Thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Xâm phạm bản quyền qua Internet nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia Anh, Pháp, Mỹ (Trang 55 - 60)

1.1. Tình hình sử dụng Internet tại Việt Nam:

Việt Nam là đất nước tiếp cận Internet khá muộn với dịch vụ Internet lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1997. Khi đó do mức phí sử dụng Internet cao và đường truyền kết nối chậm làm cho tổng số người sử dụng Internet thời kỳ đó rất thấp. Tuy nhiên chỉ không lâu sau đó, con số 10,000 người sử dụng năm 1998 đã tăng thành hơn 10 triệu người vào đầu năm 2006. Và theo số liệu thống kê vào năm 2009, con số này đã lên đến 23 triệu người, chiếm 25.7% dân số. [22] . Việt Nam là nước đứng thứ 19 trong số 20 quốc gia đứng đầu thế giới về số người sử dụng Internet. [21]

Bảng 3.1. Thống kê số người sử dụng Internet tại Việt Nam qua các năm

Năm Số người sử dụng Internet Dân số Chiếm % dân số

2000 200,000 78,964,700 0.3%

2005 10,711, 000 83,944,402 12.8%

2007 16, 739,129 85,031,436 19.7%

2008 20,669,285 86,116,559 24.0%

2009 22,779,887 88,576,758 25.7%

Nguồn: ITU và VNNIC, http://www.internetworldstats.com/asia/vn.htm

Theo báo cáo của AFP, sự tăng trưởng vượt bậc trong số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam là do nỗ lực của Chính phủ trong mục tiêu đặt ra

này, Chính phủ đã đầu tư 100.5 nghìn tỷ đồng vào thị trường phát triển Internet trước năm 2010. Chính phủ cũng cho phép Bộ thông tin và truyền thông thực hiện các chức năng liên quan để thúc đẩy sự phát triển của Internet trong đó việc thành lập VNNIC. VNNIC là Trung tâm thông tin mạng Internet Việt Nam, một bộ phận phi lợi nhuận của của Bộ thông tin và truyền thông (MPT), được thành lập ngày 28 tháng 2 năm 2000. Tổ chức này ra đời để thực hiện chức năng quản lý, phân phối, giám sát và xúc tiến việc sử dụng tên miền trên Internet, địa chỉ web và hệ thống quản lý số ASN ở Việt Nam. Tổ chức này còn cung cấp những hướng dẫn liên quan đến Internet, tập hợp số liệu thống kê và đại diện Việt Nam tham gia vào các hoạt động quốc tế về Internet. Theo tổ chức máy tính thành phố Hồ Chí Minh tháng 6 năm 2006, kết quả là tỷ lệ xâm nhập Internet tại Việt Nam đạt 16%, cao hơn tỷ lệ sử dụng trung bình toàn cầu là 15,7%.

Theo số liệu thống kê mới nhất gần đây của Cimigo, một tổ chức nghiên cứu nhãn hiệu và thị trường khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, số người sử dụng Internet tại Việt Nam có tốc độ tăng khá nhanh, gần 10,9% qua hơn 10 năm. Cho đến thời điểm hiện tại, có khoảng 26% dân số Việt Nam đã tiếp cận Internet, ngang với con số ước tính tại Philipin và Thái Lan. Một phần ba người sử dụng Internet tại Việt Nam là sinh viên và 40% người sử dụng là nhân viên văn phòng. Cũng theo điều tra của Cimigo với 3,000 người sử dụng Internet từ 6 thành phố và tỉnh thành như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã cho thấy rằng hai phần ba trong số đó sử dụng Internet một ngày khoảng 2 tiếng 2o phút đối với ngày thường và ít thời gian sử dụng hơn vào cuối tuần. Hầu hết những người được điều tra đều nói rằng họ lướt mạng để đọc tin tức, tìm kiếm thông tin, nghe nhạc, dùng cho công việc và học tập, tán gẫu hoặc để kiểm tra hòm thư. Cimigo cũng chú ý về sự phát triển của mua sắm trực tuyến và đặc biệt là sự phát triển của các trang mạng xã hội như Facebook, yahoo blog... tại Việt Nam trong thời gian vài năm trở lại đây.

Facebook là mạng xã hội được yêu thích nhất và Yahoo 360 Plus là trang viết blog được cư dân mạng sử dụng nhiều nhất. [46]

1.2. Tình hình xâm phạm bản quyền qua Internet tại Việt Nam:

1.2.1. Sự phổ biến của xâm phạm bản quyền qua Internet tại Việt Nam

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của các phương tiện kỹ thuật số hiện đại, việc xâm phạm bản quyền qua Internet trở nên hết sức dễ dàng đối với một người sử dụng Internet thông thường. Năm 2000, Việt Nam đứng đầu trong danh sách các quốc gia xâm phạm bản quyền phần mềm toàn cầu theo báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Mỹ. Theo thống kê, đến 97% bản quyền phần mềm bị sao chép tại Việt Nam trong khi đó tại Trung Quốc là 90% và tại Mỹ là 30%. Các phần mềm thông thường bị bẻ khóa và cung cấp trên mạng Internet miễn phí cho người sử dụng. Việc mở rộng khả năng truy cập Internet sẽ làm tăng việc cung ứng các phần mềm lậu. Theo báo cáo thường niên lần thứ 6 của Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA) và Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC) 12/5/2009, trong vòng 5 năm tới, 460 triệu người ở các quốc gia mới nổi sẽ được kết nối mạng. Tốc độ tăng trưởng về sử dụng Internet sẽ cao nhất đối với người sử dụng Internet là người tiêu dùng và những doanh nghiệp nhỏ. Đây cũng là hai bộ phận có tỷ lệ xâm phạm bản quyền cao hơn so với bộ phận các doanh nghiệp lớn và các cơ quan Chính phủ. Theo thông tin từ Vụ Công nghệ - Bộ thông tin và truyền thông thì tính tại thời điểm năm 2009 tại Việt Nam có trên 400 doanh nghiệp làm việc trong môi trường kỹ thuật số, thu hút 21,000 lao động tham gia trong đó có 65% doanh nghiệp tư nhân trong nước và 3% doanh nghiệp nước ngoài. Bốn lĩnh vực mà Việt Nam đạt được doanh thu lớn nhất là mạng di động, Internet, game và thương mại điện tử. [47]

Internet mà không thực hiện việc trả bản quyền. Các tác phẩm ghi âm, ghi hình thuộc quyền quản lý của Hiệp hội ghi âm Việt Nam RIAV cũng ngang nhiên bị xâm phạm. Đặc biệt là vấn đề nhạc số trên mạng Internet với khoảng 80% đến 90% bản ghi lưu hành trên các website đều không hề xin phép. Các trang nhạc số hoạt động dự trên thu phí đăng quảng cáo của các doanh nghiệp khác và đó là thực tiễn kinh doanh của thị trường âm nhạc Việt Nam. Các trang nhạc này sẽ phải trả một mức phí tương ứng cho quyền tác giả và quyền liên quan. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trang nhạc số không thực hiện quy định này và thực hiện cho phép download hàng nghìn tác phẩm âm nhạc bất hợp pháp miễn phí gây tổn thất vô cùng lớn cho ngành công nghiệp âm nhạc Việt Nam. Theo thống kê năm 2009, có khoảng 10,000 bản nhạc trên hơn 100 website nhưng chỉ có khoảng 60 website đang thực hiện việc trả tiền bản quyền cho Hiệp hội ghi âm Việt Nam. Ông Đinh Trung Cẩn, giám đốc khu vực phía nam của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam VCPMC cho biết chỉ có 19 trang web âm nhạc trực tuyến có đăng ký sử dụng các tác phẩm âm nhạc với VCPMC, còn lại hơn 100 trang web khác chưa hề có sự cho phép vẫn hoạt động trong đó có khoảng 50 trang web có máy chủ đặt tại nước ngoài nên các cơ quan quản lý không thể kiểm soát được. Hơn nữa, một số trang web đăng ký sử dụng 100 tác phẩm âm nhạc với VCPMC nhưng thực tế lại tải lên 3,000 đến 4,000 tác phẩm nhạc số. Hai trường hợp đặc biệt được đoàn kiểm tra liên ngành gồm Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp cùng với Phòng 8 (C15, Bộ Công An) và Cục Bản quyền tác giả đã phát hiện ra trên trang web sahara.com.vn của công ty Tân Trí Tuấn và trang web songhuong.com.vn của Sông Hương ngoài những tác phẩm văn học bất hợp pháp được sao chép 100% vả về nội dung và hình thức còn hàng loạt các tác phẩm âm nhạc cũng bị vi phạm bản quyền một cách nghiêm trọng. Ví dụ như trên trang sahara.com.vn phát hiện được 8,576 bản

nhạc, ca khúc được đăng tải và chưa có sự cho phép của các tác giả cũng như các cơ quan chuyên môn liên quan.

Ngoài ra, thực trạng chia sẻ dữ liệu không có bản quyền qua hệ thống chia sẻ dữ liệu trực tuyến P2P tại Việt Nam cũng là một vấn đề đáng lưu tâm. Người sử dụng Internet tại Việt Nam thường sử dụng các hệ thống chia sẻ dữ liệu trực tuyến của nước ngoài. Các hệ thống chia sẻ trực tuyến này bao gồm các phần mềm cho phép chia sẻ dữ liệu như yahoo messenger, skype,... và các website chia sẻ file như mediafire.com, megaupload.com, ugotfile.com, rapidshare.com và hàng loạt các trang chia sẻ dữ liệu trực tuyến miễn phí khác.

1.2.2. Thiệt hại của xâm phạm bản quyền qua Internet đối với Việt Nam:

Một năm Việt Nam đạt doanh thu các sản phẩm lĩnh vực công nghệ số chỉ từ 5 đến 10 triệu USD trong khi đó phải nhập khẩu gấp 10 lần, tức khoảng 30 đến 50 triệu USD.

Xâm phạm bản quyền qua Internet không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi tác giả và chủ sở hữu bản quyền, sự phát triển kinh tế của quốc gia mà còn ảnh hưởng đến cái nhìn của bạn bè thế giới về hình ảnh đất nước Việt Nam. Điển hình là việc tổ chức New Open World từng gạt tên Việt Nam ra khoi danh sách bình chọn kỳ quan thiên nhiên thế giới do một số trang web tại Việt Nam vi phạm bản quyền logo, giao diện và nội dung của trang web chính thức của họ. Bên cạnh đó là việc công ty TNHH Net Result do liên đoàn bóng đá Anh ủy quyền để bảo vệ tất cả những vấn đề có liên quan đến sở hữu trí tuệ của giải bóng đá này trên mạng Internet đã khiếu nại việc các trang web bongdaso.com, tamtay.vn, zing.vn, webthethao.vn, vnmedia.vn, clip.vn và baobongda.com.vn đã đăng tải những đoạn video clip các trận bóng đá mà không được sự đồng ý của Liên đoàn bóng đá giải ngoại hạng Anh Premier

truyền hình trực tiếp đêm chung kết Hoa hậu thế giới vì các trang web vietnamitv.com, vtc.com.vn. PDA.vn, clip.vn đã tự ý thu lại các phần thi Hoa hậu thời trang, Hoa hậu biển từ VTV3 để phát trực tiếp trên trang web của mình. Tổ chức Hoa hậu thế giới cho rằng đây là hành động xâm phạm bản quyền và quyết định ngừng cung cấp sóng cho RAAS, đơn vị cung cấp bản quyền phát sóng cho VTV. Rõ ràng, những sự việc đáng tiếc như vậy sẽ khó xảy ra nếu Việt Nam làm tốt khâu thực thi bản quyền trên mạng Internet.

Một phần của tài liệu Xâm phạm bản quyền qua Internet nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia Anh, Pháp, Mỹ (Trang 55 - 60)