1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Mối quan hệ giữa thơ ca và hội hoạ từ Trung Quốc đến Việt Nam ppt

19 931 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 285,44 KB

Nội dung

Như vậy từ thời xa xưa con người đã phát hiện ra tính họa trong thơ, tính thơ trong họa và xem thơ ca – hội họa là hai loại hình nghệ thuật gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau như chị

Trang 1

Mối quan hệ giữa thơ ca và hội hoạ từ Trung Quốc đến Việt Nam

Trang 2

QUAN NIỆM VỀ SỰ TƯƠNG ĐỒNG, DỊ BIỆT GIỮA THƠ VÀ HOẠ

Người ta thường nói bài thơ này “giống như một bức tranh”, hoặc cũng có khi nói bức tranh nọ “giống như một bài thơ” Quan niệm “thi hoạ đồng chất” có từ rất sớm ở phương Tây, ví dụ Simonides (556 – 468, thời La Mã cổ đại) đã nói: “hoạ

là thơ không lời, thơ là hoạ có lời” và Horace (65 – 8, nhà thơ La Mã cổ đại) cũng từng nói: “thơ như hoạ” Người ta hoặc quy cả hai về hoạ (đồng hình): thơ là “vô hình hoạ”, hoạ là “hữu hình thi”; hoặc quy cả hai về thi (đồng thanh): thơ là “hữu thanh hoạ”, hoạ là “vô thanh thi” Như vậy từ thời xa xưa con người đã phát hiện

ra tính họa trong thơ, tính thơ trong họa và xem thơ ca – hội họa là hai loại hình nghệ thuật gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau như chị em Không ít nhà thơ đã lấy cảm hứng sáng tác từ những tác phẩm hội hoạ, âm nhạc, điêu khắc… Ví dụ Victor Hugo, Gautier từng có nhiều tác phẩm lấy chủ đề từ các bức tranh Ngược lại, văn học cũng ảnh hưởng đến khuynh hướng thời gian của hội hoạ, như chủ nghĩa vị lai, phái ấn tượng

Thời nguyên thuỷ, các loại hình nghệ thuật như thơ ca, âm nhạc, hội hoạ và vũ đạo

có quan hệ mật thiết với nhau Nhưng thực ra, ở các phương Tây cũng như Trung Quốc ban đầu địa vị của thơ ca được đánh giá cao hơn địa vị của hội hoạ Song dần dần hội hoạ cũng thể hiện được vai trò to lớn của mình trong đời sống của con người và trở thành một loại hình nghệ thuật bằng đẳng với thơ ca Ở phương Tây, hội hoạ chính thức xác lập được vị trí của mình ở Ý vào thời Phục hưng Cũng từ thời kỳ này người ta bắt đầu chú ý tới mối quan hệ tương đồng và khác biệt giữa thơ ca (văn học) và các loại hình nghệ thuật khác như hội hoạ, âm nhạc, sân

khấu…

Tại Trung Quốc, địa vị của hội hoạ cũng từng bước được khẳng định Ban đầu, các hoạ sĩ chỉ được xem như một kiểu nghệ nhân, thợ vẽ tranh phục vụ cho giới quý tộc, sĩ nhân tiêu khiển Nhưng đến thời Tống, hội hoạ đã trở thành một môn trong khoa cử mà các sĩ tử phải vẽ một bức tranh dựa vào một bài thơ nào đó Tuy lúc

Trang 3

này hội hoạ ở Trung Quốc vẫn bị xếp sau thơ ca, nhưng nó đã được đề cao, trở thành một tiêu chuẩn để tuyển chọn nhân tài

Quan niệm “thi hoạ đồng chất” ở Trung Quốc được xác lập từ thời Tống Tuy nhiên trước đó, ý tưởng so sánh giữa thi và hoạ cũng đã xuất hiện, Lục Cơ (261 - 303) thời Tấn từng nói: “truyền bá sự vật không gì bằng lời, lưu giữ hình ảnh không gì bằng tranh” (tuyên vật mạc đại ư ngôn, tồn hình mạc thiện ư hoạ) Quan

niệm này đã cho thấy có sự phân biệt giữa thi (lời) và hoạ Trong quyển Lịch sử

mỹ học Trung Quốc, hai học giả hiện đại là Lý Trạch Hậu và Lưu Cương Kỷ nói

thêm: “quan niệm cho rằng lưu giữ hình ảnh là đặc trưng của nghệ thuật hội hoạ, lời là chất liệu đặc trưng của văn học, là quan niệm phân biệt thơ ca và hội hoạ

sớm nhất” Lưu Hiệp (tk V – VI, thời Lương) cũng từng viết trong Văn tâm điêu long rằng: “hội sự đồ sắc, văn từ tận tình” (hội hoạ phải chú ý tới màu sắc, văn

chương phải chú ý tìm lời để diễn đạt cho hết điều muốn nói) Như vậy, về cơ bản người Trung Quốc đã xem hội hoạ là nghệ thuật miêu tả và tái hiện hình ảnh của

sự vật, còn văn học là loại nghệ thuật biểu hiện cái “chí”, cái “tình” tức là thế giới tinh thần, thế giới nội tâm của con người

Quan niệm “thơ là hoạ vô hình, hoạ là thơ hữu hình” hay “thơ là hoạ hữu thanh, hoạ là thơ vô thanh” được nhiều nhà thơ, nhà phê bình văn học Trung Quốc nhấn mạnh Chẳng hạn, Trương Thuấn Dân thời Bắc Tống nói: “Thi thị vô hình hoạ, hoạ thị hữu hình thi” (Thơ là hoạ vô hình, hoạ là thơ hữu hình), Tôn Vũ Trọng thời Tống cho rằng: “Văn giả vô hình chi hoạ, hoạ giả hữu hình chi văn, nhị giả dị tích nhi đồng thú” (Văn là hoạ vô hình, hoạ là văn hữu hình, hai loại này tuy khác nhau

về hình thức nhưng chung lý thú), Phùng Ứng Lựu thời Thanh nói: “Thiếu Lăng hàn mặc vô hình hoạ, Hàn Cán đan thanh bất ngữ thi” (Thơ của Đỗ Phủ là hoạ vô hình, tranh của Hàn Cán là thơ không lời)… Bởi vậy người ta còn dùng khái niệm

“vô thanh thi” để chỉ hội hoạ (ví dụ Hoàng Đình Kiên viết “Lý hầu hữu cú bất khẳng thổ, tiềm mặc tả tác vô thanh thi”: Lý hầu có ý không thể nói, lặng lẽ sáng

Trang 4

tác thơ không lời) và dùng khái niệm “hữu thanh hoạ” để chỉ thơ ca (ví dụ Chu Phù viết “Đông Pha hí tác hữu thanh hoạ, thán tức hà nhân vị thưởng âm”: Đông Pha sáng tác tranh có lời, khiến người nào thưởng thức cũng phải thở than) Thậm chí Thư Nhạc Tường thời Nam Tống còn nói: “Hảo thi thậm tự vô hình hoạ” (thơ hay thật giống bức tranh vô hình), hoạ gia nổi tiếng cuối thời Tống là Dương Công Viễn còn đặt tên cho tập thơ của mình là “Dã thú hữu thanh hoạ”…

Sang thời hiện đại, còn có nhiều ý kiến khác nhau khi bàn về sự tương đồng và

khác biệt giữa thơ và hoạ Trong bài Thơ Trung Quốc và hoạ Trung Quốc, học giả

hiện đại Tiền Chung Thư viết: “thơ và hoạ cùng là nghệ thuật nên cũng có tính tương đồng; nhưng vì chúng là hai loại hình nghệ thuật khác nhau, cho nên mỗi cái có tính đặc thù riêng Sự tương đồng và dị biệt về tính năng và lĩnh vực của chúng là một vấn đề lý luận quan trọng của mỹ học” Ông cũng cho biết: trong phê bình văn nghệ truyền thống của Trung Quốc, hội hoạ xưa được chia làm phái Nam tông và Bắc tông, trong sáng tạo Nam tông trọng cái “hư”, còn Bắc tông trọng cái

“thực”; riêng trong thơ ca, phái tả thực được coi là chính tông, được đề cao hơn phái thần vận (chú ý tới việc truyền thần hơn là tả cho giống thật) Hay nói cách khác, trong văn phê bình văn nghệ truyền thống của Trung Quốc, loại thơ có phong cách giống phong cách của hội hoạ Nam tông không được đánh giá cao, không phải là “chính tông” Nhưng hội hoạ có phong cách giống phong cách của thơ ca của phái Thần vận lại được đánh giá cao, được xem là “chính tông”

Nghệ thuật hội hoạ của bất kỳ một dân tộc nào, ban đầu cũng đi từ sự mô phỏng tự nhiên, tả thực, rồi dần dần mới phát triển nâng cao, cách điệu lên Ở Trung Quốc ngay từ thời Nguỵ Tấn Nam Bắc Triều, các hoạ sĩ đã bắt đầu thấy rằng không thể

chỉ dừng lại ở việc tả thực (hình tự), mà cần phải đổi mới, cần chú ý đến miêu tả cái thần thái bên trong của sự vật (truyền thần) Cố Khải Chi là một họa gia lừng

danh thời này đã đề xuất chủ trương nghệ thuật “dĩ hình tả thần” Từ đó hội hoạ Trung Quốc đi vào một thời kỳ mới, hình tượng mà các hoạ sĩ thể hiện trong tranh

Trang 5

lúc này là hình tượng nghệ thuật chứ không phải là hình tượng vật lý như trước đây Mặc dù hình tượng nghệ thuật này vẫn dựa trên cơ sở hiện thực, nhưng có sự tham gia tích cực của trí tưởng tượng từ người sáng tạo Chính điều này đã đặt nền tảng cho phương pháp sáng tác kết hợp giữa hiện thực chủ nghĩa và lãng mạn chủ nghĩa trong hội hoạ truyền thống Trung Quốc Đặc trưng của phương pháp sáng tác kết hợp giữa hiện thực chủ nghĩa và lãng mạn chủ nghĩa trong hội hoạ Trung

Quốc là “tả ý” Mà ý là thứ trừu tượng mơ hồ, chỉ có thể hiểu, chỉ có thể cảm, chứ

khó có thể nói hết bằng lời Từ thời Đường về sau, các hoạ sĩ quan tâm nhiều đến

việc lập ý, tả ý, điều này có quan hệ mật thiết với thơ ca Thơ Vương Duy được xem là sự kết hợp điển hình cho mối quan hệ giữa thơ và hoạ, giữa cảnh và ý, giữa hình và thần, cho nên Tô Đông Pha mới bình rằng “thi trung hữu hoạ, hoạ trung hữu thi” (trong thơ có hoạ, trong hoạ có thơ) Ví dụ bài Điểu minh giản sau:

Nhân nhàn quế hoa lạc

Dạ tĩnh xuân sơn không

Nguyệt xuất kinh sơn điểu

Thời minh tại giản trung

(Người nhàn hoa quế rụng/ Đêm xuân núi vắng không/ Trăng lên chim núi sợ/ Tiếng vang vọng khe thung)

SỰ KẾT HỢP, GIAO DUNG GIỮA THƠ VÀ HOẠ

Trong quá trình phát triển, thi và hoạ tiếp xúc, dung hợp với nhau trên một số phương diện Thơ ca cũng có tác dụng miêu tả, tái hiện như hội hoạ, mà hội hoạ cũng có tác dụng biểu hiện như thơ ca Mỗi loại hình nghệ thuật đều có những ưu

và khuyết điểm khác nhau, thơ mạnh về biểu hiện thế giới nội tâm, hoạ mạnh về tính hình ảnh Từ xa xưa, người Trung Quốc đã biết kết hợp giữa thơ và hoạ, sáng

Trang 6

tạo ra loại thơ đề tranh (đề hoạ thi) để tăng cường ưu điểm và hạn chế những khuyết điểm của hai loại hình nghệ thuật này Thơ đề tranh xuất hiện từ thời Nguỵ Tấn Nam Bắc Triều, ban đầu nó tồn tại dưới dạng thơ đề trên các tấm bình phong, thơ đề trên quạt Dữu Tín (513 – 581) được xem là người tiên phong của loại thơ

đề tranh với bài 25 bài Vịnh hoạ bình phong thi Đến thời Đường, thơ ca và hội

hoạ Trung Quốc phát triển cực thịnh, xuất hiện rất nhiều bài thơ bình phẩm, vịnh tán tranh Chỉ có điều khi ấy người ta chưa đề thơ thẳng lên tranh, mà thơ và hoạ lúc này vẫn là hai tác phẩm tách biệt nhau về hình thức không gian Theo như Thẩm Thúc Dương, thì Tào Hy thời Tam Quốc là người đầu tiên làm thơ đề tranh

Thuỷ mặc trúc thụ thạch

Thời Đường, tranh sơn thuỷ và tranh hoa điểu có bước phát triển đột biến Theo Phó Toàn Tông và Trần Hoa Xương, sự phát triển của tranh sơn thuỷ là kết quả ảnh hưởng của thơ sơn thuỷ, còn sự phát triển của tranh hoa điểu là kết quả ảnh hưởng từ thơ vịnh vật Tranh sơn thuỷ thời Đường sùng thượng loại thuỷ mặc (trước đó người Trung Quốc chuộng màu xanh lục), ưa phong cách phóng khoáng

tự nhiên (trước đó người ta chuộng sự tỉ mỉ, đẹp đẽ) là do ảnh hưởng thẩm mỹ tự nhiên, chân tình thực cảm của thơ Đường Còn tranh hoa điểu thời Đường không trọng không gian - thời gian vật lý mà trọng không gian - thời gian tâm lý, không trọng việc miêu tả toàn diện, mà trọng miêu tả bộ phận cũng là do ảnh hưởng của thơ Đường Thậm chí, màu sắc, đường nét, bố cục kết cấu của tranh thời Đường cũng chịu ảnh hưởng từ thơ Đường

Nói về tranh hoa điểu (hoa điểu hoạ), thì thi hào Vương Duy được xem là người

có những đột phá lớn Ông vẽ hoa không chú ý tới mùa tự nhiên của hoa, cho nên

cứ vẽ chung đào - hạnh - phù dung - sen là những loài hoa khác mùa với nhau vào

chung một bức; hay như tác phẩm Viên an ngoạ tuyết đồ vẽ chuối chung với tuyết

Đó chính là sự đột phá của Vương Duy về thời gian và không gian, bất chấp mùa màng và địa vực khác nhau, nhằm biểu hiện không gian – thời gian tâm lý chứ

Trang 7

không phải không gian - thời gian vật lý tự nhiên, mục đích là tạo ra một ý nghĩa mới cho tác phẩm Đây thực tế là sự thi hoá, văn học hoá hội hoạ, bởi vượt qua không gian thời gian vật lý là thủ pháp mà thơ ca đã sử dụng từ lâu Các nhà thơ thường kết hợp những cảnh vật khác nhau về không gian và thời gian về một chỗ, chẳng hạn: “Vị Bắc xuân thiên thụ, Giang Đông nhật mộ vân” (Cây xuân nơi Vị Bắc, mây chiều ở Giang Đông)

Màu sắc và đường nét là ngôn ngữ, chất liệu đặc trưng của hội hoạ, nhưng trong thơ Đường cũng có rất nhiều câu thơ hay là do kết hợp, so sánh các màu sắc và đường nét tạo nên Ví dụ:

- Lưỡng cá hoàng ly minh thuý liễu

Nhất hàng bạch lộ thướng thanh thiên (Đỗ Phủ)

(Tản Đà dịch: Hai cái oanh vàng kêu liễu biếc/ Một đàn cò trắng vút trời xanh)

- Giang bích điểu du bạch

Sơn thanh hoa dục nhiên (Đỗ Phủ)

(Sông biếc chim trắng lượn/ Núi xanh hoa đỏ khoe)

- Phi lưu trực há tam thiên xích

Nghi thị Ngân hà lạc cửu thiên (Lý Bạch)

(Tương Như dịch: Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước/ Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây)

Thời Tống, tính thơ trong họa, tính họa trong thơ được nhiều người chú ý Trong

tác phẩm Tuế hàn đường thi thoại, Trương Giới đã bình luận hai câu thơ: “Tái vân

đa đoạn tục, biên nhật thiểu quang huy” trong bài thứ 18 của chùm 20 bài thơ Tần

Trang 8

Châu tạp thi của Đỗ Phủ là: “hai câu thơ đã vẽ nên phong cảnh biên tái” (thử

lưỡng cú hoạ xuất biên tái phong cảnh dã) Ngoài ra, Dương Vạn Lý, Phạm Thành Đại sau đó cũng nói đến tính hoạ trong thơ Nổi tiếng nhất là lời bình của Tô Đông Pha về Vương Duy (hiệu Ma Cật) – nhà thơ kiêm hoạ sĩ tài danh thời Thịnh

Đường: “Đọc thơ Ma Cật, thấy trong thơ có hoạ Xem tranh Ma Cật, thấy trong

tranh có thơ Thơ rằng: Khe xanh đá trắng lộ, Ngọc xuyên lá đỏ thưa, đường non mưa chẳng đến, ướt áo màu xanh xưa” Tô Đông Pha nhìn thấy đặc điểm của hội

hoạ trong thơ Vương Duy và nhìn thấy đặc điểm của thơ trong tranh Vương Duy

Đó chính là sự thâm nhập vào nhau giữa thi và hoạ như lời Tiền Chung Thư nói ở trên Nói cách khác, đó là sự dung hợp giữa thơ và hoạ thơ trong họa, họa trong thơ hoặc: “thi hoạ nhất trí”, “thi hoạ nhất luật”, “thi họa hợp bích”

Sau khi Tô Đông Pha mất khoảng năm thế kỷ, Đường Thuận Chi thời Minh đã

giải thích quan niệm “thi trung hữu hoạ” khi bàn về tác phẩm Trường giang vạn lý

đồ quyển của hoạ sĩ Chu Thần đồng thời với ông: “Thơ Thiếu Lăng (tức Đỗ Phủ) viết: Hoa Di sơn bất đoạn, Ngô Thục thuỷ thường thông (Hoa Di núi bất tận, Ngô

Thục sông mênh mông) Chỉ hai câu mà tả được phong cảnh vạn dặm của dòng Trường giang Thật đáng gọi là trong thơ có hoạ vậy”

Từ thời Tống và Nguyên về sau, phong trào sùng thượng thơ và hoạ lên cao, nhiều nhà thơ kiêm hoạ sĩ, nhiều hoạ sĩ thư pháp kiêm nhà thơ, thơ đề hoạ phát triển mạnh mẽ, tạo thành tình hình: Thi – Thư - Hoạ tam hợp Thời Tống, phong trào vẽ tranh thủy mặc “tứ quân tử”: Mai - Lan - Cúc - Trúc phát triển rất mạnh, theo như

sách Tuyên Hoà hoạ phổ cho biết thì thời kỳ này có đến hơn một nửa số hoạ sĩ

kiêm văn nhân Tô Đông Pha là thi hào số một thời Tống, nhưng ông cũng là một hoạ sĩ chuyên vẽ trúc và mai thủy mặc, ông còn dùng tranh để “tải đạo” (chú ý đến tác dụng xã hội của hội hoạ) và thường ví mình với trúc (tượng trưng cho bậc quân

tử thanh cao), quan niệm: “thi hoạ bản nhất luật” (thơ họa vốn như nhau) Số tranh

Trang 9

Tô Đông Pha để lại không nhiều, nhưng quan niệm, chủ trương của ông về hội hoạ đương thời có ảnh hưởng rất lớn

Trong quá trình sáng tạo, các thi nhân cũng như các họa gia đều muốn mở rộng phạm vi, biên độ của thơ và tranh, thậm chí cái này còn muốn thâm nhập, dung hợp cái kia Như Tiền Chung Thư viết: “Tất cả nghệ thuật đều dùng chất liệu nào

đó làm phương tiện thể hiện Mà tính chất cố hữu của chất liệu, một mặt tiện lợi cho việc thể hiện, nhưng đồng thời mặt khác cũng phát sinh những trở ngại hạn chế việc thể hiện ấy Vì thế các nhà nghệ thuật luôn luôn muốn tìm cách vượt qua những trở ngại hạn chế, không chịu sự trói buộc hoàn toàn vào chất liệu Ví dụ như chất liệu của hội hoạ là màu sắc và đường nét có thể thể hiện những hình ảnh

cụ thể, nhưng những hoạ sĩ lớn không chỉ dừng lại ở việc thể hiện những hình ảnh

cụ thể như vậy, mà họ còn muốn “tả ý”; chất liệu của thơ và ngôn từ, dùng để trữ tình tả ý, nhưng những nhà thơ lớn không chỉ muốn dừng lại ở việc “ngôn chí”,

mà họ còn muốn thơ phải có cả tác dụng miêu tả hình ảnh như hội hoạ để người

đọc thưởng thức Thơ và hoạ đều có ý đồ thâm nhập lẫn nhau” (Trung Quốc và hoạ Trung Quốc)

Hội hoạ không những chỉ kết hợp với thơ ca, mà rất nhiều khi còn kết hợp với thư pháp, bởi thư pháp cũng là một loại nghệ thuật đặc biệt của người Trung Quốc Chữ viết lúc này không chỉ là “cái vỏ của tư duy”, không chỉ có chức năng chuyển tải thông điệp bình thường, mà nó còn có chức năng thẩm mỹ tự thân Cho nên thơ

đề trên tranh cũng thường được viết bằng loại chữ nghệ thuật (tức thư pháp) Trong một tác phẩm hội hoạ có cả ba nghệ thuật: thơ ca, hội hoạ, thư pháp và chúng hoà quyện, bổ sung, thống nhất với nhau, chúng có tác dụng làm tăng ưu điểm đồng thời làm giảm khuyết điểm cho mỗi loại nghệ thuật Hoạ sĩ đương đại

Ngô Tác Nhân nói: “thơ cũng là hoạ, hoạ cũng là thư, ba thứ ấy đều có diện mạo

riêng, mà cũng có những điểm tương ứng Tuy chúng bổ sung cho nhau, nhưng mỗi thứ đều có một hình thức độc lập” Tô Đông Pha bình luận tranh vẽ trúc của

Trang 10

Văn Đồng là: “Thơ không thể nói hết thì thêm thư, thêm hoạ”, Dương Công Viễn thì nói: “Cảnh khó vẽ thì lấy thơ mà bổ khuyết, thơ không nói hết ý thì lấy hoạ mà

bổ sung”, thi nhân Ngô Long Hàn lại nói: “Cảnh khó vẽ thì thêm thơ, lời khó diễn

tả thì thêm hoạ”

Nếu thơ kết hợp với một nội dung, một nghệ thuật nào khác sẽ tạo ra đặc tính tương ứng cho thơ Ví dụ thơ thiên về những nội dung lịch sử thì có loại “thi sử”; còn thơ gắn với họa, giàu hình ảnh, màu sắc, đường nét thì tạo thành loại “thi hoạ”

“Thi hoạ” chính là khái niệm do Thiệu Ung thời Bắc Tống sáng tạo ra, trong bài

Thi hoạ ngâm, ông viết: “Hội hoạ sở trường tả vật, chuyển tải màu sắc Màu sắc

đạt đến mức điêu luyện thì hình ảnh của vạn vật tất sẽ hiện ra Thi hoạ giỏi tả vật

và cũng giỏi chuyển tải tình cảm Tình cảm đi vào câu thơ hay thì tình của vạn vật

sẽ hiện ra” Quan niệm “tình cảnh kiêm dung” này còn được Tư Không Đồ thời

Vãn Đường nói thêm trong thư gởi cho Cực Phố: “Dung Châu nói rằng; Cảnh của nhà thơ như ngọc Lam Điền toả sáng, chỉ có thể ngắm chứ không thể đặt trước mắt cho thấy được Đó chính là hình ở ngoài hình, cảnh ở ngoài cảnh, khó có thể

nói rõ được” Tính hoạ trong thơ mà Tư Không Đồ nói, chính yếu là hình ở ngoài hình, cảnh ở ngoài cảnh, con người chỉ có thể cảm nhận nó bằng cách tưởng tượng chứ không thể ngắm nó rõ ràng như ngắm một bức tranh bằng thị giác

Nhà thơ không chỉ tả ý, chí, tình mà còn cố gắng vẽ nên hình ảnh bằng ngôn từ để

tạo thêm sức hấp dẫn, sức gợi cho thơ Hoạ sĩ cũng không chỉ nhằm tái hiện lại hình ảnh sự vật sao cho “giống như thật” với sự vật bên ngoài, mà còn chú ý đến

cái thần, gởi gắm tâm tình của mình qua đường nét và màu sắc của bức tranh Cho

nên trong thơ luôn có hai phần: tình và cảnh, mà người ta thường dùng cảnh để ngụ tình Bởi vậy kết cấu của một bài thơ bát cú thời Đường thường là phần trước

tả cảnh, phần sau tả tình; trong đó phần tả cảnh rất giàu hình ảnh, màu sắc, đường nét khiến người đọc như thấy trước mắt hiện lên một bức tranh sống động Ví dụ

bài Đăng cao quen thuộc của Đỗ Phủ:

Ngày đăng: 28/06/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w