Xâm phạm bản quyền qua Internet tại Mỹ:

Một phần của tài liệu Xâm phạm bản quyền qua Internet nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia Anh, Pháp, Mỹ (Trang 26 - 34)

1.1. Thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet tại Mỹ 1.1.1. Tình hình sử dụng Internet tại Mỹ

Mỹ đứng thứ hai trong số 20 quốc gia dẫn đầu thế giới về số lượng người dùng Internet chỉ sau Trung Quốc. Tính đến 30/10/2009, số người sử dụng Internet của Mỹ đã chiếm 24.9% số lượng người dùng Internet trên toàn thế giới.

Dân số Mỹ ước tính khoảng 927 triệu người trong khi đó số lượng người sử dụng Internet chiếm 46.6% dân số của quốc gia này. Mức độ tăng trưởng trong số người sử dụng Internet tại Mỹ năm 2009 so với năm 2000 đã đạt mức tăng trưởng 242.4%. Sự tăng trưởng vượt bậc này thể hiện xu hướng gia tăng nhanh chóng trong những năm vừa qua, đồng thời dự báo sự tiếp tục tăng nhanh trong lượng người sử dụng Internet của Mỹ so với toàn thế giới trong những năm tiếp theo.

Bảng 2.1. Số liệu thống kê số người sử dụng Internet và dân số nước Mỹ Dân số (ước tính năm 2009) % Dân số thế giới Số người sử dụng Internet Chiếm % dân số Sự tăng trưởng số lượng người dùng (2000-2009 ) % số lượng người dùng so với thế giới Toàn nước Mỹ 927,494,299 13.7% 431,939,479 46.6% 242.4% 24.9% Phần còn lại của TG 5,840,310,90 9 86.3% 1,302,054,26 2 22.3% 454.5% 75.1% Toàn thế giới 6,767,805,20 8 100% 1,733,993,74 1 25.6% 380.3% 100.0%

Nguồn: Nhóm phân tích thị trường Miniwatts, Thống kê thế giới về Internet Số liệu về dân số dựa trên dữ liệu lưu trữ tại US Census Bureau.

Số liệu về số lượng người dùng Internet dựa trên số liệu công khai bởi Nielsen Online, ITU và các nguồn dữ liệu địa phương tin cậy khác

http://www.internetworldstats.com/stats2.htm

1.1.2. Thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet tại Mỹ a) Sự phổ biến của xâm phạm bản quyền qua Internet tại Mỹ

Xâm phạm bản quyền qua Internet tại Mỹ hết sức phổ biến với rất nhiều các trang chia sẻ dữ liệu trực tuyến P2P bất hợp pháp. Hệ thống chia sẻ dữ liệu trực tuyến này khởi điểm là Napster và sau đó là hàng loạt hệ thống khác

Morpheus sử dụng mạng Gnutella... Ước tính tại Mỹ, đến 99% tất cả các file chuyển giao thông qua mạng chia sẻ dữ liệu P2P đều bất hợp pháp và có khoảng 5.16 tỷ file nhạc bất hợp pháp được chia sẻ qua hệ thống P2P chỉ trong năm 2001. Theo tổ chức Pew tại Mỹ, 31% giới trẻ Mỹ đã từng sử dụng chương trình Instant Message để chia sẻ nhạc và video.

Hệ thống P2P cho phép mọi người có thể chia sẻ hàng nghìn bài hát với nhiều đối tượng khác nhau cùng một lúc và chỉ với một cú nhấp chuột. Vì thế, sự phát triển của mạng chia sẻ dữ liệu trực tuyến P2P phát triển song hành với xu hướng phổ biến của nạn xâm phạm bản quyền qua Internet tại Mỹ. Theo tổ chức thế giới của ngành công nghiệp thu âm, do tình trạng download và chia sẻ dữ liệu trái phép, lượng bán đĩa nhạc thu âm đã giảm 18% tại Mỹ chỉ giữa năm 2007 và 2008. Theo nghiên cứu của nhóm nghiên cứu thị trường tiêu dùng NDP, có đến 8% các hộ gia đình Mỹ đã từng download ít nhất một video bất hợp pháp thông qua hệ thống chia sẻ dữ liệu trực tuyến P2P từ 06/12/2006 đến tháng 3 năm 2007. [28]

b) Thiệt hại của xâm phạm bản quyền qua Internet đối với Mỹ:

Theo báo cáo của Viện đổi mới chính sách IPI (Institute for Policy Innovation) mang tên " The True Cost of Copyright Piracy Industry to the US Economy", hàng năm nước Mỹ thiệt hại 58 tỷ USD và 373,375 việc làm. Lao động Mỹ hàng năm mất khoảng 16.3 tỷ USD thu nhập trong đó bao gồm 7.2 tỷ thu nhập từ lao động trong ngành công nghiệp ghi âm và 91 tỷ USD thu nhập lao động các ngành công nghiệp khác tại Mỹ. Chính phủ Mỹ cũng bị thất thu 2.6 tỷ USD thu nhập thuế hàng năm trong đó bao gồm 1.8 tỷ USD thuế thu nhập cá nhân và 800 triệu USD thuế đánh trên sản phẩm. [43]

1.2. Kinh nghiệm xử lý xâm phạm bản quyền tại Mỹ

Mỹ là quốc gia có hệ thống các biện pháp xử lý xâm phạm bản quyền qua Internet đầy đủ nhất, hiệu quả nhất. Các biện pháp tự bảo vệ, dân sự, giáo

dục, khuyến khích được kết hợp chặt chẽ với nhau với mục tiêu chung là bảo vệ bản quyền chống lại hành vi xâm phạm qua Internet.

1.2.1. Biện pháp tự bảo vệ đa dạng:

Rất nhiều sáng kiến đã được đưa ra bởi các công ty, các hãng phần mềm, nhạc số, video... để tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình chống lại xâm phạm bản quyền qua Internet. Các biện pháp tự bảo vệ được dùng chủ yếu là các biện pháp công nghệ.

- Biện pháp kỹ thuật: Các biện pháp kỹ thuật được các tổ chức bảo vệ

quyền tác giả đưa ra bao gồm:

Khóa các đường dẫn tới các trang web âm nhạc thực hiện hành vi xâm phạm bản quyền qua Internet.

Đây là nỗ lực của các công ty thu âm tại Mỹ trong việc tìm kiếm hành động pháp lý để tác động trực tiếp tới các nhà cung cấp dịch vụ mạng. Họ nghĩ rằng cách thức này khả thi hơn việc nỗ lực đưa ra các phán quyết quốc tế đối với chủ các website khắp nơi trên thế giới.

Sử dụng công cụ tìm kiếm:

Các công cụ tìm kiếm được các tổ chức bảo vệ quyền tác giả sử dụng để

điều tra các website cung cấp phim bản quyền bất hợp pháp trên mạng chia sẻ dữ liệu trực tuyến P2P và sau đó gửi những bức thư cảnh báo liên tục tới người dùng thông qua các công ty cung cấp dịch vụ Internet của họ. Đây là cách mà ngành công nghiệp sản xuất phim của Mỹ sử dụng để tự bảo vệ mình chống lại các hành vi xâm phạm bản quyền qua Internet.  Yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ mạng cung cấp tốc độ đường truyền

thấp:

Cách này được sử dụng để nhằm vào các đối tượng thường xuyên download phim bất hợp pháp. Với phương pháp này, người dùng Internet không thể download các file phim có dung lượng lớn và để thỏa mãn nhu

cầu của mình họ sẽ lựa chọn download các bộ phim một cách hợp pháp thông qua trả một mức phí hợp lý.

Cung cấp file âm nhạc hoặc những đoạn phim chỉ có một phần giới hạn tác phẩm trên mạng chia sẻ dữ liệu P2P

Biện pháp này cũng khuyến khích người dùng mua các bản nhạc cũng như các bộ phim một cách hợp pháp để có chất lượng tốt hơn.

Đưa vào các phần mềm các chương trình kiểm tra tính xác thực để ngăn chặn sao chép. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách thức này được Microsoft áp dụng thành công bằng chương trình kiểm tra tính xác thực của Window - WGA khiến cho quá trình sao chép và phát tán các bản sao sản phẩm của hệ điều hành này trở nên khó khăn hơn. Biện pháp này cũng được áp dụng thành công tại một số khu vực khác ngoài Mỹ ví dụ như tỷ lệ xâm phạm bản quyền Window tại Tây Âu đã giảm xuống còn 34% so với mức 78% năm 1991. [35]

- Biện pháp thông tin quản lý quyền:

Biện pháp này được thực hiện bằng cách quản lý thông tin của các địa chỉ IP thực hiện việc download và chia sẻ dữ liệu bất hợp pháp trên mạng Internet. Ví dụ như tập đoàn Intergrated Information Systems tại Mỹ đã có thỏa thuận 1 triệu USD với RIAA để theo dõi việc download chia sẻ nhạc Mp3 bất hợp pháp trên mạng cộng tác. Sau đó, RIAA sẽ ép nhà cung cấp dịch vụ mạng trực tuyến tiết lộ tên của khách hàng bị buộc tội là chia sẻ file bất hợp pháp quy mô lớn để có các biện pháp xử phạt cũng như bồi thường thiệt hại.

Nhìn chung, các biện pháp tự bảo vệ được các chủ sở hữu bản quyền tại Mỹ thực hiện hết sức đa dạng. Điều này thể hiện nỗ lực của các chủ sở hữu bản quyền trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trong môi trường kỹ thuật số phức tạp.

1.2.2. Biện pháp hình sự và dân sự có tính răn đe cao:

Hình phạt đối với xâm phạm bản quyền qua Internet của Mỹ khá cao với mức phạt vi phạm lần đầu tiên có thể lên tới 500,000$ hoặc 5 năm tù giam. Đối với mức vi phạm tái diễn có thể chịu mức phạt 1 triệu $ hoặc 10 năm tù giam. Tùy mức độ nghiêm trọng của xâm phạm mà hình phạt có thể khác nhau. Tòa án không quy định hình thức xử phạt cho bất kỳ loại hình xâm phạm bản quyền qua Internet nhất định nào. Tòa án cũng đưa ra các mức phạt bổ sung rất nặng đối với các đối tượng người dùng Internet có hành vi xâm phạm bản quyền qua Internet.

Ví dụ về trường hợp một sinh viên tên Joel Tenenbaum đã bị Tòa án Mỹ tuyên phạt 675,000 $ vì tải bất hợp pháp 30 bài hát vào tháng 8 năm 2009. Mức phạt này tương đương với mức phạt lên đến 22,500$ một bài hát. [41]

Một trường hợp đáng chú ý khác là bà Jammie Thomas Rasset bị Tòa án tuyên phạt mức 1.92 tỷ USD vì tải nhạc bất hợp pháp khoảng 1,700 bài hát về máy tính gia đình bằng mạng chia sẻ dữ liệu trực tuyến KaZaA. Ban đầu, Tòa án chỉ phạt bà Jammie 220,000$ với 1,700 bài hát tải bất hợp pháp. Tuy nhiên, vụ án đã được quyết định xét xử lại do quy trình xét xử diễn ra không đúng trình tự. Vụ xét xử lại chỉ cáo buộc bà Jammie xâm phạm bản quyền 24 bài hát nhưng số tiền phạt lại tăng đến 1.92 tỷ USD, tương đương với khoảng 80,000 $ cho một bài hát. [1]. Đây là mức phạt nặng tay của Tòa án Mỹ đối với xâm phạm bản quyền qua Internet cấp độ cá nhân và hộ gia đình. Mức phạt này cũng chính là tấm gương cho Tòa án các quốc gia khác, thể hiện mức độ nghiêm trọng của xâm phạm bản quyền qua Internet.

Biện pháp hình sự mạnh tay tại Mỹ có thể nói đến vụ Mỹ đã kết tội 15 thành viên của Apocalypse Production Crew, tổ chức tội phạm ăn cắp bản quyền âm nhạc lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Thành viên thứ 15 của tổ chức này tên Barry Gitarts, 25 tuổi bị kết tội vì đã tham gia vào các hoạt động ăn cắp và phát tán các

đối tượng đã đứng ra chi trả mức phí để duy trì hoạt động và vận hành máy chủ cho tổ chức. Tòa án liên bang Mỹ tuyên án Gitarts 5 năm tù và mức phạt 250,000 USD và bị buộc trả lại mọi sản phẩm âm nhạc đã ăn cắp. Hình phạt này có tính răn đe rất lớn đối với các loại tội phạm xâm phạm bản quyền qua Internet nghiêm trọng tại Mỹ.

1.2.3. Biện pháp giáo dục hoàn thiện:

+ Đối tượng học sinh, sinh viên

Đối tượng giáo dục ý thức về xâm phạm bản quyền qua Internet tại Mỹ chủ yếu vẫn là giới trẻ độ tuổi đi học. Theo nghiên cứu của Microsoft, giới trẻ là đối tượng xâm phạm bản quyền chiếm đa số tại Mỹ và đặc biệt là giới trẻ từ lớp 7 đến lớp 10 có xu hướng download bất hợp pháp mặc dù chúng biết các quy tắc pháp luật đối với việc tải và chia sẻ dữ liệu trực tuyến.

Microsoft cho rằng sự thiếu hiểu biết về luật và những hướng dẫn đối với việc download trên Internet làm cho giới trẻ nghĩ rằng hình phạt là không cần thiết và hành động download bất hợp pháp không đến nỗi ghê gớm bằng hành động trộm cắp. Chỉ có 48% được điều tra có ý kiến rằng hình phạt là hợp lý đối với việc download bất hợp pháp trong khi đó 90% có ý kiến rằng hình phạt chỉ thích hợp với việc ăn cắp, ăn trộm. Ngoài ra, đối với giới trẻ , ví tiền còn eo hẹp nên việc download bất hợp pháp có thể tiết kiệm cho họ một số tiền đáng kể. Chương trình giáo dục của Microsoft tập trung vào việc chuẩn bị cho những học sinh, sinh viên bước vào kỷ nguyên kỹ thuật số, giúp chúng hiểu được một cách đầy đủ việc xâm phạm bản quyền qua Internet ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng như thế nào.

Để bổ sung cho chương trình giảng dạy và đề cao việc giáo dục này, Microsoft cũng tạo ra một website tương tác tại địa chỉ http:// www.mybytes.com để giúp cho giới trẻ có thể tìm hiểu và trao đổi về quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, Microsoft còn trộn lẫn các âm thanh độc quyền của Microsoft Window tạo thành một bản nhạc chuông độc đáo cho phép người sử dụng có thể download làm nhạc

chuông điện thoại. Bản nhạc này của Microsoft thật sự ấn tượng và có tầm ảnh hưởng lớn tới nhận thức của giới trẻ.

Một sự kiện khác được Microsoft thực hiện nhằm giáo dục ý thức về xâm phạm bản quyền qua Internet trong năm 2008 là phát động "Ngày chống xâm phạm bản quyền toàn cầu". Chiến dịch này nhằm thu hút sự chú ý của dư luận tới các nỗ lực chống xâm phạm bản quyền của hãng. Trong khuôn khổ sự kiện này, Microsoft thắt chặt các nỗ lực chống xâm phạm bản quyền tại 49 quốc gia trên thế giới và bắt đầu bằng một vụ kiện bản quyền tại Mỹ.

Ngoài ra, các trường đại học và cao đẳng tại Mỹ cũng thực hiện các phương thức giáo dục hướng đến đối tượng học sinh, sinh viên. Một cuộc điều tra trên mạng Internet mang tên " The Campus Costs of P2P Compliance" đã đưa ra báo cáo dựa trên điều tra chi phí ngăn chặn chia sẻ dữ liệu bất hợp pháp tại 321 trường Đại học và Cao đẳng tại Mỹ bao gồm cả chi phí tiền bạc và thời gian. Theo báo cáo này, việc giáo dục chống xâm phạm bản quyền qua Internet có thể tiêu tốn đối với các trường khoảng từ 350,000$ đến 500,000 $ hàng năm. Chi phí này bao gồm cả chi phí cài đặt và quản lý các chương trình ngăn chặn dữ liệu P2P và chi phí thời gian cần thiết để thực hiện quản lý thông tin cá nhân người sử dụng. [33].

+ Đối tượng các bậc phụ huynh:

Các bậc phụ huynh là những người có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của con cái họ. Vì thế, ngoài những đối tượng thông thường như học sinh, sinh viên, RIAA của Mỹ hướng hoạt động giáo dục chủ yếu đến các bậc phụ huynh. Một chương trình mang tên "Parental Advisory Label" viết tắt PAL đã được thực hiện bởi các công ty, hãng thu âm tại Mỹ mà quản lý chương trình chính là RIAA. Mitch Bainwol, giám đốc điều hành của RIAA đã phát biểu:

" Chương trình này là một công cụ giúp cho các bậc phụ huynh có thể lựa chọn khi nào những đứa trẻ có thể được nghe những bản thu âm khác nhau". [39]

Tóm lại, Mỹ là một quốc gia rất chú trọng đến vấn đề xâm phạm bản

quyền qua Internet với hàng loạt các biện pháp được thực hiện với nỗ lực chung chống xâm phạm bản quyền. Theo cuộc điều tra mới đây do NPD thực hiện, download bất hợp pháp từ các trang chia sẻ dữ liệu trực tuyến P2P tại Mỹ đã giảm 25%. [18]. Điều này thể hiện sự hiệu quả trong công tác bảo vệ chống xâm phạm bản quyền qua Internet tại Mỹ.

Một phần của tài liệu Xâm phạm bản quyền qua Internet nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia Anh, Pháp, Mỹ (Trang 26 - 34)