quyền tácgiả nhưng lại đủ tinh vi để có thể ngăn chặn việc tìm kiếm của những củanhững tác phẩm thông thường để vô hiệu hóa hành vi xâm phạm bản quyền.Trong thời gian đó, luật sẽ được sửa lại để đối phó với những mối đe dọa lớnhơn từ các tin tặc, những người coi vô hiệu hóa pháp luật như là nghề của họ.
b) Yêu cầu chấm dứt xâm phạm và bồi thường thiệt hại
Trước khi đưa sự việc ra nhờ bên thứ ba giải quyết, thông thường chủ sởhữu bản quyền thường dàn xếp ổn thỏa để tránh chi phí kiện tụng Các biệnpháp hòa giải thường là yêu cầu bên vi phạm chấm dứt xâm phạm và bồithường một mức tiền hợp lý dựa trên tổn thất mà chủ sở hữu bản quyền chịu.Tại Mỹ, chủ sở hữu bản quyền thường chấp nhận mức bồi thường khoảng từ
Trang 173000$ đến 5000$ Biện pháp này nếu đạt được sự đồng thuận của cả hai bênsẽ là một biện pháp hết sức hiệu quả vừa giúp cho chủ sở hữu quyền tự bảo vệtác phẩm của mình vừa hạn chế được việc tiếp tục xâm phạm bản quyền củabên vi phạm.
c) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài
Khi không thể thỏa thuận hòa giải được, để tự bảo vệ quyền lợi, lợi íchhợp pháp của mình, chủ sở hữu bản quyền có thể khởi kiện ra tòa án hoặctrọng tài Tòa án hoặc trọng tài sẽ thực hiện giải quyết tranh tụng và có biệnpháp cưỡng chế đối với bên vi phạm Cách giải quyết này là hình thức phổbiến nhất được chủ sở hữu bản quyền sử dụng hiện nay Tại Mỹ, khi đã nhờđến sự giúp đỡ của bên thứ ba, chủ sở hữu có thể chọn bồi thường thiệt hạitheo luật định tối thiểu là 250$ đến mức tối đa là 10.000 $ Tòa án có thể điềuchỉnh giới hạn này dựa trên sự cố ý và vô ý của bên vi phạm Bên vô ý viphạm có thể chứng minh thiện chí của mình và có thể giảm mức phạt xuốngcòn 100$ Trong khi đó bên cố ý xâm phạm bản quyền có thể bị tòa tuyênphạt lên đến 50.000 $.
2.2.2 Biện pháp dân sự
Khi tranh tụng về xâm phạm bản quyền qua Internet được đưa ra tòa, tòaán có thể áp dụng các biện pháp dân sự để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vixâm phạm Biện pháp dân sự bao gồm các biện pháp sau:
+ Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm:
Đây là mệnh lệnh của tòa án mà thường cấm bên vi phạm tiếp tục xâmphạm bản quyền qua Internet Mệnh lệnh này có thể bao gồm yêu cầu dừng sửdụng tác phẩm bị xâm phạm bản quyền, xin lỗi, cải chính công khai Nếu bênvi phạm không tuân theo, tòa án có thể sử dụng biện pháp cưỡng chế nhưphạt vi phạm hoặc các hình phạt hình sự khác.
+ Buộc tiêu hủy hoặc thu hồi đối tượng xâm phạm bản quyền:
Trang 18Mệnh lệnh này của tòa có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn Bên vi phạm cóthể bị buộc thu hồi lại đối tượng xâm phạm bản quyền và những thiết bị sửdụng để thực hiện hành vi xâm phạm bản quyền Sau khi thu hồi, tòa có thểbuộc phân phối hoặc buộc đưa vào sử dụng các đối tượng đó với mục đích phithương mại hoặc thậm chí tiêu hủy nếu cần thiết với điều kiện không làm ảnhhưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu Nếu bên viphạm không thể thực hiện điều này vì có thể đối tượng này đã bị bán đi thìtòa án có thể yêu cầu chuyển đổi đối tượng thu hồi thành một mức tiền phạthợp lý.
+ Buộc bồi thường thiệt hại:
Mức bồi thường thiệt hại thông thường dựa trên mức thiệt hại thực tế màchủ sở hữu bản quyền phải chịu do hành vi xâm phạm bản quyền gây ra Thiệthại này bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần cho chủ sở hữubản quyền
Thiệt hại vật chất :
Thiệt hại vật chất thường bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sútvề thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngănchặn, khắc phục thiệt hại [ Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (2005), Điều 204,Khoản 1a]
Ngoài ra, mức thiệt hại này còn được tính với lợi nhuận tăng thêm tạo rabởi bên vi phạm để xác định mức bồi thường thiệt hại Trong trường hợpkhông thể xác định được mức bồi thường thiệt hại vật chất theo các căn cứtrên thì mức bồi thường thiệt hại vật chất do Tòa án ấn định, tùy thuộc vàomức độ thiệt hại do bên vi phạm gây ra
Thiệt hại tinh thần:
Trang 19Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uytín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tácphẩm [Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (2005), Điều 204, Khoản 1b]
Trong trường hợp chủ sở hữu bản quyền có thể tự xác định được thiệt hạivề tinh thần có thể yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường về tinh thầntrong giới hạn do luật pháp quy định tùy theo mức độ thiệt hại.
Ngoài các khoản bồi thường thiệt hại trên, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ cóthể yêu cầu Tòa án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm bản quyềnphải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư và các chi phí khác để thực hiệntranh tụng tại Tòa.
2.2.3 Biện pháp xử phạt hành chính:
Các hành vi xâm phạm bản quyền qua Internet bị xử phạt hành chính baogồm hành vi xâm phạm bản quyền gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc choxã hội và hành vi không chấm dứt xâm phạm bản quyền mặc dù đã được chủsở hữu bản quyền thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó Haihình thức xử phạt hành chính thông thường là cảnh cáo và phạt tiền
+ Cảnh cáo: Hình thức cảnh cáo trong xử phạt hành chính có thể là ngắt
đường truyền Internet trong thời gian nhất định hay một tiến trình cảnh báoliên tục với các biện pháp công nghệ nhằm vào những đối tượng liên tục cóhành vi xâm phạm bản quyền qua Internet.
+ Phạt tiền: Mức tiền phạt trong xử phạt hành chính thông thường được
ấn định ít nhất bằng giá trị đối tượng xâm phạm được phát hiện ra và nhiềunhất không vượt quá 5 lần giá trị đó [ Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (2005),Điều 214, Khoản 4] Tại Việt Nam hiện nay, mức phạt hành chính tối đa đốivới xâm phạm bản quyền sở hữu trí tuệ là 500 triệu đồng [Pháp lệnh sửa đổi,bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số04/2008/UBTVQH12]
Trang 20Đây là một bước tiến quan trọng trong việc thiết lập khung pháp lý về Sởhữu trí tuệ của Việt Nam.
2.2.4 Biện pháp hình sự:
Các cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm bản quyền có yếu tố cấu thành tộiphạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.[Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (2005), Điều 212] Tội phạm hình sự có thể làtội phạm cố ý xâm phạm bản quyền với mục đích thương mại hoặc tài chínhcá nhân và tội phạm xâm phạm bản quyền quy mô quốc tế Biện pháp hình sựcó thể khác nhau tùy mức độ xâm phạm bản quyền và tùy theo luật các quốcgia quy định Tại Anh, có 2 trường hợp xử phạt hình sự tùy theo mức độnghiệm trọng của tội Thứ nhất là phạt tù 6 tháng cộng với mức phạt khôngvượt quá 5000 Bảng Thứ hai là mức phạt không giới hạn và tù 10 năm đốivới xâm phạm bản quyền qua Internet một cách chủ ý với mục đích thươngmại hoặc kinh doanh bất hợp pháp.
2.2.5 Các biện pháp bảo vệ chống lại xâm phạm bản quyền qua Internetkhác:
Ngoài các biện pháp bảo vệ chống lại xâm phạm bản quyền qua Internetđã nói ở trên, còn có các biện pháp sáng kiến khác rất hiệu quả.
+ Biện pháp khuyến khích:
Các biện pháp này thông thường đánh vào tâm lý người sử dụng Internet.Biện pháp này có thể bao gồm việc giảm giá các tác phẩm bản quyền cungcấp trên mạng Internet để hướng đến các đối tượng xâm phạm bản quyền vìkhông có tiền để mua trực tuyến như sinh viên, tầng lớp bình dân trong xãhội Ngoài ra có các biện pháp khuyến khích hiệu quả khác như đầu tư thiếtlập cổng trực tuyến cho phép khách hàng tiếp cận hợp pháp đến các tác phẩmbản quyền trên Internet
Trang 21+ Biện pháp giáo dục:
Biện pháp giáo dục là một biện pháp hết sức quan trọng trong thời đạiInternet hiện nay Theo một nghiên cứu của Microsoft tại Mỹ, phần lớn giớitrẻ là đối tượng xâm phạm bản quyền qua Internet Trong cuộc điều tra này,một nửa giới trẻ được phỏng vấn nói rằng chúng không biết luật và chỉ có11% trong số chúng hiểu rõ luật hiện hành đối với việc download tranh ảnh,sách báo văn học, âm nhạc hay những phần mềm Việc giáo dục giới trẻ cũngnhư các bậc cha mẹ ý thức được hành vi xâm phạm bản quyền có ảnh hưởngrất lớn trong thời đại hiện nay Biện pháp này đã đạt được những thành côngđáng kể tại một số các quốc gia trên thế giới.
2.3 Các cơ quan tham gia bảo vệ chống xâm phạm bản quyền qua Internet
Việc xử lý cũng như giám sát các hành vi xâm phạm bản quyền quaInternet là nhiệm vụ của nhiều cơ quan chức năng khác nhau, có phạm vinhiệm vụ và quyền hạn khác nhau thực hiện Các cơ quan chức năng chínhbao gồm:
Hệ thống Tòa án:
Việc áp dụng các biện pháp dân sự, hình sự đối với xâm phạm bản quyềnqua Internet thuộc thẩm quyền của tòa án [ Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam(2005), Điều 200, Khoản 2] Vì mệnh lệnh của Tòa án có tính cưỡng chế vớimọi đối tượng nên hầu hết các vụ tranh chấp liên quan đến quyền tác giả nóichung và liên quan đến xâm phạm bản quyền qua Internet nói riêng đều đượcxử lý tại Tòa án Tại Việt Nam, Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyếtcác tranh chấp về quyền tác giả cụ thể được quy định tại Điều 759 Bộ luậtDân sự (BLDS), Điều 33 Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủvề " Hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật dânsự" và Điều 10 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự(PLTTGQCVADS).
Trang 22Ngoài ra, Tòa án có quyền ra quyết định các biện pháp phạt tăng thêmhoặc các biện pháp xử lý xâm phạm khác dựa trên sự xem xét hợp lý vi phạm.Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạmthời theo quy định của pháp luật.
Hệ thống hành chính
Đối với vấn đề xâm phạm bản quyền qua Internet nói riêng và xâm phạmbản quyền nói chung, tại các quốc gia khác nhau có các cơ quan thực thi xử lýkhác nhau Tuy nhiên, các cơ quan này đều có nhiều điểm chung giữa cácquốc gia với hệ thống hành chính đầy đủ các cơ quan chuyên môn với từngnhiệm vụ khác nhau.
- Chính phủ: Chính phủ thực hiện nhiệm vụ thống nhất nhà nước về bảo
hộ bản quyền trên phạm vi cả nước Chính phủ có thể đưa ra các chính sáchnhằm chống lại xâm phạm bản quyền qua Internet bằng các nghị định, thôngtư liên quan và bắt buộc tất cả các cơ quan chức năng liên quan đều phải tuântheo quy định trong các văn bản thông tư, nghị định này.
- Bộ Văn hóa - Thông tin: Bộ Văn hóa - Thông tin là cơ quan của Chính
phủ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo hộ quyền tác giả Cơ quan nàycó các nhiệm vụ và quyền hạn như xây dựng các chủ trương, chính sách vềchống xâm phạm bản quyền qua Internet, ban hành theo thẩm quyền hoặctrình chính phủ để ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề này,hợp tác quốc tế về bản quyền [Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996 củaChính phủ về " Hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trongBộ luật dân sự", Điều 29]
- Cục Bản quyền tác giả Văn học - Nghệ thuật: Cơ quan này có nhiệm vụ
giúp đỡ Bộ Văn hóa - Thông tin thực hiện quản lý nhà nước về bản quyền nhưsoạn thảo các dự luật, pháp luật, nghị định và các văn bản pháp quy khác liênquan đến bản quyền ; hướng dẫn Sở văn hóa - thông tin quản lý nhà nước về
Trang 23bản quyền tại địa phương; tổ chức, thực hiện việc hợp tác với nước ngoài, cáctổ chức quốc tế về bản quyền; tuyên truyền phổ biến pháp luật về vấn đề bảnquyền và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ có liên quan ởTrung ương và địa phương [ibid., Điều 30]
- Thanh tra chuyên ngành văn hóa - thông tin: thanh tra chuyên ngành
văn hóa thông tin có thể trực thuộc Bộ Văn hóa Thông tin hoặc Sở văn hóa thông tin tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Bộ phận này có nhiệm vụ xửlý, giải quyết tranh chấp liên quan đến xâm phạm bản quyền tác giả
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo hộ bảnquyền tại địa phương mình [ibid.,Điều 32]
- Sở Văn hóa - Thông tin: Cơ quan này có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện pháp luật bảo hộ bảnquyền tại địa phương [ibid.]
- Các bộ ngành liên quan khác như cơ quan quản lý thị trường, cảnh sátkinh tế, an ninh văn hóa : Các cơ quan này đều có nhiệm vụ thanh tra, quản
lý, giám sát, xử lý các trường hợp xâm phạm bản quyền qua Internet Họ cóthể làm việc riêng theo từng nhiệm vụ được giao hoặc kết hợp lại với nhautrong một nhiệm vụ chung chống lại xâm phạm bản quyền qua Internet Cáccơ quan này đều có thẩm quyền áp dụng biện pháp hành chính khi phát hiệnra đối tượng xâm phạm bản quyền qua Internet Trong trường hợp cần thiết,các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hànhchính Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính có thể đượcáp dụng đối với xâm phạm bản quyền qua Internet gồm có biện pháp tạm giữngười, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, khám xét [ibid., Điều 39]
Các tổ chức quản lý tập thể
Trang 24Tại mỗi quốc gia, với mỗi lĩnh vực khác nhau có các tổ chức bảo hộquyền tác giả khác nhau Các lĩnh vực này thông thường bao gồm âm nhạc,điện ảnh, tác phẩm văn học, tác phẩm thu âm, phần mềm Các cơ quan nàythực hiện các nhiệm vụ khác nhau để bảo vệ quyền lợi cho nhóm tác giả vềlĩnh vực liên quan Ví dụ như tại Mỹ, RIAA - Hiệp hội công nghiệp ghi âmHoa Kỳ thành viên bao gồm các hãng đĩa và nhà phân phối trên khắp Hoa Kỳ.Hoạt động chính của RIAA là quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật, cấp phép bảnquyền và bảo hộ quyền tác giả âm nhạc Ngoài ra, MPAA - Hiệp hội điện ảnhHoa Kỳ với thành viên là các hãng phim thực hiện nhiệm vụ bảo hộ tác phẩmđiện ảnh bằng cách gây khó khăn khi ai đó muốn tải xuống hay đặt tác phẩmghi hình ấy lên trang web cá nhân Và rất nhiều các Hiệp hội, tổ chức khácthực hiện nhiệm vụ bảo vệ bản quyền chống lại xâm phạm bản quyền quaInternet.
Tại Việt Nam có VCPMC - Trung tâm bảo vệ Bản quyền tác giả âm nhạcViệt Nam , RIAV - Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam, VLCC - Trungtâm quyền tác giả văn học Việt Nam, VINASA - Hiệp hội doanh nghiệp phầnmềm Việt Nam và gần đây nhất là VIETPRO - Hiệp hội quyền sao chép ViệtNam Các cơ quan này kết hợp với các cơ quan khác như Bộ Văn hóa Thểthao và Du lịch, Cục bản quyền tác giả cùng nhau phối hợp chống lại xâmphạm bản quyền qua Internet.
Trên cấp độ quốc tế, có rất nhiều cơ quan chuyên trách bảo vệ bản quyềnchống lại xâm phạm bản quyền qua Internet có thể kể đến như Tổ chức sởhữu trí tuệ thế giới WIPO ( World Intelletual Property Organisation), Trungtâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp BSA (Business SoftwareAlliance)
Tóm lại, cách thức truyền thông qua Internet khác với các hình thức
truyền thông khác Đối với các hình thức truyền thông thông thường, thông
Trang 25tin được truyền tải từ một người truyền tin chủ động đến một nhóm người thụđộng tiếp nhận thông tin Nhưng đối với truyền thông qua Internet, thông tinđược chuyển giao một cách tương tác theo nhu cầu từ phía các cá nhân khácnhau tại thời gian và địa điểm mà họ lựa chọn Vì thế vấn đề xâm phạm bảnquyền qua Internet trở thành một vấn đề được toàn thế giới quan tâm với cáchình thức xâm phạm tinh vi và cần một hành lang pháp lý thật sự hiệu quả đểđối phó
Trang 26
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM XỬ LÝ XÂM PHẠMBẢN QUYỀN QUA INTERNET CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA
1 Xâm phạm bản quyền qua Internet tại Mỹ:
1.1 Thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet tại Mỹ1.1.1 Tình hình sử dụng Internet tại Mỹ
Mỹ đứng thứ hai trong số 20 quốc gia dẫn đầu thế giới về số lượng ngườidùng Internet chỉ sau Trung Quốc Tính đến 30/10/2009, số người sử dụngInternet của Mỹ đã chiếm 24.9% số lượng người dùng Internet trên toàn thếgiới.
Dân số Mỹ ước tính khoảng 927 triệu người trong khi đó số lượng người sửdụng Internet chiếm 46.6% dân số của quốc gia này Mức độ tăng trưởngtrong số người sử dụng Internet tại Mỹ năm 2009 so với năm 2000 đã đạt mứctăng trưởng 242.4% Sự tăng trưởng vượt bậc này thể hiện xu hướng gia tăngnhanh chóng trong những năm vừa qua, đồng thời dự báo sự tiếp tục tăngnhanh trong lượng người sử dụng Internet của Mỹ so với toàn thế giới trongnhững năm tiếp theo.
Trang 27Bảng 2.1 Số liệu thống kê số người sử dụng Internet và dân số nước Mỹ
Dân số
(ước tính năm2009)
% Dânsố thếgiới
Số người sửdụng Internet
Chiếm %dân số
Sự tăngtrưởng sốlượngngười dùng(2000-2009)
% sốlượngngườidùng sovới thếgiớiToàn
nước Mỹ
927,494,299 13.7% 431,939,479 46.6% 242.4% 24.9%Phần
còn lạicủa TG
1.1.2 Thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet tại Mỹa) Sự phổ biến của xâm phạm bản quyền qua Internet tại Mỹ
Xâm phạm bản quyền qua Internet tại Mỹ hết sức phổ biến với rất nhiềucác trang chia sẻ dữ liệu trực tuyến P2P bất hợp pháp Hệ thống chia sẻ dữliệu trực tuyến này khởi điểm là Napster và sau đó là hàng loạt hệ thống khácxuất hiện như Aimster, KaZaA và Grokster sử dụng mạng FastTrack,
Trang 28Morpheus sử dụng mạng Gnutella Ước tính tại Mỹ, đến 99% tất cả các filechuyển giao thông qua mạng chia sẻ dữ liệu P2P đều bất hợp pháp và cókhoảng 5.16 tỷ file nhạc bất hợp pháp được chia sẻ qua hệ thống P2P chỉtrong năm 2001 Theo tổ chức Pew tại Mỹ, 31% giới trẻ Mỹ đã từng sử dụngchương trình Instant Message để chia sẻ nhạc và video.
Hệ thống P2P cho phép mọi người có thể chia sẻ hàng nghìn bài hát vớinhiều đối tượng khác nhau cùng một lúc và chỉ với một cú nhấp chuột Vì thế,sự phát triển của mạng chia sẻ dữ liệu trực tuyến P2P phát triển song hành vớixu hướng phổ biến của nạn xâm phạm bản quyền qua Internet tại Mỹ Theo tổchức thế giới của ngành công nghiệp thu âm, do tình trạng download và chiasẻ dữ liệu trái phép, lượng bán đĩa nhạc thu âm đã giảm 18% tại Mỹ chỉ giữanăm 2007 và 2008 Theo nghiên cứu của nhóm nghiên cứu thị trường tiêudùng NDP, có đến 8% các hộ gia đình Mỹ đã từng download ít nhất mộtvideo bất hợp pháp thông qua hệ thống chia sẻ dữ liệu trực tuyến P2P từ06/12/2006 đến tháng 3 năm 2007 [28]
b) Thiệt hại của xâm phạm bản quyền qua Internet đối với Mỹ:
Theo báo cáo của Viện đổi mới chính sách IPI (Institute for PolicyInnovation) mang tên " The True Cost of Copyright Piracy Industry to the USEconomy", hàng năm nước Mỹ thiệt hại 58 tỷ USD và 373,375 việc làm Laođộng Mỹ hàng năm mất khoảng 16.3 tỷ USD thu nhập trong đó bao gồm 7.2tỷ thu nhập từ lao động trong ngành công nghiệp ghi âm và 91 tỷ USD thunhập lao động các ngành công nghiệp khác tại Mỹ Chính phủ Mỹ cũng bịthất thu 2.6 tỷ USD thu nhập thuế hàng năm trong đó bao gồm 1.8 tỷ USDthuế thu nhập cá nhân và 800 triệu USD thuế đánh trên sản phẩm [43]
1.2 Kinh nghiệm xử lý xâm phạm bản quyền tại Mỹ
Mỹ là quốc gia có hệ thống các biện pháp xử lý xâm phạm bản quyền quaInternet đầy đủ nhất, hiệu quả nhất Các biện pháp tự bảo vệ, dân sự, giáo
Trang 29dục, khuyến khích được kết hợp chặt chẽ với nhau với mục tiêu chung là bảovệ bản quyền chống lại hành vi xâm phạm qua Internet.
1.2.1 Biện pháp tự bảo vệ đa dạng:
Rất nhiều sáng kiến đã được đưa ra bởi các công ty, các hãng phần mềm,nhạc số, video để tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình chống lại xâmphạm bản quyền qua Internet Các biện pháp tự bảo vệ được dùng chủ yếu làcác biện pháp công nghệ
- Biện pháp kỹ thuật: Các biện pháp kỹ thuật được các tổ chức bảo vệ
quyền tác giả đưa ra bao gồm:
Khóa các đường dẫn tới các trang web âm nhạc thực hiện hành vi xâmphạm bản quyền qua Internet.
Đây là nỗ lực của các công ty thu âm tại Mỹ trong việc tìm kiếm hànhđộng pháp lý để tác động trực tiếp tới các nhà cung cấp dịch vụ mạng Họnghĩ rằng cách thức này khả thi hơn việc nỗ lực đưa ra các phán quyếtquốc tế đối với chủ các website khắp nơi trên thế giới.
Sử dụng công cụ tìm kiếm:
Các công cụ tìm kiếm được các tổ chức bảo vệ quyền tác giả sử dụng để
điều tra các website cung cấp phim bản quyền bất hợp pháp trên mạngchia sẻ dữ liệu trực tuyến P2P và sau đó gửi những bức thư cảnh báo liêntục tới người dùng thông qua các công ty cung cấp dịch vụ Internet của họ.Đây là cách mà ngành công nghiệp sản xuất phim của Mỹ sử dụng để tựbảo vệ mình chống lại các hành vi xâm phạm bản quyền qua Internet Yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ mạng cung cấp tốc độ đường truyềnthấp:
Cách này được sử dụng để nhằm vào các đối tượng thường xuyêndownload phim bất hợp pháp Với phương pháp này, người dùng Internetkhông thể download các file phim có dung lượng lớn và để thỏa mãn nhu
Trang 30cầu của mình họ sẽ lựa chọn download các bộ phim một cách hợp phápthông qua trả một mức phí hợp lý.
Cung cấp file âm nhạc hoặc những đoạn phim chỉ có một phần giớihạn tác phẩm trên mạng chia sẻ dữ liệu P2P
Biện pháp này cũng khuyến khích người dùng mua các bản nhạc cũngnhư các bộ phim một cách hợp pháp để có chất lượng tốt hơn.
Đưa vào các phần mềm các chương trình kiểm tra tính xác thực đểngăn chặn sao chép
Cách thức này được Microsoft áp dụng thành công bằng chương trìnhkiểm tra tính xác thực của Window - WGA khiến cho quá trình sao chépvà phát tán các bản sao sản phẩm của hệ điều hành này trở nên khó khănhơn Biện pháp này cũng được áp dụng thành công tại một số khu vựckhác ngoài Mỹ ví dụ như tỷ lệ xâm phạm bản quyền Window tại Tây Âuđã giảm xuống còn 34% so với mức 78% năm 1991 [35]
- Biện pháp thông tin quản lý quyền:
Biện pháp này được thực hiện bằng cách quản lý thông tin của các địa chỉIP thực hiện việc download và chia sẻ dữ liệu bất hợp pháp trên mạngInternet Ví dụ như tập đoàn Intergrated Information Systems tại Mỹ đã cóthỏa thuận 1 triệu USD với RIAA để theo dõi việc download chia sẻ nhạcMp3 bất hợp pháp trên mạng cộng tác Sau đó, RIAA sẽ ép nhà cung cấp dịchvụ mạng trực tuyến tiết lộ tên của khách hàng bị buộc tội là chia sẻ file bấthợp pháp quy mô lớn để có các biện pháp xử phạt cũng như bồi thường thiệthại.
Nhìn chung, các biện pháp tự bảo vệ được các chủ sở hữu bản quyền tạiMỹ thực hiện hết sức đa dạng Điều này thể hiện nỗ lực của các chủ sở hữubản quyền trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trong môi trườngkỹ thuật số phức tạp.
Trang 311.2.2 Biện pháp hình sự và dân sự có tính răn đe cao:
Hình phạt đối với xâm phạm bản quyền qua Internet của Mỹ khá cao vớimức phạt vi phạm lần đầu tiên có thể lên tới 500,000$ hoặc 5 năm tù giam.Đối với mức vi phạm tái diễn có thể chịu mức phạt 1 triệu $ hoặc 10 năm tùgiam Tùy mức độ nghiêm trọng của xâm phạm mà hình phạt có thể khácnhau Tòa án không quy định hình thức xử phạt cho bất kỳ loại hình xâmphạm bản quyền qua Internet nhất định nào Tòa án cũng đưa ra các mức phạtbổ sung rất nặng đối với các đối tượng người dùng Internet có hành vi xâmphạm bản quyền qua Internet.
Ví dụ về trường hợp một sinh viên tên Joel Tenenbaum đã bị Tòa án Mỹtuyên phạt 675,000 $ vì tải bất hợp pháp 30 bài hát vào tháng 8 năm 2009.Mức phạt này tương đương với mức phạt lên đến 22,500$ một bài hát [41]
Một trường hợp đáng chú ý khác là bà Jammie Thomas Rasset bị Tòa ántuyên phạt mức 1.92 tỷ USD vì tải nhạc bất hợp pháp khoảng 1,700 bài hát vềmáy tính gia đình bằng mạng chia sẻ dữ liệu trực tuyến KaZaA Ban đầu, Tòaán chỉ phạt bà Jammie 220,000$ với 1,700 bài hát tải bất hợp pháp Tuynhiên, vụ án đã được quyết định xét xử lại do quy trình xét xử diễn ra khôngđúng trình tự Vụ xét xử lại chỉ cáo buộc bà Jammie xâm phạm bản quyền 24bài hát nhưng số tiền phạt lại tăng đến 1.92 tỷ USD, tương đương với khoảng80,000 $ cho một bài hát [1] Đây là mức phạt nặng tay của Tòa án Mỹ đốivới xâm phạm bản quyền qua Internet cấp độ cá nhân và hộ gia đình Mứcphạt này cũng chính là tấm gương cho Tòa án các quốc gia khác, thể hiệnmức độ nghiêm trọng của xâm phạm bản quyền qua Internet.
Biện pháp hình sự mạnh tay tại Mỹ có thể nói đến vụ Mỹ đã kết tội 15 thànhviên của Apocalypse Production Crew, tổ chức tội phạm ăn cắp bản quyền âmnhạc lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ Thành viên thứ 15 của tổ chức này tên BarryGitarts, 25 tuổi bị kết tội vì đã tham gia vào các hoạt động ăn cắp và phát tán cácsản phẩm nội dung còn chưa được phát hành ra thị trường Gitarts bị buộc tội là
Trang 32đối tượng đã đứng ra chi trả mức phí để duy trì hoạt động và vận hành máy chủcho tổ chức Tòa án liên bang Mỹ tuyên án Gitarts 5 năm tù và mức phạt 250,000USD và bị buộc trả lại mọi sản phẩm âm nhạc đã ăn cắp Hình phạt này có tínhrăn đe rất lớn đối với các loại tội phạm xâm phạm bản quyền qua Internet nghiêmtrọng tại Mỹ.
1.2.3 Biện pháp giáo dục hoàn thiện:
+ Đối tượng học sinh, sinh viên
Đối tượng giáo dục ý thức về xâm phạm bản quyền qua Internet tại Mỹchủ yếu vẫn là giới trẻ độ tuổi đi học Theo nghiên cứu của Microsoft, giới trẻlà đối tượng xâm phạm bản quyền chiếm đa số tại Mỹ và đặc biệt là giới trẻ từlớp 7 đến lớp 10 có xu hướng download bất hợp pháp mặc dù chúng biết cácquy tắc pháp luật đối với việc tải và chia sẻ dữ liệu trực tuyến
Microsoft cho rằng sự thiếu hiểu biết về luật và những hướng dẫn đối vớiviệc download trên Internet làm cho giới trẻ nghĩ rằng hình phạt là không cầnthiết và hành động download bất hợp pháp không đến nỗi ghê gớm bằng hànhđộng trộm cắp Chỉ có 48% được điều tra có ý kiến rằng hình phạt là hợp lýđối với việc download bất hợp pháp trong khi đó 90% có ý kiến rằng hìnhphạt chỉ thích hợp với việc ăn cắp, ăn trộm Ngoài ra, đối với giới trẻ , ví tiềncòn eo hẹp nên việc download bất hợp pháp có thể tiết kiệm cho họ một sốtiền đáng kể Chương trình giáo dục của Microsoft tập trung vào việcchuẩn bị cho những học sinh, sinh viên bước vào kỷ nguyên kỹ thuật số, giúpchúng hiểu được một cách đầy đủ việc xâm phạm bản quyền qua Internet ảnhhưởng đến cuộc sống của chúng như thế nào
Để bổ sung cho chương trình giảng dạy và đề cao việc giáo dục này,Microsoft cũng tạo ra một website tương tác tại địa chỉ http:// www.mybytes.comđể giúp cho giới trẻ có thể tìm hiểu và trao đổi về quyền sở hữu trí tuệ Ngoài ra,Microsoft còn trộn lẫn các âm thanh độc quyền của Microsoft Window tạo thànhmột bản nhạc chuông độc đáo cho phép người sử dụng có thể download làm nhạc
Trang 33chuông điện thoại Bản nhạc này của Microsoft thật sự ấn tượng và có tầm ảnhhưởng lớn tới nhận thức của giới trẻ
Một sự kiện khác được Microsoft thực hiện nhằm giáo dục ý thức về xâmphạm bản quyền qua Internet trong năm 2008 là phát động "Ngày chống xâmphạm bản quyền toàn cầu" Chiến dịch này nhằm thu hút sự chú ý của dư luậntới các nỗ lực chống xâm phạm bản quyền của hãng Trong khuôn khổ sựkiện này, Microsoft thắt chặt các nỗ lực chống xâm phạm bản quyền tại 49quốc gia trên thế giới và bắt đầu bằng một vụ kiện bản quyền tại Mỹ.
Ngoài ra, các trường đại học và cao đẳng tại Mỹ cũng thực hiện cácphương thức giáo dục hướng đến đối tượng học sinh, sinh viên Một cuộcđiều tra trên mạng Internet mang tên " The Campus Costs of P2PCompliance" đã đưa ra báo cáo dựa trên điều tra chi phí ngăn chặn chia sẻ dữliệu bất hợp pháp tại 321 trường Đại học và Cao đẳng tại Mỹ bao gồm cả chiphí tiền bạc và thời gian Theo báo cáo này, việc giáo dục chống xâm phạmbản quyền qua Internet có thể tiêu tốn đối với các trường khoảng từ 350,000$đến 500,000 $ hàng năm Chi phí này bao gồm cả chi phí cài đặt và quản lýcác chương trình ngăn chặn dữ liệu P2P và chi phí thời gian cần thiết để thựchiện quản lý thông tin cá nhân người sử dụng [33].
+ Đối tượng các bậc phụ huynh:
Các bậc phụ huynh là những người có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi củacon cái họ Vì thế, ngoài những đối tượng thông thường như học sinh, sinhviên, RIAA của Mỹ hướng hoạt động giáo dục chủ yếu đến các bậc phụhuynh Một chương trình mang tên "Parental Advisory Label" viết tắt PAL đãđược thực hiện bởi các công ty, hãng thu âm tại Mỹ mà quản lý chương trìnhchính là RIAA Mitch Bainwol, giám đốc điều hành của RIAA đã phát biểu:
" Chương trình này là một công cụ giúp cho các bậc phụ huynh có thể lựachọn khi nào những đứa trẻ có thể được nghe những bản thu âm khác nhau" [39]
Trang 34Tóm lại, Mỹ là một quốc gia rất chú trọng đến vấn đề xâm phạm bản
quyền qua Internet với hàng loạt các biện pháp được thực hiện với nỗ lựcchung chống xâm phạm bản quyền Theo cuộc điều tra mới đây do NPD thựchiện, download bất hợp pháp từ các trang chia sẻ dữ liệu trực tuyến P2P tạiMỹ đã giảm 25% [18] Điều này thể hiện sự hiệu quả trong công tác bảo vệchống xâm phạm bản quyền qua Internet tại Mỹ.
2 Xâm phạm bản quyền qua Internet tại Pháp
2.1 Thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet tại Pháp2.1.1 Tình hình sử dụng Internet tại Pháp
Tại Pháp, con số người sử dụng Internet và tổng số các website thươngmại đã tăng mạnh Chỉ mới năm 2007 đã có khoảng 32 triệu người sử dụngInternet và hơn 21 triệu khách hàng trực tuyến tại Pháp Doanh số bán lẻ trựctuyến trong năm 2007 ước chừng 22 tỷ USD và chiếm 72% tổng lượng bántoàn quốc gấp hơn nhiều lần so với con số 8% năm 2000 Tổng lượng bántrực tuyến của sản phẩm và dịch vụ tăng 33% từ năm 2006 đến năm 2007 đãthể hiện rằng Internet sẽ giữ vai trò chủ đạo trong doanh số bán hàng trongtương lai Có thể thấy sự tăng mạnh trong tổng số người sử dụng Internet từnăm 2000 tính đến năm 2008 như sau:
Bảng 2.2 Thống kê việc sử dụng Internet và dân số của Pháp
dụng InternetDân số
Chiếm % dânsố
Trang 35Theo thống kê tính đến 30/09/2009, Pháp đứng thứ 9 trong số 20 quốc giadẫn đầu về số người sử dụng Internet Theo thống kê này, dân số Pháp năm2009 là 62,150,775 người trong đó số người sử dụng Internet tính đến cuốitháng 9 là 43,100,134 người, chiếm 69.3% dân số Pháp và chiếm 2.5% sốngười sử dụng Internet trên toàn thế giới So với số lượng người sử dụngInternet năm 2000, số lượng người sử dụng Internet năm 2009 đã tăng407.1% Như vậy, có sự tăng trưởng đáng kể và thường xuyên số người sửdụng Internet tại Pháp qua các năm Internet đã trở nên ngày càng phổ biếnđối với hơn 62 triệu người dân Pháp Sự tăng trưởng này có xu hướng tiếpdiễn trong các năm tiếp theo [23]
2.1.2 Tình hình xâm phạm bản quyền qua Internet tại Phápa) Sự phổ biến của xâm phạm bản quyền qua Internet tại Pháp
Theo nghiên cứu của SNEP, tỷ lệ chia sẻ dữ liệu trực tuyến thông qua cáctrang chia sẻ dữ liệu trực tuyến P2P tại Pháp khá cao Tỷ lệ này chiếm 31%trong tổng số người dùng Internet tại Pháp và chỉ đứng thứ 2 sau Đức [7, tr.8]Các kênh chia sẻ dữ liệu mới cũng phát triển mạnh bao gồm nhiều gói phầnmềm chia sẻ dữ liệu trực tuyến khác nhau Ví dụ như phần mềm InstantMessaging bao gồm Window Live Messenger, Yahoo Messenger, AOL'sAIM và rất nhiều các phần mềm khác cho phép chia sẻ dữ liệu dễ dàng vànhanh chóng Ngoài chức năng cho phép chia sẻ dữ liệu trực tuyến, các phầnmềm này còn cung cấp đường dẫn tới những dịch vụ lưu trữ trực tuyến như làRapidshare, Megaupload, những phần dịch vụ lưu trữ trực tuyến cho phépdownload một cách dễ dàng [ ibid., tr.9] Vì thế tình trạng xâm phạm bảnquyền qua Internet như download bất hợp pháp, chia sẻ file bất hợp pháp xảy ra hết sức phổ biến tại Pháp Trong tác phẩm của mình, các tác giả cũngước tính rằng số lượng tác phẩm điện ảnh download qua Internet cao ngangvới số người đến rạp chiếu phim.[ibid., tr.5] Theo số liệu thống kê của
Trang 36ALPHA, số lượng download từ mạng P2P tại Pháp ước tính gần 14 triệu tạithời điểm tháng 6 năm 2008 Trung bình một ngày có khoảng 450,000 bộphim được download kể từ đầu năm 2008
b) Thiệt hại của xâm phạm bản quyền qua Internet đối với Pháp
Theo báo cáo của Phòng Thương mại Internet ICC, toàn châu Âu trongnăm 2008 đã bị thiệt hại gần 9 tỷ GBP tương đương với 185,000 công việc bịmất vì tình trạng xâm phạm bản quyền qua Internet Việc ăn cắp bản quyềnnhạc số, phim và các chương trình truyền hình đã dẫn tới thiệt hại bán lẻ 1.4tỷ GBP ICC còn dự báo rằng trước năm 2015, toàn châu Âu sẽ mất 215 tỷGBP tương đương với 1.2 triệu việc làm [11]
Đặc biệt tại Pháp, theo báo cáo tại cuộc họp Quốc hội Pháp đã thống kê trongvòng 5 năm qua, ngành công nghiệp âm nhạc đã thiệt hại 50% về cả lượng bán vàlợi nhuận tổng thể, các hãng ghi âm đã giảm 30% việc làm và số lượng nghệ sĩđăng ký đã giảm 40% một năm Các công ty sản xuất video cũng thiệt hại đáng kểvới doanh thu ngành công nghiệp giảm 35% cùng kỳ.[44]
Riêng trong năm 2007, doanh thu về lĩnh vực âm nhạc ước tính thiệt hạilên đến 369 triệu EU tương đương với 1,640 công việc bị mất, thiệt hại đốivới lĩnh vực điện ảnh là 234 triệu EU tương đương 2,419 công việc bị mất đivì xâm phạm bản quyền qua Internet [7, tr.5]
Trang 37Sơ đồ 2.1 Sự biến đổi trong số lượng download phim nửa đầu 2008 tại Pháp
Nguồn: Thống kê của Alpha, dữ liệu đầu năm 2008, Gibbs, p.24http://www.fafo.at/download/Anti-Piraterie/illegal_copying_in_France.pdf2.2 Kinh nghiệm xử lý xâm phạm bản quyền qua Internet tại Pháp
Đối diện với vấn đề về thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet, cácnhà làm luật của Pháp đã đưa ra rất nhiều biện pháp xử lý khác nhau, trong đócó thể kể đến hai Bộ luật Hadopi 1 và Hadopi 2 Bộ Luật Hadopi 1 tuy khôngđược quốc hội Pháp thông qua nhưng nó chính là tiền đề cho Bộ luật Hadopi2 về sau Cả hai Bộ luật này đều cung cấp giải pháp đối phó từng bước đốivới vấn đề xâm phạm bản quyền qua Internet Từ hai Bộ luật này có thể rút ramột số kinh nghiệm chính của Pháp trong việc xử lý xâm phạm bản quyềnqua Internet sau:
2.2.1 Biện pháp dân sự mạnh tay:
Giống như Anh, Pháp cũng thực hiện những biện pháp dân sự hết sứchiệu quả đối với vấn đề xâm phạm bản quyền qua Internet
Trang 38+ Mức phạt bồi thường có tính răn đe:
Đối với các vụ việc liên quan đến xâm phạm bản quyền, Tòa án Pháp xửphạt rất mạnh tay để nhằm răn đe và cảnh báo đối với các đối tượng xâmphạm bản quyền Có thể kể đến vụ việc Tòa án Pháp buộc tội Google về việccông bố các cuốn sách của Pháp trên thư viện trực tuyến mà chưa được sự chophép Thẩm phán của Pháp tuyên phạt Google với mức bồi thường thiệt hại là430,000$ cho nhà xuất bản Pháp La Martiniere Ngoài ra Google được yêucầu phải trả 10,000 Euro hàng ngày cho đến khi những cuốn sách của Phápđược dỡ xuống từ cơ sở dữ liệu trực tuyến Phán quyết này gây ra sự chú ýđối với rất nhiều quốc gia bởi vì các nhà xuất bản và các thư viện ở cả Mỹ vàChâu Âu đều phê bình Google trong việc scan hàng triệu cuốn sách và côngbố rộng rãi trên mạng Internet [15]
+ Hình phạt liên đới:
Đối với những người cố ý cho phép những người khác ăn cắp bản quyềntrực tuyến, Hình phạt này là 1,500 Bảng và chịu sự giám sát sử dụng Internettrong vòng một tháng Ví dụ như những đứa trẻ thực hiện hành vi sao chépbất hợp pháp thì các bậc cha mẹ sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới vì đã saonhãng việc quản lý con cái Hình phạt liên đới này bao gồm mức phạt 1,500Bảng và dịch vụ Internet mà gia đình sử dụng có thể bị cắt trong vòng mộttháng [30] Hãng tin Pháp AFP cho rằng đây là một đạo luật cứng rắn nhấttừ trước tới nay được đưa ra trong khuôn khổ cuộc đấu tranh chung chốngxâm phạm bản quyền qua Internet Bộ trưởng Bộ Văn hóa Pháp FredericMitterand đã hoan nghênh việc đưa ra luật này và nhấn mạnh rằng đã đến lúccần có các biện pháp kiên quyết để bảo hộ quyền tác giả [19]
+ Biện pháp dân sự bổ sung:
Biện pháp ngắt đường truyền Internet:
Biện pháp này được thể hiện rõ nhất trong Hadopi 1 và Hadopi 2 Hadopi2 dựa trên những điều khoản cơ sở của Hadopi 1 và sửa chữa những điều
Trang 39khoản mà quốc hội Pháp không thông qua Nhìn chung Hadopi 1 và Hadopi 2đưa ra một tiến trình cảnh cáo liên tục đối với những đối tượng xâm phạm bảnquyền qua Internet:
Đầu tiên, tài khoản người dùng có hành vi xâm phạm bản quyền quaInternet sẽ nhận được thư cảnh báo từ nhà cung cấp dịch vụ mạng bao gồmchi tiết thời gian xâm phạm diễn ra sau đó các tài khoản này sẽ chịu sự giámsát của các nhà cung cấp dịch vụ mạng và nhận được lời khuyên để xóa bỏhoặc dỡ xuống các tác phẩm xâm phạm bản quyền Sau thời gian bị giám sátkhoảng 6 tháng cho đến khi bản sao vi phạm được dỡ bỏ hoàn toàn sẽ có mộtlá thư xác nhận chi tiết thời gian bản sao xâm phạm được hủy Nếu bên viphạm tiếp tục hành vi xâm phạm bản quyền này, tòa án có quyền đưa ra phánquyết cắt dịch vụ Internet từ 2 tháng đến 1 năm và bị ghi vào danh sách "Internet Blacklist"
Đây là một trong những đạo luật cứng rắn nhất và nhận được sự ủng hộcủa Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy Bộ Văn hóa Pháp ước tính, chiểu theođạo luật này mỗi ngày sẽ có khoảng 1,000 người Pháp sử dụng Internet có thểbị ngắt mạng.
Đánh thuế lên các công ty thực hiện công cụ tìm kiếm:
Cùng với Google, các công cụ tìm kiếm khác của Microsoft, AOL, Yahoovà Facebook cũng sẽ bị áp thuế Google bị buộc tội làm giảm doanh thu âmnhạc vì mọi người thường bắt đầu tìm kiếm những tác phẩm âm nhạc bất hợppháp bằng Google Phán quyết này đã gặp phải sự phản đối quyết liệt từ cácnhà cung cấp công cụ tìm kiếm trên Internet Mức thuế đánh vào cổng thôngtin chưa được xác định chính xác trong các bản báo cáo của Pháp Người taước lượng rằng mức giá trong thị trường quảng trên Internet sẽ tăng vàokhoảng 10 triệu Euro một năm Chi phí để thực hiện quyết định này ước tínhkhoảng 50 triệu Euro trong năm 2010 và 35 triệu tới 40 triệu Euro vào 2 nămsau đó Hiệp hội tác giả và các nhà sáng tác tại Pháp SACD ủng hộ quyết định
Trang 40này và cho rằng ý tưởng này thật táo bạo và hợp lý Điều này thể hiện rõ nỗlực của Chính phủ Pháp trong công cuộc làm luật để bảo vệ sở hữu trí tuệtrong thời đại Internet.[12]
2.2.2 Biện pháp khuyến khích hiệu quả:
Chính phủ Pháp khuyến khích sự phát triển của những nội dung downloadhợp pháp trên mạng Internet cho người sử dụng dễ dàng tiếp cận bằng cáchđầu tư thiết lập cổng thông tin trực tuyến cho phép khách hàng có thể tiếp cậnmột cách hợp pháp đến các tác phẩm bản quyền trên mạng Internet Biệnpháp này nhận được sự ủng hộ từ rất nhiều phía Bộ trưởng Bộ Văn hóaFrederic Mitterant đã nói rằng việc đầu tư này nhằm bảo vệ nền văn hóa quốcgia Pháp trước sự xâm nhập hoặc áp đặt văn hóa của nước ngoài [16].
3 Xâm phạm bản quyền qua Internet tại Anh
3.1 Thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet tại Anh3.1.1 Tình hình sử dụng Internet tại Anh
Theo số liệu cuộc điều tra thực hiện bởi YouGov PLC với tổng mẫu điềutra là 1977 người được thực hiện trực tuyến từ ngày 10 đến 12 tháng 3 năm2009, 37% đánh giá Internet là phát minh hiện đại bậc nhất, đánh bại nhữngsáng tạo gần đây như điện thoại di động hay máy nghe nhạc Mp3 để lên vị trídẫn đầu Vào năm 1991, nhà khoa học người Anh Tim Berners Lee đã phátminh ra world wide web cho phép xem nhiều trang trên Internet Phát minhnày đã làm thay đổi thế giới thông tin và cuộc sống hàng ngày Travor Baylis,nhà khoa học phát minh ra Radio vào năm 1989 phát biểu rằng: " Sự có mặtcủa nguồn truyền lan rộng cực nhanh và sự phát triển phi thường của mạng xãhội làm cho chúng ta không thể tưởng tượng được một cuộc sống mà thiếuInternet" [25] Theo ước tính, 18.3 triệu gia đình ở Anh (khoảng 70%) kết nốiInternet trong năm 2009, tăng gần 2 triệu hộ gia đình (11%) so với năm 2008và tăng 4 triệu hộ gia đình ( 28%) so với 2006 Tổng số người sử dụng