Đặc điểm về kinh tế:

Một phần của tài liệu Giải pháp xóa đói giảm nghèo tinh Quảng Trị (Trang 45 - 47)

- Tài nguyên đất: Theo số liệu thống kê đất 1/1/2000 thì tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 474.415ha trong đó:

b) Đặc điểm về kinh tế:

Cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, kinh tế Quảng Trị trong những năm vừa qua đã có sự tăng trưởng khá ổn định. Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2005 là 8,7%/năm (giai đoạn 1996 - 2000 là 8,5%). Cơ cấu kinh tế đã bắt đầu chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH. Trong cơ cấu GDP tỷ trọng ngành Công nghịêp xây dựng tăng từ 11,1% (năm 1996) lên 15,1% (năm 2000) và 23,7% (năm 2005); Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 50,4% (năm 1996) xuống 44,9%

(năm 2000) và 36,8% (năm 2005). Dịch vụ tương đối ổn định, năm 1996 chiếm 38,5% tăng lên 39,5% (năm 2005). Năm 2005 tổng thu ngân sách trên địa bàn 368 tỷ đồng (tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001 -2005 là 7,05%). Chi ngân sách địa phương là 978,5 tỷ đồng (tăng 8,3% năm). Giá trị xuất nhập khẩu đạt gần 12,7% triệu USD, nhập khẩu 27,7 triệu USD. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn trong 5 năm (2001 - 2005) đạt 5.600 tỷ đồng (tăng gần 3 lần giai đoạn 1996 - 2000), trong đó vốn đầu tư nước ngoài chiếm 17% (chủ yếu viện trợ ODA), trong nước 83%. Đã có một số nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư trên địa bàn (trong đó tập trung nhiều ở khu kinh tế thương mại Lao Bảo (tổng vốn đã đăng ký luỹ kế đến đầu năm 2006 là 60 dự án với 2.300 tỷ đồng, trong đó 4 dự án FDI là 14,7 triệu USD.GDP bình quân đầu người tăng nhanh, năm 2005 đạt 516 triệu đồng, tương đương 310 USD, gấp 1,77 lần so với năm 2000. Tốc độ giảm tỷ lệ hộ đói nghèo bình quân giai đoạn 1996 -2005 là trên 2%. Năm 2005 tỷ lệ hộ đói nghèo còn 9,8% (theo chuẩn cũ của Bộ Lao động thương binh và xã hội) và 28,5% (theo chuẩn mới). Hệ thống cơ sở hạ tầng đã được cải thiện: 100% số xã có điện thoại, 95% số xã được sử dụng điện lưới quốc gia; nhiều công trình thuỷ lợi lớn đã và đang được đầu tư có khả năng tưới chủ động 3.000 ha lúa 2 vụ (đạt khoảng 80% vùng đồng bằng) [31], [32].

Mặc dù đạt được những thành tựu đáng kể và khá hơn trước về kinh tế và xã hội, đời sống của nhân dân được cải thiện, nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của cả nước. Đến nay, Quảng Trị vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất của cả nước. GDP bình quân đầu người mới chỉ bằng khoảng 52% bình quân chung của cả nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ chưa mạnh đến năm 2005 công nghiệp, xây dựng chưa đạt 1/4 GDP của tỉnh. Nguồn sống chính của đại bộ phận dân cư vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động thấp (60% lao động nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chỉ tạo ra 36,8% GDP, và 1 lao động phải nuôi nhiều người ăn theo hơn các nghành khác).

Nhiều vấn đề bức xúc của xã hội chưa được giải quyết như: Tạo việc làm mới cho người lao động, vấn đề truyền đạo trái phép của các tôn giáo gia tăng, tệ nạn xã hội và tội phạm diễn biến phức tạp... Do vậy, đổi mới phương pháp và các giải pháp thực hiện các chính sách xã hội, bảo đảm cho phát triển bền vững ngay trong các

chương trình phát triển kinh tế-xã hội, XĐGN vừa là vấn đề cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài của từng địa phương, các vùng của tỉnh Quảng Trị.

2.1.3. Một số lợi thế, khó khăn, thách thức

Một phần của tài liệu Giải pháp xóa đói giảm nghèo tinh Quảng Trị (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w