đều được xử lý bằng biện pháp xử phạt hành chính. Mức phạt tiền trong xử phạt hành chính là từ 10,000 đồng đến 500 triệu đồng tùy theo mức độ và lĩnh vực xâm phạm bản quyền. [Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 04/2008/UBTVQH12]. Đây là mức phạt hợp lý nhằm răn đe đối với các hành vi xâm phạm bản quyền qua Internet tại Việt Nam. Tuy nhiên một điều bất cập là tác giả, người có công lớn nhất trong việc sáng tạo ra tác phẩm, lại không được hưởng mức bồi thường nào từ việc phạt hành chính các đối tượng trên.
Các vụ án dân sự và hình sự rất ít khi được áp dụng đối với các vụ việc liên quan đến xâm phạm bản quyền qua Internet mặc dù pháp luật có quy định trường hợp áp dụng các biện pháp này. Ví dụ như Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2000 quy định hình phạt đối với xâm phạm bản quyền có tính chất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, hành vi có tổ chức và hành vi phạm tội nhiều lần sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. [ Bộ luật Hình sự Việt Nam 2000, Điều 131, Khoản 2]. Ngoài ra người có hành vi phạm tội còn có thể bị phạt từ 10 triệu đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. [ Bộ luật Hình sự Việt Nam 2000, Điều 131, Khoản 3]. Điều này cho thấy, các biện pháp dân sự và hình sự chưa được áp dụng triệt để nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm bản quyền qua Internet.
3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong vấn đề xâm phạm bản quyền qua Internet qua Internet
3.1. Bài học kinh nghiệm từ thực trạng xâm phạm bản quyền qua Internet tại Việt Nam
Việt Nam sau nhiều năm nỗ lực chống xâm phạm bản quyền qua Internet cũng đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Ví dụ như một số lượng đáng kể vi phạm bản quyền Internet đã giảm đặc biệt là ngành công nghiệp phần mềm. Còn riêng đối với vấn đề xâm phạm bản quyền nhạc số, trong năm 2008, VCPMC đã thu được 15 tỷ đồng tiền hợp đồng trả phí bản quyền và hợp đồng trả phí bản quyền giữa RIAV với các website nhạc số có giá trị trung bình 1 tỷ đồng một năm. Đây là những con số đáng khích lệ tuy nhiên từ tình hình xâm phạm bản quyền vẫn diễn ra hiện nay và thực trạng xử lý xâm phạm bản quyền ở nước ta cho thấy vẫn còn rất nhiều chúng ta phải làm trong tương lai. Để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp kinh doanh, tạo sự hấp dẫn, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, góp phần bảo vệ người tiêu dùng và quan trọng hơn là quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bản quyền, ngoài sự nỗ lực của chính phủ cần có sự nỗ lực của tất cả các cơ quan ban ngành liên quan. Từ thực tế trên, một số kinh nghiệm được rút ra cho Việt Nam trong thời gian tới như sau:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý đối với vấn đề xâm phạm
bản quyền qua Internet cho phù hợp với thông lệ, điều ước quốc tế và phù hợp với tình hình thực tiễn trong nước.
Hiện nay, các quy định về xâm phạm bản quyền qua Internet tại Việt Nam vẫn còn mập mờ và nhiều điểm yếu dẫn đến hiệu quả thực thi còn hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ. Các nhà làm luật cần tiếp tục tổng kết thực tiễn thi hành trong những năm qua để bổ sung quy định đầy đủ, cụ thể và phù hợp hơn, tạo điều kiện cho chủ sở hữu
Thứ hai, các tác giả hay chủ sở hữu bản quyền cần có biện pháp tự bảo
vệ hiệu quả tài sản trí tuệ của mình.
Chủ sở hữu bản quyền cần xác định rõ rằng bản chất của quyền sở hữu trí tuệ là quyền dân sự. Vì vậy, cũng giống như tài sản vật chất, việc bảo vệ các tài sản trí tuệ trước tiên là thuộc trách nhiệm mỗi cá nhân, tổ chức sở hữu bản quyền. Các tác giả hay các bên liên quan có quyền tự bảo vệ theo Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 mà không nên trông chờ, ỷ lại vào việc xử lý hay thực thi của các cơ quan có thẩm quyền. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, ngay từ khi nghiên cứu, thiết kế vào tạo dựng các đối tượng sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu bản quyền đã phải tính đến các biện pháp công nghệ nhằm bảo vệ các đối tượng này.
Thứ ba, tăng cường công tác giáo dục, đưa nội dung giáo dục vào trong
nhà trường, tổ chức hoặc đến các hộ dân cư bằng cách tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng...
Tại Việt Nam, người sử dụng Internet đặc biệt là giới trẻ vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng cũng như tác hại của xâm phạm bản quyền qua Internet. Vì thế đa số người sử dụng Internet tại Việt Nam đều thờ ơ với vấn đề này và không xem trọng công tác chống xâm phạm bản quyền qua Internet. Trong công cuộc chống xâm phạm bản quyền qua Internet, ý thức của mỗi cá nhân ảnh hưởng rất lớn. Tiến sĩ Vũ Mạnh Chu, Cục trưởng Cục bản quyền tác giả đã phát biểu:
" Mỗi cá nhân phải có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật. Khuyến cáo tốt nhất của tôi là phải hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật." [47]
Thứ tư, nâng cao vai trò của các cơ quan thực thi chống xâm phạm bản
Các cơ quan tham gia bảo vệ bản quyền chống lại xâm phạm bản quyền qua Internet cần nâng cao hơn nữa vai trò của mình. Ví dụ như cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phối hợp cùng nhau và đặc biệt là phối hợp cùng chủ sở hữu bản quyền thông qua các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện tội phạm, kiên quyết xử lý đúng pháp luật, công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng để toàn dân được biết. Cần nâng cao hơn nữa vai trò của Tòa án trong việc xét xử nghiêm minh các hành vi xâm phạm nghiêm trọng bản quyền qua Internet. Đồng thời cần tổ chức xây dựng lực lượng chuyên trách về các lĩnh vực sở hữu trí tuệ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ.
Thứ năm, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong vấn đề xâm phạm bản quyền
qua Internet.
Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc tham gia xây dựng lực lượng cảnh sát chuyên trách chống tội phạm xâm phạm bản quyền đặt máy chủ tại một số quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới nhằm phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về xâm phạm bản quyền qua Internet phạm vi toàn cầu. Việc này nhằm ngăn chặn những hành động lách luật của các đối tượng xâm phạm bản quyền liên quốc gia, một loại tôi phạm xâm phạm bản quyền qua Internet vô cùng tinh vi và thường có quy mô lớn.
3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ kinh nghiệm một số quốc gia
Dựa trên kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc bảo vệ chống lại xâm phạm bản quyền qua Internet, chúng ra rút ra được một số bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam.
Biện pháp tự bảo vệ bằng công nghệ và thông tin quản lý quyền được áp dụng khá thành công tại Mỹ. Tại Việt Nam, các tác giả cũng như các tổ chức quản lý tập thể chưa có biện pháp tự bảo vệ phù hợp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Các biện pháp tự bảo vệ thành công tại Mỹ có thể áp dụng tại Việt Nam như:
- Tác động trực tiếp đến các nhà cung cấp dịch vụ mạng:
Biện pháp này nhằm quy trách nhiệm các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội hoặc chủ website trong vấn đề quản lý khách hàng của họ. Các mạng xã hội, diễn đàn thảo luận... là môi trường lý tưởng cho việc chia sẻ thông tin cũng như xâm phạm bản quyền qua Internet lớn nhất. Các nội dung chia sẻ trên các trang xã hội thông thường thuộc quyền kiểm soát của các thành viên sở hữu trang web, thường được gọi là admin. Các admin có quyền yêu cầu thành viên chứng minh quyền sở hữu trước khi đăng tải cho công chúng tiếp cận hoặc có quyền dỡ bỏ các nội dung chia sẻ bất hợp pháp khi phát hiện xâm phạm bản quyền. Dù thông tin là do các thành viên trang web chia sẻ nhưng chính các trang web tạo ra môi trường cho thông tin đó lưu thông. Vì thế các chủ website phải liên đới chịu trách nhiệm nếu không kiểm soát được hành vi xâm phạm bản quyền của khách hàng của họ.
- Sử dụng các công cụ tìm kiếm để điều tra các website cung cấp một
cách bất hợp pháp các tác phẩm bản quyền:
Các tác giả, chủ sở hữu bản quyền cũng như các tổ chức quản lý quyền tập thể nên sử dụng phương pháp này để điều tra các hành vi xâm phạm bản quyền tác phẩm của mình từ đó sẽ có những biện pháp xử lý riêng bảo vệ quyền hợp pháp đối với tác phẩm. Ví dụ như gửi các bức thư cảnh báo liên tục tới các đối tượng cũng như các website mà phát hiện ra có hành vi xâm phạm bản quyền hoặc yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ mạng ngắt đường truyền Internet đối với các đối tượng trên.
- Sử dụng các biện pháp thông tin quản lý quyền hiệu quả:
Các tác giả, chủ sở hữu bản quyền cần gắn các thông tin quyền của mình lên tác phẩm trên mạng Internet. Hành động này có tính chất cảnh báo đối với người sử dụng trước khi họ có ý định thực hiện hành vi sao chép, download hay chia sẻ mà chưa có sự đồng ý của tác giả. Ngoài ra, các tác giả, chủ sở hữu bản quyền cần có các biện pháp hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ mạng Internet để tìm ra các địa chỉ máy tính cá nhân của những người sử dụng có hành vi xâm phạm bản quyền qua Internet. Thông thường chỉ có các nhà cung cấp dịch vụ Internet tương ứng mới có thể cung cấp thông tin cần thiết để xác định một người xâm phạm bản quyền trực tuyến. Nhà cung ứng có thể dựa vào địa chỉ IP của một máy tính được sử dụng trên Internet để tìm ra một thuê bao cá nhân.
Thực hiện biện pháp dân sự chặt chẽ :
Kinh nghiệm này được rút ra từ kinh nghiệm của cả Anh, Pháp và Mỹ trong việc xử lý xâm phạm bản quyền qua Internet. Tại Việt Nam, các biện pháp dân sự chưa được áp dụng nhiều và thường xuyên đối với vấn đề xâm phạm bản quyền qua Internet. Chủ yếu các xâm phạm này đều được áp dụng biện pháp hành chính, trong khi đó các tác giả lại không nhận được tiền bồi thường thiệt hại từ việc xâm phạm bản quyền của mình. Tại các nước phương tây, hầu hết các vụ xâm phạm bản quyền qua Internet đều được thực hiện bởi Tòa án dân sự. Theo đó, bên bị vi phạm bản quyền thường được bồi thường một mức lớn hơn mức thiệt hại bởi vì luật các nước phương tây rất đề cao quyền tác giả, những người có công trực tiếp trong việc sáng tạo ra tác phẩm.
Biện pháp giáo dục:
Các biện pháp giáo dục được áp dụng thành công tại các Anh, Pháp và Mỹ với các hình thức giáo dục khác nhau. Giới trẻ từ độ tuổi từ 12 đến 25
giới trẻ là việc hết sức cần thiết. Hầu hết giới trẻ thực hiện việc download phần mềm, trò chơi, phim ảnh, nhạc số, truyện tranh, tiểu thuyết,... trên các trang web bất hợp pháp mà không hề ý thức hậu quả nghiêm trọng do hành vi đó gây ra. Vì thế, Việt Nam cần triển khai áp dụng các biện pháp giáo dục trong nhà trường, trong các cơ quan đoàn thể và đặc biệt là giáo dục ý thức các bậc phụ huynh về hành vi của con cái họ. Vấn đề giáo dục các bậc phụ huynh là vấn đề được các nước phương tây hết sức xem trọng. Ví dụ tổ chức bản quyền tập thể tại Mỹ, đặc biệt là RIAA đã thực hiện việc giáo dục ý thức các bậc phụ huynh với chương trình riêng mang tên Parental Advisory Label, viết tắt là PAL nhằm hướng việc giáo dục đến các bậc phụ huynh.
Ngoài ra, còn rất nhiều các biện pháp xử lý xâm phạm bản quyền khác mà Việt Nam nên học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài ví dụ như cùng đàm thoại với người sử dụng Internet để hiểu được cách suy nghĩ của họ cũng như tham khảo ý kiến của họ trong công cuộc chống xâm phạm bản quyền qua Internet...
Tóm lại, tại Việt Nam, vấn đề xâm phạm bản quyền qua Internet chưa
được xem trọng đúng mức. Các tác giả, chủ sở hữu bản quyền cũng như các cơ quan ban ngành liên quan cần đưa ra nhiều biện pháp sáng kiến phù hợp với tình hình thực tiễn và dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới để ngăn chặn và hạn chế hành vi xâm phạm bản quyền qua Internet đang ngày càng trở nên phổ biến hiện nay. Các cơ quan chức năng Việt Nam cần phải xác định rằng xâm phạm bản quyền qua Internet không phải vấn đề riêng của từng quốc gia mà là vấn đề chung của toàn thế giới.
C. KẾT LUẬN
Ai cũng biết rằng kinh doanh để tạo ra lợi nhuận nhưng những việc kinh doanh bất hợp pháp mờ ám tại các quốc gia trên thế giới đang làm suy sụp nền kinh tế toàn cầu bằng việc ăn cắp bản quyền các phần mềm chương trình máy tính, trò chơi, phim ảnh hay các dạng thức kỹ thuật số khác của sở hữu trí tuệ thông qua mạng Internet. Sự phát triển của mạng lưới world wide web đã thực sự làm thay đổi thế giới với nhiều cơ hội cũng như thách thức về vấn đề bản quyền.
Thông qua nghiên cứu về xâm phạm bản quyền qua Internet và kinh nghiệm thực thi tại một số quốc gia trên thế giới có thể thấy rõ những nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn thế giới trong công cuộc đấu tranh chống nạn xâm phạm bản quyền trong thời đại bùng nổ công nghệ kỹ thuật số như hiện nay. Hiện nay, 39 quốc gia trên thế giới trong đó có Mỹ, Canada và EU đang bí mật đàm phán về một Hiệp ước cho phép tăng cường quản lý tác quyền, quyền sở hữu trí tuệ trên Internet. Hiệp ước này được gọi là ACTA ( Anti - Counterfeiting Trade Agreement) tạm dịch là Hiệp ước thương mại chống làm giả. ACTA đơn giản là nhằm áp đặt một Hiệp ước giữa các nhà cung cấp dịc vụ Internet và những người nắm quyền bản quyền bằng cách chặn, lọc hoặc thậm chí tự động xóa các nội dung xâm phạm bản quyền trên các trang web. ACTA được cư dân mạng khắp nơi trên thế giới gọi là " Điều luật Hadopi toàn cầu" hay "Hiệp ước bí mật sẽ thay đổi diện mạo của Internet thế giới. Đây là động thái tích cực từ phía các quốc gia trong thời điểm hiện tại khi mà vấn đề bảo vệ bản quyền trên Internet đang thực sự là một vấn đề cấp thiết trên toàn thế giới. [17]
Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đang nỗ lực trong công tác bảo vệ chống xâm phạm bản quyền qua Internet. Tuy nhiên, những nỗ lực của Việt Nam vẫn chưa đạt được những kết quả như mong muốn. Vì thế, Việt Nam cần tích cực hơn trong công tác thực thi bảo vệ bản quyền trong môi
với những kinh nghiệm quý báu tiếp thu từ thực tiễn xử lý xâm phạm bản