MỞ ĐẦUCao huyết áp là bệnh khá phổ biến, đây là bệnh thường gặp trong cộng đồng và gia tăng theo lứa tuổi, đây không phải là tình trạng bệnh lý độc lập mà là một rối loạn với nhiều nguyê
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI CAO HUYẾT ÁP
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Ngân
Lớp : DH01TPLT
Nhóm 2
Khóa : 2012-2013
Đồng Nai, tháng 4 năm 2013
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Kính gửi: Quý thầy cô trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai
Cô Nguyễn Thị NgânChúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Công Nghệ ĐồngNai đã xây dựng những kiến thức cần thiết để chúng em có thể thực hiện tốt bài báo cáo
Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy Nguyễn Thị Ngân ngườitrực tiếp chỉ dẫn, truyền đạt kiến thức cung cấp những tài liệu, đóng góp ý kiến cho chúng
em trong suốt quá trình hoàn thành bài báo cáo
Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn những người đã giúp đỡ chúng emtrong suốt thời gian qua để bài báo cáo được hoàn thành tốt đẹp
Tuy nhiên, do kiến thức và thời gian có hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót.Kính mong sự thông cảm và góp ý của quý thầy cô cùng các bạn để chúng em có thể cũng
cố kiến thức và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân Chúng em xin chân thành cảm ơn
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Đồng Nai, ngày 10 tháng 04 năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
Trang 5MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU VỀ BỆNH CAO HUYẾT ÁP 2
1.1 Huyết áp là gì? 2
1.2 Sự dao động của huyết áp 2
1.3 Thế nào là bệnh cao huyết áp 3
1.4 Phân loại bệnh cao huyết áp 3
1.5 Nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp 4
1.5.1 Có một số yếu tố có khả năng đưa tới cao huyết áp như 5
1.6 Biểu hiện của chứng cao huyết áp 7
1.7 Bệnh cao huyết áp nguy hiểm như thế nào? 8
1.8 Ta phải làm gì khi bị bệnh cao huyết áp ? 8
CHƯƠNG II: CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI CAO HUYẾT ÁP 9
2.1 Chế độ dinh dưỡng cho người cao huyết áp 9
2.1.1 Các loại thực phẩm tốt cho người cao huyết áp 9
2.1.2 Những thực phẩm người cao huyết áp cần phải hạn chế ăn 14
2.2 Thực đơn cho người cao huyết áp 15
2.3 Cơ cấu thành phần ăn hợp lý/ bệnh Cao huyết áp ( tổng năng lượng # 2.000Kcal) 18
2.4 Các nguyên tắc chung trong chế độ dinh dưỡng cho người cao huyết áp phòng và điều trị Cao huyết áp 18
KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 6MỞ ĐẦU
Cao huyết áp là bệnh khá phổ biến, đây là bệnh thường gặp trong cộng đồng và gia tăng theo lứa tuổi, đây không phải là tình trạng bệnh lý độc lập mà là một rối loạn với nhiều nguyên nhân, các triệu chứng đa dạng, và các biến chứng nguy hiểm và đáp ứng điều trị phức tạp
Cao huyết áp nguy hiểm bởi các biến chứng của nó không những có thể gây chết người mà còn để lại những di chứng nặng nề( ví dụ như tai biến mạch máu não ) ảnh hưởng đến cá nhân người bệnh và là gánh nặng cho xã hội gia đình
Điều trị Cao huyết áp hiện nay bao gồm chế độ dùng thuốc và không dùng thuốc (điều chỉnh lối sống , chế độ ăn hợp lý ) làm giảm huyết áp và nguy cơ tim mạch
Trang 7
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU VỀ BỆNH CAO HUYẾT ÁP
- Huyết áp tâm thu (systolic) khi tim bóp vào để đưa máu sang đại động mạch
- Huyết áp tâm trương (diastolic) khi tim thư dãn giữa hai nhịp đập và máu từ động mạch chạy vào các mao quản để nuôi cơ thể
Thí dụ sau khi đo, cô y tá nói: huyết áp cụ là 120/80, có nghĩa rằng áp suất tâm thu là 120 và áp suất tâm trương là 80 Huyết áp tính bằng milimét thủy ngân = 120/80 mmHg
Trung bình, người từ 18 tới 50 tuổi có huyết áp dưới 140/90 Buổi sáng khi mới ngủ dậy, huyết áp thường thường thấp Huyết áp cao hơn từ sáng tới chiều Huyết áp cũngtạm thời nhích lên khi ta có xúc động hoặc vận động
Khi huyết áp xuống thấp, hệ giao cảm tiết ra chất norepinephrine làm mạch máu
co căng, tăng lực cản và nâng cao huyết áp
Thận tiết ra chất Renin để điều hòa thăng bằng khối lượng dung dịch chất lỏng ở ngoài tế bào
1.2 Sự dao động của huyết áp
Ở người bình thường HA ban ngày cao hơn ban đêm, HA hạ xuống thấp nhất vào 1-3 giờ sáng khi ngủ say và HA cao nhất từ 8-10 giờ sáng
Khi vận động, gắng sức thể lực, căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh… đều có thể làm HA tăng lên Ngược lại khi nghỉ ngơi, thư giãn làm HA hạ xuống
Khi bị lạnh gây co mạch, hoặc dùng 1 số thuốc co mạch (ví dụ thuốc nhỏ mũi) hoặc thuốc tăng co bóp cơ tim, ăn mặn có thể làm HA tăng lên
Ở môi trường nóng, ra nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy…hoặc dùng thuốc dãn mạch có thể gây hạ HA
Cao huyết áp là rủi ro lớn đưa tới tai biến động mạch não đồng thời cũng là yếu tốgây bệnh trầm trọng của cơn suy tim và bại thận
Trang 81.3 Thế nào là bệnh cao huyết áp
Tăng huyết áp là một hội chứng lâm sàng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, nói lên tình trạng gia tăng áp lực máu trong các động mạch của đại tuần hoàn
Bệnh cao huyết áp, người dân thường gọi là “ lên máu ” hoặc “ tăng xông máu ” Đây là trường hợp chỉ số huyết áp cao hơn bình thường
Theo OMS, ở người lớn có huyết áp (HA) bình thường, nếu huyết áp động mạch tối đa < 140 mmHg và huyết áp động mạch tối thiểu < 90 mmHg
Tăng huyết áp khi huyết áp động mạch tối đa ≥ 160 mmHg và huyết áp động mạch tối thiểu ≥ 95 mmHg Huyết áp động mạch tối đa còn gọi là huyết áp tâm thu, huyết
áp động mạch tối thiểu còn gọi là huyết áp tâm trương
Tùy theo thể trạng của từng người mà ta có bảng xếp loại huyết áp chung như sau:
Bảng xếp loại huyết áp (HA – mmHg)
1.4 Phân loại bệnh cao huyết áp
* Dựa vào tình trạng biến thiên của trị số huyết áp:
- Tăng huyết áp thường xuyên, có thể phân thành tăng huyết áp ác tính và tăng huyết áp lành tính
- Tăng huyết áp cơn: trên cơ sở huyết áp bình thường hoặc gần bình thường, bệnhxuất hiện với những cơn cao vọt, những lúc này thường có tai biến
- Tăng huyết áp dao động: con số huyết áp có thể lúc tăng, lúc không tăng (OMS khuyênkhông nên dùng thuật ngữ này và nên xếp vào loại giới hạn vì tất cả các trường hợp tăng huyết áp đều ít nhiều dao động)
* Dựa vào nguyên nhân:
- Tăng huyết áp nguyên phát (không có nguyên nhân), ở người cao tuổi
Trang 9- Tăng huyết áp thứ phát (có nguyên nhân), phần lớn ở trẻ em và người trẻ tuổi.
1.5 Nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp
CHA hiện là bệnh mãn tính phổ biến nhất trong cộng đồng Nguyên nhân chưa được biết rõ, tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy yếu tố môi trường (dinh dưỡng, lối sống) kết hợp với yếu tố di truyền là nguyên nhân chính gây ra bệnh này
Chỉ có 5 – 10% là có nguyên nhân là do sự suy yếu, hư hao của một cơ quan như trái thận, và các nguyên nhân khác thường là do bệnh khác: Có thai, sử dụng thuốc ngừa thai, bệnh tuyến giáp bệnh thận mạn tính, hẹp eo động mạch chủ, hội chứng Cushing, bệnh tắc nghẽn đường niệu, u tủy thượng thận, tăng aldosterone nguyên phát, tăng huyết
áp do mạch máu thận, khó thở khi ngủ, bệnh tuyến giáp hay cận giáp Ở những trường hợp này, khi bệnh chính được chữa khỏi thì huyết áp thường trở về bình thường
Còn 90% trường hợp còn lại không tìm ra được nguyên nhân, vô căn (được gọi làtăng huyết áp tiên phát) Mặc dù nguyên nhân chính chưa được biết đến nhưng người ta cũng nhận ra được một số yếu tố có thể góp phần gây ra tăng huyết áp
Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, rõ ràng môi trường có vai trò to lớn, vì ở một số cộng đồng không có vấn đề CHA, nhưng nếu cộng đồng đó thay đổi lối sống, cách
ăn uống, CHA có thể tăng cao với tỉ lệ tới 30% dân chúng
Cùng trong môi trường sống bất lợi đó, không phải ai cũng bị CHA mà chỉ có những người có yếu tố di truyền (genotype) bị mắc mà thôi
Ngược lại, ở những cộng đồng sống bằng săn bắn, hái lượm có lượng sodium (Na+) tiêu thụ thấp và lượng potassium (K+) tiêu thụ cao trong khẩu phần ăn thì không cóCHA
Các nghiên cứu cũng cho thấy, một số người, với một sự bất thường nào đó của genotype (mà hiện nay chưa xác định), khi tiếp xúc với chế độ ăn có lượng Sodium (Na+)cao, lượng potassium (K+) thấp, với những thay đổi trong lối sống như stress, uống rượu, mập phì… dẫn đến tăng huyết áp
Các bất thường về gene có thể liên quan đến việc tổn thương hệ thống kiểm soát thải NaCl hoặc là sự khiếm khuyết của thận trong khả năng thải Na+
Như vậy, CHA được gọi là vô căn (Essential hypertention) nhưng thực ra cũng cónguyên nhân, đó là sự thay đổi chế độ ăn, lối sống ở những người có yếu tố gen nhạy cảm
Trang 10CHA Vấn đề thách thức trong thời gian tới là xác định được các đối tượng này, để tác động vào chế độ ăn và lối sống, để bảo vệ họ phòng ngừa việc xuất hiện CHA ở họ.
1.5.1 Có một số yếu tố có khả năng đưa tới cao huyết áp như
- Di truyền: Huyết áp thường hay xẩy ra cho những người trong một gia đình
- Chủng tộc: Theo thống kê, người châu Phi, châu Á, châu Mỹ La Tinh thường bị cao huyết áp hơn các sắc dân khác
- Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ tăng huyết áp cũng lên theo Tuổi càng cao thì càng dễ bị tăng huyết áp đặc biệt là huyết áp tâm thu, do động mạch trở nên cứng hơn, nguyên nhân là do bệnh xơ cứng động mạch Đàn ông thường bị cao huyết áp sớm, nhưngtới tuổi 45-50 thì các bà cũng bị cao huyết áp nhiều như các ông
- Tình trạng kinh tế xã hội: Tăng huyết áp cũng gặp nhiều hơn ở những nhóm người có trình độ giáo dục và kinh tế xã hội thấp
- Giới: Thường thì nam giới dễ bị cao huyết áp hơn nữ Điều này thay đổi theo tuổi tác và chủng tộc
- Béo phì: Rất nhiều kết quả nghiên cứu chứng minh sự liên hệ nhân quả giữa mập phì và huyết áp cao Người mập có nguy cơ bị cao huyết áp hơn người không béo từ hai tới sáu lần và mắc các bệnh của động mạch vành Theo một vài thống kê thì tới 60% người cao máu đều mập Lý do là khi ta mập thì trái tim phải làm việc liên tục nhiều hơn
để cung cấp đủ máu cho khối lượng tế bào lớn hơn của cơ thể Một lý do nữa là người mập dễ bị tiểu đường loại II, mà tiểu đường là một trong nhiều nguy cơ đưa tới cao huyết
áp Chất béo trong máu nhiều quá sẽ làm các thành phần khác của máu kết dính với nhau, tim phải tăng sức co bóp để đẩy máu dính cục này vào động mạch và áp suất động mạch tăng theo
-Thuốc tránh thai (dùng bằng đường uống): Một số phụ nữ dùng thuốc tránh thai
có thể bị cao huyết áp
- Một số loại thuốc, như amphetamine (thuốc kích thích), thuốc giảm cân, thuốc cảm và dị ứng có thể làm tăng huyết áp
- Không tập thể dục: Ngồi nhiều một chỗ có thể gây béo phì và tăng huyết áp
- Nhiều loại thuốc thông dụng (OTC – over the counter), chẳng hạn như thuốc giảm đau, cũng có thể chứa một lượng lớn Natri
Trang 11- Muối: Nhạy cảm với Natri (muối): Một số người bị nhạy cảm với Natri (muối)
do đó huyết áp của họ sẽ tăng cao nếu dùng muối Giảm lượng muối ăn vào có thể làm hạ huyết áp
+ Một số nghiên cứu cho là muối không có ảnh hưởng gì đối với người có huyết
áp bình thường Với người tăng huyết áp thì giới hạn muối chỉ hạ thấp một tỷ lệ rất nhỏ
Do đó các nhà nghiên cứu của nhóm này không tin tưởng nhiều vào công hiệu của tiết giảm muối trong việc trị cao huyết áp Giới sản xuất muối dĩ nhiên là rất hoan nghênh kết quả nghiên cứu này vì họ sẽ bán được nhiều muối
+ Trong khi đó lại có nhóm nghiên cứu khác quả quyết là có một sự liên hệ giữa cao huyết áp và dùng nhiều muối, đặc biệt là ở người trung niên và cao tuổi Theo họ, giớihạn tiêu thụ muối là điều cần để chữa và phòng ngừa cao huyết áp
+ Nhiều người rất nhậy cảm với một lượng lớn muối, khiến cơ thể giữ nhiều nước
để cân bằng dung môi chất lỏng Hậu qủa là máu huyết nhiều hơn, mạch máu căng ra, làmhuyết áp tăng lên Trái tim và thận cũng phải làm việc nặng nhọc hơn để lưu hành máu phụ trội Với những người này thì giới hạn muối là điều nên làm trước khi trị huyết áp lêncao
+ Đồng ý là nhiều muối chỉ nâng cao huyết áp ở một số người (10-20%) nhưng đây cũng là con số đáng kể Hơn nữa, quá nửa quý vị lão niên đều có cao huyết áp mà không biết Có thể là do dùng nhiều muối trong lúc thiếu thời đã làm suy yếu sự bảo vệ của gene di truyền với bệnh này
+ Nhận xét về cách ăn uống của một số sắc dân trên thế giới cho thấy rằng, nhóm dân nào dùng nhiều muối thì tỷ lệ cao huyết áp gia tăng và ngược lại, khi tiêu thụ ít muối thì ít bệnh
+ Theo các chuyên viên dinh dưỡng, ta chỉ nên dùng dưới 2000mg muối mỗi ngày, tương đương với một thìa muối Đấy là bao gồm toàn thể số lượng muối cho mọi việc ăn uống, nấu nướng trong một ngày
+ Đa số thực phẩm làm sẵn như đồ hộp, thực phẩm đông lạnh đều có nhiều muối Các nhà sản xuất đã cố gắng cắt giảm muối trong thực phẩm chế biến, nhưng phân lượng dùng vẫn còn cao Lý do là khi thêm muối thì món ăn sẽ hấp dẫn hơn so với một món ăn
Trang 12nhạt phèo Vì thế, các vị cao niên thường dùng nhiều muối gấp hai người thường, để thỏa mãn khẩu vị Thành ra, đời cha ăn mặn, đời cha cao máu là vậy
- Rượu: Thống kê cho hay, từ 5 tới 7% người cao huyết áp đều tiêu thụ nhiều rượu các loại Chỉ cần 3 oz là đủ để nâng áp suất mạch máu lên 3 mmHg
1.6 Biểu hiện của chứng cao huyết áp
Cao huyết áp đã được gọi là “Kẻ giết người thầm lặng” Khoảng 20-30% dân chúng bị bệnh này, mà phần lớn không biết vì bệnh thường không có triệu chứng, chỉ được phát hiện khi đã bị tai biến mạch não, đau tim, suy thận, tức là đã trễ
Cao huyết áp thường xuất hiện với những dấu hiệu như :
- Nhức đầu: Phía sau gáy hay trước trán, thường vào buổi sáng, đôi khi kéo dài cảngày
- Chóng mặt: Cảm giác đi đứng không vững và hơi nặng đầu
- Mệt: Cảm giác nặng ở ngực, hơi khó thở
- Yếu liệt tay chân vài giây đến vài phút
- Chảy máu cam tái phát nhiều lần
- Ù tai, mất ngủ
* Nhưng tốt nhất, để biết chắc chắn mình có bị CHA hay không, ta phải đo huyết áp
Cách đo và kiểm tra huyết áp: Đo huyết áp ít nhất 2-3 lần trong tình trạng nghỉ ngơi ổn định, tư thế ngồi, băng đo ngang vị trí tim, lấy giá trị trung bình giữa những lần
đo đó
Trang 13Hình : Cách đo huyết áp
1.7 Bệnh cao huyết áp nguy hiểm như thế nào?
Cao huyết áp là một bệnh mãn tính không lây nên người dân thường ít chú trọng
để phòng ngừa và chữa trị hơn những loại bệnh cấp tính khác, nhưng, thực sự, CHA rất nguy hiểm, nó có thể gây rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim dẫn đến đột tử hoặc gây đột quỵ dẫn đến xuất huyết não, hôn mê, liệt nửa người
Nhẹ hơn thì nước tiểu có đạm, suy thận, xơ vữa động mạch, thị giác mờ, có hiện tượng ruồi bay trước mắt …
1.8 Ta phải làm gì khi bị bệnh cao huyết áp ?
Trước hết, đây là một bệnh mãn tính, không điều trị dứt được mà cần xác định chung sống tốt nhất với bệnh bằng việc theo dõi thường xuyên chỉ số huyết áp (hàng ngày) và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, điều chỉnh lối sống thật sự lành mạnh như giữ cân nặng phù hợp, ăn uống hợp lý kết hợp với hoạt động thể lực thường xuyên
Hạn chế rượu, thuốc lá và những căng thẳng tâm lý bất lợi vì đây là những tác nhân có thể khiến cho bệnh CHA nặng thêm
CHƯƠNG II: CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI CAO HUYẾT ÁP 2.1 Chế độ dinh dưỡng cho người cao huyết áp
Khi bị cao huyết áp (HA), ngoài thuốc, việc lựa chọn và duy trì một chế độ ăn khôn ngoan và thích hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề tuân thủ những nguyên tắc chung như: ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích người bệnh nhiều khi tỏ ra lúng túng khi
Trang 14chọn dùng các đồ ăn thức uống hàng ngày để được một chế độ dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
2.1.1 Các loại thực phẩm tốt cho người cao huyết áp
* Những thực phẩm giàu Kali, Canxi, Magnie:
+ Kali và Magnie có trong ngũ cốc,khoai củ,đâu đỗ và các loại rau quả
+ Sửa và các chế phẩm từ sửa là nguốn cung cấp Canxi tốt Nên chọn sửa tách béo, không đường, bổ sung canxi
- Cần tây: Dùng loại càng tươi càng ốt, rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước (nếu
có máy ép thì càng tốt) Chế thêm một chút mật ong, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 40ml Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ HA
- Cải cúc: Là loại rau thông dụng, có hương thơm đặc biệt,chứa nhiều acid amin
và tinh dầu, có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và hạ HA Nên dùng làm rau ăn hàng ngàyhoặc ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều Đặc biệt, cải cúcthích hợp với những người bị cao HA có kèm theo đau và nặng đầu
- Rau muống: Chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và HA trong giới hạn bình thường, là thứ rau đặc biệt thích hợp cho những người bị cao HA có kèm theo triệu chứng đau đầu
- Cà chua: Có công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can và hạ HA
Nó là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao HA rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt
- Cà tím: Là thực phẩm rất giàu vitamin P, giúp cho thành mạch máu được mềm mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở những người bị cao HA
và các bệnh lý tim mạch khác
- Cà rốt: Có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và ổn định HA Nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml Đây là thứ nước giải khát đặc biệt tốt cho những người bị cao HA có kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt