1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thúc đẩy XK lao động VN sau gia nhập WTO - Từ thực tế Cty cổ phần dịch vụ hợp tác quốc tế

61 442 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 865,5 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ VÀ ĐÔI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM... 5 1.1 . Giới thiệu chung về công ty CP Dịch Vụ Hợp Tác Quốc T

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

Đ ề tài:

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SAU GIA NHẬP WTO – TỪ THỰC TẾ CÔNG TY

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Dưới xu thế toàn cầu hoá, lao động di chuyển từ nước này sang nướckhác đã trở thành hiện tượng khá phổ biến Tuy không nhộn nhịp như tư bảnvà công nghệ, lao động cũng là một yếu tố sản xuất ngày càng phong phú vànăng động Tuy nhiên, khác với sự di chuyển của lao động trí thức đã có từtrước, xuất và nhập khẩu lao động giản đơn (unskilled labor, less-skilledlabor) hay lao động chân tay (blue-collar workers) và xuất khẩu lao động tạichỗ là hiện tượng tương đối mới và phức tạp đối với một nền kinh tế trẻ nhưViệt Nam

Không kể thời kỳ quan hệ kinh tế mật thiết với các nước Đông Âu, xuấtkhẩu lao động của Việt Nam tăng nhanh từ cuối thập niên 1990 và chủ yếusang các nước Đông Á, nhất là Ma-lai-xia, Đài Loan và Hàn Quốc Gần đây,thị trường xuất khẩu lao động mở rộng sang Trung Đông, Tây Âu, Mỹ vàNhật Bản Từ năm 2001, bình quân mỗi năm có 70.000 lao động được đưa đira nước ngoài.

Thực tiễn một vài năm gần đây lĩnh vực XKLĐ đã góp phần đáng kểtrong vấn đề giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động, tạo sựổn định cho xã hội, mặt khác mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia,tăng thu nhập cho người lao động và gia đình họ, XKLĐ đã đứng vào hàng"Câu lạc bộ những mũi nhọn xuất khẩu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỉ USD/năm trở lên".

Bên cạnh những kết quả đạt được đáng khích lệ, hoạt động XKLĐ củata cũng bộc lộ nhiều hạn chế cần phải được khắc phục để lĩnh vực này pháthuy hơn nữa thế mạnh sẵn có của đất nước Đánh giá được tầm quan trọngcủa hoạt động XKLĐ trên cả hai khía cạnh Kinh tế - Văn hoá, xã hội nên việc

Trang 4

nghiên cứu thực trạng và đề ra những giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng caohiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động này là việc làm hết sức cần thiết.

Với lý do đó em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu laođộng Việt Nam sau gia nhập WTO - Từ thực tế công ty cổ phần dịch vụhợp tác quốc tế”.

Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là tìm hiểu

thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác XKLĐ tại công ty CổPhần Dịch Vụ Hợp Tác Quốc Tế trong những năm tới.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Chuyên đề chủ yếu đi sâu vào

nghiên cứu thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam từ thực tiễn công ty Cổphần Dịch Vụ Hợp Tác Quốc Tế qua các thời kỳ nhất là sau khi nước ta gianhập WTO từ đó tìm ra những yếu kém và đề xuất những giải pháp.

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của chuyên đề

được tổng hợp từ nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp tổng hợpvà phân tích; Phương pháp thống kê và so sánh kết hợp nghiên cứu lý luậnvới phân tích thực tiễn.

Trang 5

Chuyên đề của em được chia làm 3 chương:

Chương 1: Giới thiệu chung về công ty cổ phần dịch vụ hợp tác quốc tếvà đôi nét về hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam

Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động của công ty cổ phần dịch vụ hợp tác quốc tế - Thuận lợi và khó khăn của công ty sau gia nhập WTO

Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần dịch vụ hợp tác quốc tế trong những năm tới

Mặc dù hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam đã diễn ra khá lâu,nhưng đề tài nghiên cứu về vấn đề này còn khá mới mẻ Trong quá trình tìmhiểu, xây dựng chuyên đề em đã gặp không ít khó khăn, nhưng với sự giúp đỡ

nhiệt tình của thầy giáo Tô Xuân Cường, cùng toàn thể nhân viên công ty CổPhần Dịch Vụ Hợp Tác Quốc Tế đã cùng em xây dựng chuyên đề hoàn

chỉnh này Tuy nhiên, với thời gian, trình độ còn hạn chế và kinh nghiệm thựctế chưa nhiều, em mong có sự góp ý của thầy cô giáo về những thiếu sót emmắc phải.

Em xin chân thành cảm ơn

Trang 6

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCHVỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ VÀ ĐÔI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤTKHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM

1.1 Giới thiệu chung về công ty CP Dịch Vụ Hợp Tác Quốc Tế

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Hợp Tác Quốc Tế.

Tên giao dịch : International Cooperation Service Joint StockCompany.

Tên viết tắt: CICS JSC.,

Địa chỉ trụ sở chính: Số 13 ngõ 19 phố Lạc Trung, phường Vĩnh Tuy,quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Sau 6 năm hình thành và phát triển, với đội ngũ cán bộ có trình độ cao,tâm huyết với nghề Công ty đã có những bước tiến mạnh mẽ trong công tácđào tạo, tư vấn và đưa học sinh cũng như lao động ra nước ngoài học tập vàlàm việc, tạo được uy tín cao đối với cả người lao động cũng như đối tác quốctế.

Mặc dù thành lập trong quá trình kinh tế thế giới còn khó khăn, nhưngvới kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ lâu năm trong nghề, cộng với hướng điđúng đắn của ban lãnh đạo công ty trong công tác đào tạo cán bộ, nghiên cứuthị trường, tạo dựng lòng tin với đối tác…công ty hằng năm vẫn đào tạo vàđưa người lao động ra nước ngoài đều đặn theo đúng chỉ tiêu đề ra, tạo côngăn việc làm cho một bộ phần không nhỏ người lao động, góp phần đáng kểvào công cuộc cải tạo và nâng cao mức sống, trình độ cho người lao động vàxã hội.

Trang 7

Trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi Việt Nam gianhập tổ chức thương mại thế giới WTO, công ty Cổ Phần Dịch Vụ Hợp TácQuốc Tế đang dần dần hoàn thiện mình để trở thành một thương hiệu mạnh,uy tín trong công tác cung ứng dịch vụ hợp tác quốc tế Với mục tiêu đó, côngty sẽ hoàn thiện các hoạt động truyền thống, mở rộng sang các lĩnh vực mớiđáp ứng nhu cầu mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu lao động trong thời kì mởcửa.

Các lĩnh vực kinh doanh mà công ty đã tham gia bao gồm:

- Tư vấn đào tạo và giới thiệu việc làm.

- Tư vấn du học, đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ tin học.- Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trang 8

1.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

ĐẠI HỘI ĐỒNGCỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢNTRỊ

BAN TỔNG GIÁMĐỐC

PHÒNG TỔ CHỨC - HÀNH CHÍNH

PHÒNG KẾ TOÁN – TÀI VỤ

PHÒNG KẾHOẠCH – KINH DOANH

PHÒNG ĐÀO TẠO – NGHIÊN CỨU

CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG – HÀ NỘI

CHI NHÁNH TÂN BÌNH - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BAN KIỂMSOÁT

Trang 9

1.1.3 Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty

1.1.3.1 Tư vấn đào tạo và giới thiệu việc làm

Tư vấn đào tạo và giới thiệu việc làm là một trong những thế mạnh củacông ty Với đội ngũ cán bộ có trình độ cao, cộng với kinh nghiệm thực tiễnnhiều năm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động nên từ khi mới thành lập, côngty đã chú trọng phát triển lĩnh vực này và coi đó là mũi nhọn trong công tácphát triển của mình.

Hàng năm, công ty mở nhiều khóa đào tạo lao động với số lượng đàotạo không nhiều để tập trung vào chất lượng Do đó, số lượng lao động xuấtphát từ công ty được đối tác đánh giá rất cao Cả về trình độ và ý thức laođộng.

Để nâng cao hơn nữa công tác đào tạo của mình Công ty rất chú trọngđến vấn đề nâng cao trình độ, nghiệp vụ và kinh nghiệm cho cán bộ của côngty Vì vậy, hằng năm, công ty tổ chức đều đặn các khóa công tác nước ngoàinhằm tìm hiểu về thị trường lao động quốc tế, học hỏi kinh nghiệm của cácnước đối tác và tìm kiếm thị trường mới.

1.1.3.2 Tư vấn du học, đào tạo nghề.

Nhận thấy xu hướng mở cửa của nước ta diễn ra ngày càng mạnh mẽ.Nhu cầu du học, nâng cao trình độ của học sinh Việt Nam là rất lớn Tuynhiên, các kênh hỗ trợ cho học sinh trong vấn đề này là chưa nhiều, chấtlượng chưa cao Chính vì vậy mà lĩnh vực tư vấn du học và đào tạo nghề cũngđược công ty chú trọng ngay từ khi mới thành lập.

Với tiêu chí chất lượng và lòng tin được đưa lên hàng đầu, uy tín củacông ty trong lĩnh vực này ngày càng cao Điều đó thể hiện ở số lượng ngày

Trang 10

càng tăng số học sinh học tập, tu nghiệp ở nước ngoài sau khi qua tư vấn từcông ty.

Trong những năm tới, công ty đang cố gắng hơn nữa trong công tác đàotạo và tư vấn của mình để xứng đáng với lòng tin của khách hàng dành chocông ty.

1.1.3.3 Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là lĩnh vực gắn bó vớicông ty ngay từ những ngày đầu thành lập

Với mục tiêu như trên, công ty đã tiến hành đào tạo và đưa hàng trămngười lao động ra nước ngoài làm việc với chất lượng lao động cao, chấtlượng cuộc sống cho người lao động đảm bảo Tạo được uy tín không nhỏ đốivới người lao động và đối tác.

1.1.3.4 Các dịch vụ khác

Ngoài công tác tư vấn du học, đào tạo và đưa người lao động ra nướcngoài làm việc, trong những năm tới công ty sẽ mở rộng các dịch vụ của mìnhsang lĩnh vực kinh doanh lữ hành, dịch vụ truyền thông, kinh doanh máy móc,thiết bị vật tư khoa học, đo lường, kiểm nghiệm, thiết bị chiếu sáng, thi công

Trang 11

lắp đặt hệ thống âm thanh, chiếu sáng phục vụ ngành phát thanh truyền hìnhvà các ngành khác…

Cùng với việc mở rộng các dịch vụ mới, công ty còn tiếp tục hoànthiện các lĩnh vực truyền thống của mình bằng cách xây dựng các dịch vụ bổtrợ như làm đại lý giao nhận hàng hóa phục vụ lao động, du học sinh nướcngoài,đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ tin học…

1.2 Đôi nét về hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam

1.2.1 Đặc điểm cơ bản thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam

Nhìn chung, về thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam khá đa dạng,

lao động Việt Nam đã có mặt ở hầu hết khắp các khu vực cũng như Châu lụctrên thế giới

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, thị trường xuất khẩu lao động củaViệt Nam tập trung chủ yếu ở một số nước trong khu vực Những thị trườngnày đều có khoảng cách gần gũi về địa lý, có nhiều điểm tương đồng vềtruyền thống văn hoá cũng như khí hậu… Một số quốc gia như: Hàn Quốc,Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia hiện đang và sẽ còn tiếp tục tiếp nhận lao độngViệt Nam với số lượng lớn Đặc biệt là thị trường Malaysia và thị trường ĐàiLoan, đây là hai thị trường rất có thiện cảm với lao động Việt Nam, cho nênthay vì tiếp nhận lao động các nước khác, nay họ chuyển dần sang tiếp nhậnlao động Việt Nam với số lượng lớn cho mọi ngành nghề khác nhau

Hàn Quốc và Nhật Bản cũng được coi là hai thị trường khá dễ tínhtrong việc tiếp nhận lao động Việt Nam Do yêu cầu về tiêu chuẩn lao độngkhông cao, nên phần lớn lao động Việt Nam đều có đủ điều kiện về thể lực, trílực cũng như trình độ tay nghề để đáp ứng.

Trang 12

Hơn nữa, xu hướng của các thị trường nêu trên trong những năm tới, sẽvẫn còn tiếp nhận lao động giản đơn Bên cạnh đó họ cũng có khả năng tiếpnhận nhiều lao động có trình độ cao cho các lĩnh vực như: Phần mềm tin học Đối với các thị trường khác, tuy số lượng tiếp nhận không lớn như cácthị trường trong khu vực, do nhu cầu tiếp nhận, khác xa nhau về truyền thốngvăn hoá, tôn giáo và cách xa nhau về mặt địa lý, song cũng cho thấy đây lànhững thị trường khá dễ tính và đầy tiềm năng, rất có khả năng tiếp nhậnnhiều lao động của ta trong những năm tới.

1.2.2 Các hình thức xuất khẩu lao động của Việt nam

1.2.2.1 Tu nghiệp sinh

Đưa lao động đi bồi dưỡng, học nghề, nâng cao trình độ và làm việccó thời gian ở nước ngoài Đây là hình thức được áp dụng cho cả hai đốitượng là lao động có nghề và lao động không có nghề.

1.2.2.2 Cung ứng lao động trực tiếp

Cung ứng lao động trực tiếp theo các yêu cầu của công ty nước ngoàithông qua các hợp đồng lao động được ký kết bởi các doanh nghiệp ViệtNam làm dịch vụ cung ứng lao động

Người lao động trực tiếp ký với cá nhân, tổ chức nước ngoài nhưngkhi làm thủ tục phải thông qua một doanh nghiệp chuyên doanh vềXKLĐ để thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm với nhà nước, với tổ chứckinh tế đưa đi và cũng là để đảm bảo quyền lợi cho người lao động trongquá trình làm việc ở nước ngoài Hình thức này hiện nay ở nước ta chưa phổbiến lắm Do người lao động vẫn chưa có nhiều cơ hội để tiếp xúc và tìmhiểu về các công ty nước ngoài đang cần thuê lao động một cách trực tiếpvà phổ biến.

Trang 13

1.2.2.3 Hợp tác lao động và chuyên gia

Đây là hình thức được áp dụng đối với các nước Trung Đông và ChâuPhi trong việc cung ứng lao động và chuyên gia sang làm việc tại một sốnước Số lao động này có thể đi theo các đoàn, đội hay các nhóm, cá nhân…

1.2.1.4 Xuất khẩu lao động tại chỗ

XKLĐ tại chỗ là hình thức các tổ chức kinh tế của ta cung ứnglao động cho các tổ chức kinh tế nước ngoài ở Việt Nam, bao gồm: Các xínghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các khu chế xuất, khu công nghiệp, khucông nghệ cao; các tổ chức, cơ quan ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam.

1.2.3 Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Namqua các thời kì

1.2.3.1 Thời kỳ 1980-1990

Trong giai đoạn này, hoạt động xuất khẩu lao động chủ yếu dựa trênquan hệ hợp tác sử dụng lao động giữa Việt Nam với các nước Xã hội Chủnghĩa (XHCN) thông qua các hiệp định Chính phủ và các thoả thuận giữangành với ngành Cơ chế xuất khẩu lao động chủ yếu dựa trên mô hình Nhànước trực tiếp ký kết và triển khai tổ chức thực hiện đưa người lao động đilàm việc có thời hạn ở nước ngoài Từ 1980 – 1990, Việt Nam đã đưa đi được265.501 lao động Trong tổng số 265.501 lao động đã đưa đi, phần lớn lao

động của ta chủ yếu được đưa sang 4 nước XHCN (Liên Xô, CHDC Đức,

Tiệp Khắc và Bungari) với tổng số lao động là: 240.301 người Tiến độ đưa

lao động Việt Nam làm việc tại các nước XHCN được thể hiện qua bảngdưới đây.

Trang 14

Bảng 1.1 Kết quả xuất khẩu lao động Việt Nam sang các nước XHCN từ

Lao độngkhôngnghề

Tỷ lệ(%) laođộng cónghề

Tiền gửivề

Nguồn: Cục Quản lý Lao động với Nước ngoài – Bộ Lao động TB&XH

Hình 1.2 Mô tả kết quả Xuất khẩu lao động Việt Nam thời kỳ (1980

Trang 15

Bảng số 1.2 : Kết quả xuất khẩu lao động Việt Nam từ 1991 -1995.

Đơn vị tính: (Người)

Trang 16

Số lượnglao độngxuấtkhẩu

(%) nữ

Laođộng cónghề

Tỷ lệ(%) laođộng cónghề

Tiền gửi về(USD)

Nguồn: Cục Quản lý Lao động với nước ngoài – Bộ Lao động TB&XH.

Hình 1.3: Mô tả kết quả Xuất khẩu lao động và chuyên gia Việt Nam

thời kỳ (1991 - 1995).

Đơn vị tính: (Người)

Nguồn: Cục Quản lý Lao động với nước ngoài – Bộ Lao động TB&XH.

1.2.3.3 Thời kì 1996-2003

Thực hiện cơ chế đổi mới xuất khẩu lao động trong hơn 10 năm qua,đặc biệt là trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu lao động của ViệtNam đã đạt được một số thành tích đáng kể Lao động Việt Nam đã có mặt ở

Trang 17

hầu hết các thị trường như Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Trung Đông, ChâuPhi, một số đảo thuộc Nam Thái Bình Dương và một số khu vực trên biển Sốlượng lao động đưa đi hàng năm tăng đều, từ 1996 đến tháng 10 năm 2003xuất khẩu lao động Việt Nam đã đưa đi được tổng cộng 245.034 lao động,trong đó có 52.583 lao động Nữ, chiếm 21,46% trong tổng số lao động xuấtkhẩu và 129.184 lao động có tay nghề, đạt tỷ lệ 52,72% trong tổng số 245.034lao động xuất khẩu trong cả thời kỳ Tiến độ xuất khẩu được thể hiện cụ thểqua kết quả xuất khẩu lao động hàng năm trong bảng dưới đây.

Bảng 1.3: Kết quả xuất khẩu lao động Việt Nam từ 1996 đến 2003.

Đơn vị tính: (Người)

Số lượnglao độngxuấtkhẩu

(%) nữ

Laođộng cónghề

Tỷ lệ(%) laođộng cónghề

Tiền gửi về(USD)

Nguồn: Cục Quản lý Lao động với nước ngoài – Bộ Lao động TB&XH.

Hình 1.4: Mô tả kết quả Xuất khẩu lao động và chuyên gia Việt Nam

Thời kỳ (1996 - 2003).

Đơn vị tính: (Người)

Trang 18

Nguồn: Cục Quản lý Lao động với nước ngoài – Bộ Lao động TB&XH.1.2.3.4 Thời kỳ 2004 đến nay

So với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam có nguồn lao động rất dồidào và sung sức với 46,7 triệu lao động, trong khi hàng năm bổ sung thêmhơn 1 triệu người đến tuổi lao động Tạo việc làm và sử dụng hiệu quả số laođộng này đang là quan tâm của cả xã hội

Xuất khẩu lao động của Việt Nam ngày càng được cải thiện về chấtlượng lao động Theo thống kê, lao động xuất khẩu qua đào tạo ngày càngtăng, năm 2006 là 31,9%; năm 2007 là 34,5% lao động có tay nghề tăng từ35% ( năm 2003) lên 50% ( năm 2008) Các hoạt động về xuất khẩu lao độngtừng bước có hiệu quả và đi vào nề nếp, đã tạo cho người lao động xuất khẩucó thu nhập gửi về gia đình, tính bình quân mỗi năm, người lao động ViệtNam ở nước ngoài gửi về nước từ 1,6 tỷ USD đến 2 tỷ USD, riêng thị trườngHàn Quốc với gần 50.000 lao động, mỗi năm gửi về nước trên 700 triệu USD,Nhật Bản hơn 300 triệu USD.

Trang 19

1.2.4 Đánh giá về thành công và hạn chế của công tác XKLĐ ViệtNam trong những năm qua

1.2.4.1 Thành công

Thực tiễn cho thấy công tác xuất khẩu lao động Việt Nam trong thờigian qua là một hoạt động mang tính kinh tế - xã hội, đóng một vai trò quantrọng, thiết thực trong chương trình quốc gia về giải quyết công ăn việc làmcho người lao động Qua đó được thể hiện và ghi nhận trong các điểm sau:

Xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm:

Thực tế cho thấy, thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, hàngnăm Việt Nam đã đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trungbình khoảng 30.630 người/năm Trong đó, năm 1996 đưa đi được 12.660người, năm 97 là 18.470 người bằng 145,89% so với năm 96, năm 98 là12.240 người bằng 66,27% so với năm 97, năm 99 là 21.810 người bằng178,18% so với năm98, năm 2000 là 31.500 người bằng 144,4% so với năm99, năm 2001 là 37.000 người bằng 117,4% so với năm 2000, năm 2002 là46.122 người bằng 123,65% so với năm 2001, năm 2003 dự kiến đưa đi50.000 người bằng 108,4% so với năm 2002

Tuy nhiên tính đến ngày 31 tháng 10 năm 2003 số lao động ta đưa đi đãvượt quá con số lao động dự kiến xuất khẩu trong năm, bằng 143,23% so vớinăm 2002, đưa tổng số lao động Việt nam đang làm việc ở nước ngoài lênkhoảng 40 vạn tại 40 nước và vùng lãnh thổ với 30 nhóm ngành nghề thuộccác lĩnh vực: Xây dựng, Cơ khí, Điện tử, Dệt may, Chế biến hải sản, Vận tảibiển, Đánh bắt hải sản, Dịch vụ, Chuyên gia y tế, Giáo dục, Nông nghiệp…

Song song với việc giải quyết việc làm cho chính người lao động đilàm việc ở nước ngoài, chính xuất khẩu lao động cũng là tác nhân tích cựckích cầu trong sản xuất và tiêu dùng trong nước Với hơn 4,6 vạn lao độngđưa đi trong năm 2002, đã kéo theo giải quyết việc làm cho hàng vạn lao

Trang 20

động trong nước do mua sắm tư trang: đồ may mặc, giầy dép, va ly, túi xáchtay… chỉ riêng chi phí cho tư trang trước khi xuất cảnh, xuất khẩu lao độngđã đóng góp cho sản xuất trong nước khoảng hơn 25 tỷ đồng, chưa kể đến chiphí cho đi lại, vân chuyển bằng hàng không Bên cạnh đó, sau khi hết hạn trởvề, một số bộ phận người lao động dựa vào vốn tự kiếm được và kinh nghiệmnghề nghiệp của mình tự hành nghề, lập xưởng sản xuất, lập trang trại, muasắm tàu thuyền đánh bắt hải sản… tự quản lý, sản xuất, kinh doanh tạo thêmnhiều việc làm cho người khác Như vậy bằng xuất khẩu lao động, đã gópphần giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ người lao động trongnước, làm giảm được sức ép thất nghiệp, ở nông thôn cũng như thành thị.

Xuất khẩu lao động góp phần tăng thu nhập cho người lao động vàngoại tệ cho đất nước:

Người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thường có thunhập cao, khoảng từ 6 - 10 lần so với thu nhập từ việc làm trong nước Bìnhquân thu nhập cầm tay của người đi xuất khẩu lao động khoảng400USD/tháng Ước tính từ năm 1996 đến nay, số lao động đi làm việc ởnước ngoài theo cơ chế mới đã chuyển về nước khoảng 220 triệu USD/năm.Ngoài ra, còn có khoảng 20 vạn lao động đang làm việc ở nước ngoài gồmnhững nước đi lao động theo hiệp định cũ (1980 - 1990), những người sangLiên Xô cũ và Đông Âu làm việc theo nhiều hình thức khác nhau đã chuyểnvề nước khoảng 1 tỷ USD/năm Đời sống của người đi xuất khẩu lao độngđược cải thiện và cũng là giải pháp nhanh nhất để xoá đói giảm nghèo.

Xuất khẩu lao động góp phần tiết kiệm chi phí đào tạo, nâng cao taynghề và phát triển nguồn nhân lực:

Trong điều kiện hiện tại, thời gian đổi mới nền kinh tế của Việt Namchưa lâu, điều kiện kinh tế nước nhà còn hạn hẹp, hàng năm nhà nước phải bỏ

Trang 21

ra hàng chục nghìn tỷ đồng kinh phí cho đào tạo nghề nghiệp và nâng cao taynghề cho người lao động

Hàng loạt các trung tâm, các trường trung học dạy nghề được mở raxong vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tế nên ta chưa có điều kiện đểđào tạo cho hầu hết mọi đối tượng lao động trong nước

Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu lao động ngoài mục đích giải quyếtcông ăn việc làm, tạo thu nhập cho người lao động còn có một số nhiệm vụquan trọng khác là: qua lao động ở nước ngoài, người lao động tiếp thu kinhnghiệm quản lý, sản xuất tiên tiến, nâng cao, trình độ tay nghề, nghiệp vụ củamình cũng như rèn luyện tác phong và kỷ luật công nghiệp, kể cả trình độngoại ngữ, góp phần cải thiện và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trongthời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước Sau khi về nước chính họ sẽtrở thành một nguồn lao động có kỹ năng, trình độ nghề nghiệp cao… bổ sungvào lực lượng lao động có trình độ cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trongnước…

Xuất khẩu lao động góp phần củng cố các mối quan hệ và hội nhậpQuốc tế:

Ngoài những giá trị thiết thực mang lại cho đất nước, xuất khẩu laođộng còn góp phần tích cực, quan trọng trong việc củng cố các mối quan hệtại những nơi lao động ta đến làm việc Thông qua người lao động, công nhâncác nước cùng làm việc và người dân bản xứ có thể tìm hiểu về đất nước, conngười cũng như truyền thống văn hoá Việt Nam Từ đó làm cho các mối quanhệ ngày càng trở nên gắn bó mật thiết hơn Ngoài các mối quan hệ của ngườilao động ra thì các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữanhà nước với nhà nước cũng không ngừng được cải thiện

Trang 22

Do vậy xuất khẩu lao động một mặt đem lại những lợi ích kinh tế, xãhội to lớn, nhưng mặt khác lại góp phần củng cố các mối quan hệ hợp táccũng như hội nhập quốc tế.

1.2.4.2 Hạn chế

Ngoài những kết quả tích cực đã đạt được trong thời gian qua, công tácxuất khẩu lao động Việt Nam vẫn còn chưa tương xứng với yêu cầu và tiềmnăng vốn có của ta điều đó được thể hiện ở những mặt hạn chế sau:

Những hạn chế về chính sách xuất khẩu lao động:Về quản lý Nhà nước :

Hệ thống các văn bản pháp luật còn thiếu một số chính sách, cơ chế cụthể để điều chỉnh và quản lý chặt chẽ xuất khẩu lao động như chính sách hỗtrợ doanh nghiệp phát triển thị trường, nhất là tiếp cận các thị trường mới,chính sách tín dụng cho người lao động khi tham gia xuất khẩu, chính sáchmiễn giảm thuế… nên dẫn tới việc kém thu hút mọi tầng lớp tham gia xuấtkhẩu.

Việc tổ chức quản lý chưa chặt chẽ, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữakiểm tra, kiểm soát giữa các cơ quan chức năng Các Bộ ngành, Địa phươngchưa quan tâm quản lý, chỉ đạo các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trựcthuộc Vẫn còn tồn tại tình trạng cạnh tranh không lành mạnh: Tranh giànhđối tác bằng cách phá giá giữa các doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến quyềnlợi người lao động và lợi ích quốc gia.

Chưa phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng dẫn dắt, “cò mồi” tiêu cực,lừa đảo diễn ra trên nhiều địa bàn gây xôn xao dư luận.

Chưa đầu tư thoả đáng cho khâu phát triển thị trường: Nhà nước, cácBộ, Ngành, Địa phương chưa thực sự quan tâm, đầu tư tìm kiếm và mở rộngthị trường xuất khẩu lao động và chuyên gia như đầu tư xuất khẩu hàng hoá,mà đáng lẽ nó phải được quan tâm và đầu tư hơn nữa.

Trang 23

Khả năng tiếp cận với nước ngoài của ta đã còn yếu, thị phần của ta cònrất nhỏ bé so với thị phần của các nước có lao động xuất khẩu khác.

Thủ tục hành chính còn rườm rà: Việc thực thi công vụ của một số cán

bộ ở địa phương, chưa thực sự tận tâm, thậm chí có nơi còn gây khó dễ, tốnkém, tiêu cực cho người lao động nhất là ở khâu xác nhận thủ tục giấy tờ lýlịch tư pháp và thủ tục xin cấp hộ chiếu.

Ở nước ngoài còn thiếu một hệ thống tùy viên lao động tại những địa

bàn có nhiều lao động làm việc hoặc có khả năng tiếp nhận lao động.

Công tác thông tin tuyên truyền về xuất khẩu lao động còn hạn chế dẫn

đến tình trạng phần đông người lao động bị thiếu thông tin nên khả năngngười lao động tự liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp xuất khẩu lao động làkhó khăn, dẫn tới tình trạng là doanh nghiệp cần tuyển người thì không cótrong khi đó người cần đi xuất khẩu lao động thì không biết đâu có nhu cầu đểmà đến tuyển nên không ít trường hợp đáng tiếc người lao động bị kẻ xấu lừađảo đã xảy ra gây tâm lý hoang mang cho người lao động và xã hội.

Về các doanh nghiệp xuất khẩu lao động :

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động vẫn còn thụ động, trông chờvào đối tác, thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực và kinh nghiệm vềquản lý lao động, thị trường Chưa chấp hành nghiêm túc các quy định hiệnhành về chế độ tuyển chọn, đào tạo, giáo dục định hướng, công khai tài chính,quản lý và bảo vệ người lao động ở nước ngoài Việc tuyển chọn lao động tạimột số doanh nghiệp còn quá vòng vèo, phải qua nhiều khâu trung gian, thậmchí cả “cò mồi” làm cho người lao động phải chịu nhiều chi phí trái với quyđịnh.

Về chất lượng nguồn lao động và công tác đào tạo :

Phần lớn chất lượng đội ngũ LĐXK của ta còn thấp so với yêu cầu củachủ sử dụng lao động, nhất là ngoại ngữ, tay nghề chưa đáp ứng được nhu cầu

Trang 24

của sản xuất hiện đại Một số loại lao động kỹ thuật nước ngoài có nhu cầutuyển dụng nhưng ta vẫn chưa có đủ để đáp ứng Một bộ phận người lao độngcủa ta còn chưa ý thức rõ được mối quan hệ chủ – thợ, ý thức kỷ luật lao độngvà chấp hành hợp đồng đã ký kết kém, nhiều trường hợp đã tự bỏ hợp đồnglao động trốn ra ngoài sống và lao động bất hợp pháp gây ảnh hưởng xấu đếnuy tín lao động và thị trường lao động của Việt Nam.

Về trách nhiệm của các Bộ, Ngành và Địa phương :

Thực tế đã chứng minh, trong một thời gian dài, các Bộ, Ngành và Địaphương chưa liên kết một cách chặt chẽ trong việc phối kết hợp cùng với BộLao động Thương binh và Xã hội quản lý, kiểm tra, thanh tra cũng như chấnchỉnh lại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trực thộc trong việc chấp hànhpháp luật, quy định về xuất khẩu lao động và tổ chức thực hiện hợp đồng đểuốn nắn hoặc xử lý kịp thời các vi phạm, nhằm bảo vệ quyền lợi của ngườilao động và trật tự an ninh xã hội.

Tóm lại: Sau gần 30 năm tham gia vào công tác XKLĐ, Ngành XKLĐ

Việt Nam đã có những bước tiến không nhỏ, góp phần đáng kể vào việc tạocông ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người lao động vàngân sách nhà nước, cải thiện đời sống xã hội cho người dân và củng cố quanhệ hội nhập quốc tế Tuy nhiên, những mặt hạn chế mà công tác XKLĐ củaViệt Nam gặp phải là không nhỏ, đòi hỏi phải có những thay đổi trong côngtác quản lý, thay đổi trong ý thức của người lao động và doanh nghiệp thamgia XKLĐ, để công tác XKLĐ của Việt Nam đạt được thành công hơn nữatrong những năm tới.

Trang 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNGCỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ - THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY SAU GIA NHẬP WTO

2.1 Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động của công ty

2.1.1 Thực trạng xuất khẩu lao động của công ty

XKLĐ trong những năm gần đây là một lĩnh vực kinh doanh mới đượcchú trọng nên gặp không ít khó khăn Tuy vậy, qua kết quả đạt được thìXKLĐ đã mang lại một mức lợi nhuận rất lớn, lớn hơn rất nhiều lần so vớicác hoạt động khác dù doanh thu là nhỏ hơn Có được như vậy là do hoạtđộng XKLĐ không những giải quyết công ăn việc làm cho người lao động màcòn giúp người lao động mang lại một nguồn thu nhập lớn từ các nước pháttriển hơn Ngày càng có nhiều người lao động đi xuất XKLĐ ra nước ngoài,vì vậy, công ty Cổ Phần Dịch Vụ Hợp Tác Quốc Tế đã có được một kết quảđáng kể Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng số 2.1 : Kết quả hoạt động xuất XKLĐ của công ty Cổ phần DịchVụ Hợp Tác Quốc Tế

Đơn vị : (Triệu đồng, Người)

NămChỉ Tiêu

Nguồn: Phòng kế toán tài vụ công ty CP Dịch Vụ Hợp Tác Quốc Tế

Qua bảng số liệu cho thấy:

Trang 27

Về doanh thu: Trong năm 2005, doanh thu của công ty đạt 1292 triệu

đồng Năm 2006 tăng 181 triệu đồng, tương đương 12.3% so với năm 2005.Bước sang năm 2007, doanh thu đã đạt con số 1852 triệu, tăng 25.6% so vớinăm 2006 Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nênnăm 2008, số lượng lao động cũng như doanh thu của công ty giảm đáng kểso với 3 năm trước đó, doanh thu năm 2008 chỉ đạt 708 triệu đồng.

Năm 2009 và năm 2010 đánh dấu bước tiến đáng kể của công ty trongcông tác XKLĐ, doanh thu năm 2009 của công ty là 2548 triệu đồng và Quí Inăm 2010 là 1054 triệu đồng, tăng gấp đôi so với năm 2005.

Mặc dù phải đối mặt với cuộc khủng khoảng kinh tế gần đây, nhưngvới uy tín và kinh nghiệm trong công tác xuất khẩu lao động của mình, côngty đã đưa đều đặn các đợt lao động ra nước ngoài làm việc, đem lại doanh thungày càng tăng và hứa hẹn sẽ còn tăng mạnh trong những năm tới.

Về lợi nhuận: Cùng với việc tăng doanh thu, lợi nhuận của công ty

cũng đang trên đà tăng cao, mang lại nguồn thu lớn cho các cổ đông của côngty.

Cụ thể, lợi nhuận năm 2005 ước đạt 640 triệu đồng Bước sang năm2006, lợi nhuận đã là 694 triệu đồng, tăng 8.4%, tương ứng 54 triệu đồng.Năm 2007, lợi nhuận của công ty đạt 899 triệu đồng Bước qua khó khăn củanăm 2008, sang năm 2009 và quí I năm 2010, công tác xuất khẩu lao độngđã mang về cho công ty mức lợi nhuận tương ứng là 1262 triệu đồng và 501triệu đồng.

Về chi phí: Chi phí cho công tác xuất khẩu lao động của công ty bao

gồm các khoản vé máy bay, tiền bảo hiểm, lương cho nhân viên…Các khoảnchi phi này cũng tăng theo các năm do số lượng lao động mà công ty đào tạovà đưa ra nước ngoài làm việc tăng theo các năm.

Trang 28

Về nộp ngân sách nhà nước: Xuất khẩu lao động là ngành đóng góp

khá lớn cho ngân sách nhà nước trong khối các ngành dịch vụ Chỉ xét riêngcông ty Cổ Phần Dịch Vụ Hợp Tác Quốc Tế thì trong năm 2005,công ty đãđóng góp 233 triệu đồng, năm 2006 là 220 triệu đồng vào ngân sách nhànước Cho đến quí I năm 2010, tổng số tiền công ty đã nộp ngân sách nhànước là 1345 triệu đồng Như vậy, công tác xuất khẩu lao động không nhữngđem lại lợi nhuận cho công ty, nó còn mang lại công ăn việc làm cho ngườilao động và làm tăng khoản thu cho ngân sách nhà nước, góp phần không nhỏvào công cuộc xây dựng nước nhà.

2.1.2 Thị trường xuất khẩu lao động của công ty CP Dịch Vụ HợpTác Quốc Tế

Từ khi mới đi vào hoạt động cho đến nay, thị trường xuất khẩu laođộng của Việt Nam đã mở rộng ra với gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ khácnhau Nhà nước đã xây dựng được một hệ thống các cơ chế, chính sách tươngđối đồng bộ, ổn định và duy trì thị trường đã có, mở thêm một số thị trườngmới và tăng cường quy mô đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Cùng với sự phát triển của toàn ngành, công tác xuất khẩu của công tyCổ Phần Dịch Vụ Hợp Tác Quốc Tế cũng chú trọng mạnh vào các nước sau:Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaixia, Đài Loan, Nga.

Trang 29

Bảng số 2.2: Bảng số lượng người lao động xuất khẩu phân theo thị trường:

NămNước

20052006200720082009Quí I/2010Tổng

Hàn Quốc 303540205821 204Nhật Bản 252832153225 157Đài Loan 5865703010432 359Malaixia 6672853212035 410LB Nga 202020123514 121Tổng1992202471093491271251

Nguồn: Phòng Tổ Chức Hành Chính- Công ty CP Dịch Vụ Hợp Tác Quốc Tế

2.1.1.1 Thị trường Hàn Quốc:

Với dân số 48 triệu người, nhưng chỉ có 23 triệu người tham gia lựclượng lao động, nên nhu cầu thuê lao động nước ngoài của Hàn Quốc rất lớn,từ lao động phổ thông đến lao động có tay nghề cao Để đáp ứng nhu cầu laođộng phổ thông cho 2,5 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong những năm 80-90, Hàn Quốc đã thuê lao động của 15 nước, trong đó có Việt Nam

Theo thống kê, trong những năm 80-90 đã có khoảng 150 ngàn laođộng nước ngoài đến Hàn Quốc làm việc Riêng chương trình tu nghiệp sinh,Hàn Quốc đã xóa bỏ từ 1-1-2007 và thay thế bằng chương trình cấp phép laođộng (EPS)

Đây là một chương trình mà Chính phủ Hàn Quốc áp dụng với mụcđích quản lý lao động nước ngoài một cách có hệ thống với tính tổ chức cao.Đây là một chương trình phi lợi nhuận vì thế các doanh nghiệp VN khôngđược phép thực hiện mà giao cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động củaChính phủ, cụ thể ở VN là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trang 30

Tổng chi phí đi theo chương trình EPS đối với mỗi lao động chưa tới1000 USD (trong đó có 450 USD người lao động trực tiếp mua bảo hiểm tạiHàn Quốc ).

Kể từ tháng 10-2004 đến nay, VN đã đưa được 27.959 (số liệu tính đếntháng 2-2008) lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS,đông nhất trong số 15 nước châu á có lao động tại Hàn Quốc

So với chương trình tu nghiệp sinh trước đây, quyền lợi của lao động đitheo chương trình EPS được đảm bảo hơn, được bình đẳng như lao động nướcsở tại trên cơ sở Luật Lao động Từ 1-6-2007, Hàn Quốc còn áp dụng chínhsách thuê lại lao động VN sau khi đã hết hạn hợp đồng 3 năm nếu chủ cũ cónhu cầu thuê tiếp Như vậy, tổng số lao động VN đang có mặt ở Hàn Quốc cảchương trình cũ và mới là 48.600 người Nếu tính cả số đã về nước thì con sốnày lên tới trên 60.000 lượt lao động

Hiện nay thu nhập bình quân của lao động VN tại Hàn Quốc đạt từ700-1200USD, có lao động đạt 1500 USD/tháng Trung bình hằng năm laođộng và tu nghiệp sinh VN gửi về nước khoảng 320 triệu USD, riêng năm2007 là 525 triệu USD Nhìn chung, chủ sử dụng lao động Hàn Quốc đềuđánh giá cao trình độ tiếp cận công việc, khéo léo, cần cù chịu khó của laođộng nước ngoài

Năm 2005, công ty Cổ Phần Dịch Vụ Hợp Tác Quốc tế đưa được 30lao động sang làm việc ở Hàn Quốc Năm 2006 là 35 người Cho đến quí Inăm 2010, công ty đã đưa 204 người sang lao động tại Hàn Quốc.

Số lao động mà công ty đưa sang Hàn Quốc chủ yếu làm trong lĩnh vựclắp ráp máy móc và công nghiệp chế tạo máy Hầu hết lao động được đưa điđều có kinh nghiệm, kĩ năng và kỉ luật tốt, rất được các công ty bên Hàn Quốctín nhiệm.

2.1.1.2 Thị Trường Nhật Bản

Ngày đăng: 05/12/2012, 11:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty - Giải pháp thúc đẩy XK lao động VN sau gia nhập WTO - Từ thực tế Cty cổ phần dịch vụ hợp tác quốc tế
Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty (Trang 8)
Bảng 1.1 Kết quả xuất khẩu lao động Việt Nam sang các nước XHCN từ 1980 - 1990. - Giải pháp thúc đẩy XK lao động VN sau gia nhập WTO - Từ thực tế Cty cổ phần dịch vụ hợp tác quốc tế
Bảng 1.1 Kết quả xuất khẩu lao động Việt Nam sang các nước XHCN từ 1980 - 1990 (Trang 14)
Hình 1.2 Mô tả kết quả Xuất khẩu lao động Việt Nam thời kỳ (198 0- - Giải pháp thúc đẩy XK lao động VN sau gia nhập WTO - Từ thực tế Cty cổ phần dịch vụ hợp tác quốc tế
Hình 1.2 Mô tả kết quả Xuất khẩu lao động Việt Nam thời kỳ (198 0- (Trang 15)
Hình 1.3: Mô tả kết quả Xuất khẩu lao động và chuyên gia Việt Nam - Giải pháp thúc đẩy XK lao động VN sau gia nhập WTO - Từ thực tế Cty cổ phần dịch vụ hợp tác quốc tế
Hình 1.3 Mô tả kết quả Xuất khẩu lao động và chuyên gia Việt Nam (Trang 16)
Bảng số 1.2: Kết quả xuất khẩu lao động Việt Nam từ 1991-1995. - Giải pháp thúc đẩy XK lao động VN sau gia nhập WTO - Từ thực tế Cty cổ phần dịch vụ hợp tác quốc tế
Bảng s ố 1.2: Kết quả xuất khẩu lao động Việt Nam từ 1991-1995 (Trang 16)
Bảng 1.3: Kết quả xuất khẩu lao động Việt Nam từ 1996 đến 2003. - Giải pháp thúc đẩy XK lao động VN sau gia nhập WTO - Từ thực tế Cty cổ phần dịch vụ hợp tác quốc tế
Bảng 1.3 Kết quả xuất khẩu lao động Việt Nam từ 1996 đến 2003 (Trang 17)
Hình 1.4: Mô tả kết quả Xuất khẩu lao động và chuyên gia Việt Nam - Giải pháp thúc đẩy XK lao động VN sau gia nhập WTO - Từ thực tế Cty cổ phần dịch vụ hợp tác quốc tế
Hình 1.4 Mô tả kết quả Xuất khẩu lao động và chuyên gia Việt Nam (Trang 18)
Bảng số 2.1: Kết quả hoạt động xuất XKLĐ của công ty Cổ phần Dịch Vụ Hợp Tác Quốc Tế - Giải pháp thúc đẩy XK lao động VN sau gia nhập WTO - Từ thực tế Cty cổ phần dịch vụ hợp tác quốc tế
Bảng s ố 2.1: Kết quả hoạt động xuất XKLĐ của công ty Cổ phần Dịch Vụ Hợp Tác Quốc Tế (Trang 26)
Bảng số 2.2: Bảng số lượng người lao động xuất khẩu phân theo thị trường: - Giải pháp thúc đẩy XK lao động VN sau gia nhập WTO - Từ thực tế Cty cổ phần dịch vụ hợp tác quốc tế
Bảng s ố 2.2: Bảng số lượng người lao động xuất khẩu phân theo thị trường: (Trang 29)
Hình 2.1: Qui mô xuất khẩu lao động của công ty Cổ Phần Dịch Vụ Hợp Tác Quốc Tế trong  3 năm qua - Giải pháp thúc đẩy XK lao động VN sau gia nhập WTO - Từ thực tế Cty cổ phần dịch vụ hợp tác quốc tế
Hình 2.1 Qui mô xuất khẩu lao động của công ty Cổ Phần Dịch Vụ Hợp Tác Quốc Tế trong 3 năm qua (Trang 39)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w