1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hoạt động tính thuế tại Cục Hải Quan TP .Hồ Chí Minh Sau khi Việt Nam gia nhập WTO

65 473 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 422 KB

Nội dung

Luận văn : Hoàn thiện hoạt động tính thuế tại Cục Hải Quan TP .Hồ Chí Minh Sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Nước ta đang trong xu thế hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thếgiới.Hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng Với việc gia nhập tổ chứcthương mại thế giới (WTO) hoạt động xuất nhập khẩu được dự báo sẽ cónhưng sự tăng trưởng mạnh mẽ Vào sân chơi lớn của thế giới như WTO, tấtcả các ngành, các lĩnh vực; đặc biệt là các ngành, lĩnh vực kinh tế, quản lýkinh tế của nước ta đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn Đối vớingành Hải quan, mặc dù là một trong những ngành thực hiện hội nhập sớmnhất: gia nhập tổ chức Hải quan thế giới (WCO) từ năm 1993; thực hiệnHiệp định Trị giá GATT/WTO từ năm 2002 nhưng chỉ khi nước ta trở thànhthành viên chính thức của WTO thì có rất nhiều điều phải làm để thực hiệncác cam kết quốc tế như là: hiện đại hóa quản lý hải quan; đơn giản hóa thủtục hải quan; tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại; thực hiện yêucầu an ninh, chống khủng bố quốc tế; thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Cùng với sự hội nhập đó, Trong những năm qua Cục Hải quan TP.HồChí Minh đã không ngừng nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp tạo điều kiện chocác doanh nghiệp hiểu và thực hiện đúng các quy định về pháp luật của Nhànước ban hành, giúp giải quyết nhiều khó khăn vướng mắc, tạo thuận lợi chocác doanh nghiệp khi làm thủ tục Hải quan Để tiếp tục góp phần thu hút đầutư nước ngoài và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần đẩymạnh tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong nước phát triển mạnh mẽ trongxu thế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.

Hiện tại, Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh đang xây dựng ,ngày cànghoàn thiện và phát triển về mọi mặt.Nhanh chóng đơn giản hóa và cung cấp

Trang 2

tiện vận tải xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu, các chế độ quản lýHải quan, các qui định về thuế xuất nhập khẩu,hoàn thiện hoạt động tínhthuết trong và sau khi gia nhập Về tiến trình thực hiện thông quan điện tử,từng bước hiện đại hóa các hoạt động của Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh đểtừng bước đáp ứng khả năng hội nhập quốc tế hiện nay Do đó tôi chọn đề tài

“Hoàn thiện hoạt động tính thuế tại Cục Hải Quan TP Hồ Chí Minh Sau

khi Việt Nam gia nhập WTO” Đề tài đi sâu vào nghiên cứu cơ sở lý

luận của vấn đề quản lý thu, phân tích thực trạng hoạt động tính thuế và đề ra mộ số giải pháp để hoàn thiện hoạt động tính thuế tại cục Hải quan TP Hồ Chí Minh.

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích cơ bản của đề tài là hệ thống hóa những vấn đề cơ bản vềthuế quan, đánh giá thực trạng và những vấn đề hội nhập WTO trong hoạt độngtính thuế hải quan tại Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh để từ đó đề xuấtmột số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện hoạt động tính thuế tại Cục Hải quansau khi gia nhập.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề án nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động tính thuế tại CụcHải quan Thành phố Hồ Chí Minh.

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề án sử dụng phương pháp logic biện chứng, phân tích thực chứng

qua số liệu thu thập, phương pháp so sánh đối chiếu, các phương pháp biểuđồ, sơ đồ,…

5 Những đóng góp của đề án:

 Về lý luận: Đề án tập trung làm rõ khái niệm về thuế quan,đặc điểm và vaitrò của thuế quan trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay của nước ta.

Trang 3

 Về thực tiễn: Đề án đi sâu nghiên thực trạng hoạt động tính thuế tại cụchải quan Thành phố Hồ Chí Minh ,trên cơ sở đó rút ra một số mặt còn tồntại,từ đó đề ra một giải pháp hoàn thiện hoạt động tính thuế tại Cục hải quanThành phố sau khi gia nhập WTO,những giải pháp này có thể giúp hải quanthành phố đạt được mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài trong quá trình hộinhập đầy thách thức của nền kinh tế Việt Nam.

6 Bố cục của Đề án

Gồm 3 phần: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề án gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Thực trạng hoạt động tính thuế tại Cục hải quan Thành phố Hồ Chí Minh sau khi Việt nam gia nhập WTO

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động tính thuế tại Cục hải quan Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 4

Chương 1: Cơ sở lý luận

1.1 Tổng quan về thuế quan

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế quan

a Khái niệm về thuế quan

Thuế quan là thuế chính phủ đánh vào hàng hóa được chuyên chở quabiên giới quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan Thuế quan gồm thuế đánh vào hànghóa nhập khẩu và xuất khẩu (thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu) Thuế xuấtkhẩu là một công cụ mà các nước đang phát triển thường sử dụng để đánh vàomột số mặt hàng nhằm tăng lợi ích quốc gia.

b Đặc điểm của thuế quan

- Thuế là khoản thu có tính chất bắt buộc ,được thể chế hóa bằng pháp luật - Thuế quan (hay thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu) là loại thuế gián thuhàng hóa được phép xuất khẩu ,nhập khẩu

- Thuế quan là sắc thuế mang tính quốc tế

c Vai trò của thuế quan

- Thuế là một trong những chính sách đặc biệt quan trọng với mọi quốc

gia,mọi nhà nước,thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước(chiếmkhoảng 30% tổng thu ngân sách nước ta).

- Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc gia.

- Thuế góp phần bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế quốcgia,thông quan thực hiện chính sách giá ,thuế và chính sách miễn giảm thuế

1.1.2 Quy trình hoạt động tính thuế theo Hiệp định xác định trị giá hảiquan GATT

Hiệp định này được áp dụng giá tính thuế nhập khẩu theo trị giá hànghóa nhập khẩu, không theo biểu giá tối thiểu tính thuế nhập khẩu GATT cũnglà yêu cầu bắt buộc khi hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 5

Theo Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch GATT (tiền thân của WTO),tất cả hàng hóa của các nước thành viên khi xuất nhập khẩu đến nhau đều ápdụng cách tính thuế chung, dựa trên cơ sở trị giá giao dịch Bên cạnh việc ápthuế căn cứ theo giá trị hợp đồng nhập khẩu, DN còn được tính thêm nhữngchi phí phát sinh khác như chi phí hoa hồng, môi giới, đóng gói, vận chuyển,tiền bản quyền, bảo hiểm vốn không được tính theo phương pháp trước đây.Trước kia, ngành hải quan áp dụng cách tính thuế hàng hóa nhập khẩu theo 4cách: giá tối thiểu, kiểm tra, hợp đồng và khai báo của DN Cách tính này gâythiệt thòi cho nhiều DN.

Việc áp dụng cách tính thuế nhập khẩu theo GATT sẽ giúp DoanhNghiệp chủ động hơn trong đàm phán thương mại để tìm những nguồn hànggiá rẻ, tăng lợi nhuận và sức cạnh tranh hơn Doanh Nghiệp cũng sẽ có nhiềuthuận lợi hơn trong làm thủ tục như quyền yêu cầu giữ bí mật về thông tinthương mại, tự xác định được giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu

a Phương pháp xác định trị giá tính thuế

Hiệp định xác lập một hệ thống phương pháp xác định trị giá tính thuế đối vớihàng Nhập khẩu.

Có 6 phương pháp sau đây:

- Xác định trị giá tính thuế theo tỷ giá giao dịch cho hàng hóa Nhậpkhẩu Điều kiện để áp dụng phương pháp này là quyền định đoạt hàng củangười mua sau khi Nhập khẩu; sau khi bán lại hàng, người mua không phảitrả thêm bất kỳ khoản nào từ số tiền bán lại

- Xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của cùng loại Nhậpkhẩu.

- Xác định trị giá thuế theo trị giá giao dịch của hàng hóa Nhập khẩu tươngtự.

Trang 6

- Xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ, tức khấu trừ các chi phítiền hoa hồng, phí vận chuyển, bảo hiểm, thuế, thuế nội địa.

- Xác định trị giá tính thuế theo trị giá tính toán, nghĩa là nếu không xácđịnh được trị giá tính thuế theo các cách trên thì áp dụng phương pháp này.Trị giá này gồm: chi phí để sản xuất hàng hóa; lợi nhuận của việc sản xuấthàng hóa; các chi phí có liên quan tới việc NK quan như vận chuyển, xếp dỡhàng, phí bảo hiểm.

- Xác định trị giá tính thuế theo suy đoán hợp lý, đây là phương phápcuối cùng nếu không xác định được theo các phương pháp đã nêu

b Cách tính thuế:

Năm 1991, Việt Nam đã ban hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thaythế cho Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch năm 1987 LuậtThuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng đã được sửa đổi, bổ sung năm 1993,1998 và ngày 14/6/2005

- Hàng từ nước ngoài nhập vào khu chế xuất( KCX) và hàng từ KCXxuất ra nước ngoài; hoặc hàng từ KCX này sang KCX khác trong lãnh thổViệt Nam.

- Hàng viện trợ nhân đạo.

Trang 7

- Các đối tượng hàng hoá có xuất xứ từ các khu vực EU, Mỹ, TrungQuốc, ASEAN sẽ thực hiện theo các biểu thuế sau:

(1) Biểu thuế ưu đãi theo hiệp định thương mại Việt - Mỹ (2) Biểu thuế ưu đãi đối với hàng hoá có xuất xứ từ EU(3) Biểu thuế thu hoạch sớm ASEAN – Trung Quốc(4) Biểu thuế CEPT – AFTA

Từ năm 2007, Việt Nam là thành viên của WTO, và sẽ phải thực hiệnđúng lộ trình cắt giảm thuế theo như cam kết giữa Việt Nam và EU Các hiệpđịnh cơ bản của WTO gồm hiệp định về thương mại hàng hoá gồm cả hiệpđịnh chung về thuế quan và thương mại (GATT, 1994) và các hiệp định liênquan khác; hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS); hiệp định vềquyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPs) WTO thực hiện chứcnăng của mình trong việc giám sát việc thực hiện các Hiệp định này, đàmphán thúc đẩy tự do hoá thương mại, tạo cơ chế giải quyết tranh chấp thươngmại, tiến hành rà soát định kỳ chính sách thương mại của các nước thành

viên * Cách tính thuế:

Thuế Xúât Nhập khẩu được tính dựa trên:

- Số lượng từng mặt hàng Xuất - Nhập khẩu- Giá trị tính thuế

- Thuế suất

Thuế Xuất - Nhập khẩu được tính theo công thức:

Thuế X/N= số lượng từng mặt hàng * Trị giá tính thuế* Thuế suấtTrong đó:

Số lượng từng mặt hàng là số lượng hàng ghi trong tờ khai hải quan Trị giá tính thuế:

Trị giá tính thuế được xác định theo hợp đồng ngoại thương, cụ thể:

Trang 8

- Đối với hàng xuất khẩu: là giá bán tại cửa khẩu xuất, không bao gồm phívận tải (F), phí bảo hiểm(I), từ cửa khẩu đi đến cửa khẩu tới, tức giá tính thuếlà giá FOB.

- Đối với hàng nhập khẩu là giá mua thực tế của khách hàng tại cửa khẩunhập, bao gồm cả phí vận tải( F), phí bảo hiểm (I) từ của khẩu đi tới cửa khẩuđến; tức giá tính thuế là CIF Nếu hàng nhập khẩu chưa có phí bảo hiểm vàphí vận tải, chủ hàng phải xuất các chứng từ có liên quan, hợp lý để hải quanxác định trị giá tính thuế.

- Tỷ giá dùng để xác định giá tính thuế bằng tiền Việt Nam là tỷ giá giữatiền Việt Nam với tiền nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thờiđiểm đăng ký tờ khai hàng xuất nhập khẩu với hải quan trên báo Nhân dân.- Thuế phải nộp bằng tiền Việt Nam; nếu muốn nộp bằng ngoại tệ , phải nộpbằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.

- Thuế suất hay mức thuế: do Vụ chính sách thuế thuộc Bộ Tài chính quảnlý và ban hành gồm 3 loại: Thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuếsuất thông thường.

c Các loại thuế suất hay mức thuế

* Thuế suất ưu đãi

- Phạm vi áp dụng

Thuế suất ưu đãi chỉ áp dụng cho hàng nhập có xuất xứ từ nước, hoặc khốinước có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với ViệtNam Danh mục các nước ký thoả thuận về đối xử tối huệ quốc và ưu đãi vềthuế với Việt Nam- Phụ lục 7

- Mức thuế:

Mức thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng trong Biểu thuếxuất nhập khẩu ưu đãi theo quyết định số 110/2003/QĐ/BTC ngày 25 tháng 7năm 2003 của Bộ Tài chính

Trang 9

( http://www.vinanet.com.vn/Law_content.aspx?Id=11081 ) - Các điều kiện để được áp dụng thuế suất ưu đãi:

 Hàng NK có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) từ nước hoặc khối nước đãcó thoả thuận về đối xử tối hụê quốc trong quan hệ thương mại với VN Nướchoặc khối nước đó phải nằm trong danh sách các nước hoặc khối nước do Bộthương mại thông báo đã có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệthương mại với Việt Nam.

 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng phải phù hợp với quy định của Bộ Thươngmại.

* Thuế suất ưu đãi đặc biệt

- Phạm vi áp dụng:

Thuế suất ưu đãi đặc biệt: là thuế suất được áp dụng cho hàng NK có xuất xứtừ nước hoặc khối nước mà Việt Nam và nước, hoặc khối nước đó đã thoảthuận ưu đãi đặc biệt về thuế NK theo thể chế khu vực thương mại tự do, liênminh quan thuế, hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới vàtrường hợp ưu đãi đặc biệt khác

- Mức thuế

Thuế suất ưu đãi đặc biệt được áp dụng cụ thể cho từng mặt hàng theo quyđịnh trong thoả thuận

- Điều kiện để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt:

 Hàng Nhập khẩu có giấy chứng nhận xuất xứ (C/0) từ nước hoặc khốinước đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế Nhập khẩu đối với ViệtNam.Giấy C/0 phải phù hợp với quy định của Bộ Thương Mại.

 Hàng Nhập khẩu phải là mặt hàng được quy định cụ thể trong thoả thuậnvà phải đáp ứng đủ các điều kiện đã ghi trong thoả thuận.

Trang 10

 Các điều kiện khác (nếu có) để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệtđược thực hiện theo quy định cụ thể tại các văn bản hướng dẫn riêng cho từngnước hoặc khối nước mà Việt Nam có cam kết về thuế suất ưu đãi đặc biệt.

Đối với các trường hợp chưa xuất trình được (C/O) theo đúng quy địnhkhi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan vẫn tính thuế theo mức thuế suấtưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt theo cam kết và kê khai của đối tượngnộp thuế Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hoá nhậpkhẩu, đối tượng nộp thuế phải xuất trình C/O theo đúng quy định được cho cơquan hải quan Trường hợp không xuất trình được C/O theo đúng quy định thìcơ quan hải quan tính lại thuế và xử phạt vi phạm theo quy định hiện hành.

Các mức thuế suất đặc biệt được ban hành các biểu riêng cho từngnước, nhóm nước, áp dụng cho từng mặt hàng, nhóm mặt hàng cụ thể Nhữngmặt hàng không quy định trong các biểu thuế suất ưu đãi đặc biệt thì áp dụngmức thuế suất ưu đãi.

Danh mục các nước được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt: Các nước trong hiệp hội ASEAN

 Các nước trong Liên minh châu Âu EU- Các biểu thuế ưu đãi đặc biệt:

 Đối với hàng hoá của các nước thuộc ASEAN: Biểu thuế suất của ViệtNam để thực hiện Hiệp định ưu đã thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) củacác nước ASEAN cho các năm 2003-2006 ban hành kèm theo Nghị định78/2003/NĐ/CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ

Trang 11

- Thoả thuận về các mức thuế khi Việt Nam gia nhập WTO

* Thuế suất thông thường

- Phạm vi áp dụng:

Thuế suất thông thường: được áp dụng cho hàng NK có xuất xứ từ nướckhông có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại vớiViệt Nam Cần lưu ý rằng, thuế suất thông thường hiếm khi được áp dụng vìViệt Nam đã ký hiệp định thương mại song phương với hầu hết các đối tácthương mại

- Hàng được Nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước mà nước đócó phân biệt đối xử về thuế Nhập khẩu; hoặc có biện pháp phân biệt đối xửkhác với hàng Việt Nam.

Thuế bổ sung, thuế suất theo hạn ngạch thuế quan, thuế tuyết đối được thựchiện theo văn bản hướng dẫn riêng.

* Trường hợp miễn thuế và giảm thuế

Trang 12

Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 tháng 6/2005, hànghoá thuộc diện miễn thuế nhập khẩu bao gồm:

- Hàng vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu biên giớiViệt Nam

- Hàng hoá chuyển khẩu

- Hàng hoá viện trợ nhân đạo, hàng hoá viện trợ không hoàn lại

- Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc xuất tái nhập để tham dự hội chợ,triển lãm, giới thiệu sản phẩm

- Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạmxuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định

- Hàng hoá là tài sản di chuyển

- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài đượchưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam theo định mức doChính phủ quy định phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam là thành viên

- Hàng hoá nhập khẩu để gia công cho nước ngoài rồi xuất khẩu hoặchàng hoá xuất khẩu cho nước ngoài để gia công cho Việt Nam rồi tái nhậpkhẩu theo hợp đồng gia công

- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế củangười xuất cảnh, nhập cảnh do Chính phủ quy định

- Hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của Dự án đầu tư bằngnguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

- Hàng hoá nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứukhoa học và phát triển công nghệ

- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của dự án thuộclĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội

Trang 13

đặc biệt khó khăn (miễn thuế trong thời hạn năm năm, kể từ khi bắt đầu sảnxuất)

- Hàng hoá nhập khẩu chuyển dùng phục vụ quốc phòng và an ninh,giáo dục và đào tạo

- Hàng hoá là quà biếu quà tặng, hàng mẫu của tổ chức, cá nhân nướcngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại

Theo Luật mới, nhà nhập khẩu làm đơn xin miễn khoản thuế nhập khẩu màhọ được hưởng khi nhập khẩu hàng Cơ quan hải quan sẽ xử lý đơn xin miễnthuế đó

Việt Nam sẽ áp dụng việc miễn và giảm thuế nhập khẩu này không dựa trênthành tích xuất khẩu, tỷ lệ xuất khẩu hay yêu cầu tỷ lệ nội địa hoá mà chỉ đảmbảo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc MFN đối với hàng nhập khẩu

1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tính thuế tại Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh sau khi Việt nam gia nhập WTO

1.2.1 Những vấn đề hội nhập WTO đặt ra cho hoạt động tính thuế tại CụcHải quan TP Hồ Chí Minh

a Yêu cầu thực hiện cam kết quốc tế

Sự phát triển của thương mại quốc tế ngày một tăng lên cả về nội dungvà hình thức Toàn cầu hoá và các hiệp định tự do thương mại làm cho kimngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của mỗi quốc gia tăng lên nhanh chóng Bêncạnh đó là việc xuất hiện các hình thức bảo hộ mới như hàng rào kỹ thuật, vệsinh, an toàn, môi trường, chống bán phá giá, độc quyền…trong khi hàng ràothuế quan được giảm dần theo lộ trình cụ thể Yêu cầu về vận chuyển, trao đổihàng hoá trong thương mại quốc tế phải nhanh chóng và đa dạng các loại hìnhvận chuyển đa phương thức Trong khi đó thương mại điện tử và các hình

thức kinh doanh qua mạng đã phát triển nhanh chóng và trở nên phổ biến

Trang 14

Sự xuất hiện các nguy cơ khủng bố quốc tế, buôn lậu, vận chuyển trái

phép các chất ma tuý, vũ khí, rửa tiền dưới nhiều hình thức khác dẫn đếnnhững nguy cơ bất ổn cho nền kinh tế và lợi ích của cộng đồng

Trước bối cảnh đó các cơ quan hải quan trên thế giới, đều phải thay đổiđể thích ứng với tình hình nhằm mục đích tạo thuận lợi tối đa cho hoạt độngthương mại quốc tế sôi động qua việc áp dụng áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro,đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hảiquan hiện đại, và đảm bảo việc chấp hành và tuân thủ các quy định của luậtpháp nhằm đảm bảo an ninh, lợi ích kinh tế quốc gia, đảm bảo an toàn chodây chuyền cung ứng thương mại quốc tế.

Hải quan trong thế kỷ 21, mang đặc điểm như sau:

- Thực hiện giám sát quản lý dây chuyền cung ứng thương mại quốc tếvà các luồng di chuyển của hàng hóa và hành khách quốc tế;

- Thực hiện quản lý hải quan trên cơ sở kỹ thuật QLRR và tri thức;- Tập trung vào tuân thủ tự nguyện;

- Thông tin được nhận và xử lý hiệu quả trước khi hàng hóa, phương tiệnđến cửa khẩu;

- Phương pháp tiếp cận mang tính hệ thống;

- Kiểm tra kiểm soát dựa trên xác định trọng điểm và phân tích mức độrủi ro;

- Minh bạch hóa và tự động hóa quy trình thủ tục ở mức độ cao;

- Thiết lập được mức độ cao về liêm chính hải quan và mức độ thamnhũng ở mức độ rủi ro thấp nhất Tăng cường đào tạo đạo đức nghề nghiệpcho cán bộ hải quan;

- Hợp tác với các cơ quan quản lý biên giới xây dựng và phát triển hệthống xử lý thông tin một cửa;

Trang 15

- Áp dụng các biện pháp kiểm soát theo các chuẩn mực quốc tế đượccông nhận chung ở mức độ cao;

- Tập trung tạo thuận lợi cho thương mại Tăng cường mối quan hệ đốitác với cộng đồng doanh nghiệp và xây dựng lòng tin; và

- Linh hoạt và xử lý nhanh trước tình huống từ các đối tác.

Để hội nhập,ngành hải quan đã từng bước thực hiện các cam kết quốc tế : Thực hiện Công ước hệ thống mô tả hài hòa và mã hóa hàng hóa (Côngước HS)

 Thực hiện đơn giản hóa thủ tục Hải quan theo Cong ước KYOTO sựađổi để phù hợp với yeu cầu quản lý hải quan theo thông lệ quốc tế và phục vụyêu cầu hội nhập quốc tế trong bối cảnh thương mại hóa toàn cầu

 Thực hiện xác định trị giá hải quan theo Hiệp định trị giá GATT để tạora hệ thống xác định trị giá hải quan thống nhất ,phù hợp với các cam kếtquốc tế mà nước ta dã tham gia kí kết

 Thực hiện các cam kết về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóatheo hiệp đinh TRIPs.

 Một vấn đề rất bức thiết là phải đảm bảo hệ thống pháp luật về hải quanphải đồn bộ, rõ ráng, công khai phù hợp với các cam kết quốc tế,đảm bảo cácquy định đó được thực hiện nghiêm chỉnh bình đẳng cho mọi đối tượng.

b Yêu cầu quản lý Nhà nước về Hải quan:

- Phải tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, du lịch …minh bạch, công khai và đơn giản hóa thủ tục hải quan Đây là đồi hỏi rất caocủa cộng đồng dang nghiệp ,của khách xuất nhập cảnh.

- Bên cạnh việc tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, Hải quanphải nâng cao năng lực quản lý để đảm bảo thực hiện có hiểu quả chính sáchkinh tế của Đảng và Nhà nước; chống buôn lậu gian lận thương mại góp phần

Trang 16

bảo vệ an ninh chinh 1trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo nguồn thu cho ngânsách nhà nước

- Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Cục hải quan Tp.Hồ Chí Minh áp dụng hệthống quản lý rủi ro (Risk Manegerment system), phương thưc quản lý khoahọc hiện đại.

c Sự gia tăng khối lượng công việc

Do những tác động của tình hình hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhậpcảnh, đầu tư và giao lưu quốc tế nên khối lượng công việc mà ngành Hải quanphải thực hiện trong giai đoạn tới tăng lên nhanh chóng.

Giai đoạn 2007-2010 ngành Hải quan tiến hành triển khai công tác cải

cách, phát triển và hiện đại hóa trong bối cảnh Việt nam đã chính thức gianhập WTO, mở rộng các mối quan hệ song phương và đa phương, hội nhậpsâu rộng và toàn diện vào các diễn đàn kinh tế thế giới nên các hoạt động xuấtnhập khẩu hàng hoá, phương tiện và hành khách xuất nhập cảnh tăng lênnhanh chóng.Cụ thể:

Trong giai đoạn 2001-2005, cục hải quan TP.Hồ Chí Minh đã làm thủtục cho hàng hóa xuất nhập khẩu với tổng kim ngạch chiếm 42,31% so vớitoàn ngành.Trong đó, kim ngạch xuất khẩu chiếm 38,48% kim ngạch nhậpkhẩu chiếm 45,67% so với toàn ngành.

Theo dự báo của Bộ Thương mại, trong giai đoạn 2006-2010, xuấtkhẩu hàng hóa ở nước ta sẽ tăng khoảng 14% năm, nhập khẩu hàng hóa sẻtăng khoảng 13% năm.

Bên cạnh đó, phương tiện vận tải xuất, nhập cảnh cũng như hànhkhách xuất, nhập cảnh cũng sẽ tăng.

Trang 17

( số liệu tổng hợp về khối lượng công việc của Cục hải quan TP.Hồ Chí Minh)

1.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng (chủ quan, khách quan) đến hoạt độngtính thuế tại Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh sau khi Việt nam gia nhập(WTO)

- Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mạithế giới (WTO), đối với hoạt động hải quan cũng là thời điểm phải triển khaitoàn diện các cam kết quốc tế liên quan đến hải quan mà Việt Nam đã ký kếthoặc tham gia Từ yêu cầu tuân thủ các cam kết đặt ra yêu cầu cải cách, hiệnđại hoá nhằm đảm bảo sự phù hợp, tương thích với xu thế phát triển chung vàhoà nhập với Hải quan thế giới và khu vực.

- Ngành Hải quan phải cải cách, phát triển và hiện đại hoá các khâunghiệp vụ trong hoạt động quản lý thuế và thu ngân sách (bao gồm phântích ,đánh giá,dự báo số thu ngân sách,tổ chức việc thu thuế,quản lý nợ thuếvà miễn giảm thuế) để nâng cao năng lực quản lý đồng nghĩa với giảm thiểutiêu cực, phiền hà, sách nhiễu trong quá trình thực thi công vụ của một bộphận công chức hải quan Đây vừa là yêu cầu nội tại vừa là yêu cầu kháchquan trong thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong đấu tranhngăn chặn tệ nạn tham nhũng tiêu cực cũng như đẩy nhanh tốc độ cải cách thủtục hành chính tạo lập môi trường phát triển lành mạnh.

- Ngành Hải quan phải cải cách, phát triển và hiện đại hoá các khâunghiệp vụ trong hoạt động quản lý thuế và thu ngân sách để nâng cao nănglực quản lý (năng suất, chất lượng, hiệu quả…) nhằm giải quyết các mâuthuần giũa sự tăng nhanh của khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, phươngtiện, hành khách xuất nhập cảnh trong điều kiện hội nhập với nguồn nhân lựchiện có.

Trang 18

- Ngành Hải quan phải cải cách, phát triển và hiện đại hoá các khâunghiệp vụ trong hoạt động quản lý thuế và thu ngân sách để nâng cao nănglực quản lý, chất lượng phục vụ của cơ quan hải quan nhằm tạo thuận lợi,thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, du lịch góp phần nângcao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nươc khi Việt Nam là thànhviên tổ chức thương mại thế giới (WTO).

- Ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ thông tin; sử dụng các trangthiết bị hiện đại trong công tác quản lý thuế là xu thế chung của thời đại nhằmđẩy nhanh tốc độ xử lý thông tin, nâng cao hiệu quả quản lý và đảm bảo hoànthành chỉ tiêu thu ngân sách được giao Theo xu thế chung đòi hỏi tính đồngbộ cao về thể chế, nguồn lực, tổ chức, công nghệ quản lý…đặt ra yêu cầu phảicải cách, phát triển và hiện đại hoá hải quan nhằm bắt kịp xu thế chung.

- Hiện nay Hải quan Việt Nam đang tiếp nhận Dự án Hiện đại hoá Hảiquan bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới Dự án bao gồm 4 cấu phầnvà bắt đầu được khởi động Để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay đồi hỏingành Hải quan chủ động trong cải cách, phát triển và hiện đại hoá những nộidung không năm trong các cấu phần của dự án đảm bảo sự tương thích, đồngbộ.

Trang 19

Chương 2 – Thực trạng hoạt động tính thuế tại Cục hảiquan TP Hồ Chí Minh sau khi Việt Nam gia nhập WTO

2.1 Giới thiệu khái quát về Cục hải quan TP Hồ Chí Minh

2.1.1 Sự hình thành và phát triển

Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh (tiền thân là Cục Hải quan Miền namViệt Nam, thuộc hệ thống tổng nha Ngoại Thương) được thành lập theoQuyết định số: 09/QĐ do Chủ tịch Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòaMiền nam Việt Nam Huỳnh Tấn Phát ký ngày 11 tháng 7 năm 1975 để làmchức năng giám sát, quản lý mọi hàng hóa, hành lý và phương tiện vận tảixuất nhập cảng, nhằm đảm bảo thực hiện đúng chính sách ngoại thương,chính sách ngoại hối, góp phần thực hiện đường lối ngoại giao và bảo vệchính trị an ninh của Cộng hòa Miền nam Việt Nam.

Từ ngày thành lập tới nay cục Hải quan Thành Phố Hồ Chí Minh có têngọi như sau:

 Cục Hải quan Miền nam Việt Nam, thuộc Tổng Nha Ngoại thương theoQuyết định số: 09/QĐ, ngày 11 tháng 7 năm 1975 của Chủ tịch Hộiđồng Chánh phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt Nam. Phân cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Cục Hải quan

theo Quyết định số: 91/TCHQ-TCCB, ngày 01 tháng 06 năm 1994 củaTổng cục trưởng Tổng Cục Hải quan.

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ: a Chức năng

Cục Hải quan là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tổchức thực hiện pháp luật của Nhà nước về Hải quan và các quy định khác củapháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan.

Trang 20

b.Nhiệm vụ:

Theo nghị định thành lập số: 09/QĐ, ngày 11 tháng 7 năm 1975 củaChủ tịch Hội đồng chính phủ Cách mạng lâm thời công hòa Miền Nam ViệtNam quy định Cục Hải quan Miền Nam Việt Nam có nhiệm vụ sau:

Giám sát, quản lý mọi hàng hóa, hành lý, tiền tệ, kim khí quý, đá quý, ngọctrai, bưu phẩm, bưu kiện, phương tiện vận tải khi xuất hay nhập cảng.

Thi hành chính sách thuế xuất nhập cảng và có thể thu những sắc thuế khácđược ủy nhiệm.

Kiểm soát để ngăn ngừa những hành vi vi phạm luật lệ hải quan, những hànhvi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển các loại hàng xuất nhập trái phép, kể cácma túy, thuốc phiện.

Phát hiện ngăn ngừa các hiện tượng tổn thất làm ảnh hưởng đến hàngxuất nhập cảng thuộc tài sản của nhà nước còn nằm trong phạm vi giám sát,quản lý của Hải quan.

Trong đó nhiệm vụ chủ yếu của Cục Hải quan Miền Nam Việt Namthời kỳ đầu chủ yếu tập trung vào công việc tiếp quản Tổng nha thuế ngụyquyền Sài Gòn, tổ chức lực lượng chuẩn bị triển khai nhiệm vụ Hải quan saungày giải phóng.

Qua từng thời kỳ, chức năng nhiệm vụ chung của Cục được bổ sungđiều chỉnh, hoàn thiện, cho phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp vớitình hình nhiệm vụ, khối lượng công việc, phù hợp với sự phát triển hoạtđộng xuất khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, phù hợp với xu thế hội nhập của đấtnước với khu vực và thế giới nhưng chức năng nhiệm vụ chung của ngànhHải quan và riêng của Cục hải quan thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu là gópphần vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc "Vì lợi ích, chủ quyền và an ninh quốcgia" Hiện nay nhiệm vụ của ngành Hải quan nói chung, trong đó Cục Hảiquan TP Hồ Chí Minh thực hiện theo nội dung quy định tại điều 11 - Luật

Trang 21

Hải quan được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6năm 2001, được Chủ tịch nước công bố theo lệnh số: 10/2001/L - CTN, ngày12 tháng 7 năm 2001, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2002 là"Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa,phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng quabiên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về Hải quanđối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh,quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu."

Hiện nay theo quyết định số: 15/2003/QĐ - BTC, ngày 10 tháng 02 năm2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh thực hiệnnhững nhiệm vụ như sau:

1/ Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của

Nhà nước về Hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan gồm:

Thực hiện thủ tục Hải quan, kiểm tra, kiểm tra, giám sát hải quan đối vớihàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiệnvận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng, chống buônlậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạtđộng Phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển tráiphép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động của Cục Hảiquan theo quy định cảu pháp luật và Tổng cục Hải quan.

Thực hiện Pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhẩu; đảm bảo thu đúng, thu đủ và nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước.

Thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật.

Trang 22

Thực hiện thống kê Nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnhthuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của Tổng cục.

2/ Thanh tra, kiểm tra các đơn vị thuộc Cục Hải quan trong việc thực hiện chính

sách, pháp luật về Hải quan theo quy chế hoạt động của Thanh tra Hải quan.

3/ Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận

chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật.

4/ Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vấn đề cần sửa

đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhậpkhẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chính sách thuế đối với hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn,nghiệp vụ và xây dựng lực lượng; kịp thời báo cáo với tổng cục Tổng cụctrưởng những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giảiquyết của Cục Hải quan.

5/ Tổ chức nghiên cứu, tiếp nhận, và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học,

công nghệ và phương pháp quản lý Hải quan hiện đại vào các hoạt động củaCục Hải quan.

6/ Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan, đơn vị trên

địa bàn để thực hiện nhiệm vụ được giao.

7/ Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về Hảiquan trên địa bàn.

8/ Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về Hải quan theo phân cấp hoặc ủy

quyền của Tổng cục trưởng, Bộ trưởng Bộ Tài chính.

9/ Tổng kết, thống kê, đánh giá tổng hợp tình hình và kết quả các mặt công tác của

Cục Hải quan; thực hiện báo cáo theo quy định của Tổng cục Hải quan.

10/ Được ký các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc

phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của Tổng cục trưởng.

Trang 23

11/ Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức của Cục Hải

quan theo quy định của Nhà nước và theo phân cấp quản lý của cán bộ

12/ Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, phương tiện, trang bị kỹ thuật và

kinh phí hoạt động của Cục Hải quan theo đúng quy định của nhà nước.

13/ Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.

Ngày 06 tháng 11 năm 2006 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành quyết địnhsố: 02/2006/QĐ-BTC về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 15/2003/QĐ-BTC ngày 10/02/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộcTổng cục Hải quan Nội dung chính của quyết định là:

QUYẾT ĐỊNH

Về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 15/2003/QĐ-BTC ngày10/02/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, Thành phố trực thuộc Tổng cục hảiquan.

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

 Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 15/11/2002 của Chính phủquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơquan ngang Bộ;

 Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003 của Chính phủquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tàichính;

 Căn cứ Nghị định số 96/2002/NĐ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cụcHải quan;

Trang 24

 Căn cứ Quyết định số 15/2003/QĐ-BTC ngày 10/02/2003 của Bộtrưởng Bộ Tài chính về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chứccủa cục Hải quan tỉnh , thành phố trực thuộc Tổng cục Hải quan;

 Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Vụ trưởng VụTổ chức cán bộ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1 Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh,

thành phố trực thuộc Tổng cục Hải quan (quy định tại Điều 2, Quyết định số15/2003/QĐ-BTC ngày 10/02/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chứcnăng, nhiệm vụ, quuyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, thànhphố trực thuộc Tổng cục Hải quan) như sau:

- Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chương trình, kế hoạch,phương án thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ trên địa bàn quản lý;

- Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý thôngtin, tài liệu từ nguồn: công khai, bí mật, trong và ngoài ngành Hải quan theokế hoạch được duyệt;

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá và xử lý thông tin đã thu thập và bổsung vào hệ thống thông tin của Tổng cục Hải quan;

- Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện công tácthu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan theo quy định.”

Điều 2 Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công

báo.Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liêntỉnh, thành phố, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ, Chánh văn phòng Bộ Tàichính và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hànhQuyết định này./

Trang 25

2.1.3 Bộ máy tổ chức

- Thời kỳ đầu mới thành lập gồm có:

1 Phòng Hành Chánh quản trị2 Phòng Tổ chức và huấn luyện.

3 Phòng nghiên cứu tổng hợp (bao gồm cả đội kiểm soát và đội thuyền vụ).4 Phòng Kiểm soát

5 Phòng Kỹ thuật.

6 Phòng Kế toán, thuế giá biểu và thống kê.

Các cơ quan ngoại gồm có:

1 Ty Hải quan thương cảng Sài Gòn 2 Ty Hải quan Sân bay Tân Sơn Nhất 3 Ty Hải quan Bưu điện Sài Gòn 4 Và Ty Hải quan các tỉnh.

Qua từng thời kỳ bộ máy tổ chức của Cục có thay đổi cho phù hợp với tìnhhình thực tế và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Cục và theo quy định chungcủa ngành Hải quan.

-Tổ chức bộ máy của Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh hiện tại:

1 1.Văn phòng Cục.

2 Phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo.3 Phòng Thanh tra.

4 Phòng Nghiệp vụ.

5 5 Phòng Tham mưu chống buôn lậu và xử lý.

6 Phòng Trị giá tính thuế.

7 Phòng Kiểm tra sau thông quan.

8 Trung tâm dữ liệu và Công nghệ thông tin.9 Đội Kiểm soát Hải quan.

10 Chi Cục Hải quan CK Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất

Trang 26

11 Chi Cục Hải quan CK Cảng Sài Gòn khu vưc 112 Chi Cục Hải quan CK Cảng Sài Gòn khu vưc 213 Chi Cục Hải quan CK Cảng Sài Gòn khu vưc 314 Chi Cục Hải quan CK Cảng Sài Gòn khu vưc 415 Chi Cục Hải quan Bưu điện.

16 Chi Cục Hải quan Quản lý hàng gia công.17 Chi Cục Hải quan Quản lý hàng đầu tư.18 Chi Cục Hải quan Khu chế xuất Tân Thuận.19 Chi Cục Hải quan Khu chế xuất Linh Trung.20 Chi Cục Hải quan Tân Tạo.

2.2 Phân tích thực trạng hoạt động tính thuế tại Cục hải quan TP Hồ ChíMinh sau khi Việt Nam gia nhập WTO

2.2.1 Phân tích thực trạng quy trình hoạt động tính thuế tại Cục hải quanTP Hồ Chí Minh sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Cục Hải quan T.P Hồ Chí Minh là một đơn vị Hải quan lớn nhất củacả nước, thực hiện khối lượng công việc chiếm trên 40% khối lượng côngviệc của toàn ngành, và số thu ngân sách đạt gần 50% tổng số thu từ hoạtđộng XNK trong cả nước Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng, kết quả côngtác của Hải quan TP.Hồ Chí Minh có tính quyết định quan trọng tới kết quảchung của ngành Hải quan Năm 2007, ngành Hải quan thu nộp ngân sách đạthơn 80.000 tỷ đồng… Với chỉ tiêu được giao thu nộp ngân sách năm sau luôncao hơn năm trước từ 10 đến 15% (năm 2006 được giao 60.000 tỷ đồng, năm2007 là 69.000 tỷ đồng), trong đó cục hải quan thành phố thu nộp ngân sáchhơn 34.342 tỷ đồng ( chiếm gần 50 % thu ngân sách so với toàn ngành ) Côngtác thu thuế của Hải quan luôn đòi hỏi sự nỗ lực của không chỉ của cục hảiquan thành phố Hồ Chí Minh nói riêng mà đòi hỏi sự nỗ lực của toàn ngành Đặt trong bối cảnh khi Việt Nam gia nhập WTO, hàng nghìn dòng thuế bị cắt

Trang 27

giảm mới thấy hết những khó khăn và sự nỗ lực cố gắng của cán bộ côngchức Hải quan trong nhiệm vụ thu ngân sách Gánh nặng này đặt lên vai toànngành nói chung và cục hải quan TP.HCM nói riêng

Công tác thu thuế của Cục Hải quan TP HCM qua các năm:

- Năm 2003: Đạt số thu thuế: 16.788 tỷ đồng.- Năm 2004: Đạt số thu thuế: 19.214 tỷ đồng.- Năm 2005: Đạt số thu thuế: 21.872 tỷ đồng.- Năm 2006: Đạt số thu thuế 26.232 tỷ đồng.

- Năm 2007: Kế hoạch được giao số thu thuế: 30.800 tỷ đồng, đạt sốthu thuế: 34.342 tỷ đồng

- Năm 2008 : Kế hoạch dư kiến thu thuế: 39.000 tỷ đồng Trong đó, năm2007 tiến độ thu thuế như sau:

Trang 28

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN THU THUẾ 2007( TỶ VND)

Trang 29

Thứ nhất, Hiện nay các Doanh nghiệp phải tự kê khai tính thuế cho hàng

hóa xuất nhập khẩu Cơ quan hải quan chỉ thực hiện việc giám sát, kiểm trađối chiếu hoạt động tính thuế của Doanh nghiệp Với chỉ tiêu phấn đấu được

giao năm 2007 là: 30.800 tỷ đồng, thì số thu thuế: “hơn 34.342 tỷ đồng”

(Kết quả số thu thuế tính đến 08/12/2007 của Cục HQTP - vượt kế hoạch

111,5%) có ý nghĩa rất lớn – đã nói lên tinh thần trách nhiệm và ý chí quyết

tâm cao của toàn đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ thu Ngân sách Nhànước (NSNN) - là nhiệm vụ trọng tâm mà Cục đã tập trung lãnh đạo thực hiệnngay từ ngày đầu, tuần đầu năm 2007 với các biện pháp hữu hiệu như: xâydựng được các giải pháp linh hoạt để duy trì tốt hoạt động theo dõi nợ, đốcthu, xử lý nợ; tất cả các khâu nghiệp vụ luôn tuân thủ nghiêm pháp luật nhằm

Trang 30

buôn lậu và gian lận thương mại, đặc biệt qua công tác tham vấn giá; công tácKiểm tra sau thông quan được quan tâm đầu tư có chiều sâu về nghiệp vụ vàphương pháp thực hiện.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm vẫn là tiếp tục tập trung hạn chế nợđọng, khắc phục nợ xấu Theo đó, Cục Hải quan tăng cường công tác thanhtra, kiểm tra thực hiện chính sách thuế, quản lý thu nộp thuế, hạn chế mứcthấp nhất phát sinh nợ đọng mới, những khoản thuế sắp đến hạn nộp phải cóvăn bản nhắc nhở để doanh nghiệp lưu ý và tích cực nộp thuế đúng hạn Cácđơn vị Hải quan tập trung thực hiện các biện pháp quyết liệt để thu hồi nợđọng thuế cho ngân sách Nhà nước, chuyển cơ quan Công an xử lý đối vớidoanh nghiệp đả được đôn đốc nhiều lần nhưng cố tình trây ỳ nộp thuế.

Song song với bịện pháp xử lý nợ đọng, Cục Hải quan tăng cường công tácquản lý thuế để tránh thất thu Ngành đã chỉ đạo các đơn vị chi cục Hải quanquản lý chặt chẽ về giá nhập khẩu Trên thực tế, công tác tham vấn xác địnhtrị giá sau khi bác bỏ trị giá khai báo còn gặp nhiều khó khăn về nguồn dữliệu, trang thiết bị để cập nhật thông tin Việc ban hành kịp thời các văn bảnpháp quy, các văn bản hướng dẫn chi tiết của cơ quan tham mưu sẽ giúp cácđơn vị Hải quan địa phương thực hiện có hiệu quà hơn Hệ thống quản lý rủiro ngày càng hoàn thiện cũng là một yếu tố để công tác chống gian lận thuếqua giá có kết quả tốt Bên cạnh đó, việc phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vịtrong nghành với các cơ quan thuế và các cơ quan có liên quan cũng là mộttrong các giải pháp ngăn chặn hiệu quả hiện tượng gian lận thương mại quagiá.

- Cục hải quan Thành phố đã xây dựng và hoàn thiện các quy trình quảnlý theo dõi nợ thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, ưu đãi đầu tư, ấn địnhthuế, truy thu thuế, cưỡng chế thuế,

Trang 31

- Hiện đại hoá việc thống kê, đánh giá, phân tích kim ngạch, số thu thuếđ ể xây dựng dự toán thu đối với từng sắc thuế cho từng năm đồng thời thựchiện dự toán thu trong toàn ngành trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin.

- Hiện đại hoá trong quản lý đối với nghiệp vụ miễn thuế, giảm thuế,hoàn thuế, ưu đãi đầu tư, ấn định thuế, truy thu thuế, theo dõi, tổ chức ápdụng các biện pháp cưỡng chế trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin.

- Hiện đại hoá công tác quản lý nợ thuế theo yêu cầu của Luật quản lýthuế, theo dõi từng sắc thuế, chi tiết từng tờ khai để thực hiện thu nộp theođúng trình tự quy định của Luật trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin.

Thứ hai, Một yếu tố có tác động tích cực đến kết quả thu ngân sách

năm 2007 là Luật quản lý thuế, có hiệu lực từ 1/7/2007 Đối với Cục Hảiquan, qua thời gian đầu thực hiện Luật quản lý thuế, chuyển biến rõ nhấttrong nội bộ ngành là thay đổi nhận thức của công chức Hải quan về mối quanhệ giữa thủ tục quản lý thuế với thủ tục Hải quan Nhận thức, cách làm củacông chức Hải quan trong tất cả các khâu của quỳ trình làm thủ tục hải quan,thu nộp thuế, xử lý miễn giảm, hoàn thuế, xóa nợ, xử phạt, cưỡng chế thuế…về cơ bản đã theo sát qui định mới của Luật Quản lý thuế Kết quả tác độngđến người nộp thuế lớn nhất là hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi,không gây ách tắc Quyền của người nộp thuế được đề cao, phương thức quảnlý thuế của cơ quan Hải quan có sự thay đổi cơ bản Thay vì tập trung vàothực hiện chức năng quản lý thu như trước đây, cơ quan Hải quan tập trungthực hiện công tác hỗ trợ, tuyên truyền pháp luật cho người nộp thuế để ngườinộp thuế hiểu và tự tuân thủ pháp luật thuế, từ đó thực hiện tốt phương phápquản lý rủi ro.

Bên cạnh đó, Cục Hải quan đã nâng cấp và thực hiện chương trìnhKT559 để thực hiện các nội dung của quản lý thuế như thay đổi tỉ lệ phạt từ

Trang 32

0.1% xuống còn 0.05%, thay đổi phương pháp tính số ngày bị phạt, thay đổimột số mẫu biểu báo cáo, bổ sung các biện pháp cưỡng chế trong theo dõi nợithuế… Cục Hải quan tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp cưỡng chếđể thu hồi nợ đọng thuế Cơ quan Hải quan thành phố đã thực hiện công tác

thu thuế và ấn định thuế Xuất Nhập khẩu toàn thể cán bộ Lãnh đạo, cán

bộ-công chức (CBCC) trong từng vị trí bộ-công tác ở các đơn vị đều được quán triệtkỹ và tập huấn chi tiết nội dung của các văn bản pháp luật về Hải quan vàThuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các qui trình nghiệp vụ giúp thực hiện minhbạch hóa thủ tục Hải quan, tạo thuận lợi cho Doanh nghiệp, cá thể hóa tráchnhiệm từng công chức, Lãnh đạo các Chi cục tăng cường công tác kiểm tra,chấn chỉnh đơn vị.

Thứ ba, thực hiện nghiêm túc Quyết định số: 50/QĐ-BTC (19/7/2005)

của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc qui định tổ chức và hoạt động của Chicục Hải quan Điện tử, tính từ đầu năm 2006 đến ngày 11/12/2006, Cục Hảiquan Thành Phố đã thông quan điện tử cho 15.202 tờ khai của 87/105 doanhnghiệp đăng ký làm thủ tục hải quan điện tử, kim ngạch XNK đạt 1.315 đô laMỹ, số thuế thu được vào NSNN đạt: 1.324 tỷ đồng Sắp tới, Cục Hải QuanThành phố đang cần sự hỗ trợ rất lớn của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan(TCHQ) trong việc phát triển mở rộng loại hình và số lượng doanh nghiệptham gia làm thủ tục Hải quan điện tử.

Thứ tư, Cục Hải quan Thành phố rất quan tâm đầu tư trí, lực vào công

tác hiện đại hóa (HĐH) và cải cách thủ tục hành chính với phương châm:đơn

giản thủ tục, gọn nhẹ bộ máy, quản lý tập trung, hiệu quả cao Trong năm,

Cục đã xây dựng và báo cáo Tổng cục Hải quan kế hoạch hiện đại hóa cáchoạt động của Cục giai đoạn 2006 – 2010; Dự án nâng cao hiệu quả ứng dụngcông nghệ thông tin (CNTT) vào công tác Hải quan đã được Bộ Tài chính vàTổng cục Hải quan quan tâm chỉ đạo thực hiện; Nhiều chuyên đề nghiệp vụ

Ngày đăng: 07/12/2012, 11:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w