Xâm phạm bản quyền qua Internet tại Pháp

Một phần của tài liệu Xâm phạm bản quyền qua Internet nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia Anh, Pháp, Mỹ (Trang 34 - 40)

2.1. Thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet tại Pháp 2.1.1. Tình hình sử dụng Internet tại Pháp

Tại Pháp, con số người sử dụng Internet và tổng số các website thương mại đã tăng mạnh. Chỉ mới năm 2007 đã có khoảng 32 triệu người sử dụng Internet và hơn 21 triệu khách hàng trực tuyến tại Pháp. Doanh số bán lẻ trực tuyến trong năm 2007 ước chừng 22 tỷ USD và chiếm 72% tổng lượng bán toàn quốc gấp hơn nhiều lần so với con số 8% năm 2000. Tổng lượng bán trực tuyến của sản phẩm và dịch vụ tăng 33% từ năm 2006 đến năm 2007 đã thể hiện rằng Internet sẽ giữ vai trò chủ đạo trong doanh số bán hàng trong tương lai. Có thể thấy sự tăng mạnh trong tổng số người sử dụng Internet từ năm 2000 tính đến năm 2008 như sau:

Bảng 2.2 Thống kê việc sử dụng Internet và dân số của Pháp

Năm Số người sử dụng Internet Dân số Chiếm % dân số 2000 8,500,000 58,879,000 14.4% 2004 24,848,009 60,293,927 41.2% 2006 30,837,595 61,350,009 50.3% 2007 32,925,953 61,350,009 53.7% 2008 36,153,327 62,177,676 58.1%

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ ITU và NielsenNet http://www.internetworldstats.com/eu/fr.htm

Theo thống kê tính đến 30/09/2009, Pháp đứng thứ 9 trong số 20 quốc gia dẫn đầu về số người sử dụng Internet. Theo thống kê này, dân số Pháp năm 2009 là 62,150,775 người trong đó số người sử dụng Internet tính đến cuối tháng 9 là 43,100,134 người, chiếm 69.3% dân số Pháp và chiếm 2.5% số người sử dụng Internet trên toàn thế giới. So với số lượng người sử dụng Internet năm 2000, số lượng người sử dụng Internet năm 2009 đã tăng 407.1%. Như vậy, có sự tăng trưởng đáng kể và thường xuyên số người sử dụng Internet tại Pháp qua các năm. Internet đã trở nên ngày càng phổ biến đối với hơn 62 triệu người dân Pháp. Sự tăng trưởng này có xu hướng tiếp diễn trong các năm tiếp theo. [23]

2.1.2. Tình hình xâm phạm bản quyền qua Internet tại Pháp a) Sự phổ biến của xâm phạm bản quyền qua Internet tại Pháp

Theo nghiên cứu của SNEP, tỷ lệ chia sẻ dữ liệu trực tuyến thông qua các trang chia sẻ dữ liệu trực tuyến P2P tại Pháp khá cao. Tỷ lệ này chiếm 31% trong tổng số người dùng Internet tại Pháp và chỉ đứng thứ 2 sau Đức. [7, tr.8] Các kênh chia sẻ dữ liệu mới cũng phát triển mạnh bao gồm nhiều gói phần mềm chia sẻ dữ liệu trực tuyến khác nhau. Ví dụ như phần mềm Instant Messaging bao gồm Window Live Messenger, Yahoo Messenger, AOL's AIM và rất nhiều các phần mềm khác cho phép chia sẻ dữ liệu dễ dàng và nhanh chóng. Ngoài chức năng cho phép chia sẻ dữ liệu trực tuyến, các phần mềm này còn cung cấp đường dẫn tới những dịch vụ lưu trữ trực tuyến như là Rapidshare, Megaupload, những phần dịch vụ lưu trữ trực tuyến cho phép download một cách dễ dàng. [ ibid., tr.9]. Vì thế tình trạng xâm phạm bản quyền qua Internet như download bất hợp pháp, chia sẻ file bất hợp pháp... xảy ra hết sức phổ biến tại Pháp. Trong tác phẩm của mình, các tác giả cũng ước tính rằng số lượng tác phẩm điện ảnh download qua Internet cao ngang

ALPHA, số lượng download từ mạng P2P tại Pháp ước tính gần 14 triệu tại thời điểm tháng 6 năm 2008. Trung bình một ngày có khoảng 450,000 bộ phim được download kể từ đầu năm 2008.

b) Thiệt hại của xâm phạm bản quyền qua Internet đối với Pháp

Theo báo cáo của Phòng Thương mại Internet ICC, toàn châu Âu trong năm 2008 đã bị thiệt hại gần 9 tỷ GBP tương đương với 185,000 công việc bị mất vì tình trạng xâm phạm bản quyền qua Internet. Việc ăn cắp bản quyền nhạc số, phim và các chương trình truyền hình đã dẫn tới thiệt hại bán lẻ 1.4 tỷ GBP. ICC còn dự báo rằng trước năm 2015, toàn châu Âu sẽ mất 215 tỷ GBP tương đương với 1.2 triệu việc làm. [11]

Đặc biệt tại Pháp, theo báo cáo tại cuộc họp Quốc hội Pháp đã thống kê trong vòng 5 năm qua, ngành công nghiệp âm nhạc đã thiệt hại 50% về cả lượng bán và lợi nhuận tổng thể, các hãng ghi âm đã giảm 30% việc làm và số lượng nghệ sĩ đăng ký đã giảm 40% một năm. Các công ty sản xuất video cũng thiệt hại đáng kể với doanh thu ngành công nghiệp giảm 35% cùng kỳ.[44]

Riêng trong năm 2007, doanh thu về lĩnh vực âm nhạc ước tính thiệt hại lên đến 369 triệu EU tương đương với 1,640 công việc bị mất, thiệt hại đối với lĩnh vực điện ảnh là 234 triệu EU tương đương 2,419 công việc bị mất đi vì xâm phạm bản quyền qua Internet. [7, tr.5]

Sơ đồ 2.1 Sự biến đổi trong số lượng download phim nửa đầu 2008 tại Pháp

Nguồn: Thống kê của Alpha, dữ liệu đầu năm 2008, Gibbs, p.24 http://www.fafo.at/download/Anti-Piraterie/illegal_copying_in_France.pdf 2.2. Kinh nghiệm xử lý xâm phạm bản quyền qua Internet tại Pháp

Đối diện với vấn đề về thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet, các nhà làm luật của Pháp đã đưa ra rất nhiều biện pháp xử lý khác nhau, trong đó có thể kể đến hai Bộ luật Hadopi 1 và Hadopi 2. Bộ Luật Hadopi 1 tuy không được quốc hội Pháp thông qua nhưng nó chính là tiền đề cho Bộ luật Hadopi 2 về sau. Cả hai Bộ luật này đều cung cấp giải pháp đối phó từng bước đối với vấn đề xâm phạm bản quyền qua Internet. Từ hai Bộ luật này có thể rút ra một số kinh nghiệm chính của Pháp trong việc xử lý xâm phạm bản quyền qua Internet sau:

2.2.1. Biện pháp dân sự mạnh tay:

+ Mức phạt bồi thường có tính răn đe:

Đối với các vụ việc liên quan đến xâm phạm bản quyền, Tòa án Pháp xử phạt rất mạnh tay để nhằm răn đe và cảnh báo đối với các đối tượng xâm phạm bản quyền. Có thể kể đến vụ việc Tòa án Pháp buộc tội Google về việc công bố các cuốn sách của Pháp trên thư viện trực tuyến mà chưa được sự cho phép. Thẩm phán của Pháp tuyên phạt Google với mức bồi thường thiệt hại là 430,000$ cho nhà xuất bản Pháp La Martiniere. Ngoài ra Google được yêu cầu phải trả 10,000 Euro hàng ngày cho đến khi những cuốn sách của Pháp được dỡ xuống từ cơ sở dữ liệu trực tuyến. Phán quyết này gây ra sự chú ý đối với rất nhiều quốc gia bởi vì các nhà xuất bản và các thư viện ở cả Mỹ và Châu Âu đều phê bình Google trong việc scan hàng triệu cuốn sách và công bố rộng rãi trên mạng Internet. [15]

+ Hình phạt liên đới:

Đối với những người cố ý cho phép những người khác ăn cắp bản quyền trực tuyến, Hình phạt này là 1,500 Bảng và chịu sự giám sát sử dụng Internet trong vòng một tháng. Ví dụ như những đứa trẻ thực hiện hành vi sao chép bất hợp pháp thì các bậc cha mẹ sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới vì đã sao nhãng việc quản lý con cái. Hình phạt liên đới này bao gồm mức phạt 1,500 Bảng và dịch vụ Internet mà gia đình sử dụng có thể bị cắt trong vòng một tháng. [30] . Hãng tin Pháp AFP cho rằng đây là một đạo luật cứng rắn nhất từ trước tới nay được đưa ra trong khuôn khổ cuộc đấu tranh chung chống xâm phạm bản quyền qua Internet. Bộ trưởng Bộ Văn hóa Pháp Frederic Mitterand đã hoan nghênh việc đưa ra luật này và nhấn mạnh rằng đã đến lúc cần có các biện pháp kiên quyết để bảo hộ quyền tác giả. [19]

+ Biện pháp dân sự bổ sung:

Biện pháp ngắt đường truyền Internet:

Biện pháp này được thể hiện rõ nhất trong Hadopi 1 và Hadopi 2. Hadopi 2 dựa trên những điều khoản cơ sở của Hadopi 1 và sửa chữa những điều

khoản mà quốc hội Pháp không thông qua. Nhìn chung Hadopi 1 và Hadopi 2 đưa ra một tiến trình cảnh cáo liên tục đối với những đối tượng xâm phạm bản quyền qua Internet:

Đầu tiên, tài khoản người dùng có hành vi xâm phạm bản quyền qua Internet sẽ nhận được thư cảnh báo từ nhà cung cấp dịch vụ mạng bao gồm chi tiết thời gian xâm phạm diễn ra. sau đó các tài khoản này sẽ chịu sự giám sát của các nhà cung cấp dịch vụ mạng và nhận được lời khuyên để xóa bỏ hoặc dỡ xuống các tác phẩm xâm phạm bản quyền. Sau thời gian bị giám sát khoảng 6 tháng cho đến khi bản sao vi phạm được dỡ bỏ hoàn toàn sẽ có một lá thư xác nhận chi tiết thời gian bản sao xâm phạm được hủy. Nếu bên vi phạm tiếp tục hành vi xâm phạm bản quyền này, tòa án có quyền đưa ra phán quyết cắt dịch vụ Internet từ 2 tháng đến 1 năm và bị ghi vào danh sách " Internet Blacklist".

Đây là một trong những đạo luật cứng rắn nhất và nhận được sự ủng hộ của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Bộ Văn hóa Pháp ước tính, chiểu theo đạo luật này mỗi ngày sẽ có khoảng 1,000 người Pháp sử dụng Internet có thể bị ngắt mạng.

Đánh thuế lên các công ty thực hiện công cụ tìm kiếm:

Cùng với Google, các công cụ tìm kiếm khác của Microsoft, AOL, Yahoo và Facebook cũng sẽ bị áp thuế. Google bị buộc tội làm giảm doanh thu âm nhạc vì mọi người thường bắt đầu tìm kiếm những tác phẩm âm nhạc bất hợp pháp bằng Google. Phán quyết này đã gặp phải sự phản đối quyết liệt từ các nhà cung cấp công cụ tìm kiếm trên Internet. Mức thuế đánh vào cổng thông tin chưa được xác định chính xác trong các bản báo cáo của Pháp. Người ta ước lượng rằng mức giá trong thị trường quảng trên Internet sẽ tăng vào khoảng 10 triệu Euro một năm. Chi phí để thực hiện quyết định này ước tính khoảng 50 triệu Euro trong năm 2010 và 35 triệu tới 40 triệu Euro vào 2 năm

này và cho rằng ý tưởng này thật táo bạo và hợp lý. Điều này thể hiện rõ nỗ lực của Chính phủ Pháp trong công cuộc làm luật để bảo vệ sở hữu trí tuệ trong thời đại Internet.[12]

2.2.2. Biện pháp khuyến khích hiệu quả: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính phủ Pháp khuyến khích sự phát triển của những nội dung download hợp pháp trên mạng Internet cho người sử dụng dễ dàng tiếp cận bằng cách đầu tư thiết lập cổng thông tin trực tuyến cho phép khách hàng có thể tiếp cận một cách hợp pháp đến các tác phẩm bản quyền trên mạng Internet. Biện pháp này nhận được sự ủng hộ từ rất nhiều phía. Bộ trưởng Bộ Văn hóa Frederic Mitterant đã nói rằng việc đầu tư này nhằm bảo vệ nền văn hóa quốc gia Pháp trước sự xâm nhập hoặc áp đặt văn hóa của nước ngoài. [16].

Một phần của tài liệu Xâm phạm bản quyền qua Internet nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia Anh, Pháp, Mỹ (Trang 34 - 40)