Giải pháp xóa đói giảm nghèo tinh Quảng Trị
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi lịch sử phát triển của xã hội loài người có sự phân chia gia cấp, vấnđề phân biệt giàu nghèo đã xuất hiện và cho đến nay vẫn đang tồn tại như một tháchthức lớn đối với sự phát triển bền vững của từng Quốc gia, từng khu vực và toàn bộnền văn minh hiện đại của nhân loại Mục tiêu xoá đói giảm nghèo (XĐGN) luônđược đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội không chỉ ở nước ta mà còn ởnhiều nước trên thế giới Vì vậy, những năm gần đây nhiều quốc gia và tổ chứcquốc tế rất quan tâm tìm các giải pháp hạn chế nghèo đói và giảm dần khoảng cáchphân hoá giàu, nghèo trên phạm vi toàn thế giới.
Ở nước ta, xóa đói giảm nghèo được coi là mục tiêu xuyên suốt trong quátrình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sảnViệt Nam đã xác định mục tiêu cơ bản trong hoạt động của mình là giải phóng dântộc, xây dựng chế độ mới để đem lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người dân, mọi giađình Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, Đảng và Nhà nước phải tạo điều
kiện "Làm cho người nghèo đủ ăn Người đủ ăn thì khá Người khá, giàu thì giàuthêm" [13, tr 303]
Vấn đề xóa đói giảm nghèo đã được đưa vào mục tiêu, kế hoạch phát triểnkinh tế-xã hội 5 năm (1996-2000) Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996)
đã khẳng định:"Thực hiện tốt chương trình XĐGN, nhất là đối với vùng căn cứquân sự cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số" Đại hội IX (năm 2001) tiếp tụckhẳng định hướng đi đó và nhấn mạnh: "Việc tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xóađói giảm nghèo ngay trong từng bước đi và trong suốt quá trình Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa đất nước Phấn đấu đến năm 2010, về cơ bản không còn hộ nghèo"
[14] Công cuộc đổi mới của đất nước đã đạt được những thành tựu vượt bậc vềphát triển kinh tế-xã hội, đời sống của đa số dân cư được cải thiện, công tác XĐGNđã thu được thành tựu đáng kể Song, mức sống của người dân vẫn còn thấp, phânhóa thu nhập có xu hướng tăng lên Một bộ phận khá lớn dân cư còn sống nghèođói, trong đó có nhiều gia đình có công với Cách mạng vẫn còn chịu nhiều thiệt thòitrong hòa nhập cộng đồng và không đủ sức tiếp nhận những thành quả do công cuộc
Trang 2đổi mới mang lại Cuối năm 2005, cả nước vẫn còn khoảng 22% số hộ nghèo đói.Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN đã triển khai mạnh mẽ ở tất cả các tỉnh,thành trong cả nước, nhưng hiệu quả chưa cao Nhiều hộ thoát nghèo vẫn chưavững chắc, rất dễ tái nghèo khi gặp thiên tai hay rủi ro bất thường trong đời sống vàsản xuất kinh doanh,.
Quảng Trị là một trong những tỉnh nghèo nhất khu vực Miền Trung, trongnhững năm qua, Quảng Trị đã tích cực thực hiện Chương trình XĐGN và thu đượcmột số kết quả đáng kể; từ 1996-2005 tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm trên2 % Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn rất cao 28,48% (theo chuẩn nghèo giaiđoạn 2006-2010 của Bộ LĐ-TB&XH) Đây đang là vấn đề bức xúc đặt ra cho tỉnhQuảng Trị, bởi thực hiện XĐGN trên địa bàn tỉnh không chỉ có ý nghĩa thực hiệnmục tiêu chung của Quốc gia mà còn có vai trò thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh pháttriển, vươn lên tránh tụt hậu; đồng thời hội nhập với các vùng khác trong khu vựcvà cả nước Vì vậy, việc nghiên cứu, lý giải một cách đầy đủ và có hệ thống vấn đềnghèo đói, xác định các giải pháp thực hiện vừa đảm bảo đúng nguyên lý chung vừaphù hợp với thực tiễn của địa phương Quảng Trị là yêu cầu cấp thiết.
2 Tình hình nghiên cứu
Xung quanh vấn đề nghèo đói, phân hóa giàu nghèo, XĐGN là chủ đề đượcĐảng, Nhà nước Việt nam, nhiều cơ quan trong nước, tổ chức quốc tế, cán bộnghiên cứu quan tâm và có rất nhiều công trình nghiên cứu ở các khía cạnh khácnhau Nhưng đáng chú ý là một số công trình sau:
- UNDP “Tiến kịp”, 1996.
- Nguyễn Thị Hằng, “Vấn đề XĐGN ở nông thôn nước ta hiện nay”, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
- Dương Phú Hiệp, Vũ Văn Hòa, “Phân hóa giàu - nghèo ở một số Quốc giakhu vực Châu Á-Thái Bình Dương”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999.
- Ngô Quang Minh, “Tác động kinh tế của nhà nước góp phần XĐGN trongquá trình Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa ở Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1999.
- Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo "XĐGNvùng dân tộc thiểu số: Phương pháp tiếp cận", năm 2001.
Trang 3- Trần Thị Hằng, "Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Namhiện nay", Nxb Thống kê, năm 2001.
- Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang, “Nghèo đói và XĐGN ở Việt Nam”, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
- Hội thảo nghiên cứu giảm nghèo ở nông thôn từ cách tiếp cận vi mô Chươngtrình nghiên cứu Việt Nam, Hà Lan (VNRP), Đà Nẵng năm 2002.
- Ngân hàng Thế giới “Đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam” năm 2004
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh củavấn đề XĐGN Đây là những tư liệu khoa học quý sẽ được tiếp thu có chọn lọctrong quá trình viết Luận văn này.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Nghiên cứu, khảo sát để đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân
nghèo đói, đề xuất những giải pháp chủ yếu XĐGN trên địa bàn Quảng Trị, làm cơsở cho việc xây dựng, chỉ đạo điều hành kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh cóhiệu quả.
Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích trên, Luận văn có nhiệm vụ:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về nghèo đói và XĐGN.
+ Phân tích thực trạng nghèo đói và hoạt động XĐGN ở tỉnh hiện nay, chỉ rõnguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo đói và những vấn đề đặt ra cho công tácXĐGN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
+ Xác định mục tiêu và một số giải pháp chủ yếu thực hiện XĐGN ở QuảngTrị trong thời gian tới.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu các đối tượng là người nghèo, xã
nghèo, vùng nghèo trong tỉnh.
Phạm vi nghiên cứu: Quảng Trị có đặc điểm tương đối phức tạp về điều
kiện sống, khí hậu, và địa hình, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến nghèođói cho từng vùng, từng hộ Ở Quảng Trị, dân số nông thôn chiếm tỷ lệ cao, vì thếluận văn đi sâu nghiên cứu vấn đề nghèo đói và XĐGN ở vùng nông thôn Mặtkhác, để phục vụ cho yêu cầu chỉ đạo chương trình XĐGN phù hợp với đặc điểm
Trang 4của địa phương, luận văn phân tích 3 vùng kinh tế sinh thái của tỉnh là: Vùng venbiển, vùng đồng bằng trung du và vùng núi Về thời gian luận văn phân tích chủ yếutừ năm 1996 đến nay, khi các hoạt động XĐGN trên địa bàn tỉnh được đưa vàoNghị quyết Về mục tiêu chiến lược và giải pháp XĐGN, dự báo đến năm 2015;một số mục tiêu được định lượng cụ thể đến năm 2010 để phù hợp với định hướngphát triển KT-XH của tỉnh.
5 Cở sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để xem xét vấn đề nghèo đói và XĐGN một cách khách quan, khoa học vàsát thực tiễn, luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luậncủa chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối vàchính sách của Đảng và Nhà nước ta về nghèo đói và XĐGN, vấn đề dân tộc Luậnvăn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương phápnghiên cứu cụ thể của kinh tế học và xã hội học như: Phương pháp thống kê, phântích tổng hợp, so sánh, phương pháp đồ thị, mô hình, phân tổ, điều tra, tổng kết thựctiễn để đánh giá và làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu của đề tài.
6 Những điểm mới của luận văn
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sẽ tiếp tục kế thừa kết quả của nhiềucông trình khoa học liên quan đến vấn đề nghèo đói và XĐGN; luận văn có nhữngđiểm mới sau đây:
- Chỉ ra diễn biến nghèo đói và hoạt động XĐGN ở tỉnh Quảng Trị và nhữngvấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
- Đưa ra một số giải pháp cơ bản có tính khả thi nhằm từng bước XĐGN ởQuảng Trị trong thời gian tới.
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvăn có 3 chương, 8 tiết.
Trang 5Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHÈO ĐÓI
1.1 QUAN NIỆM VỀ NGHÈO ĐÓI VÀ TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CHUẨNNGHÈO1.1.1 Quan niệm về nghèo đói
Vấn đề nghèo đói đã được đề cập trong chính sách của nhiều quốc gia vàtrong một số thập kỷ qua ở nhiều nước đã có bước tăng trưởng đáng kể về kinh tếvà đời sống Do vậy, chống nghèo đói là một trong những chính sách ưu tiên củaLiên Hợp Quốc nhằm cải thiện đời sống cho khoảng trên 1,2 tỷ người đang sốngtrong tình trạng nghèo đói tuyệt đối.
Do vấn đề nghèo đói diễn ra trên quy mô lớn nên hậu quả của nó đã tác độngxấu đến vấn đề sinh thái, môi trường và sự bất ổn về chính trị ở nhiều vùng trên thếgiới Nó có ảnh hưởng không chỉ đối với các quốc gia nghèo mà còn có nguy cơ lanrộng và tác động toàn cầu như tàn phá môi trường sinh thái, vấn đề di dân quốc tế ồạt, tiêu cực XH lan rộng vv Vì vậy, sự nghiệp chống nghèo đói không chỉ đối vớicác nước nghèo mà cả đối với các nước phát triển Tại khóa họp đặc biệt của ĐạiHội đồng Liên Hợp Quốc về phát triển XH, tháng 6 năm 2000 tại Genever - ThụySỹ, các thành viên đã thống nhất cam kết, phấn đấu giảm một nữa số người nghèotrên thế giới Hội nghị kêu gọi cộng đồng quốc tế đẩy mạnh chiến dịch "Tấn côngvào nghèo đói" và khuyến nghị các quốc gia cần có chiến lược toàn diện về XĐGN.Tại hội nghị thiên niên kỷ đầu tháng 9 năm 2000 của Liên Hợp Quốc tạiWashington (Mỹ), một lần nữa khẳng định: Chống nghèo đói là một trong nhữngmục tiêu ưu tiên hàng đầu của cộng đồng quốc tế trong thế kỷ 21 [18, tr.3] Tuynhiên quá trình thực hiện XĐGN ở mỗi quốc gia có cách làm và giải pháp khácnhau Lý do cơ bản có những khác nhau đó là ở mỗi quốc gia khác nhau, có trình độphát triển KT-XH, điều kiện địa lý tự nhiên, trình độ dân trí, văn hóa, chính trị khácnhau nên khả năng đáp ứng các nhu cầu hưởng thụ vật chất, tinh thần cho dânchúng có khác nhau Ngay trong một quốc gia thì ở mỗi thời kỳ, giai đoạn lịch sửkhác nhau thì khả năng đáp ứng các nhu cầu trên cho dân chúng cũng khác nhau.Điều đó dẫn đến quan niệm về đói nghèo của các quốc gia có sự khác nhau và cácgiải pháp XĐGN cũng có sự khác nhau.
Trang 6Để xây dựng các giải pháp XĐGN, cần thiết phải có quan niệm đúng vềnghèo đói và có sự thống nhất chung cho các quốc gia về các khái niệm nghèo đói.Nếu có sự khác nhau giữa các quốc gia thì đó chỉ là sự khác nhau về cách tiếp cận,chứ không phải khác nhau về bản chất của nghèo đói.
Trên thế giới vấn đề nghèo đói được xem xét ở nhiều gốc độ và khía cạnh khácnhau, trong đó có khía cạnh kinh tế- xã hội theo các nghĩa rộng, hẹp khác nhau, cụ thể là:
Các nhà khoa học có nhiều định nghĩa về nghèo như: Nghèo về vật chất, nghèovề tri thức, nghèo về văn hóa, nghèo về điều kiện sinh hoạt vv Còn đói là khái niệmdùng để phân biệt mức độ rất nghèo của một bộ phận dân cư Do vậy, nghèo đói hayđói nghèo là khái niệm kép Trong tư duy của người Việt nam, đói có 2 dạng là đóikinh niên và đói gay gắt; nghèo cũng có 2 dạng là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.Nhưng dù ở dạng nào thì đói nghèo cũng có quan hệ mật thiết với nhau, nó phản ánhcấp độ và mức độ khác nhau, "nghèo là một kiểu đói tiềm tàng và đói là một tình trạnghiển nhiên của nghèo"[20, tr 18] Nếu nghèo kéo dài và không ra khỏi vòng luẩn quẩncủa cảnh trì trệ, túng thiếu thì dễ lâm vào tình trạng đói rách, cùng quẫn.
Abapiasen-chuyên gia hàng đầu của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho rằng:nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào sự phát triển cộng đồng [19, tr 20] UNDP đã đưa ra những định nghĩa nghèo [3, tr 27], như sau:
- Sự nghèo khổ của con người: Thiếu những quyền cơ bản của con người như biếtđọc, biết viết và được nuôi dưỡng tạm đủ.
- Sự nghèo khổ về tiền tệ: Thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả năng chitiêu tối thiểu.
- Sự nghèo khổ chung: Mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được xác định nhưkhông có khả năng thỏa mãn những nhu cầu lương thực và phi lương thực chủ yếu,những nhu cầu này đôi khi được xác định khác nhau ở nước này hay nước khác.
Hội nghị bàn về giảm nghèo đói trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương doESCAP tổ chức vào tháng 9/1993 tại Bangkok (Thái Lan), các quốc gia trong khu
vực đã thống nhất cho rằng:"nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư khôngđược hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được XH thừanhận, tùy theo trình độ phát triển KT-XH và phong tục tập quán của từng địaphương [2, tr 8] Đây là khái niệm tương đối đầy đủ và bao quát, nên có thể coi đây
Trang 7là định nghĩa chung nhất và có tính hướng dẫn về phương pháp nhận diện nét chínhyếu phổ biến về đói nghèo của các quốc gia Tuy nhiên, các tiêu chí và chuẩn mực vềmặt lượng hóa chưa được xác định vì còn phải tính đến sự khác biệt về mặt chênh lệchgiữa các điều kiện tự nhiên, xã hội và trình độ phát triển của mỗi vùng, miền khácnhau Ưu điểm của khái niệm này là: Làm rõ được bộ phận dân cư nghèo đói là: "Tùytheo trình độ phát triển KT-XH và phong tục tập quán từng địa phương"
Nghèo có 2 dạng: Nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối Nghèo tuyệt đối làtình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn nhu cầu cơ bản, tốithiểu để duy trì cuộc sống Nhu cầu cơ bản, tối thiểu đó là mức bảo đảm tối thiểu vềăn, mặc, nhà ở, nước sinh hoạt, y tế, giáo dục và vệ sinh môi trường Nghèo tươngđối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộngđồng ở một thời kỳ nhất định Như vậy, nghèo đói là khái niệm mang tính chấttương đối cả về không gian và thời gian.
Nghèo tuyệt đối biểu hiện chủ yếu thông qua tình trạng một bộ phận dân cưcó thu nhập thấp, không cho phép thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu; trước hết là ăn-gắn liền với dinh dưỡng Nhu cầu này cũng có sự thay đổi, khác biệt từng quốc giavà cũng được mở rộng dần Còn nghèo tương đối gắn liền với sự chênh lệch về mứcsống của một bộ phận dân cư so với mức sống trung bình của địa phương ở một thờikỳ nhất định Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Việc xóa dần nghèo tuyệt đốilà việc có thể làm, còn nghèo tương đối là hiện tượng thường có trong xã hội và vấnđề cần quan tâm là rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu-nghèo Khái niệm nghèotuyệt đối được sử dụng để so sánh mức độ nghèo khổ giữa các quốc gia Trên cơ sởđó người ta đưa ra khái niệm quốc gia nghèo là đất nước có thu nhập bình quân đầungười rất thấp, nguồn lực cực kỳ hạn hẹp, cơ sở hạ tầng và môi trường yếu kém, cóvị trí không thuận lợi trong giao lưu với cộng đồng quốc tế Còn trong đấu tranhchống nạn nghèo đói người ta dùng khái niệm nghèo tuyệt đối.
Quan niệm nghèo đói của Việt Nam: Dựa trên các khái niệm của các tổ chức
thế giới, Việt Nam đã đưa ra các khái niệm cụ thể hơn và được nghiên cứu ở cáccấp độ: cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng Chương trình mục tiêu quốc gia vềXĐGN giai đoạn 1998-2000 của Việt Nam đã đưa ra các khái niệm: Nghèo, đói, hộđói, hộ nghèo, vùng nghèo và có các tiêu chí xác định cho từng loại cụ thể.
Trang 8Về khái niệm nghèo của Việt Nam thì cơ bản thống nhất với khái niệmnghèo đói của ESCAP.
Đói là tình trạng của một bộ phận cư dân nghèo có mức sống dưới mức tốithiểu và thu nhập không đủ bảo đảm nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống Đó lànhững hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ một đến hai tháng, thường vay mượncủa cộng đồng và thiếu khả năng chi trả cho cộng đồng Đói là nấc thang thấp nhất củanghèo, đây vốn thuần túy là đói ăn, nằm trọn trong phạm trù kinh tế vật chất và khácvới đói thông tin, đói hưởng thụ văn hóa, thuộc phạm trù văn hóa tinh thần.
Khái niệm đói cũng có hai dạng; đói kinh niên và đói cấp tính (đói gay gắt).- Đói kinh niên:Là bộ phận dân cư đói nhiều năm liền cho đến thời điểm đang xét.- Đói cấp tính: Là bộ phận dân cư rơi vào tình trạng đói đột xuất do nhiềunguyên nhân như gặp tai nạn, thiên tai, rủi ro khác tại thời điểm đang xét.
- Hộ đói: Là hộ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái không được họchành đầy đủ, ốm đau không có tiền chữa bệnh, nhà cửa rách nát
- Hộ nghèo: Là hộ đói ăn nhưng không đứt bữa, mặc không đủ lành, không đủấm, không có khả năng phát triển sản xuất.
- Xã nghèo: Là xã có tỷ lệ nghèo cao, không có hoặc rất thiếu những cơ sở hạtầng thiết yếu như: điện, đường, trường, trạm, nước sạch vv trình độ dân trí thấp,tỷ lệ mù chữ cao.
- Vùng nghèo: Là địa bàn tương đối rộng, nằm ở những khu vực khó khănhiểm trở, giao thông không thuận tiện, có tỷ lệ xã nghèo, hộ nghèo cao.
Tóm lại, nghèo đói là một phạm trù lịch sử, có tính tương đối Tính chất và
đặc trưng của nghèo đói phụ thuộc vào điều kiện địa lý tự nhiên, nhân tố chính trị,văn hóa và trình độ phát triển kinh tế-xã hội của vùng, miền, quốc gia, khu vực Đặcđiểm này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn, là cơ sở của việc tìmkiếm đồng bộ các giải pháp XĐGN ở nước ta, nhất là vùng dân cư nông nghiệp vànông thôn hiện nay.
1.1.2 Tiêu chí xác định chuẩn nghèo
Theo từ điển tiếng Việt thì tiêu chí và chuẩn có các nghĩa sau đây:
Tiêu chí có nghĩa là: tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loạimột sự vật, một khái niệm [21, tr.990] Như vậy, tiêu chí mang tính định tính.
Trang 9Chuẩn có nghĩa là: Cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đómà làm cho đúng, vật được chọn làm mẫu để thể hiện một đơn vị đo lường; cái đượccông nhận là đúng theo quy định hoặc đúng theo thói quen trong xã hội [21, tr.181].Như vậy, chuẩn mang tính định lượng Từ đó ta có thể hiểu chuẩn nghĩa là mốc giớihạn do nhà nước hay tổ chức quốc tế quy định về mức thu nhập mà nếu ai có thunhập thấp hơn mức này gọi là nghèo, còn ai vượt qua giới hạn đó thì họ không phảilà người nghèo Chuẩn là công cụ để phân biệt giữa người nghèo và người khôngnghèo Giữa chuẩn nghèo và tỷ lệ hộ nghèo có quan hệ tỷ lệ thuận với nhau, nếuchuẩn nghèo cao thì tỷ lệ hộ nghèo cao và ngược lại
a) Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của thế giới:
Để đánh giá nghèo đói, UNDP dùng cách tính dựa trên cơ sở phân phối thunhập theo đầu người hay theo nhóm dân cư Thước đo này tính phân phối thu nhậpcho từng cá nhân hoặc hộ gia đình nhận được trong thời gian nhất định, nó không quantâm đến nguồn mang lại thu nhập hay môi trường sống của dân cư mà chia đều chomọi thành phần dân cư Phương pháp tính là: Đem chia dân số của một nước, một châulục hoặc toàn cầu ra làm 5 nhóm, mỗi nhóm có 20% dân số bao gồm: Rất giàu, giàu,trung bình, nghèo và rất nghèo Theo cách tính này, vào những năm 1990 thì 20% dânsố giàu nhất chiếm 82,7% thu nhập toàn thế giới, trong khi 20% nghèo nhất chỉ chiếm1,4% Như vậy nhóm giàu nhất gấp 59 lần nhóm nghèo nhất [22, tr.11].
Hiện nay, Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độgiàu, nghèo của các quốc gia dựa vào mức thu nhập quốc dân bình quân tính theođầu người trong một năm với 2 cách tính đó là: Phương pháp Atlas tức là tính theotỷ giá hối đoái và tính theo USD Phương pháp PPP (purchasing power parity), làphương pháp tính theo sức mua tương đương và cũng tính bằng USD.
Theo phương pháp Atlas, năm 1990 người ta chia mức bình quân của các
nước trên toàn thế giới làm 6 loại:
+ Trên 25.000 USD/người/năm là nước cực giàu.
+ Từ 20.000 đến dưới 25.000 USD/người/năm là nước giàu.+ Từ 10.000 đến dưới 20.000USD/người/năm là nước khá giàu.+ Từ 2.500 đến dưới 10.000USD/người/năm là nước trung bình.
Trang 10+ Từ 500 đến dưới 2.500USD/người/năm là nước nghèo + Dưới 500USD/người/năm là nước cực nghèo.
Theo phương pháp thứ hai, WB muốn tìm ra mức chuẩn nghèo đói chung
cho toàn thế giới Trên cơ sở điều tra thu nhập, chi tiêu của hộ gia đình và giá cảhàng hóa, thực hiện phương pháp tính "rỗ hàng hóa" sức mua tương đương để tínhđược mức thu nhập dân cư giữa các quốc gia có thể so sánh WB đã tính mức nănglượng tối thiểu cần thiết cho một người để sống là 2.150calo/ngày Với mức giáchung của thế giới để đảm bảo mức năng lượng đó cần khoảng 1USD/người/ngày.Từ đó, năm 1995 WB đã đưa ra chuẩn mực nghèo khổ chung của toàn cầu là thunhập bình quân đầu người dưới 370USD/người/năm Với mức trên WB ước tính cótrên 1,2 tỷ người trên thế giới đang sống trong nghèo đói.
Tuy nhiên, theo quan điểm chung của nhiều nước, hộ nghèo là hộ có thunhập dưới 1/3 mức trung bình của xã hội Do đặc điểm của nền kinh tế-xã hội vàsức mua của đồng tiền khác nhau, chuẩn nghèo đói theo thu nhập (tính theo USD)cũng khác nhau ở từng quốc gia Ở một số nước có thu nhập cao, chuẩn nghèo đượcxác định là 14USD/người/ngày Trong khi đó chuẩn nghèo của Malaixia là 28USD/người/tháng Srilanca là 17USD/người/tháng Bangladet là 11USD/ người/ tháng Ở Việt Nam, GDP bình quân đầu người hiện nay khoảng 600 USD/ người/ năm,nên trên bình diện chung của thế giới nước ta là nước nghèo khó, do đó không thểlấy mức nghèo đói của WB để xác định nghèo đói của Việt Nam.
Chỉ tiêu thu nhập quốc dân tính theo đầu người là chỉ tiêu chính mà hiện naynhiều nước và nhiều tổ chức quốc tế đang dùng để xác định giàu nghèo Nhưngcũng cần thấy rằng nghèo đói còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác như văn hóa,chính trị, xã hội Trong thực tế nhiều nước phát triển có thu nhập bình quân theođầu người cao nhưng vẫn chưa đạt được sự phát triển toàn diện; Tình trạng thấtnghiệp, nghèo đói, thiếu việc làm, ô nhiễm môi trường và những bất công khác vẫncòn phổ biến, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng lên, xu hướng này không chỉxảy ra ở những nước nghèo mà còn ở những nước khá và giàu Qua đó có thể thấyrằng: nghèo khổ trong xã hội không chỉ là hậu quả của mức thu nhập thấp hay caomà còn là kết quả của phân phối thu nhập và thực hiện công bằng xã hội Vì vậy, để
Trang 11đánh giá vấn đề nghèo đói, bên cạnh tiêu chí thu nhập quốc dân bình quân, UNDPcòn đưa ra chỉ số con người (HDI) bao gồm hệ thống ba chỉ tiêu: tuổi thọ, tình trạngbiết chữ của người lớn, thu nhập bình quân đầu người trong năm Đây là chỉ tiêucho phép đánh giá đầy đủ và toàn diện về sự phát triển và trình độ văn minh củamỗi quốc gia, nhìn nhận các nước giàu nghèo tương đối chính xác và khách quan.
b) Xác định chuẩn nghèo của Việt Nam:
Trong những năm qua nước ta tồn tại song song một số phương pháp xácđịnh chuẩn nghèo phục vụ mục đính khác nhau Đó là cách xác định chuẩn nghèocủa Chính phủ do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội công bố; chuẩn nghèo củaTổng cục thống kê và Ngân hàng thế giới đưa ra để đánh giá nghèo đói trên giác độvĩ mô.
* Phương pháp xác định đường đói nghèo của Tổng cục thống kê và Ngânhàng thế giới:
Tổng cục thống kê với vai trò thu thập, công bố và đánh giá số liệu cấp quốcgia và có thể so sánh quốc tế đã cùng Ngân hàng thế giới áp dụng phương pháp xácđịnh chuẩn nghèo theo phương pháp đo lường mức sống của Ngân hàng thế giớiđược thực hiện trong các cuộc khảo sát mức sống dân cư ở Việt Nam (các năm 1992- 1993 và 1997 - 1998) để xây dựng đường đói nghèo.
Đường đói nghèo ở mức thấp là đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm,được xác định bởi chi phí cần thiết để mua rỗ lương thực, thực phẩm cung cấp đủlượng calo tiêu dùng bình quân 1người/ngày (2.100 calo) Đường đói nghèo ở mứccao hơn gọi là đường đói nghèo chung (bao gồm các mặt hàng lương thực, thựcphẩm và phi lương thực, thực phẩm) Trên cơ sở xây dựng đường đói nghèo thìTổng cục thống kê và WB đưa ra chuẩn nghèo đói của Việt Nam như sau:
- Chuẩn nghèo đói về lương thực, thực phẩm năm 1993 là 750 nghìnđồng/người/năm và năm 1998 là 1.287 nghìn/người/năm tương đương 92 USD.
- Chuẩn nghèo đói chung năm 1993 là 1.160 nghìn/người/năm và năm 1998là 1.788 nghìn/người/năm tương đương 128 USD.
Tuy nhiên, phương pháp này có một số hạn chế sau:
Phương pháp này sử dụng rỗ hàng hóa từ năm 1993 đến nay đã hơn 10 năm nênkhông thể phản ánh được thực tế tiêu dùng hiện tại của đại đa số người dân Việt Nam.
Trang 12Sử dụng một chuẩn nghèo duy nhất áp dụng cho cả khu vực thành thị, nôngthôn và chỉ cho phép đánh giá thực trạng nghèo đói của cả nước, không thể xác địnhvà lập danh sách hộ nghèo cụ thể cho từng địa phương.
* Phương pháp xác định chuẩn nghèo đói theo tiêu chuẩn quốc gia.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực của chươngtrình XĐGN đã tiến hành rà soát chuẩn nghèo qua các thời kỳ Lúc đầu nghèo đượcxác định dựa vào nhu cầu chi tiêu, sau đó chuyển sang chỉ tiêu thu nhập, kết quả làđã 4 lần công bố chuẩn nghèo đói cho từng giai đoạn khác nhau (bảng 1.1).
Bảng 1.1: Quy định về chuẩn nghèo đói (Theo chuẩn quốc gia)
Chuẩn nghèo đói qua
các giai đoạnPhân loại người nghèo đói
Mức thu nhậpBQ/người/tháng
1993-1995(Mức thunhập qui ra gạo)
Đói(KV nông thôn) Dưới 8KgĐói(KV thành thị) Dưới 13KgNghèo(KV nông thôn) Dưới 15KgNghèo(KV thành thị) Dưới 20Kg
1996-2000(Mức thunhập qui ra gạo tương
đương với số tiền)
Đói(Tính cho mọi khu vực) Dưới 13Kg (45.000đồng)Nghèo(KV nông thôn miền
núi, hải đảo) Dưới 15Kg (55.000đồng)Nghèo(KV nông thôn, đồng
bằng trung du) Dưới 20Kg (70.000đồng)Nghèo(KV thành thị) Dưới 25Kg (90.000
đồng)2001-2005(Mức thu
nhập tính bằng tiền)
Nghèo (KV nông thôn miền
núi, hải đảo) Dưới 80.000 đồngNghèo(KV nông thôn đồng
bằng trung du) Dưới 100.000 đồngNghèo(KV thành thị) Dưới 150.000 đồng2006-2010(Mức thu
Trang 13sạch), 2/3 số xã nghèo là các xã miền núi, khoảng 1,2 triệu người ở 978 xã cần đượcđịnh canh định cư và 15 vạn đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn cần đượchỗ trợ phát triển Đến cuối năm năm 2000, tỷ lệ hộ nghèo ở thành thị còn 6% vànông thôn là 11,2 % Đầu năm 2001 khi thay đổi chuẩn nghèo đói, nước ta cònkhoảng 2,8 triệu hộ nghèo (chiếm 17,11%), đến cuối năm 2005 còn khoảng 1,6 triệuhộ nghèo, chiếm 9,5%.
Ưu điểm của phương pháp này là: Đảm bảo từng bước thỏa mãn nhu cầu củacon người (ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, văn hóa ) Chuẩn được điều chỉnh gắn vớităng trưởng kinh tế, mức độ cải thiện điều kiện sống của người dân, tình hình thayđổi cơ cấu chi tiêu, thu nhập của người dân Mặt khác theo phương pháp này, tạođiều kiện cho cơ sở có thể triển khai được việc lập danh sách hộ nghèo và xác địnhcác hỗ trợ cần thiết
Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận này có hạn chế là chưa tính toán đầu đủnhu cầu tiêu dùng (chỉ chú ý một số nhu cầu lương thực, thực phẩm và một số nhucầu phi lương thực, thực phẩm) Độ tin cậy chưa cao do không có điều kiện điều tradiện rộng, thu thập thông tin về thu nhập của người dân nông thôn và miền núi rấtkhó chính xác
Mặc dù có một số hạn chế nhưng cách tính chuẩn nghèo của Bộ Lao Thương binh và Xã hội là tương đối phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay.
Trang 14- Số hộ nghèo đói trên 30% Đời sống còn nhiều khó khăn, còn tình trạng đóigiáp hạt.
Năm 2002, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có Quyết định số:587/2002/QĐ-BLĐTBXH quy định xã nghèo (ngoài chương trình 135) là xã có đủ2 tiêu chí sau:
- Có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên.
- Chưa có đủ 3 trong 6 hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu, cụ thể như sau:+ Dưới 30% số hộ được sử dụng nước sạch.
+ Dưới 50% số hộ được sử dụng điện sinh hoạt.
+ Chưa có đường ôtô tới trung tâm xã, ôtô không đi lại được cả năm.
+ Số phòng học mới đáp ứng dưới 70% nhu cầu của học sinh hoặc phòng tạmbằng tranh, tre, nứa, lá.
+ Chưa có trạm y tế hoặc có nhưng nhà tạm.+ Chưa có chợ hoặc chợ tạm thời.
Theo tiêu chí nêu trên thì hiện nay nước ta có khoảng xã đặc biệt khó khăn(ĐBKK), và xã nghèo.
1.1.3 Nội dung của xoá đói giảm nghèo
a Khái niềm về giảm nghèo hay XĐGN.
Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bướcthoát khỏi tình trạng nghèo Biểu hiện ở tỷ lệ % và số lượng người nghèo giảm Nóimột cách khác, giảm nghèo là quá trình chuyển bộ phận dân cư nghèo lên một mứcsống cao hơn Ở khía cạnh khác, giảm nghèo là chuyển từ tình trạng có ít điều kiệnlựa chọn sang tình trạng có đầy đủ điều kiện lựa chọn hơn để cải thiện đời sống mọimặt của mỗi người [3, tr 39]
Nói giảm nghèo trong đó luôn bao hàm xóa đói và cũng giống như khái niệmnghèo, khái niệm giảm nghèo chỉ là tương đối Bởi nghèo có thể tái sinh mỗi khiquan niệm nghèo và chuẩn nghèo thay đổi Hoặc có những biến động khác tác độngđến như: khủng hoảng, lạm phát, thiên tai vv Vì vậy, việc đánh giá mức độ giảmnghèo cần được xem xét trong một không gian và thời gian nhất định.
Do cách nhìn nhận và đánh giá nguồn gốc của nghèo đói khác nhau, nêncũng có nhiều quan niệm về giảm nghèo khác nhau Nếu hiểu nghèo là dạng đình
Trang 15đốn của phương thức sản xuất đã bị lạc hậu nhưng vẫn còn tồn tại thì giảm nghèo làquá trình chuyển đổi sang phương thức sản xuất tiến bộ hơn.
Nếu hiểu nghèo là do phân phối thặng dư trong XH một cách bất công đốivới người lao động, do chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa thì giảm nghèo là quá trìnhxóa bỏ chế độ sở hữu và chế độ phân phối này.
Nếu hiểu nghèo là do hậu quả của tình trạng Chủ nghĩa thực dân đế quốc kìmhãm sự phát triển ở các nước thuộc địa, phụ thuộc thì giảm nghèo là quá trình cácnước thuộc địa, phụ thuộc giành lấy độc lập để trên cơ sở đó phát triển KT-XH.
Nếu hiểu nghèo là do sự bùng nổ gia tăng dân số vượt quá tốc độ phát triểnkinh tế thì phải tìm mọi cách để giảm gia tăng dân số lại một cách hợp lý.
Còn nếu hiểu nghèo là do tình trạng thất nghiệp gia tăng hoặc rơi vào tình trạngkhủng hoảng kinh tế thì giảm nghèo chính là tạo việc làm, tạo cho XH ổn định và pháttriển Ở Việt Nam hiện nay không phải do bốc lột như trước đây mà do nền kinh tế tađang trong quá trình chuyển từ nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển sang nền kinh tếhiện đại Trong nền kinh tế này tồn tại và đan xen nhiều trình độ sản xuất khác nhau.Trình độ sản xuất cũ, lạc hậu vẫn còn, trong khi đó trình độ sản xuất mới, tiên tiến lạichưa đóng vai trò chủ đạo, thay thế trình độ sản xuất cũ Do đó, dẫn đến có sự giàu-nghèo khác nhau trong các tầng lớp dân cư.
Như vậy, XĐGN ở nước ta chính là từng bước thực hiện quá trình chuyển đổicác trình độ sản xuất cũ, lạc hậu còn tồn đọng trong xã hội sang trình độ sản xuất mớicao hơn.
Ở góc độ người nghèo: Giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ người nghèocó khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh nhất, trên cơ sở đó họcó nhiều khả năng lựa chọn hơn giúp họ từng bước thoát ra khỏi tình trạng nghèo.
b Sự cần thiết XĐGN ở nước ta:
Giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau.Tăng trưởng kinh tế tạo ra cơ sở, điều kiện vật chất để giảm nghèo Ngược lại, giảmnghèo là nhân tố đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững
Tăng trưởng kinh tế chịu tác động của các quy luật kinh tế như: Quy luật giátrị, quy luật cung cầu, cạnh tranh, lợi nhuận, năng suất lao động Còn giảm nghèolại chịu tác động của quy luật phân hóa giàu-nghèo, vấn đề phân phối và thu nhập,
Trang 16vấn đề lao động và việc làm , các chính sách xã hội vv Trong quá trình vận độngcác yếu tố, các quy luật tác động lên tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo theo nhiềuhướng Một khi các tác động trên là trái ngược nhau thì sẽ làm triệt tiêu các khảnăng làm tăng trưởng kinh tế cũng như điều kiện để thực hiện XĐGN Do vậy, đểđảm bảo được tăng trưởng kinh tế và giảm được nghèo đòi hỏi Nhà nước phải có sựcan thiệp sao cho sự tác động của các yếu tố, các quy luật có tính đồng thuận Nhưvậy, XĐGN sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo tăng trưởng kinhtế bền vững; nghĩa là XĐGN là một yêu cầu cần thiết khách quan.
XĐGN còn là yêu cầu cần thiết ổn định chính trị, xã hội: Ở nước ta hiện naycó trên 90% số hộ nghèo tập trung ở vùng nông thôn, nhất là vùng trung du, miềnnúi; trong đó số hộ nghèo là vùng dân tộc ít người (còn gọi là dân tộc thiểu số(DTTS)) và những hộ thuộc diện chính sách phải ưu tiên chiếm tỷ lệ khá cao Trongnhững năm gần đây một số vấn đề về chính trị, xã hội ở một số vùng miền núi vànhững nơi khó khăn diễn biến phức tạp Tình trạng một số tổ chức phản động khôiphục, chống phá, truyền đạo bất hợp pháp và nạn mê tín gia tăng, nếu gắn với nghèođói thường xuyên sẽ có nguy cơ tạo nên sự mất ổn định chính trị Điều đó có nghĩa làXĐGN ở nước ta không đơn thuần là một chương trình kinh tế mà còn là chương trìnhmang ý nghĩa ổn định chính trị, xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ.
Tóm lại: XĐGN là sự cần thiết và là sự kết hợp thống nhất giữa các chính
sách về kinh tế, chính sách về xã hội và giữ vững chính trị Nghèo đói trước hết làvấn đề kinh tế, đồng thời cũng là vấn đề xã hội nhức nhối, có tác động sâu sắc đếnquan hệ xã hội, làm phát sinh các tệ nạn, gây mất ổn định xã hội và có thể làm mấtổn định chính trị Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiệnnay, XĐGN là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tếbền vững; ngược lại chỉ có tăng trưởng kinh tế cao và bền vững mới có sức mạnhvật chất để hỗ trợ và tạo cơ hội cho người nghèo vươn lên thoát khỏi đói nghèo.
c Nội dung của XĐGN:
- Thứ nhất là tăng thu nhập cho người nghèo, vùng nghèo: Khi đánh giá vấn
đề nghèo đói, các tổ chức quốc tế cũng như các nước khác nhau lựa chọn phươngpháp và chỉ tiêu đánh giá cơ bản giống nhau Song cách xác định và mức độ cụ thểcó những khía cạnh khác nhau.
Trang 17Để làm căn cứ tính toán mức nghèo đói người ta đều thống nhất dựa vào hailoại chỉ tiêu sau:
+ Chỉ tiêu chính: Thu nhập bình quân người/tháng hoặc năm và được đobằng chỉ tiêu giá trị hoặc hiện vật quy đổi.
+ Chỉ tiêu phụ: Dinh dưỡng bữa ăn, nhà ở, mặc, y tế, giáo dục và các điềukiện đi lại.
Như vậy, tăng thu nhập cho đối tượng nghèo là nội dung cần được quan tâmnhất đối với công tác XĐGN.
Phần lớn người nghèo ở các nước đang phát triển phụ thuộc vào thu nhập từsức lao động, từ công việc trên mãnh đất của họ, từ tiền lương hay từ những hìnhthức lao động khác Tình trạng thiếu việc làm và năng suất lao động thấp dẫn đếnthu nhập của người lao động thấp là khá phổ biến đối với người nghèo Vì vậy, đểtăng thu nhập cho người nghèo phải có giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấusản xuất để hỗ trợ tăng năng suất lao động và tạo việc làm cho người nghèo là cơbản nhất.
- Thứ hai là tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực phát triển đối với ngườinghèo, vùng nghèo.
+ Phần lớn người nghèo tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, nhất là vùngmiền núi, vùng sâu, vùng xa Những nơi này thường là xa các trung tâm kinh tế vàdịch vụ xã hội Hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu và yếu hơn so với những vùng khác.Phổ biến là tình trạng thiếu điện, thiếu nước tưới, nước sinh hoạt, thiếu thông tin,thiếu chợ đầu mối, giao thông đi lại khó khăn vv Do đó, năng suất lao động thấp,trong khi đó giá cả của sản phẩm do người sản xuất bán lại rẻ do vận chuyển khókhăn Cơ hội tự vươn lên của người nghèo ở những vùng này lại càng khó khănhơn Điều đó cho thấy rằng: Nhà nước phải tích cực đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùngnghèo, người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận hệ thống cơ sở hạtầng tốt hơn là một nội dung quan trọng trong công tác XĐGN, nhất là ở nước tahiện nay.
+ Nghèo thường gắn liền với dân trí thấp; do nghèo mà không có điều kiệnđầu tư cho con cái học hành để nâng cao trình độ hiểu biết Dân trí thấp thì khôngcó khả năng để tiếp thu tiến bộ của khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất và
Trang 18không có khả năng tiếp cận với những tiến bộ văn minh của nhân loại nên dẫn đếnnghèo về mọi mặt (kinh tế và tinh thần, chính trị) Vì vậy, để giảm nghèo phải nângcao trình độ dân trí, nâng cao sự hiểu biết cho người nghèo là giải pháp có tínhchiến lược lâu dài.
+ Một nội dung quan trọng nữa của công tác XĐGN là phải tạo điều kiện đểgiúp người nghèo tiếp cận có hiệu quả với các dịch vụ y tế, dịch vụ tài chính, tíndụng và tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ.vv
Hỗ trợ người nghèo về y tế để họ có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn,hạn chế được bệnh tật, từ đó có điều kiện tái sản xuất sức lao động, đây là yếu tốquan trọng để tăng trưởng và phát triển.
Người nghèo là những người có thu nhập thấp nên những lao động nghèothường thiếu vốn để kinh doanh, thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu thông tin thịtrường và thiếu kiến thức về khoa học công nghệ Do vậy, hoạt động XĐGN phảihỗ trợ cho người nghèo có được sự tiếp cận tốt hơn những yếu tố trên.
- Thứ ba là XĐGN trước hết phải ưu tiên các đối tượng chính sách, vùngcách mạng.
Ở nước ta, trong những năm đổi mới nền kinh tế đã có bước phát triển vượtbậc, đời sống của đa số dân cư được cải thiện; công tác XĐGN đã thu được nhữngthành tựu đáng kể Tuy vậy, mức sống của người dân vẫn còn thấp, phân hóa thunhập có xu hướng tăng lên, một bộ phận khá lớn dân cư vẫn còn sống nghèo đói.Trong đó có một số vùng cách mạng, vùng dân tộc ít người và nhiều hộ gia đình cónhiều đóng góp cho cách mạng vẫn chịu nhiều thiệt thòi trong hòa nhập cộng đồngvà không đủ sức tiếp nhận những thành quả do công cuộc đổi mới mang lại Nhữnggiải pháp XĐGN tập trung cho đối tượng này vừa là yêu cầu cấp thiết đối với mụctiêu phát triển bền vững, vừa mang tính nhân văn sâu sắc.
- Thứ tư là XĐGN phải mang tính bền vững: Trong thực tiễn XĐGN có tình
trạng khá phổ biến là có rất nhiều hộ giá đình sau khi thoát nghèo một thời gian donhiều nguyên nhân khác nhau như: gặp rủi ro trong kinh doanh, ốm đau, do tác độngcủa phân hóa giàu - nghèo của quá trình phát triển v.v lại trở thành những hộ nghèo.
Vì vậy, nhiệm vụ của công tác XĐGN không chỉ hỗ trợ để người nghèo sinhtồn và vượt qua ngưỡng cửa nghèo một cách thụ động mà phải có giải pháp tích cực
Trang 19để bản thân người nghèo chủ động tự vươn lên thoát nghèo vững chắc tiến tới trởthành hộ khá, hộ giàu.
d Lực lượng tham gia xóa đói giảm nghèo.
Xóa đói giảm nghèo trước hết là bổn phận của chính người nghèo phải tựvươn lên và thoát nghèo Trách nhiệm của Chính phủ và cộng đồng là trợ giúp đểngười nghèo tự vươn lên thoát nghèo; hiệu quả XĐNG sẽ đạt thấp, nếu bản thânngười nghèo không tích cực và nỗ lực phấn đấu vươn lên để có mức sống cao hơn.Vì vậy, XĐGN phải được coi là sự nghiệp của bản thân người nghèo, cộng đồngnghèo, bởi vì sự nỗ lực tự vươn lên để thoát nghèo chính là động lực, là điều kiệncần cho sự thành công của mục tiêu chống nghèo đói ở các nước.
Nhà nước thực hiện nhiệm vụ trợ giúp người nghèo biết cách thoát nghèo vàtránh tái nghèo khi gặp rủi ro Bên cạnh thực hiện một số chính sách hỗ trợ cụ thểvề xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, trợ cấp khi cần thiết thì tạoviệc làm cho người nghèo bằng cách hướng dẫn người nghèo sản xuất, kinh doanhphát triển kinh tế theo điều kiện cụ thể của chính họ là điều kiện để thực hiệnXĐGN thành công nhanh và bền vững.
Các tổ chức hội, đoàn thể là những người tham gia tuyên truyền, vận động đểtruyền bá những chủ trương, chính sách của Nhà nước, hướng dẫn những kinhnghiệm và kiến thức về XĐGN; tham gia giám sát việc tổ chức thực hiện các mụctiêu, nhiệm vụ chương trình XĐGN của quốc gia, của địa phương Cộng đồng dâncư và các đơn vị kinh tế, các tổ chức tài trợ hưởng ứng và tham gia thực hiện cáccuộc vận động về hỗ trợ người nghèo.
Như vậy, lực lượng tham gia XĐGN bao gồm: Nhà nước (Trung ương và địaphương), các tổ chức hôi, đoàn thể kinh tế-xã hội, cộng đồng dân cư, các nhà tài trợtrong và ngoài nước và cá nhân người nghèo là nhân tố cơ bản
1.2 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
Có nhiều nhân tố tác động đến nghèo đói và hoạt động XĐGN khác nhau.Tác động của những nhân tố này có thể làm cho môi trường phát triển thuận lợihoặc khó khăn Nếu môi trường phát triển khó khăn thì ở đó tình trạng tỷ lệ nghèođói sẽ cao và diễn biến phức tạp, hoạt động XĐGN trở nên khó khăn hơn Ngược lại
Trang 20nếu môi trường phát triển thuận lợi thì ở đó tỷ lệ nghèo đói có thể sẽ thấp và hoạtđộng XĐGN cũng có phần thuận lợi hơn Khi nghiên cứu tác động của các nhân tốđến vấn đề nghèo đói người ta có thể chia thành những nhóm nhân tố cụ thể khácnhau Một trong những cách chia đó là phân chia thành: Nhóm nhân tố thuộc vềđiều kiện tự nhiên; nhóm nhân tố thuộc về kinh tế; nhóm nhân tố xã hội; nhóm nhântố thuộc về quan điểm chính sách xã hội Do mục tiêu của đề tài là nghiên cứu cácgiải pháp thực hiện XĐGN nên trong đề tài này chủ yếu nghiên cứu mặt tác độngkhông thuận lợi đến môi trường phát triển của các nhân tố trên để tìm giải phápkhắc phục là vấn đề cơ bản nhất của đề tài.
1.2.1 Những nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho môitrường phát triển bao gồm
- Vị trí địa lý không thuận lợi, những nơi xa xôi, hẻo lánh giao thông đi lạikhó khăn Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ nghèo đói cao ởcác vùng, địa phương ở vào vị trí địa lý này Do điều kiện địa lý như vậy, họ dễ rơivào thế cô lập với bên ngoài, khó tiếp cận được với các nguồn lực của phát triểnnhư: tín dụng, KHKT, công nghệ, thị trường vv nên việc phát triển cơ sở hạ tầng,nhất là phát triển hệ thống giao thông có ý nghĩa to lớn đối với việc XĐGN.
- Đất canh tác ít, đất cằn cỗi, khó canh tác, năng suất cây trồng, vật nuôi đềuthấp Đây là nguyên nhân dẫn đến sản xuất trong nông nghiệp gặp nhiều khó khăn,nhất là đối với những vùng thuần nông Thiếu đất sản xuất ảnh hưởng đến khả năngbảo đảm lương thực của người nghèo và khả năng đa dạng hóa sản xuất để hướngtới những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, dẫn đến thu nhập của người nông dânthấp, việc tích lũy và tái sản xuất mở rộng bị hạn chế hoặc không có Bởi thế ngườinghèo lại tiếp tục nghèo.
- Địa hình phức tạp, bị chia cắt nhiều bởi sông suối và núi đá, đất dốc Những vùng có địa hình như vậy việc tổ chức sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn, đấtbị xói mòn, dễ bị khô hạn, chi phí sản xuất cao, hiệu quả sản xuất rất thấp Hay ởnhững khu vực ven biển bãi ngang của miền Trung thường chủ yếu cồn cát và bãicát trắng, tổ chức sản xuất rất khó khăn, đời sống của người dân đa phần là khổ cực,hoạt động XĐGN cũng gặp nhiều trở ngại.
Trang 21- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, hay gặp thiên tai như: hạn hán, lũ lụt, mưabão, nạn cát bay, cát lấp vv Những vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiêntai thường xuyên xảy ra như khu vực miền Trung, một số tỉnh miền núi phía Bắc,làm cho việc XĐGN thiếu cơ sở bền vững Nhiều vùng đang trù phú nhưng chỉ saumột trận thiên tai lũ lụt, bão thì hàng triệu người rơi vào cảnh thiếu đói, nhiều côngtrình hạ tầng công cộng và cơ sở sản xuất bị phá hỏng Điển hình như cơn bão số 6xảy ra đầu tháng 10 năm 2006 đổ bộ vào Thành phố Đà Nẵng và 4 tỉnh miền Trunggây thiệt hại to lớn về người và tài sản; ước thiệt hại về tài sản lên đến hàng chụcngàn tỷ đồng và rất nhiều hộ gia đình lâm vào cảnh màn trời chiếu đất Thực tiễn đóđòi hỏi việc tìm kiếm những giải pháp giảm nhẹ thiệt hại thiên tai là một phần quantrọng của quá trình XĐGN.
1.2.2 Nhóm nhân tố thuộc về kinh tế không thuận lợi
Ảnh hưởng không thuận lợi của những nhân tố thuộc về kinh tế đối vớiXĐGN bao gồm: Quy mô của nền kinh tế nhỏ bé, cơ cấu kinh tế lạc hậu, tốc độtăng trưởng chậm, thu nhập của dân cư thấp, khả năng huy động nguồn lực vật chấtcho XĐGN khó khăn, thị trường bị bó hẹp ; ưu tiên đầu tư nhiều vào vùng độnglực phát triển kinh tế sẽ làm giảm nguồn lực cho đầu tư các vùng nghèo, hỗ trợngười nghèo.
- Quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế là yếu tố cơ bản để nhà nướctăng các nguồn thu và tích lũy tạo sức mạnh vật chất để hình thành và triển khai cácchương trình hỗ trợ vật chất, tài chính và cho các xã khó khăn phát triển cơ sở hạtầng kinh tế, xã hội Người nghèo và cộng đồng nghèo nhờ đó có sự vươn lên thoátkhỏi nghèo đói Vì vậy, quy mô nền kinh tế lớn và tăng trưởng kinh tế cao, bềnvững là điều kiện quan trọng để thực hiện XĐGN trên quy mô diện rộng Ngược lạinếu quy mô nền kinh tế nhỏ bé thì lượng tuyệt đối về tích lũy sẽ nhỏ; tốc độ tăngtrưởng kinh tế chậm thì khả năng tăng quy mô tích lũy sẽ gặp trở ngại, nguồn lựcdành cho XĐGN sẽ khó khăn Bên cạnh đó lực lượng sản xuất ở trình độ thấp, cơcấu kinh tế chậm tiến bộ, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu với trình độ canh tác lạchậu; cơ cấu sản xuất trong nội bộ các ngành kinh tế chậm đổi mới, hàm lượng khoahọc - kỹ thuật trong sản phẩm thấp thì giá trị gia tăng trong giá trị sản phẩm sẽ nhỏ,
Trang 22khó cạnh tranh thị trường dẫn đến năng suất lao động thấp, tốc độ tăng trưởngkém, khả năng tích lũy cho tái sản xuất mở rộng và huy động nguồn lực cho XĐGNsẽ hạn chế Điều đó muốn nói lên rằng, quá trình XĐGN phải tìm kiếm giải pháp đểnhanh chóng chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế theo hướng tiến bộ, chuyển đổi cơcấu sản xuất trong nội bộ ngành để tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng và giá trịcao, cạnh tranh thị trường tốt vv đảm bảo tăng tốc độ tăng trưởng và mở rộng quymô của nền kinh tế; từ đó tăng nguồn lực để thực hiện các mục tiêu XĐGN Chínhkết quả XĐGN tốt sẽ tạo thêm một lực lượng sản xuất mới dồi dào hơn, đảm bảo sựổn định và phát triển cho giai đoạn tiếp theo.
- Thu nhập dân cư thấp và sự phân hóa thu nhập lớn là một bất lợi đối vớingười nghèo và công tác XĐGN Rất nhiều cuộc điều tra mức sống dân cư cho thấychênh lệch giàu - nghèo, thu nhập giữa các nhóm dân cư có xu hướng gia tăng Năm1993 ở vùng thành thị chiếm 24% dân số nhưng tạo ra trên 60% GDP với mức tăngtrưởng trên 10% /năm Ở nông thôn chiếm 76% dân số chỉ tạo ra 40% GDP vớimức tăng trưởng chậm (gần 5% /năm) [2, tr 37] Trong thực tế những năm qua tốcđộ tăng trưởng kinh tế của nước ta cơ bản đúng như nhận định trên Theo tính toánthì năm 2000, dân số thành thị chiếm khoản 25% và tạo ra 68% GDP Còn 75% dânsố nông thôn chỉ tạo ra khoản 32% GDP Chênh lệch về thu nhập giữa 20% nhómgiàu nhất và 20% nhóm nghèo nhất từ 4,3 lần năm 1993 tăng lên 8,14 lần năm2002; khoảng chênh lệch giữa 10% nhóm giàu nhất và 10% nhóm nghèo nhất từ12,5 lần năm 2002 tăng lên 13,5 lần năm 2004 Thu nhập bình quân của 20% nhómnghèo nhất năm 2001 là 107.000đ/người/tháng So sánh mức chi tiêu bình quân đầungười của 20% nhóm giàu nhất và 20% nhóm nghèo nhất thì năm 1992 - 1993nhóm giàu nhất gấp 4,58 lần năm 1997 - 1998 gấp 5,49 lần và năm 2001 - 2002 gấp6,15 lần [2, tr 11] Hầu hết các hộ nghèo đều ở nông thôn, năm 2002 chiếm 90,5%tổng số hộ nghèo của cả nước Do nguồn thu nhập thấp và bấp bênh, khả năng tíchlũy kém nên các hộ nghèo ít có khả năng tái đầu tư sản xuất mở rộng và chống chọivới những biến cố xảy ra như: mất mùa, mất việc làm, mất sức khỏe vv mặt khácrủi ro trong sản xuất kinh doanh đối với người nghèo cũng rất cao, nhất là trongđiều kiện kinh tế thị trường, do họ thiếu kinh nghiệm làm ăn, trình độ tay nghề thấp,
Trang 23thiếu thông tin v.v Vì vậy, thu nhập của người nghèo đã thấp rồi nhưng khả năngđể tăng thu nhập của họ cũng rất khó khăn Đây là một trở ngại lớn đối với XĐGN.Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 của nước ta (khu vực thành thị260.000đ/người/tháng, khu vực nông thôn 200.00đ/người/tháng) thì cuối năm 2005cả nước có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo chiếm 22% số hộ toàn quốc Vùng có tỷ lệnghèo cao nhất là vùng Tây Bắc (42%); Tây nguyên (38%); Bắc Trung Bộ (35%).Như vậy, những vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế khó khăn tiếp tục có tỷ lệ hộnghèo cao.
Khả năng huy động nguồn lực vật chất, tài chính là yếu tố rất quan trọngquyết định sự thành công hay thất bại khi thực hiện các mục tiêu XĐGN.
Để thực hiện các mục tiêu XĐGN trên quy mô diện rộng và đạt được kết quảnhanh thì nhà nước và bản thân các hộ nghèo đều phải có nguồn lực Nhà nước cónguồn lực đủ mạnh để hình thành và thực hiện các chương trình hỗ trợ như: Xâydựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho xã nghèo, vùng nghèo; hỗ trợ cho các doanhnghiệp để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐHtừ đó tạo nhiều việc làm cho người lao động; hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo về đờisống khi gặp rủi ro, thiên tai và hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chươngtrình khuyến nông, đào tạo Nguồn lực của nhà nước phụ thuộc vào quy mô và tốcđộ tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ lệ tích lũy và chính sách chi tiêu của chính phủ,khả năng vay nợ của nước ngoài
Về phía hộ gia đình nghèo, để phấn đấu thoát nghèo, họ cũng cần có nguồnlực để tự mình phấn đấu vươn lên thoát nghèo Nguồn lực họ có thể có được là từcác nguồn hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng dân cư, vốn vay tín dụng và khảnăng tích lũy của bản thân họ Một bài học chung cho cả Nhà nước và cá nhân củacác hộ nghèo, cộng đồng nghèo là phải dựa vào nguồn tích lũy của chính mình, hạnchế đến mức tối thiểu vốn vay thì mới có thể phát triển và XĐGN bền vững Kinhnghiệm của các nước công nghiệp mới đã thành công trong việc chuyển từ nền kinhtế lạc hậu sang nền kinh tế phát triển, giảm được tỷ lệ hộ nghèo đói là đã duy trì tíchlũy trên 30% GNP Trong quá trình phát triển Nhật, Đài Loan, Hồng Kông,Singapore sử dụng nguồn tích lũy trong nước là chính, tránh lệ thuộc vào vay nợ
Trang 24nước ngoài quá nhiều nên phần nào ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chínhở Châu Á trong những năm giữa thập niên 90 Trong khi đó, Inđônêxia, Thái Lan,Hàn Quốc, Philipin lại bị sai lầm, khi lệ thuộc vào tư bản nước ngoài trong quá trìnhphát triển, để lại những món nợ lớn Tính đến cuối năm 1997 Inđônêxia nợ lên tới67% GNP, Thái Lan 62% GNP, Philipin 63% GNP, Hàn Quốc 31% GNP [3, tr 63].Đây là những nước chịu hậu quả nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính nóitrên ở các mức độ khác nhau Giai đoạn 1997- 1998 tỷ lệ nghèo ở Inđônêxia tănglên 20% dân số, Thái Lan tăng lên 6,7 triệu người, Hàn Quốc tăng từ 3% năm 1997lên 7,8% năm 1998, Malaixia tăng từ 6,8% năm 1997 lên 8% năm 1998 vv
Ở Việt Nam tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm vừa qua đạt khácao, GDP tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2005 là 7,5%/năm GDP năm2005 đạt khoảng 815 nghìn tỷ đồng(tương đương 51,5 tỷ USD); tỷ lệ tích lũy năm2005 đạt khoảng 29,4% GDP và tăng bình quân hàng năm trên 10%/năm; tổng quỹtiêu dùng tăng bình quân hàng năm khoảng 7,6%/năm; tỷ lệ huy động vào ngânsách Nhà nước bình quân hàng năm đạt 23,5% GDP; bội chi Nhà nước không quá5% GDP [24, tr ] Nhờ đảm bảo được tỷ lệ tích lũy và tỷ lệ tích lũy vào đầu tư khácao nên năng lực mới huy động vào nền kinh tế được tăng nhanh và cũng nhờ đómà thành tựu đạt được trong XĐGN khá tốt Tổng nguồn vốn huy động để hỗ trợthực hiện các mục tiêu XĐGN trong 5 năm 2001-2005 của cả nước đạt khoảng 41nghìn tỷ đồng (không kể vốn tự có của hộ nghèo và tín dụng ngân hàng thươngmại), trong đó, huy động từ cộng đồng 1.500 tỷ đồng (chiếm 3,7%); vốn tín dụngưu đãi 12.000 tỷ đồng (chiếm 29,3%) còn lại là vốn ngân sách Nhà nước và các dự
án tài trợ là 27,5 nghìn tỷ đồng (chiếm 67%) (Nguồn: Bộ lao động - Thương binhxã hội - Báo cáo chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006 -2010) Bên cạnh đầu tư hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng nghèo, thì thành quả về
đầu tư để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, thông qua các chương trình đầutư xây dựng cơ sở hạ tầng, chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệpvà nông thôn v.v đã tạo ra nhiều việc làm mới, nâng cao năng suất lao động, tăngthu nhập cho người lao động đã góp phần tích cực cho công cuộc XĐGN đạt kếtquả tốt Một vấn đề được quan tâm nữa trong huy động nguồn lực là tự tạo nguồn
Trang 25lực tại chỗ là chính với sự hỗ trợ một phần của nhà nước, cộng đồng, khơi dậy tiềmnăng trong dân theo hướng vươn lên ”tự cứu” Thực tiễn trong những năm qua,XĐGN luôn gắn với việc khuyến khích làm giàu chính đáng từ đó mà tạo đượcnhiều công ăn việc làm Chính những hộ dân có vốn, có kinh nghiệm làm ăn là nơigiải quyết việc làm, tăng thu nhập cho dân cư theo phương ngôn ”lá lành đùm lárách” v.v Những kết quả tổng hợp từ hai phía Nhà nước và nhân dân đã đem đếnnhững thành tựu quan trọng về XĐGN Bình quân mỗi năm giai đoạn 2001-2005 tỷlệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm, tính vững chắc trong kết quả XĐGN cũng đượcnâng lên Trong báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004, quốc tế đã đánh giá “nhữngthành tựu XĐGN của Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhấttrong phát triển kinh tế”.
- Vấn đề thị trường cũng là một trong những nhân tố tác động đến XĐGNtheo hai hướng thuận lợi và khó khăn.
Thị trường và cơ chế thị trường đã đòi hỏi và làm bộc lộ những yêu cầu liênquan tới sự phát triển kinh tế, xã hội mà mỗi chủ thể sản xuất kinh doanh phải đápứng Chính trong sự đáp ứng đó với những mức độ chênh lệch khác nhau về nhiềumặt giữa các chủ thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã diễn ra và được phảnánh trong kết cục của nó là hiện tượng phân hóa giàu-nghèo Trong kinh tế thịtrường, người ta buộc phải tính toán bằng giá trị và tính đủ giá trị cho mọi kết quảlao động, do đó lợi ích được chú trọng, trước hết là lợi ích cá nhân Nghĩa là nónâng cao một cách đáng kể vai trò của năng lực cá nhân, thúc đẩy tính tự giác và ýthức trách nhiệm đối với công việc và sản phẩm lao động Giá trị lợi ích đã thúc đẩycạnh tranh, làm nảy nở tài năng kích thích con người về tính chủ động, óc sángkiến, tính linh hoạt trong các phản ứng và hành vi đáp ứng Cạnh tranh cũng thườngxuyên đặt con người vào thử thách năng lực nghề nghiệp, buộc con người phải tựkhẳng định, phải thường xuyên tự đổi mới, phát triển để vượt qua sự đào thải, thậmchí phải chấp nhận sự đào thải Mặt trái của kinh tế thị trường là do chạy theo lợinhuận vì lợi ích cá nhân, tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá đã làm cho tình trạngnghèo đói của một bộ phận dân cư không được chú ý giải quyết triệt để, dẫn đếnphân hóa giàu-nghèo càng thêm sâu sắc, dễ xảy ra xung đột giai cấp và xã hội
Trang 26Trong thực tế thì người nghèo, vùng nghèo là những người luôn bị thua thiệttrong cạnh tranh về sản xuất, kinh doanh Họ không có điều kiện sản xuất kinhdoanh thuận lợi do thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu vốn, xa trung tâm kinh tế nên giá thànhsản phẩm cao Mặt khác họ là những người thiếu kinh nghiệm làm ăn, ít hiểu biết,tay nghề thấp, không có sức khỏe, thiếu vốn sản xuất vv năng suất lao động thấp,sản phẩm khó cạnh tranh trên thị trường Do vậy, nguy cơ tụt hậu của họ so với xãhội càng trầm trọng hơn Đòi hỏi nhà Nước phải có giải pháp hỗ trợ họ khắc phụcnhững khuyết tật của cơ chế thị trường là một yêu cầu trong XĐGN Mặc dù vậy,mặt tích cực của cơ chế thị trường cho thấy rằng nếu có sự điều tiết kịp thời và hiệuquả thì những người vươn lên thoát nghèo trong điều kiện kinh tế thị trường là sựtrưởng thành làm cho lực lượng sản xuất phát triển không chỉ về số lượng mà cả vềmặt chất lượng Do đó có thể nói: Nghèo đói trong kinh tế thị trường là nghèo đóitrong tiến trình của sự phát triển XĐGN trong kinh tế thị trường là phải hướng vàophát huy lực nội sinh trong bản thân người nghèo, vùng nghèo.
1.2.3 Nhóm nhân tố thuộc về xã hội
- Những nhân tố xã hội tác động đến nghèo đói và hoạt động XĐGN baogồm: Dân số và lao động, trình độ dân trí, đầu tư cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe,phong tục, tập quán, vấn đề cán bộ và tổ chức bộ máy quản lý, điều hành.
Tình trạng nghèo đói liên quan chặt chẽ với sự gia tăng dân số và cơ cấu dâncư Theo điều tra, bình quân nhân khẩu phải nuôi trên một lao động chính của cáchộ nghèo thường cao hơn các hộ giàu Như vậy, phải chăng nghèo đói, dân trí thấpdẫn đến sinh đẻ nhiều và đến lượt nó, sinh đẻ nhiều lại càng làm cho đời sống khókhăn hơn Do sinh đẻ nhiều, thời gian lao động và thu nhập của hộ gia đình sẽ giảm.Ngược lại nhân khẩu trong gia đình tăng nên mức thu nhập bình quân đầu người củahộ giảm Sức khỏe của người mẹ đẻ nhiều cũng suy giảm và tác động đến sức khỏecủa những đứa con sau khi sinh làm cho sức lao động giảm dần, nguy cơ nghèo đóisẽ tăng cao.
Trên góc độ quốc gia, dân số tăng nhanh thì mức gia tăng thu nhập bình quânđầu người sẽ giảm Với một nguồn lực hạn chế phải cân đối cho một lượng dân cưlớn hơn thì sẽ khó khăn cho việc huy động nguồn lực để hỗ trợ thực hiện các mục
Trang 27tiêu XĐGN Nếu cơ cấu dân số trẻ nhiều thì áp lực đầu tư cho giáo dục sẽ lớn, đầutư cho phát triển sản xuất sẽ giảm dẫn đến tăng trưởng chậm Một vấn đề khác nữa là,nếu tỷ lệ dân cư phân bổ ở những vùng nghèo tiềm lực và không theo quy hoạch củaNhà nước mà cao thì nguy cơ xuống cấp môi trường và tình trạng nghèo đói sẽ lớn (dotình trạng phát nương làm rẫy, khai phá tài nguyên bừa bãi, làm xói mòn đất )
- Xét yếu tố lao động: Nếu cơ cấu dân cư có tỷ lệ lao động thấp Một lao độngchính phải nuôi nhiều người ăn theo, cùng với cơ cấu lao động phân bổ chủ yếu vềsản xuất nông nghiệp, tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ ít, thì đó là một bất lợilớn cho việc tăng nhanh mức thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ tích lũy sẽ thấp.Do vậy, khó khăn cho việc xây dựng và phát triển các quỹ XĐGN.
Bảng 1.2: Thống kê dân số, lao động, GDP và GDP bình quân đầu người
của Việt Nam.
Tổng dân số (nghìn người) 74.057 76.597 78.686Tổng lao động có việc làm(1.000 người) 34.493 35.976 37.676Tỷ lệ lao động có việc làm/dân số(%) 46,58 46,96 47,88Lao động có việc làm theo ngành (%) 100 100 100+ Nông lâm- Ngư- Nghiệp (%) 70,15 68,91 67,16+ Công nghiệp và xây dựng (%) 11,65 11,95 12,5
Tổng sản phẩm quốc nội (tỷ đồng) 313.623 399.942 481.295+Nông lâm ngư nghiệp 80.826 101.723 111.858+Công nghiệp -Xây dựng 100.594 137.959 183.515
Nguồn: Báo cáo phát triển Việt Nam 2004: Nghèo; báo cáo chung của cácnhà tài trợ tại Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam tại Hà Nội tháng 12/2003.
Từ kết quả so sánh ở bảng trên cho thấy tình hình ở Việt Nam, lao động tậptrung chủ yếu ở ngành nông-lâm-ngư nghiệp, chiếm trên 70% tổng số lao động xãhội nhưng tạo ra giá trị GDP /lao động là rất thấp, chỉ bằng 1/8 ngành công nghiệp -xây dựng và bằng 1/7 ngành dịch vụ Vấn đề đặt ra cho công tác XĐGN là tìm giải
Trang 28pháp để chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động trong ngành nôngnghiệp và tăng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ Chính ngành CN vàDV là ngành mở ra khả năng tiềm tàng để tạo nhiều việc làm mới có thu nhập cao
Chất lượng nguồn lao động (trình độ tay nghề, sức khỏe, thái độ lao động củangười lao động) là một yếu tố rất đáng được quan tâm đối với quá trình phát triểnnói chung và XĐGN nói riêng Chất lượng nguồn lao động sẽ tác động trực tiếp tớikhả năng áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới Phát triển nhiềungành nghề mới đòi hỏi áp dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ cao sẽ tăng năngsuất, thu nhập cho người lao động
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, quá trình tự do hóa thương mại (nhưcam kết hội nhập khu vực thương mại tự do AFTA; gia nhập WTO) không chỉ tạođiều kiện thuận lợi tiếp cận đầu vào, máy móc thiết bị, công nghệ mới, mở rộng thịtrường hàng hóa, đẩy nhanh quá trình cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước,hạn chế buôn lậu vv mà còn gây tác động tiêu cực đến những ngành có sức cạnhtranh thấp của Việt Nam Tự do hóa thương mại có thể làm tăng nhu cầu sử dụnglao động, mang lại cơ hội việc làm và thu nhập cao hơn cho một bộ phận đáng kểngười lao động trong các khu vực có lợi thế so sánh (như nông, lâm và thủy sản, dệtmay, xây dựng và xuất khẩu); nhưng cũng đòi hỏi cao hơn về chất lượng lao động,làm nảy sinh nguy cơ thất nghiệp, giảm thu nhập và không đảm bảo các điều kiệnan toàn lao động đối với một bộ phận lao động khác Lao động rẻ của Việt Nam sẽkhông còn là một lợi thế cạnh tranh Đa số người nghèo Việt nam có trình độchuyên môn thấp, sống chủ yếu ở các vùng nông thôn và làm việc trong các khukinh tế phi chính thức thì rất khó hưởng thụ thành quả kinh tế trong quá trình hộinhập Chất lượng nguồn lao động gắn liền với việc nâng cao trình độ dân trí vàchiến lược phát triển giáo dục Tài sản chủ yếu của người nghèo là thời gian laođộng; Giáo dục góp phần tăng năng suất của tài sản này Kết quả với từng cá nhânlà có thu nhập cao hơn [26, tr 74] Người học cao thì biết chăm lo sức khỏe chomình nên mạnh khỏe hơn Người học cao thì ít sinh đẻ nhiều vv Đa số nhữngngười nghèo, vùng nghèo của Việt Nam là những nơi có trình độ dân trí thấp Cùngvới tác động của thu nhập thấp nên việc đầu tư chăm lo cho con cái học hành của
Trang 29các hộ gia đình nghèo và vùng nghèo ít được quan tâm hơn, ít được học vấn, ít đượcđào tạo nghề nên ít có cơ hội tìm kiếm việc làm có thu nhập cao Kết quả tỷ lệ đihọc trong độ tuổi ở các vùng này sẽ thấp và như vậy, nguy cơ nghèo về tri thức dẫnđến nghèo đói về mọi mặt sẽ gia tăng Kết quả bảng dưới đây cho thấy tỷ lệ ngườiđi học của nhóm nghèo thấp hơn nhóm giàu:
Bảng 1.3: Tỷ lệ đi học đúng tuổi của Việt Nam.
Đơn vị tính: %
Theo phầntrăm (%)
Tiểu họcTrung học cơ sởTrung học phổ thông199319982002199319982002199319982002
Cả nước86,79190,130,161,772,17,228,641,8Nhóm nghèo
Nhóm gần
nghèo nhất 87 93,2 90,3 16,6 53 71,3 1,6 13,3 34,1Nhóm trung
bình 90,8 94,6 91,9 28,8 65,5 77,6 2,6 20,7 42,6Nhóm gần
giàu nhất 93,5 96 93,7 38,4 71,8 78,8 7,7 36,4 53Nhóm giàu
nhất 95,9 96,4 95,3 55 85,5 85,8 20,9 64,3 67,2Người kinh
và hoa 90,6 93,3 92,1 33,6 66,2 75,9 7,9 31,4 45,2Các dân tộc
Thành thị96,695,594,148,580,380,817,354,559,2Nông thôn84,890,689,226,357,969,94,722,637,7
Nguồn: Báo cáo Việt Nam năm 2004.
Cũng theo báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004 thì chi phí cá nhân cho giáodục (cho một học sinh) của nhóm giàu nhất gấp trên 5 lần của nhóm nghèo nhất.
- Về y tế: người nghèo có thu nhập thấp và thường tập trung ở vùng khókhăn nên ít có điều kiện để chăm lo sức khỏe, bệnh tật phát sinh, sức lao độngsuy giảm ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và chi tiêu của họ Họ phải gánh chịuhai gánh nặng: một là mất đi thu nhập từ lao động, hai là gánh chịu chi phí caocho khám chữa bệnh Kết quả là họ phải vay mượn, cầm cố tài sản để có tiềntrang trải chi phí, dẫn đến tình trạng càng có ít cơ hội cho người nghèo thoát khỏinghèo đói Trong thời kỳ 1993 - 1997 tình trạng ốm đau của người giàu giảm30% nhưng tình trạng của nhóm nghèo vẫn giữ nguyên và theo báo cáo phát triển
Trang 30Việt Nam năm 2004 thì năm 2002 tỷ lệ người bị ốm đau không lao động được củanhóm nghèo nhất gấp 2 lần nhóm giàu nhất; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cũng caogấp 3 lần nhóm giàu nhất [5, tr.66].
- Nghèo đói về kinh tế sẽ ảnh hưởng đến các mặt xã hội và chính trị Các tệnạn xã hội phát sinh như: trộm cắp, cướp giật, ma túy, mại dâm, mê tín và sự trỗidậy của các tập tục lạc hậu, tôn giáo phát triển v.v Đạo đức sẽ suy đồi, an ninh xãhội không được đảm bảo đến mức nhất định có thể dẫn đến rối loạn xã hội Tập tụclạc hậu và mê tín luôn đối lập với văn minh tiến bộ Nó cản trở quá trình tiếp thu trithức mới, tiến bộ khoa học, kỹ thuật vv nên càng tụt hậu xa hơn Nếu người nghèokhông được chú ý giải quyết, tỷ lệ và cấp độ của nghèo đói vượt qua giới hạn antoàn sẽ dẫn đến hậu quả về mặt chính trị như mất ổn định chính trị, ở mức cao hơnlà khủng hoảng chính trị, đặc biệt là nguy cơ diễn biến hòa bình và chiến tranh biêngiới mềm sẽ xảy ra Nghèo về kinh tế luôn dẫn tới những sức ép căng thẳng về xãhội và chính trị Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường và mở cửa hộinhập của nước ta hiện nay thì sự lệ thuộc của người nghèo vào người giàu, vùngnghèo vào vùng giàu, nước nghèo vào nước giàu là điều khó tránh khỏi Bắt đầu từkinh tế rồi xâm nhập vào văn hóa, hệ tư tưởng, chính trị Có thể nói, nghèo đói vàlạc hậu đi đôi với nhau, là xiềng xích trói buộc những người nghèo, vùng nghèo,nước nghèo là một lực cản lớn trong quá trình thực hiện các chương trình phát triển,XĐGN của quốc gia và các địa phương.
- Một vấn đề khác không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến thành quả thựchiện các mục tiêu XĐGN là vấn đề cán bộ, tổ chức bộ máy quản lý, điều hành gắnvới cải cách hành chính công Để hỗ trợ cho người dân nói chung và người nghèonói riêng tiếp cận tốt với các dịch vụ hỗ trợ của nhà nước, chuyển tải những chủtrương, chính sách của Đảng và nhà nước đến tận người dân, tổ chức triển khai thựchiện việc chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, các chương trình, dự án đầu tưcho nông thôn, cho người nghèo Cần có một đội ngũ cán bộ đủ năng lực (đủ sốlượng, có chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức) để thực thi nhiệm vụtrên Thực tế cho thấy, những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi Trình độ cán bộ cơ sở xã, thôn rất thấp, nhiều vùng cán bộ xã chưa học hết cấp 2;
Trang 31đọc viết chưa thành thạo, lực lượng cán bộ khuyến nông, lâm của tỉnh, huyện tăngcường tham gia giúp xã thường không đủ mạnh Bên cạnh số lượng cán bộ thiếu vềsố lượng, trình độ chuyên môn hạn chế, chế độ lương thấp vv Trong lúc lại phảicông tác ở vùng khó khăn nên lòng nhiệt tình, hăng hái không cao vv do đó kếtquả các hỗ trợ của nhà nước và của cộng đồng đến với người nghèo bị hạn chế Bêncạnh tăng cường lực lượng cán bộ cho XĐGN thì vấn đề tổ chức bộ máy quản lý,điều hành thực thi nhiệm vụ XĐGN từ TW đến tỉnh, huyện và cơ sở cũng cần đượcquan tâm Trong thời gian qua, Nhà nước đã rất cố gắng cho nông dân nói chung vàngười nghèo nói riêng vay vốn với lãi suất ưu đãi, điều kiện vay, thủ tục vay ngàycàng thông thoáng, nhưng thực tế chưa hẳn các hộ nghèo được hưởng đúng lãi suấtưu đãi của Nhà nước Nhà nước giảm lãi suất vay vốn Ngân hàng, giảm thuế sửdụng đất nông nghiệp cho nông dân nhưng đồng thời tổ chức không tốt việc xã hộihóa, nhiều hoạt động kinh tế - xã hội ở nông thôn nên sự đóng góp của dân cư ởnông thôn rất cao Điều tra ở Thái Bình và nhiều tỉnh khác cho thấy các hộ nôngdân thường phải đóng 20 - 30 khoản “phụ thu lạm bổ” trong một năm; thậm chí cóhộ đóng góp một năm giá trị tương đương 600 kg thóc [27, tr 17] Thêm nữa, ở mộtsố địa phương các khoản đóng góp này bị tham nhũng, bị thất thoát do chính sự yếukém của cán bộ trong bộ máy Nhà nước Như vậy, do tổ chức bộ máy quản lý, điềuhành không tốt vô tình Nhà nước mà trực tiếp là đội ngũ cán bộ thực thi ưu ái, hỗtrợ nông dân ở mặt này thì lại lấy đi của họ ở mặt khác Từ thực tiễn cho thấy việcXĐGN phải được xem xét xử lý một cách tổng thể, nhất là trong tổ chức quản lý vàđiều hành thực hiện làm sao mọi sự hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức Quốc tế, củacộng đồng đến đúng, đủ tới những hộ nghèo Đáp ứng yêu cầu này chính là tăngcường lực lượng cán bộ XĐGN cùng với nâng cao năng lực bộ máy quản lý, điềuhành tổ chức thực hiện XĐGN.
- Một nhân tố nữa làm tăng đói nghèo, tính phức tạp cho XĐGN đó là hậu quảchiến tranh tàn khốc như ở Việt Nam, làm hàng triệu người hy sinh hoặc tàn phế,một số vùng tài nguyên, môi trường bị hủy diệt gây ra những hậu quả nặng nề vàlâu dài như chất độc màu da cam, tai nạn chiến tranh, đồng ruộng bị hoang hóa,bom mìn
Trang 321.3.4 Những tác động thuộc về quan điểm, chính sách XĐGN của Đảngvà Nhà nước
Quan điểm, chủ trương và cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về pháttriển kinh tế, xã hội là một nguồn lực quan trọng và thực sự của sự phát triển Mộtví dụ điển hình ở nước ta cho thấy rõ điều đó là: Thực hiện chủ trương khoán 10trong nông nghiệp và thực hiện một số cải cách về sản xuất nông nghiệp trongnhững năm vừa qua đã đưa nước ta từ một nước thiếu lương thực trở thành mộtnước xuất khẩu lương thực đứng thứ hai trên thế giới Hay thực hiện quan điểmphát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và một loạt chính sách mởcửa trong kinh tế, ngoại giao Trong những năm vừa qua Việt Nam đã đạt đượcnhững thành tựu to lớn về tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị, xã hội và XĐGN.Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 1996 - 2005 từ 7-8%/năm Một khiquan điểm, đường lối của Đảng, cùng với hệ thống cơ chế chính sách của Nhà nướctheo đúng quy luật khách quan và phù hợp với thực tiễn thì nó trở thành động lựcquan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển Ngược lại, quan điểm đúng mà cơchế, chính sách không phù hợp, không đồng bộ hoặc cả quan điểm lẫn hệ thống cơchế, chính sách không phù hợp sẽ kìm hãm quá trình phát triển, thậm chí gây bất ổnchính trị, xã hội
Tại Đại hội VII (6/1991), Đảng ta đã đề ra chủ trương: Cùng với quá trìnhđổi mới, tăng trưởng kinh tế, phải tiến hành XĐGN, thực hiện công bằng xã hội,đáp ứng tốt hơn các nhu cầu thiết yếu và ngày càng đa dạng của các tầng lớp dâncư; đảm bảo vững chắc nhu cầu lương thực, khắc phục tình trạng thiếu đói thườngxuyên và nạn đói giáp hạt ở một số vùng [28, tr.73]
Đến Đại hội VIII (1996), Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh: vấn đề nghèo khổkhông được giải quyết thì không một mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế cũng nhưquốc gia đặt ra như tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống, hòa bình ổn định, bảođảm các quyền con người được thực hiện [29] Cho đến nay, quan điểm tăng trưởngđi đôi với XĐGN luôn được Đảng ta quan tâm nhấn mạnh Đó là cơ sở, tiền đề địnhhướng cho các chính sách, những giải pháp tập trung XĐGN có hiệu quả Nhà nướccó vai trò xây dựng chiến lược, kế hoạch, ban hành chính sách và tổ chức thực hiện
Trang 33XĐGN Những chính sách nhằm tăng trưởng đi đôi với XĐGN đạt kết quả, cần cónhững chính sách tạo cơ hội cho người nghèo là cho phép họ tham gia nhiều hơnvào sự phát triển Những chính sách đó phải kết hợp được 3 nhiệm vụ lớn sau:
Thứ nhất, các chính sách cho từng vùng và cả nền kinh tế phải khuyến khích
phát triển mạnh nông thôn và tạo ra nhiều công ăn việc làm ở thành thị Nội dungcủa chính sách này là: đánh thuế nông nghiệp vừa phải, giải quyết tốt thị trườngnông sản (trợ giá sản phẩm, trợ cước vận chuyển cho những vùng khó, mở rộng thịtrường ); cung cấp cơ sở hạ tầng và tạo môi trường để người nông dân và ngườinghèo thành thị tiếp cận với những tiến bộ kỹ thuật.
Thứ hai, cần có những chính sách cụ thể nhằm khuyến khích người nghèo
tham gia vào sự phát triển bằng cách cải thiện khả năng tiếp cận của họ tới đất đai,tín dụng, cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng (y tế, giáo dục, văn hóa ).
Thứ ba, những vùng thiếu nguồn lực, mà tình trạng đói nghèo và sự xuống
cấp môi trường có quan hệ với nhau, đòi hỏi phải có những biện pháp khác Vì tiềmnăng phát triển của vùng bị hạn hẹp và dân số gia tăng, nên cần có kế hoạch, quyhoạch bố trí dân cư, thực hiện di dãn dân phù hợp, nhà nước vẫn phải tăng đầu tư đểđáp ứng nhu cầu cơ bản, duy trì hoặc tăng sản lượng và bảo tồn các nguồn tàinguyên thiên nhiên.
Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và XĐGN của quốc gia đã xác định.Công tác XĐGN phải được quan tâm ngay từ khi xây dựng chủ trương, kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và hàng năm, coi đó là mộtnhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch phát triển KT-XH của Nhà nước đối vớicông tác XĐGN Thông qua kế hoạch phát triển KT-XH, Nhà nước chủ độngđiều tiết hợp lý các nguồn lực của toàn xã hội vào mục tiêu và hoạt độngXĐGN quốc gia Nhà nước xây dựng các biện pháp thiết yếu như: Đầu tư hỗtrợ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, lập các quỹ hỗ trợ xã hội để giúp đỡ,bảo đảm cho người nghèo
Nói tóm lại, để cụ thể hóa quan điểm của Đảng, Nhà nước phải có chính sách
thích hợp và kế hoạch cụ thể nhằm phát triển kinh tế nhanh, bền vững gắn với côngbằng xã hội và XĐGN đạt kết quả cao.
Trang 341.3 MỘT SỐ KINH NGHIỆM XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM VÀMỘT SỐ TỈNH, BÀI HỌC RÚT RA CHO TỈNH QUẢNG TRỊ
1.3.1 Một số kinh nghiệm bước đầu của Việt Nam về xoá đói giảm nghèo
Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cho rằng: “Nhữngthành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực XĐGN là một trong những câu chuyệnthành công nhất trong quá trình phát triển”[5, tr 11] Phong trào XĐGN ở Việt Namđược bắt đầu khởi xướng ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 1991 Từ năm 1992,XĐGN đã trở thành phong trào ở tất cả các tỉnh, thành phố Đến cuối năm 1997,tổng nguồn lực huy động của các cấp, các ngành cho xóa đói giảm nghèo đã lên tới3 nghìn tỷ đồng Nhiều mô hình XĐGN thành công đã xuất hiện và được nhân rộng.Đến năm 1998 XĐGN đã chính thức trở thành chương trình mục tiêu quốc gia Quahơn 13 năm thực hiện, chương trình XĐGN đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.Đặc biệt là từ năm 1998 đến nay, ngoài cơ chế chính sách và nguồn lực đầu tư trựctiếp của nhà nước, sự hỗ trợ của cộng đồng, các địa phương, các ngành đã có nhiềusáng kiến thiết thực, góp phần giải quyết được những nhu cầu bức xúc nhất định củahộ nghèo, xã nghèo, thực hiện mục tiêu XĐGN đạt hiệu quả và bền vững Bước đầuhình thành một số mô hình XĐGN hộ gia đình, thôn, bản, xã, huyện có hiệu quảnhư sau: Mô hình phát triển cộng đồng gắn với XĐGN với nội dung tăng cường thểchế và tạo điều kiện thuận lợi để hộ nghèo được tham gia vào tiến trình thực hiện kếhoạch XĐGN của thôn, xã; mô hình tiết kiệm của hội liên hiệp phụ nữ trên cơ sởgiúp hội viên với tổ, nhóm hỗ trợ về hướng dẫn cách làm ăn, tín dụng tiết kiệm; môhình hỗ trợ thanh niên nông thôn XĐGN và đã hình thành phong trào thanh niên lậpnghiệp, mô hình trang trại trẻ, doanh nghiệp trẻ, thanh niên tình nguyện đến vùngsâu, vùng xa v.v và rất nhiều mô hình hiệu quả khác Với kết quả tổng hợp của cáccơ chế, chính sách, mô hình XĐGN Hằng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 2%/năm;đời sống của nhiều vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa được cải thiện đáng kể.
Từ những thành quả bước đầu của Việt Nam về XĐGN có thể rút ra nhữngkinh nghiệm sau:
- Một là, phải có sự nhận thức đúng đắn và sâu sắc quan điểm của Đảng, chủ
trương và chính sách của Nhà nước về XĐGN Công tác XĐGN phải được xem là
Trang 35một bộ phận của chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội của đất nước và từng địaphương Từ đó, có định hướng phù hợp trong chỉ đạo thực hiện, huy động sự đónggóp của cộng đồng và khuyến khích người nghèo phát huy tính chủ động, năngđộng, sáng tạo tự vươn lên thoát khỏi nghèo đói Các mục tiêu XĐGN và hệ thốngcơ chế chính sách phải đồng bộ, toàn diện và mang tính chiến lược; Không chỉ tậptrung nâng cao mức sống mà còn bao gồm cả tạo cơ hội và hành lang pháp lý đểnâng cao dân trí, ý thức pháp luật v.v Cơ chế chính sách không chỉ dừng lại ởchống đói nghèo mà còn ngăn chặn tái đói nghèo.
- Hai là, XĐGN phải dựa trên cơ sở tăng trưởng và phải được thống nhất với
các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của TW và địa phương, cơ sở Tăng trưởngkinh tế cao và ổn định là tiền đề giúp XĐGN nhanh, toàn diện Thực hiện XĐGNbền vững cần phải đảm bảo các điều kiện cho người nghèo có thể thụ hưởng cácthành tựu của phát triển Do vậy, phải biết phối hợp đồng bộ giữa chương trìnhXĐGN với các chương trình phát triển Kinh tế - Xã hội khác, tạo môi trường chophát triển bền vững là giải pháp hữu hiệu để tăng trưởng và XĐGN.
- Ba là, có giải pháp thích hợp để đa dạng hóa việc huy động nguồn lực,
trước hết là chủ động phát huy nguồn lực tại chỗ, huy động nguồn lực của cộngđồng (các Tổng công ty, các địa phương, các tầng lớp dân cư v.v ), kết hợp với sựhỗ trợ đầu tư của nhà nước; mở rộng hợp tác đầu tư quốc tế về kinh nghiệm, kỹthuật, tài chính cho XĐGN Khuyến khích người dân làm giàu chính đáng để giảiquyết việc làm, tăng thu nhập cho dân cư theo hướng “lá lành đùm lá rách”
- Bốn là, phải thiết lập các mô hình tổ chức bộ máy và cán bộ XĐGN, cơ chế
hoạt động và phối hợp đồng bộ giữa các Bộ ngành ở TW Các quy chế về huy động,quản lý và sử dụng các nguồn lực XĐGN phù hợp và hiệu quả.
- Năm là, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
hội, đoàn thể quần chúng triển khai thực hiện chương trình Thông qua các tổ chứcđó để tuyên truyền, vận động làm chuyển biến nhận thức và hành động đến từng hộiviên và nhân dân Huy động nguồn lực, chuyển giao khoa học công nghệ, trao đổikinh nghiệm, bảo lãnh tín chấp để người nghèo được vay vốn làm ăn, thực hiệnchương trình XĐGN.
Trang 361.3.2 Kinh nghiệm của một số tỉnh về xóa đói giảm nghèo
* Kinh nghiệm của Hà Tĩnh: Về xây dựng các mô hình, chỉ đạo điểm ở cấp
xã để rút kinh nghiệm triển khai cho các huyện và toàn tỉnh.
Từ nhận thức; nguyên nhân cụ thể về đói nghèo của từng hộ, từng xã, từngvùng rất đa dạng, nên những biện pháp cụ thể về XĐGN cho từng hộ, từng xã cũngkhác nhau Trên cơ sở phân loại theo vùng sinh thái, các giải pháp XĐGN phảiđược triển khai làm thí điểm, xây dựng mô hình để rút ra bài học, cách làm để nhânrộng Để nghiên cứu các giải pháp XĐGN, Hà Tỉnh đã phân chia và đi sâu nghiêncứu đặc điểm của từng vùng sinh thái khác nhau Chẳng hạn, huyện Thạch Hà chỉcó 44 ngàn ha đất tự nhiên nhưng được chia làm 5 vùng kinh tế-sinh thái rất rõ rệt.
- Các xã vùng 1 (vùng biển bãi ngang): Có 10 xã thì 5 xã nghèo, đông dânnhưng ít đất, hầu như không có công trình thủy lợi.
- Các xã vùng Bắc Hà: Thủy lợi khó khăn, đất đai khô cằn, ngành nghề, dịchvụ chưa phát triển.
- Các xã vùng cửa biển: Tuy không có công trình thủy lợi, dân đông, đất cát,đất bạc màu nhưng làm nghề biển và phát triển được các ngành nghề dịch vụ nênkinh tế và mức sống khá hơn hai vùng đã nêu trên.
- Các xã vùng núi phía Tây huyện: Đất nông nghiệp nhiều nhưng là những xãmới hình thành nên thiếu thốn về kết cấu hạ tầng KT-XH Tỷ lệ nghèo cao, có 02 xãtỷ lệ hộ nghèo đói chiếm trên 40% số hộ.
- Các xã vùng trung tâm huyện: Có truyền thống thâm canh lúa nước, thuậntiện về giao thông, thủy lợi nhưng bình quân đất nông nghiệp cho một nhân khẩuthấp lại độc canh nên cũng gặp không ít khó khăn trong XĐGN.
Qua việc nghiên cứu nghèo đói ở những vùng sinh thái khác nhau, Hà tỉnhnhận ra rằng: Nghèo đói vừa có điểm chung, vừa có tính đặc thù riêng của từng địabàn cụ thể Do vậy, trong chỉ đạo phải sâu sát, vận dụng cơ chế chính sách chung vàđiều kiện cụ thể một cách năng động Từ nhận thức đó, các huyện đều có chỉ đạođiểm hoặc xây dựng các mô hình điểm.
Một điển hình tiêu biểu là xã Kỳ Thọ (Kỳ Anh) đã xây dựng được mô hìnhtốt về XĐGN Xã Kỳ Thọ là xã thuần nông nhưng đất đai bị nhiễm mặn nên đời
Trang 37sống nhân dân rất khó khăn Đến năm 1997 vẫn còn 43% số hộ trong xã thuộc diệnhộ nghèo Trước hết, xã tập trung đầu tư nâng cấp những điều kiện sản xuất chung,tạo môi trường thuận lợi cho các hộ: Xây dựng đê ngăn mặn, xây dựng trạm biếnthế điện 200 KVA, nâng cấp hệ thống kênh mương thủy lợi, làm đường trục chính Đồng thời, các cấp chính quyền và đoàn thể quần chúng đi sâu nắm rõ hoàn cảnh cụthể từng hộ-nhất là hộ nghèo đói Hình thành tổ chức chỉ đạo XĐGN trên cơ sở lồngghép các chương trình đầu tư và kết hợp sức mạnh của cả cộng đồng v.v Nhờ đó,chỉ trong 2 năm (1997-1999) lương thực bình quân đầu người từ 408 kg lên 477 kg,tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 43 % xuống còn 22,2%, số hộ khá, hộ giàu từ 129 hộ tănglên 242 hộ v.v Mô hình Kỳ Thọ đã có tác dụng tích cực đối với một số xã trongvùng, trong huyện và có tác dụng tích cực trong phạm vi cả tỉnh.
1.3.3 Những bài học rút ra đối với Quảng Trị trong xoá đói giảm nghèohiện nay
Qua phân tích lý luận trên và một số kinh nghiệm, chính sách, mô hình giảiquyết vấn đề nghèo đói của cả nước và một số tỉnh có thể rút ra cho Quảng Trịnhững bài học sau:
- Thứ nhất, phải tiến hành điều tra chu đáo, cặn kẽ để xây dựng được một cơ sở
dữ liệu đầy đủ, chính xác, với những phân tích có căn cứ khoa học, thực tiễn của nhữngvùng khác nhau Từ đó có kết luận chính xác về quy mô, tính chất, mức độ nghèo đói,nguyên nhân nghèo đói của từng vùng khác nhau Đây là cơ sở để có những chínhsách, biện pháp giải quyết cụ thể, vừa là cơ sở để "đo đếm " đánh giá kết quả đạt được,định ra phương hướng, giải pháp hành động trong tiến trình thực hiện XĐGN.
- Thứ hai, XĐGN phải luôn được coi là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược
phát triển, là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch kinh tế-xã hội hàng năm, 5năm của tỉnh Nhà nước ngoài nhiệm vụ đầu tư phát triển chung, tích cực hỗ trợ đầutư XĐGN, phải có cơ chế, chính sách XĐGN rõ ràng, cụ thể và có tính khả thi đốivới từng vùng, phù hợp với các nhóm đối tượng (Chẳng hạn, nhóm hộ nghèo dothiếu vốn sản xuất thì phải có chính sách hỗ trợ tín dụng thích hợp, nhóm thiếu kinhnghiệm và tay nghề lao động thì phải hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ giáo dục v.v ) theonguyên tắc "cho cần câu hơn cho xâu cá" và phân cấp mạnh cho cơ sở.
Trang 38- Thứ ba, phải tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức của các cấp, các
ngành và người dân về XĐGN Sao cho công cuộc XĐGN phải huy động được tấtcả các cấp, các ngành, toàn xã hội tham gia, không ai là người ngoài cuộc, trong đóý chí và quyết tâm của chính các hộ nghèo là nhân tố quyết định Những hộ nghèođói thường hay gặp nhiều khó khăn, ít hiểu biết, không nắm được thông tin, ít đượctham gia vào quá trình phát triển, ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ công vv Bảnthân họ dễ bị mặc cảm, tự ti Do vậy, để phát huy đầy đủ nội lực trong công cuộcXĐGN, trước hết phải làm cho các hộ nghèo vượt qua được những mặc cảm, tự tivốn có của họ; bảo đảm cho họ được tham gia vào mọi hoạt động của chương trìnhXĐGN từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến lập kế hoạch, triển khai thực hiệnở thôn, bản, xã, quản lý nguồn lực, giám sát, đánh giá v.v
- Thứ tư, phải thấy rõ vấn đề XĐGN là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và
lâu dài Nó liên quan đến nhiều mục tiêu cả kinh tế lẫn xã hội, liên quan đến hoạtđộng của nhiều ngành và các cấp chính quyền khác nhau Vì vậy, để đạt được hiệuquả XĐGN phải có sự phối hợp tích cực và đồng bộ của các cấp, các ngành chứcnăng, các tổ chức hội, đoàn thể quần chúng; đồng thời phải có sự lồng ghép tất cảcác hoạt động, các chương trình, dự án đầu tư XĐGN.
- Thứ năm, phải làm tốt công tác tổ chức, cán bộ, củng cố, kiện toàn Ban chỉ
đạo các cấp, nhất là cấp xã là một trong những yếu tố thành công trong quá trìnhthực hiện Kinh nghiệm thực tế đã cho thấy, ở đâu có Ban XĐGN xã mạnh thì ở đóhoạt động XĐGN đạt kết quả tốt.
Trang 39Chương 2
THỰC TRẠNG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN QUẢNG TRỊ
2.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNHQUẢNG TRỊ
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
*Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu:
Quảng Trị có tổng diện tích tự nhiên 4.744,15 km2 với 3/4 diện tích là đồinúi, có 10 đơn vị hành chính: 2 thị xã và 8 huyện với 138 xã, phường thị trấn ĐôngHà là thị xã tỉnh lỵ Quảng Trị nằm trong vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam có toạđộ địa lý ở vào vị trí 16o18' - 17o10' vĩ độ Bắc và 106o32' - 107o24' Kinh độ Đông.Phía Bắc Quảng Trị giáp với tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế,phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 75km, phía Tây giáp 2 tỉnh Savanakhetvà Sanavane của nước Lào với đường biên giới dài 206km gắn với 2 cửa khẩu làcửa khẩu quốc tế Lao Bảo và cửa khẩu quốc gia La Lay Quảng Trị cách thủ đô HàNội 588km về phía Bắc, cách thành phố Huế 75km và thành phố Hồ Chí Minh1.121km về phía Nam.
Tuy diện tích không rộng nhưng ở vị trí nối liền hai miền đất nước; QuảngTrị nằm trên các trục đường giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sắt cũngnhư đường thuỷ; có đường 9 xuyên Đông Dương qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảothông ra biển Đông Vì vậy, Quảng Trị đang giữ vai trò trọng yếu trong bảo vệ vàkhai thác biển Đông, bảo đảm giao thông thông suốt giữa hai miền Bắc - Nam củađất nước và với các nước trong khu vực Đông Nam Á như: Lào, Thái Lan, Myanma mở ra thời cơ hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.
- Địa hình Quảng Trị rất phức tạp và bị chia cắt mạnh bởi mạng lưới nhiềusông, suối, đồi núi, bãi cát, cồn cát, xen kẽ nhau; đồng thời có độ cao nghiêng dần
từ Tây sang Đông, được chia thành 04 vùng rõ rệt: Vùng núi, vùng trung du, đồngbằng và vùng ven biển Mỗi vùng có những đặc điểm về địa hình, khí hậu, thời tiếtkhác nhau Tuy nhiên, sự khác biệt này thể hiện rõ nét nhất ở giữa vùng núi, đồngbằng và trung du với vùng ven biển qua các chỉ tiêu mật độ phân bố sông ngòi, khe
Trang 40suối: ở vùng núi, trung du là 1km/km2, vùng đồng bằng và ven biển là 0,45-0,5 km/km2 Trong nghiên cứu kinh tế - xã hội người ta có thể chia thành 3 vùng chính:Vùng núi phía Tây của tỉnh có 47 xã, thị trấn chiếm 65,8% diện tích tự nhiên; Vùngbãi cát, cồn cát ở ven biển phía Đông kéo dài dọc theo chiều dài của tỉnh có 12 xãvà chiếm 75% diện tích tự nhiên; Vùng đồng bằng ở giữa và trung du có 79 xã vàchiếm 26,7% tổng diện tích tự nhiên (trong đó riêng vùng đồng bằng là 11,5%).
- Khí hậu thời tiết:
Việt Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng là nơi chịu ảnh hưởng của khíhậu nhiệt đới gió mùa Nhưng Quảng Trị ảnh hưởng rõ nét và có tính đặc thù hơn sovới các tỉnh khác trong toàn quốc, được thể hiện qua hai mùa gió chính Thứ nhất làgió Tây Nam khô nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, lượng ánh nắng trong mùanày chiếm 60-70% trong năm, độ ẩm trung bình thấp nhất có lúc xuống tới 30%,nhiệt độ cao nhất lên tới 42oC, vận tốc gió có lúc lên tới 17-18m/s và lượng mưatrong mùa này chỉ chiếm khoảng 20-30% tổng lượng mưa trong năm Thứ hai là giómùa Đông Bắc bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau Đặc điểm nổi bật của mùanày là gió kèm theo mưa lớn, hầu hết các cơn bão đều diễn ra vào mùa này và gâynên lũ lụt, ngập úng làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệpvà đời sống của đại bộ phận dân cư nông ngư nghiệp vốn đã khó khăn lại càng khókhăn hơn Nhiệt độ thấp nhất vào mùa này là 9-11oC; độ ẩm thấp nhất 91%, lượngmưa chiếm tới trên 70% lượng mưa của cả năm.
Với chế độ khí hậu nói trên đã đưa nền sản xuất nông nghiệp Quảng Trị vàotình trạng bấp bênh, khi thì quá khô hạn làm thiếu nước cho sinh hoạt và cây trồng,khi thì mưa nhiều gây ngập úng ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng trong mùathu hoạch Trong lúc đó các giải pháp đảm bảo điều hoà nguồn nước chưa hoànthiện, đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi, các công trình hồ đập chứa nước do không đủvốn đầu tư nên còn thiếu, không đồng bộ và bị xuống cấp.
*Các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên:
- Tài nguyên đất: Theo số liệu thống kê đất 1/1/2000 thì tổng diện tích đất tự
nhiên của tỉnh là 474.415ha trong đó:
+ Đất nông nghiệp: 68.928 ha (chiếm 14,5%)