1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Mối quan hê giữa các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước Việt Nam pdf

3 8K 125

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 13,78 KB

Nội dung

QH có quyền bãi bỏ các văn bản của CTN trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của QH.. - Là đại biểu QH, CTN có quyền tham dự các kỳ họp của QH, biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền củ

Trang 1

Mối quan hê giữa các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước Việt Nam

1/ Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và Quốc hội

- CTN do QH bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm (trong số đại biểu QH), theo sự giới thiệu của UBTVQH, có cùng nhiệm kỳ với nhiệm kỳ của QH.

- QH quy định tổ chức và hoạt động của CTN

- CTN chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước QH QH có quyền bãi bỏ các văn bản của CTN trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của QH.

- Là đối tượng thuộc quyền giám sát tối cao của QH, CTN phải trả lới chất vấn trước QH tại kỳ họp; trong trường hợp cần điều tra thì QH có thể quyết định cho trả lời trước UBTVQH hoặc tại kỳ họp sau của QH, hoặc trả lời bằng văn bản.

- Là đại biểu QH, CTN có quyền tham dự các kỳ họp của QH, biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của QH, trình dự án luật ra trước QH, chất vấn những chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn.

- Công bố Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của QH

- Đề nghị QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó CTN, Thủ tướng, Chánh án Tòa

án nhân dân tối cao, Viện trưởng VKSND TC; đề nghị danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh.

- Căn cứ vào nghị quyết của QH để ra các quyết định về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của CP.

- Công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; công bố quyết định đại xá.

2/ Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và Ủy ban thường vụ Quốc hội

- CTN có quyền yêu cầu UBTVQH triệu tập kỳ họp bất thường của QH.

- CTN có quyền tham dự phiên họp của UBTVQH, nhưng khongg6 có quyền biểu quyết.

- Công bố pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH.

- CTN có quyền đề nghị UBTVQH xem xét lại pháp lệnh, nghị quyết của mình

về các vấn đề quy định tại điểm 8 và điểm 9 điều 91 trong thời hạn 10 ngày kể

từ ngày pháp lệnh hoặc nghị quyết thông qua Nếu pháp lệnh hoặc nghị quyết

đó vẫn được UBTVQH biểu quyết tán thành mà CTN vẫn không nhất trí thì CTN trình QH xem xét tại kỳ họp gần nhất (điểm 7 điều 103).

- Căn cứ vào nghị quyết của UBTVQH để ra lệnh tổng động viên cục bộ, công

bố tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp UBTVQH không thể họp được ban

bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương.

3/ Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Chính phủ

- Tham gia vào việc thành lập CP: đề nghị QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm TTCP; căn cứ nghị quyết của QH để ra các quyết định về bổ nhiệm, miễn

Trang 2

nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, chấp thuận việc từ chức đối với Phó Thủ tướng,

Bộ trưởng và các thành viên khác của CP.

- Tham dự các phiên họp của CP khi xét thấy cần thiết, có quyền phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết hoặc CP sẽ mời CTN đến tham dự các phiên họp của CP và trình CTN quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của CTN.

- Hàng quý, sáu tháng, CP phải gửi báo cáo công tác đến CTN

4/ Mối quan hệ giữa CTN với Tòa án NDTC và VKSNDTC

- Đề nghị QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC.

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án, Thẩm phán TANDTC;

Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán TAQS TW; Phó viện trưởng và Kiểm sát viên VKSNDTC.

- Trong thời gian QH không họp, Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước CTN.

- CTN bằng quyết định của mình, thành lập Hội đồng đặc xá để tham mưu, tư vấn giúp CTN trong việc xem xét quyết định đặc xá Hội đồng đó có sự tham gia của các cấp lãnh đạo của cơ quan tư pháp, cơ quan bảo vệ pháp luật.

5/ Mối quan hệ giữa Chính phủ với Quốc hội

- QH bầu ra TTCP theo sự đề nghị của CTN QH phê chuẩn đề nghị của TT về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Phó TT, Bộ trưởng và các thành viên khác của CP.

- TTCP có quyền đề nghị QH thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ và cơ quan ngang bộ; trình QH phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức PTT,

Bộ trưởng, các thành viên khác của CP.

- TTCP chịu trách nhiệm trước QH và báo cáo công tác với QH, UBTVQH.

6/ Mối quan hệ giữa CP và UBND tỉnh

Theo điều 20, Luật tổ chức CP ngày 25/12/2001, TTCP có nhiệm vụ, quyền hạn:

- Lãnh đạo công tác của Chủ tịch UBND các cấp.

- Quy định chế độ làm việc của TT với CT UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW.

- Miễn nhiệm, điều động, cách chức CT, các PCT UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên khác của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW.

- Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị của UBND và CT UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên.

Trang 3

7/ Mối quan hệ giữa CP và Hội đồng nhân dân (HDND) tỉnhTheo luật tổ

chức CP, TTCP có quyền:

- Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của HDND tỉnh, thành phố trực thuộc TW trái với HP, luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị UBTVQH bãi bỏ.

8/ Mối quan hệ giữa CP với TANDTC và VKSNDTC

Theo điều 40, Luật tổ chức CP:

- CP phối hợp với TANDTC và VKSNDTC trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm HP và pháp luật, giữ vững kỷ cương, pháp luật nhà nước, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội và các chủ

trương, chính sách của Nhà nước.

- CP mời CA TANDTC và VT VKSNDTC dự các phiên họp của CP về các vấn đề

có liên quan.

9/ Mối quan hệ giữa QH và UBTVQH

- QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm CT QH, PCT QH và các ủy viên UBTVQH.

- QH xem xét báo cáo của UBTVQH.

- QH bãi bỏ các văn bản của UBTVQH trái với HP, luật, nghị quyết của QH.

- UBTVQH tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp QH.

- UBTVQH giải thích HP, luật, pháp lệnh.

- UBTVQH ra pháp lệnh về những vấn đề được QH giao.

- UBTVQH giám sát việc thi hành HP, luật, nghị quyết của QH trình QH quyết định hủy bỏ những văn bản trái HP, luật, nghị quyết của QH.

- UBTVQH chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của HDND và các UB của QH; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của các đại biểu QH.

- UBTVQH, trong trường hợp QH không họp được, quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược và báo cáo QH xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất của QH.

- UBTVQH, tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của QH.

10/ Mối quan hệ giữa QH, TANDTC, VKSNDTC

- QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm CA TANDTC, VT VKSNDTC.

- QH quy định tổ chức và hoạt động của TAND, VKSND

- CA TANDTC, VT VKSNDTC chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước QH; trong thời gian QH không họp thì chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước UBTVQH và CTN.

Ngày đăng: 16/03/2014, 11:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w