Bảo đảm ổn định chính trị và thực hiện công bằng xã hộ

Một phần của tài liệu Giải pháp xóa đói giảm nghèo tinh Quảng Trị (Trang 84 - 86)

- Nhóm 3: Những nguyên nhân thuộc về vai trò của Nhà nước:

3.2.1.2.Bảo đảm ổn định chính trị và thực hiện công bằng xã hộ

MỤC TIÊU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2.1.2.Bảo đảm ổn định chính trị và thực hiện công bằng xã hộ

- Thống nhất quan điểm và chủ trương: Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với quốc phòng an ninh và được thể hiện ngay từ khâu xây dựng quy hoạch, kế hoạch. Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng an ninh và các chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, ngăn chặn tình trạng truyền đạo trái phép ở một số vùng và các tệ nạn xã hội khác. Tăng cường các biện pháp bảo đảm ổn định an ninh chính trị và trật tự xã hội ở khu vực biên giới giữa Quảng Trị và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Đề nghị Chính phủ can thiệp để giải quyết dứt điểm vấn đề tranh chấp ở hai xã Đông Sơn và Hồng Thủy của huyện Đa Krông (Quảng Trị) giáp với tỉnh Thừa Thiên-Huế. Phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"; phấn đấu tất cả các xã, phường, thị trấn trong sạch vững mạnh và không còn tệ nạn xã hội.

- Tạo điều kiện để mọi người tham gia đầy đủ vào quá trình phát triển, có cơ hội bình đẳng cho mọi người dân. Quan tâm thực hiện các chương trình về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ; nâng cao năng lực và tạo cơ hội, môi trường cho phụ nữ và nam giới đều có thể phát huy hết tài năng, tham gia vào quá trình phát triển, được hưởng thụ thành quả của quá trình phát triển. Có quy định cụ thể và tạo môi trường thuận lợi, hướng dẫn cho các tổ chức xã hội; tổ chức cộng đồng nhằm nâng cao khả năng tham gia của người nghèo vào quá trình phát triển và cùng với người nghèo, tạo cơ hội cho họ thoát nghèo. Thực hiện tốt các chính sách DTIN, giúp các hộ nghèo đồng bào DTIN có nhiều cơ hội để nhanh chóng hoà nhập với cộng đồng. Thực hiện công bằng xã hội trên lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, hưởng thụ văn hoá tinh thần.v.v..; tất cả mọi người được quyền bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ công.

- Tăng cường dân chủ cơ sở, thực hiện các cuộc đối thoại giữa chính quyền địa phương và cộng đồng nghèo.

Sự tham gia của người dân, trong đó có người nghèo vào các hoạt động hoạch định chính sách và thực hiện chính sách được thể hiện rõ nét qua thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở xã, phường, thị trấn. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở tất cả các xã, phường, thị trấn, thôn, bản trong toàn tỉnh; phải đưa quy chế dân chủ thực sự trở thành nề nếp làm việc thường xuyên ở cơ sở. Chính quyền địa phương phải thực hiện dân chủ, đưa ra dân bàn bạc, góp ý các chương trình, dự án, các khoản giúp đỡ nhân đạo, từ thiện cho người nghèo, các khoản đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương.v.v.. Trong quá trình thực hiện các công trình, dự án cần ưu tiên sử dụng lao động tại địa phương để giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người nghèo theo phương châm "xã có công trình, dân có thu nhập". Tất cả các chương trình, dự án XĐGN phải chịu sự giám sát và kiểm tra của nhân dân mà nồng cốt là ban thanh tra nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và một số hội, đoàn thể của xã. Tăng cường thực hiện cung cấp và trao đổi thông tin hai chiều giữa Nhà nước và nhân dân để truyền bá thông tin và lấy ý kiến phản hồi thông qua các cuộc đối thoại trực tiếp, nhằm giúp nhân dân nắm bắt kịp thời, chính xác chủ trương

chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời nêu cao tinh thần, trách nhiệm của cán bộ quản lý Nhà nước, thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ, hạn chế tiêu cực.

Một phần của tài liệu Giải pháp xóa đói giảm nghèo tinh Quảng Trị (Trang 84 - 86)