Thực trạng xử lý xâm phạm bản quyền qua Internet tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Xâm phạm bản quyền qua Internet nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia Anh, Pháp, Mỹ (Trang 60 - 62)

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và canh tranh toàn cầu, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trở nên đặc biệt quan trọng và trở thành mối quan tâm hàng đầu trong quan hệ kinh tế quốc tế. Việt Nam hiện đang nỗ lực cùng với các quốc gia trên thế giới thực thi nhiều biện pháp khác nhau nhằm bảo vệ quyền tác giả chống lại xâm phạm bản quyền qua Internet. Tuy nhiên việc xử lý xâm phạm bản quyền qua Internet còn gặp nhiều khó khăn và bất cập đặc biệt khi mà các cách thức xâm phạm bản quyền qua Internet ngày càng tinh vi và khó phát hiện hơn.

2.1. Biện pháp tự bảo vệ chưa phù hợp

Tại Việt Nam, các hiệp hội bảo vệ quyền cho các tác giả chưa có các biện pháp tự bảo vệ thực sự hiệu quả cho vấn đề xâm phạm bản quyền qua Internet. Các biện pháp nỗ lực của các Hiệp hội chưa hợp lý nên thường vấp phải sự phản đối của hầu hết các đơn vị cũng như cá nhân trong xã hội. Ví dụ như trong năm 2009, theo công văn số 22/BQTG của Cục Bản quyền tác giả và công văn số 02/RIAV/08 của Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam, Thanh tra Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã yêu cầu mức phí bản quyền trên Internet cho một bài hát trên một website là 1 triệu đồng một năm. Đây được coi là mức phí cắt cổ cho các website nhạc trực tuyến hiện nay. Theo

nhạc sĩ Hạ Long - Trưởng phòng cấp phép của Trung tâm quyền tác giả âm nhạc Việt Nam VCPMC cho biết:

" Hiện nay mức thu trung bình về quyền tác giả một bài hát được đưa lên website mà không cho phép tải về là 16,000 đồng một bài hát một tháng. Nghĩa là trong một năm, tác giả ca khúc sẽ nhận được khoảng 192,000 đồng. Nếu cho download thì cộng thêm 300 đồng một bài một tháng". [3]

Trên thế giới hiện nay, theo biểu giá của Hiệp hội quy tắc - Hiệp hội bảo vệ quyền tác giả âm nhạc cả nhạc và lời bài hát thì tại bất kỳ một nước nào, tỷ lệ phần trăm trong vấn đề bản quyền bao giờ tác giả tác phẩm cũng phải là đối tượng được thu tiền bản quyền lớn nhất. Tỷ lệ giữa mức bản quyền trả cho tác giả so với mức phí bản quyền trả cho bên liên quan thường là 6.5 và 3.5. Điều này có nghĩa là nếu tác giả chỉ được trả khoảng 192,000 đồng một bài một năm thì bên liên quan có thể được trả mức tương ứng, khoảng 104,000 đồng một năm. Như vậy, nếu RIAV quyết định thu phí một triệu đồng một bài hát một năm thì mức phí này sẽ chênh cao gấp 5 lần so với mức giá thực tế mà tác giả tác phẩm nhận được. Đây là mức giá không phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như thông lệ hiện hành tại Việt Nam. Căn cứ trên cơ sở luật pháp hiện hành, luật sư Nguyễn Thanh Hà, một luật sư về sở hữu trí tuệ thuộc đoàn luật sư Hà Nội đã nhận định:

" Hiện tại, cách xây dựng bảng phí bản quyền của RIAV không dựa trên bất cứ một văn bản pháp luật có liên quan nào của Việt Nam. Đây là cách xây dựng hoàn toàn dựa trên ý chí chủ quan của RIAV và không dựa trên bất cứ một văn bản pháp luật có liên quan nào của Việt Nam". [ibid.]

Hơn nữa, các tác giả và các bên liên quan chưa sử dụng hiệu quả các biện pháp công nghệ để bảo vệ tác phẩm của mình. Cũng có nhiều trang web thực hiện biện pháp sử dụng thông tin quản lý quyền hay tạo ra các điều khoản

các biện pháp này không ngăn được người sử dụng Internet thực hiện các hành vi nhằm kiếm lợi của mình.

2.2. Biện pháp dân sự và hình sự chưa được áp dụng triệt để

Một phần của tài liệu Xâm phạm bản quyền qua Internet nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia Anh, Pháp, Mỹ (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w