1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ứng dụng các mô hình phi tuyến hồi quy chuyển tiếp trơn (STR) trong phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và sự truyền dẫn tỷ giá tại việt nam

81 736 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 2,09 MB

Nội dung

- Phạm vi nghiên cứu:  Luận văn tập trung nghiên cứu những biến động về lạm phát và sự truyền dẫn tỷ giá trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2014 dựa trên tính sẵn có của dữ liệu và kh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRỌNG NGUYỄN

ỨNG DỤNG CÁC MÔ HÌNH PHI TUYẾN HỒI QUY CHUYỂN TIẾP TRƠN (STR) TRONG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT

VÀ SỰ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ

TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp Hồ Chí Minh – Năm 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRỌNG NGUYỄN

ỨNG DỤNG CÁC MÔ HÌNH PHI TUYẾN HỒI QUY CHUYỂN TIẾP TRƠN (STR) TRONG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT

VÀ SỰ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ

TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG

Tp Hồ Chí Minh – Năm 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế “Ứng dụng các mô hình phi tuyến hồi quy chuyển tiếp trơn (STR) trong phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và sự truyền dẫn tỷ giá tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các phân tích, kết quả trong Luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác

Tác giả

Nguyễn Trọng Nguyễn

Trang 4

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Sự cần thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa khoa học của luận văn 3

6 Bố cục luận văn 3

Chương 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ SỰ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ 5

1.1.Những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa sự truyền dẫn tỷ giá và

lạm phát 5

1.1.1.Các kênh truyền dẫn tác động của tỷ giá đến giá cả và lạm phát 5

1.1.2.Môi trường lạm phát ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn tỷ giá 10

1.2.Tổng quan các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa sự truyền dẫn tỷ giá và lạm phát 17

1.2.1.Các nghiên cứu trên thế giới 17

1.2.2.Các nghiên cứu trong nước 20

Tóm tắt Chương 1 22

Chương 2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ SỰ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ 23

2.1.Khung phân tích 23

2.1.1.Trường hợp hợp đồng 2 thời kỳ 28

Trang 5

2.1.2.Trường hợp hợp đồng 3 thời kỳ 29

2.1.3.Trường hợp hợp đồng N-thời kỳ 30

2.1.4.Xác định ERPT 31

2.2.Phương pháp thực nghiệm 33

2.2.1.Mô hình hồi quy chuyển tiếp trơn (STR) 33

2.2.2.Mô hình tự hồi quy chuyển tiếp trơn (STAR) 36

2.3.Quy trình xây dựng mô hình 40

2.3.1.Định dạng mô hình 40

2.3.2.Kiểm định tuyến tính dựa theo định dạng của mô hình, lựa chọn biến chuyển tiếp và dạng của hàm chuyển tiếp 41

2.3.3.Lựa chọn biến và mô tả dữ liệu cần thu thập 44

2.3.4.Ước lượng tham số 45

2.3.5.Đánh giá mô hình 46

2.4.Lựa chọn sử dụng phần mềm kinh tế lượng 49

Tóm tắt Chương 2 50

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51

3.1.Kết quả thực nghiệm 51

3.1.1.Phân tích dữ liệu ban đầu 51

3.1.2.Xác định mô hình AR 52

3.1.3.Kiểm định tuyến tính, lựa chọn biến chuyển tiếp và định dạng mô hình STR 53

3.1.4.Ước lượng mô hình phi tuyến 55

3.1.5.Kiểm định sự phù hợp của mô hình 57

3.2.Phân tích kết quả thực nghiệm 58

3.2.1.Ảnh hưởng của các yếu tố đến lạm phát hiện tại 58

3.2.2.Mối quan hệ giữa lạm phát và sự truyền dẫn tỷ giá 59

Tóm tắt Chương 3 61

Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

Tiếng Anh

Tiếng Việt

PHỤ LỤC

1 Các lưới tìm kiếm giá trị bắt đầu ứng với từng biến chuyển tiếp

2 Kết quả kiểm định tuyến tính từ phần mềm JMulTi

3 Kết quả ước lượng mô hình với các biến chuyển tiếp còn lại

Ước lượng với biến chuyển tiếp Z3

Ước lượng với biến chuyển tiếp Z5

Ước lượng với biến chuyển tiếp Z6

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACF (Auto-Correlation Factor) Hệ số tự tương quan

ERPT (Exchange Rate Pass-Through) Sự truyền dẫn tỷ giá

hàm chuyển tiếp có dạng hàm mũ IMP (Import Price Index) Chỉ số giá nhập khẩu

LCP (Local Currency Pricing) Định giá theo loại tiền của quốc gia nhập

khẩu LSTAR (Logistic Smooth Transition

LSTAR1, LSTAR2 Mô hình Tự hồi quy chuyển tiếp trơn với

hàm chuyển tiếp có dạng hàm logistic: 1 ngưỡng, 2 ngưỡng

PACF (Partial Auto-Correlation Factor) Hệ số tự tương quan riêng phần

PCP (Producer Currency Pricing) Định giá theo loại tiền của quốc gia xuất

khẩu PPI (Producer Price Index) Chỉ số giá sản xuất

STR (Smooth Transition Regression) Hồi quy chuyển tiếp trơn

STAR (Smooth Transition

Autoregressive model)

Mô hình Tự hồi quy chuyển tiếp trơn

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tóm tắt mô tả các biến và nguồn dữ liệu

Bảng 3.1 Thống kê mô tả các biến cơ sở được sử dụng

Bảng 3.3 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị

Bảng 3.3 Kiểm định tuyến tính theo các định dạng mô hình STR Bảng 3.4 Kết quả ước lượng mô hình với biến chuyển tiếp𝑧4Bảng 3.5 Các kiểm định sự phù hợp của mô hình

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1 Các kênh truyền dẫn tỷ giá

Hình 2.1 ERPT và lạm phát trễ: trường hợp hợp đồng hai thời kỳ (N=2)

Hình 2.2 ERPT và lạm phát trễ: trường hợp hợp đồng ba thời kỳ (N=3)

Hình 3.3 ACF và PACF của chi phí biên Δ(𝑠𝑡+ 𝑝𝑡∗)

Hình 3.4 Hàm chuyển tiếp G và Biến chuyển tiếp Z4

Hình 3.5 ERPT và giá trị trung bình di động của trễ lạm phát 1 năm trước đó

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Tỷ giá là một trong các kênh quan trọng của chính sách tiền tệ, đóng vai trò truyền dẫn tác động từ các công cụ của Ngân hàng trung ương đến mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ, trong đó quan trọng nhất là mục tiêu ổn định giá cả Trong khuôn khổ các mô hình kinh tế vĩ mô mới về nền kinh tế mở, mức độ của sự truyền dẫn

tỷ giá (Exchange Rate Pass-Through, ERPT) vào các mức giá nội địa là một trong những yếu tố then chốt xác định nên quy mô tác động của chính sách tiền tệ

Hơn một thập kỷ qua, số lượng các nghiên cứu thực nghiệm về ERPT trong và ngoài nước không ngừng gia tăng Khi nghiên cứu về mức độ của ERPT trong những năm thập niên 1980 và 1990 tại Mỹ, các tác giả nhận định rằng có sự sụt giảm của ERPT gắn với tình trạng lạm phát thấp hơn và ổn định hơn Nhận định này được khẳng định bởi Taylor (2000) rằng “sự truyền dẫn (tỷ giá) thấp hơn không nên được xem là ngoại sinh với môi trường lạm phát”

Hầu hết các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ đồng biến giữa ERPT và lạm phát tập trung vào bằng chứng giữa các quốc gia, như Choudhri và Hakura (2006),Devereux và Yetman (2010) Trong các nghiên cứu thực nghiệm về sự điều chỉnh phi tuyến của tỷ giá hối đoái thực, các mô hình tự hồi quy chuyển tiếp trơn (Smooth Transition Autoregression, STAR) được sử dụng phổ biến, bao gồm Taylor và Peel (2000), Taylor, Peel và Sarno (2001) Tuy nhiên, cách tiếp cận chuỗi thời gian phi tuyến lại hiếm khi được dùng trong các nghiên cứu về ERPT, gần đây nhất có nghiên cứu của Shintani và cộng sự (2013) vận dụng các mô hình STAR để phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và ERPT thay đổi theo thời gian tại Mỹ

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây cũng có một số các nghiên cứu về mức

độ truyền dẫn của tỷ giá Điển hình, Vo Van Minh (2009) đã sử dụng phương pháp tiếp cận VAR để nghiên cứu ERPT và kết luận rằng một cơn sốc dương của tỉ giá dẫn đến một cơn sốc dương của CPI

Trang 11

Các tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trang và Lục Văn Cường (2012) đã nghiên cứu

sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái vào các mức giá tại Việt Nam và kết luận rằng trong số các loại giá tại Việt Nam thì giá nhập khẩu có độ dịch chuyển tỷ giá lớn nhất; giá nhập khẩu nhạy với những thay đổi trong tỷ giá hối đoái hơn giá sản xuất và giá tiêu dùng

Dựa trên thực trạng nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả luận văn nhận thấy

sự cần thiết thực hiện đề tài nghiên cứu vận dụng các mô hình chuỗi thời gian phi tuyến, điển hình là lớp mô hình STR, trong phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và ERPT tại Việt Nam, qua đó góp chút sức nhỏ bé làm sáng tỏ thêm các nội dung nghiên cứu còn khá mới mẻ

2 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn được thực hiện với các mục tiêu nghiên cứu như sau:

- Xây dựng các mô hình chuỗi thời gian phi tuyến STAR để phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và sự truyền dẫn tỷ giá tại Việt Nam

- Sử dụng kết quả thực nghiệm kiểm chứng nhận định của Taylor (2000) về mối quan hệ giữa lạm phát và sự truyền dẫn tỷ giá trong nền kinh tế Việt Nam

- Đưa ra một số khuyến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Lạm phát, Sự truyền dẫn tỷ giá và Mối quan hệ giữa

chúng

- Phạm vi nghiên cứu:

 Luận văn tập trung nghiên cứu những biến động về lạm phát và sự truyền dẫn

tỷ giá trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2014 dựa trên tính sẵn có của dữ liệu và khoảng thời gian này bao quát được các giai đoạn của chu kỳ kinh tế, từ suy thoái, ổn định đến tăng trưởng và trở lại suy thoái

 Cơ sở lý luận dựa vào các lý thuyết về cạnh tranh độc quyền và hành vi định giá của các công ty (kinh tế học vi mô) kết hợp với trường phái kinh tế học tiền tệ New Keynesian (New Keynesian Monetary Economics)

Trang 12

 Phương pháp định lượng thực nghiệm tập trung vào lớp mô hình chuỗi thời gian phi tuyến hồi quy chuyển tiếp trơn (STR)

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp toán – mô hình hóa: các đối tượng nghiên cứu được cụ thể hóa thành các biến và biểu diễn mối quan hệ giữa các biến thông qua các mô hình toán Các phần mềm thống kê – kinh tế lượng như JMulTi, RATS với các thuật toán tích hợp được sử dụng nhằm ước lượng mô hình

Phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp: Các lý thuyết và kết quả nghiên cứu trong ngoài nước được tập hợp và hệ thống hóa để tạo thành cơ sở lý luận, tham chiếu vững chắc cho luận văn Diễn biến của nền kinh tế Việt Nam qua các giai đoạn khác nhau được tổng quan và liên hệ với kết quả thực nghiệm từ các mô hình toán để đạt được các mục tiêu nghiên cứu

5 Ý nghĩa khoa học của luận văn

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận từ truyền thống đến hiện đại, từ kinh tế học vi

mô đến vĩ mô, cùng các nghiên cứu thực nghiệm rất phong phú và đầy phức tạp về mối quan hệ giữa sự truyền dẫn tỷ giá và lạm phát

Bổ sung các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát và sự truyền dẫn tỷ giá, trường hợp tại Việt Nam

Ứng dụng các mô hình chuỗi thời gian phi tuyến STR trong phân tích kinh tế lượng vĩ mô tại Việt Nam – một hướng nghiên cứu đang phát triển

Trang 13

- Chương 2: Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và sự truyền dẫn

tỷ giá

- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

- Chương 4: Kết luận và Kiến nghị

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ SỰ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ

1.1 Những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa sự truyền dẫn tỷ giá và lạm phát

Sự truyền dẫn tỷ giá (Exchange Rate Pass-Through, ERPT) được định nghĩa là

phần trăm thay đổi giá nhập khẩu khi tỷ giá giữa quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập

khẩu thay đổi một phần trăm ERPT được gọi là toàn phần khi những thay đổi của tỉ

giá được trung chuyển toàn bộ sang giá nhập khẩu; trong khi đó, ERPT được gọi là

không toàn phần khi toàn bộ những thay đổi của tỉ giá không được trung

chuyển sang giá nhập khẩu

Lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung trong nền kinh tế Nguyên

nhân dẫn đến lạm phát có thể bắt nguồn từ chi phí gia tăng (chi phí đẩy), hoặc do tổng

cầu tăng cao (cầu kéo), hoặc cũng có thể xuất phát từ cung tiền vượt mức (yếu tố tiền

tệ)

Trên cơ sở hệ thống hóa các lý thuyết kinh tế học từ truyền thống đến hiện đại,

kết hợp kinh tế học vi mô và vĩ mô, luận văn mô tả và giải thích mối quan hệ hai chiều

giữa sự truyền dẫn tỷ giá và lạm phát

1.1.1 Các kênh truyền dẫn tác động của tỷ giá đến giá cả và lạm phát

Có ba kênh tác động chính của tỷ giá đến lạm phát:

(i) Tác động trực tiếp của sự thay đổi tỷ giá đến lạm phát thông qua kênh giá

nhập khẩu Cách tiếp cận này được giải thích bởi luật một giá (lý thuyết ngang giá sức

mua) và lựa chọn của nhà xuất khẩu về loại tiền tệ niêm yết trên hóa đơn

(ii) Tác động gián tiếp lên tổng cầu, và truyền đến các loại giá trong nước thông

qua “hiệu ứng dịch chuyển chi tiêu”

Trang 15

(iii) Tác động của tỷ giá đến cán cân thanh toán (bao gồm cán cân thương mại và cán cân tài khoản vốn), ảnh hưởng đến cung tiền trong nền kinh tế và dẫn đến lạm phát

Hình 1.1 mô tả cơ chế truyền dẫn tác động của chính sách tỷ giá đến lạm phát trong nền kinh tế mở

1.1.1.1 Kênh tác động trực tiếp qua giá nhập khẩu

Lý thuyết ngang giá sức mua – một trong những cơ sở luận quan trọng của ERPT, cho rằng sự trung chuyển tác động của tỉ giá sang giá trong nước phải là toàn phần (độ co giãn bằng 100%) và hoàn toàn không có một cơ hội nào cho kinh doanh chênh lệch giá trong dài hạn Quy luật một giá giữa một quốc gia với phần còn lại của thế giới là một cấu phần của lý thuyết ngang giá sức mua

Hình 1.1 Các kênh truyền dẫn tỷ giá

Tỷ giá thay đổi

Giá nhập khẩu Hàng hóa trung gian

Cán cân thanh toán

Cung tiền Giá sản xuất

Hiệu ứng dịch chuyển chi tiêu

Trang 16

Theo luật một giá (law of one price), các hàng hóa đồng nhất phải bán với cùng mức giá tại quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu, khi được chuyển đổi sang tỷ giá thị trường:

𝑃𝑡𝑖 = 𝑆𝑡𝑃𝑡𝑖∗

Trong đó 𝑃𝑖 là giá hàng hóa đồng nhất thứ 𝑖 tại quốc gia nhập khẩu, 𝑆 là tỷ giá danh nghĩa (số lượng đồng nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ), 𝑃∗ là giá hàng hóa tại quốc gia xuất khẩu

Khi tỉ giá tăng làm cho giá nhập khẩu hàng thành phẩm tăng, từ đó dẫn đến mặt bằng giá hàng hóa trong nước tăng lên Ngoài ra, một số hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu đầu vào của các mặt hàng trong nước, làm giá sản xuất của các loại hàng hóa này tăng lên, đẩy giá hàng hóa trong nước tăng lên, gây ra lạm phát Kênh này có tác dụng mạnh đối với những quốc gia có tỉ trọng nhập khẩu/GDP lớn

Khi nghiên cứu mức độ truyền dẫn của tỷ giá đến giá nhập khẩu, một vấn đề quan trọng cần xem xét là loại tiền tệ được nhà xuất khẩu sử dụng để niêm yết trên hóa đơn Có ba lựa chọn: nhà xuất khẩu có thể niêm yết hóa đơn theo loại tiền của quốc gia

mình – trường hợp này được biết đến như là phương thức định giá theo loại tiền của nhà sản xuất (producer currency pricing, PCP), hoặc theo loại tiền của quốc gia nhập khẩu và được gọi là định giá theo loại tiền địa phương của nhà nhập khẩu (local currency pricing, LCP), hoặc cũng có thể theo loại tiền tệ thứ ba và được gọi là định giá theo loại tiền trung gian (vehicle currency pricing, VCP) Việc lựa chọn PCP, LCP

hay VCP phụ thuộc vào các nhân tố sau đây:

- Chi phí giao dịch hay tính thanh khoản: Một loại tiền tệ sẽ được sử dụng làm

phương tiện thanh toán quốc tế khi có chi phí giao dịch thấp, hay tính thanh khoản cao

- Thị phần trên thị trường thương mại quốc tế: Thị phần thấp của quốc gia xuất

khẩu trên thị trường quốc tế có thể dẫn đến việc lựa chọn LCP hay VCP

- Độ biến động của tiền tệ: Sự ổn định hơn về chính sách tiền tệ của quốc gia

nhập khẩu so với quốc gia xuất khẩu sẽ dẫn đến việc lựa chọn LCP

Trang 17

Nếu loại tiền của quốc gia nhập khẩu được dùng cho việc định giá (LCP), thì sự thay đổi tỷ giá sẽ không tác động đến giá trong nước của quốc gia đó; theo đó sẽ không

có sự truyền dẫn từ tỷ giá đến các mức giá trong nước Còn nếu nhà xuất khẩu niêm yết hóa đơn theo loại tiền của quốc gia mình (PCP) thì sự truyền dẫn từ tỷ giá đến các mức giá trong nước của quốc gia nhập khẩu sẽ là toàn phần

Tuy nhiên, đối với các quốc gia có loại tiền tệ không được sử dụng rộng rãi trong việc niêm yết hóa đơn (không LCP) thì vẫn có khả năng xảy ra trường hợp mức

độ truyền dẫn tỷ giá bằng không và giá trong nước trở nên ổn định nếu tồn tại cơ chế

định giá theo thị trường (pricing to market, PTM) do các sản phẩm khác biệt và sự hiện

diện của các công ty cạnh tranh không hoàn hảo

1.1.1.2 Kênh tác động gián tiếp lên tổng cầu

Kênh tác động này có thể được giải thích thông qua “hiệu ứng dịch chuyển chi tiêu” (expenditure switching effect) Một cuộc khủng hoảng tiền tệ có thể dẫn đến sự thay thế bên trong do làm giảm tiêu thụ các hàng hóa nhập khẩu chất lượng cao đắt tiền

và làm tăng việc tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước chất lượng thấp và rẻ hơn; kết quả là giá cả hàng hóa nội địa tăng lên Các nhà sản xuất trong nước cũng có thể thay thế hàng hóa nhập khẩu trung gian bằng hàng hóa sản xuất trong nước, thúc đẩy tổng cầu nội địa, làm tăng mức giá chung trong nền kinh tế

Hiệu ứng thay thế bên ngoài cũng xảy ra do hàng hóa sản xuất trong nước trở

nên rẻ hơn đối với người nước ngoài và cầu của họ đối với hàng hóa sản xuất trong nước tăng lên Bởi vì tiền lương danh nghĩa là cố định trong ngắn hạn, điều này làm giảm tiền lương thực tế, theo đó kích thích tăng sản lượng và khuyến khích xuất khẩu của quốc gia Tuy nhiên, khi tiền lương thực tế tăng lại về mức ban đầu, chi phí sản xuất tăng lên đẩy mức giá lên, hình thành nên lạm phát

1.1.1.3 Kênh tác động gián tiếp lên cán cân thanh toán, cung tiền

Tỷ giá được xác định bởi cung cầu tiền tệ phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trên cán cân thanh toán Một nhà nhập khẩu trong nước khi nhập tivi màu Nhật

Trang 18

Bản sẽ cần một lượng yên Nhật để thanh toán cho nhà xuất khẩu Nhật, tương tự, một nhà xuất khẩu trong nước bằng việc xuất khẩu hàng hóa sẽ nhận được một lượng cung ngoại tệ Do đó, cung cầu hàng hóa, dịch vụ trong/ngoài nước sẽ dẫn đến cung cầu tương ứng về tiền tệ

Xem xét phương trình lượng tiền mạnh (high powered money):

𝑀 = 𝑅 + 𝐷

Trong đó 𝑀 là lượng tiền mạnh hoặc tiền cơ sở, 𝑅 là lượng dự trữ ngoại hối, 𝐷

là giá trị tín dụng nội địa được Lấy sai phân bậc nhất phương trình trên, ta có:

∆𝑀 = ∆𝑅 + ∆𝐷 Hay:

∆𝑅 = ∆𝑀 − ∆𝐷 Trong đó ∆𝑅 là thay đổi trong lượng dự trữ ngoại hối, ∆𝑀 là thay đổi trong lượng tiền cơ sở, ∆𝐷 là thay đổi trong giá trị tín dụng nội địa

Dưới chế độ tỷ giá cố định, sự thay đổi trong lượng dự trữ ngoại hối được xác định bằng tổng giá trị tài khoản vãng lai và tài khoản vốn

∆𝑅 = 𝐶𝐴 + 𝐶𝐴𝑃 Với:

𝐶𝐴 = 𝑁𝑋 + 𝑖′𝑁𝐹𝐴 𝐶𝐴𝑃 = 𝑆𝐶𝐴𝑃 + 𝐿𝐶𝐴𝑃 Trong đó 𝐶𝐴 là tài khoản vãng lai, 𝐶𝐴𝑃 là tài khoản vốn của cán cân thanh toán,

𝑁𝑋 là xuất khẩu ròng hoặc cán cân thương mại, 𝑖′ là lãi suất ròng nước ngoài (bằng la trong nước trừ lãi suất nước ngoài, với lãi suất nước ngoài bằng trung bình lãi suất của các quốc gia có giao thương quốc tế), 𝑁𝐹𝐴 là tài sản ròng nước ngoài, 𝑖′𝑁𝐹𝐴 là thanh toán lãi ròng đối với các tài sản nước ngoài ròng 𝑆𝐶𝐴𝑃 biểu thị cho tổng dòng vốn ngắn hạn (bao gồm các khoản đầu tư vào tín phiếu kho bạc và tín dụng thương mại), 𝐿𝐶𝐴𝑃 là các dòng vốn dài hạn, bao gồm đầu tư trực tiếp và gián tiếp

Trang 19

Các quan hệ cân bằng trên cùng với mô hình Mundell-Fleming truyền thống tạo

cơ sở cho việc giải thích cơ chế truyền dẫn sự thay đổi của tỷ giá đến cán cân thanh toán, cung tiền và lạm phát Khi nội tệ giảm, xuất nhập khẩu ròng sẽ tăng lên, góp phần cải thiện tình trạng cán cân thương mại Mặt khác khi xuất nhập khẩu ròng tăng, đường

IS dịch chuyển sang phải (mô hình IS-LM), lãi suất trong nước tăng lên, trong ngắn hạn luồng vốn đổ vào trong nước tăng (nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp) làm cán cân vốn tăng lên, từ đó cán cân thanh toán tổng thể được cải thiện Có 2 trường hợp:

- Dưới chế độ tỷ giá cố định: Ngân hàng trung ương sẽ phải cung ứng thêm tiền

để mua ngoại tệ nhằm giữ tỷ giá cố định để khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, mặt khác để tăng cường dự trữ ngoại hối quốc gia Như vậy, tác động không mong muốn là cung tiền tăng lên, đường LM dịch chuyển sang phải (mô hình IS- LM) làm cân bằng tiền hàng trong nền kinh tế thay đổi, lạm phát sẽ tăng lên

- Dưới chế độ tỷ giá thả nổi: Nếu ngân hàng trung ương không vì mục tiêu giữ

cho đồng bản tệ được định giá thấp để khuyến khích xuất khẩu và giả định rằng dự trữ ngoại hối đã đủ mức cần thiết không cần tăng thêm, cán cân tổng thể thặng dư thì sẽ có một lượng ngoại tệ tăng lên trong nền kinh tế Tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế trong trường hợp này sẽ tăng lên vì nó bao gồm hai phần là: tổng phương tiện thanh toán bằng nội tệ và tổng phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ Khi tổng phương tiện thanh toán tăng lại gây sức ép lên giá cả và đẩy lạm phát tăng lên

1.1.2 Môi trường lạm phát ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn tỷ giá

Lý luận về ảnh hưởng của môi trường lạm phát đến mức độ truyền dẫn tỷ giá

còn khá mới mẻ và xuất hiện trong các nghiên cứu gần đây liên quan đến kinh tế học vĩ

mô mới về nền kinh tế mở (new open economy macroeconomics) Devereux & Yetman

(2003) cho rằng trong một môi trường lạm phát thấp và ổn định, các công ty sẽ điều chỉnh giá ít thường xuyên hơn Nghiên cứu chỉ ra rằng trong mô hình nền kinh tế mở

Trang 20

nhỏ với sự truyền dẫn tỷ giá được xác định bởi tần suất thay đổi giá của công ty nhập

khẩu, thì tồn tại mối quan hệ dương, phi tuyến giữa mức độ truyền dẫn và giá trị lạm

phát trung bình; đồng thời tồn tại mối quan hệ dương giữa mức độ truyền dẫn và biến động tỷ giá

Cơ sở lý luận sâu xa cho xu hướng nghiên cứu này bắt nguồn từ các lý thuyết về cạnh tranh độc quyền và hành vi định giá của các công ty (kinh tế học vi mô) kết hợp với trường phái kinh tế học tiền tệ New Keynesian (New Keynesian Monetary Economics) Cách tiếp cận tiêu chuẩn trong kinh tế học tiền tệ và phân tích chính sách tiền tệ kết hợp sự cứng nhắc của giá hoặc lương danh nghĩa vào trong khuôn khổ cân bằng động ngẫu nhiên tổng thể (Dynamic Stochastic General Equilibrium, DSGE) dựa trên hành vi tối ưu hóa của các chủ thể trong nền kinh tế Các lớp mô hình điển hình:

- Các mô hình định giá phụ thuộc thời gian (Time-Dependent Pricing models) được phát triển bởi Taylor (1979; 1980) và Calvo (1983)

- Các mô hình cơ bản về Cạnh tranh độc quyền được phát triển bởi Blanchard

và Kiyotaki (1987); Ball and Romer (1991); Beaudry and Devereux (1995); King và Watson (1996)

- Các mô hình định giá phụ thuộc tình trạng (State-Dependent Pricing models) được đề xuất và phát triển qua các nghiên cứu của Ball và Mankiw (1994), Dotsey King và Wolman (1999), Lucas và Golosov (2007), Gertler và Leahy (2008)

1.1.2.1 Mô hình của Taylor

Taylor (1979; 1980) cho rằng sự hiện diện của các hợp đồng đa thời kỳ, với một

tỷ lệ hợp đồng có giá và lương được thỏa thuận trong từng thời kỳ, có thể tạo ra sự duy trì sản lượng thực để phản ứng với các cú sốc tiền tệ được quan sát trong dữ liệu

Để thiết lập giá trong suốt thời kỳ 𝑡 mà vẫn có hiệu lực trong nhiều thời kỳ, công ty sẽ quyết định dựa trên kỳ vọng về các điều kiện trong các thời kỳ tương lai Ngoài ra, mức giá tổng hợp cũng sẽ phụ thuộc vào giá đã được thiết lập trong các thời

Trang 21

kỳ trước đó còn hiệu lực Điều này tạo ra phương diện kỳ vọng tương lai looking) và xem xét quá khứ (backward-looking) của mức giá tổng hợp

(forward-Giả định rằng từng công ty sản xuất hàng hóa trung gian thiết lập giá 𝑃(𝑖) cho hai thời kỳ, với một nửa số công ty điều chỉnh giá trong từng thời kỳ Gọi 𝑃̅𝑡+𝑗 biểu thị cho giá hàng hóa trung gian được thiết lập tại thời điểm 𝑡 + 𝑗 cho thời kỳ 𝑡 + 𝑗 và 𝑡 +

𝑗 + 1 Xem xét công ty 𝑖 thiết lập giá trong thời kỳ 𝑡 Giá này sẽ có hiệu lực trong các thời kỳ 𝑡 và 𝑡 + 1 Nếu 𝑅𝑡 là lãi suất gộp, 𝑃̅𝑡 sẽ được chọn để tối đa hóa lợi nhuận kỳ vọng chiết khấu trong khoảng thời kỳ từ 𝑡 đến 𝑡 + 1:

𝑝̅𝑡 =1

2(𝑝𝑡+ 𝐸𝑡𝑝𝑡+1) +1

2(𝜐𝑡 + 𝐸𝑡𝜐𝑡+1) Giá trung bình của hàng hóa cuối cùng, thể hiện dưới dạng độ lệch từ trạng thái

Trang 22

1.1.2.2 Mô hình cơ bản về Cạnh tranh độc quyền

Để khảo sát các chỉ báo về tính cứng nhắc của giá, một dạng mô hình cơ bản có kết hợp cạnh tranh độc quyền giữa các nhà sản xuất hàng hóa trung gian đã được phát triển bởi Blanchard và Kiyotaki (1987); Ball and Romer (1991); Beaudry and Devereux (1995); King và Watson (1996)

Gọi 𝑌𝑡 là sản lượng đầu ra của hàng hóa sau cùng, được sản xuất bằng cách sử dụng lượng đầu vào là các hàng hóa trung gian theo hàm số sau:

𝑌𝑡 = [∫ 𝑌𝑡(𝑖)𝑞𝑑𝑖]

1/𝑞

, 0 < 𝑞 ≤ 1 Với 𝑌𝑡(𝑖) là lượng đầu vào của hàng hóa trung gian 𝑖

Các công ty sản xuất hàng hóa cuối hoạt động trong các thị trường đầu ra cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận theo hàm số:

𝑃𝑡𝑌𝑡 − ∫ 𝑃𝑖(𝑖)𝑌𝑡(𝑖)𝑑𝑖 Trong đó 𝑃𝑡 là giá của hàng hóa đầu ra cuối và 𝑃𝑡(𝑖) giá của hàng hóa đầu vào 𝑖 Điều kiện bậc nhất cho tối đa hóa lợi nhuận của các nhà sản xuất hàng hóa sau

cùng dẫn đến hàm cầu cho hàng hóa trung gian 𝑖 là:

𝑌𝑡𝑑(𝑖) = [ 𝑃𝑡

𝑃𝑡(𝑖)]

1/(1−𝑞)

𝑌𝑡 (1.1)Các công ty sản xuất hàng hóa sau cùng đạt được lợi nhuận bằng không khi

Trang 23

Nhà sản xuất hàng hóa 𝑌(𝑖) lựa chọn 𝑃(𝑖), 𝐾(𝑖) và 𝐿(𝑖) để tối đa hóa lợi nhuận theo hàm cầu (1.1) và hàm sản xuất (1.2) Lợi nhuận trung gian bằng với:

Π𝑡(𝑖) = 𝑃𝑡(𝑖)𝑌𝑡(𝑖) − 𝑟𝑡𝐾𝑡(𝑖) − 𝑊𝑡𝐿𝑡(𝑖) = [𝑃𝑡(𝑖) − 𝑃𝑡𝑉𝑡] [ 𝑃𝑡

𝑃𝑡(𝑖)]

1/(1−𝑞)

𝑌𝑡Trong đó 𝑉𝑡 bằng chi phí đơn vị sản xuất tối thiểu hóa 𝑃𝑡𝑉𝑡 là chi chí đơn vị danh nghĩa

Điều kiện bậc nhất đối với giá trị 𝑃𝑡(𝑖) nhằm tối đa hóa lợi nhuận của các công

ty sản xuất hàng hóa trung gian là:

(1

𝑃𝑡) 𝑌𝑡 = 0 Sau khi sắp xếp lại, dẫn đến:

Các công ty điều chỉnh giá tại thời điểm t sẽ thiết lập tại cùng mức giá Vì các

công ty không điều chỉnh đại diện cho một mẫu ngẫu nhiên nên giá trung bình của các công ty không điều chỉnh đơn thuần là 𝑃𝑡−1, giá trung bình thời kỳ trước của tất cả các công ty Khi công ty 𝑖 có cơ hội điều chỉnh giá, nó sẽ tối đa hóa hiện giá chiết khấu kỳ vọng của lợi nhuận:

Trang 24

𝐸𝑡∑ 𝜔𝑖𝛽𝑖𝑉𝑡+𝑖(𝑃𝑃𝑡+𝑖

𝑡 )

𝑞/(1−𝑞)

∞ 𝑖=0

Nếu giá hoàn toàn linh hoạt, thì

Trang 25

1.1.2.4 Các mô hình định giá phụ thuộc tình trạng (State-Dependent Pricing

models)

Các mô hình định giá phụ thuộc tình trạng được đề xuất và phát triển qua các nghiên cứu của Ball và Mankiw (1994), Dotsey King và Wolman (1999), Lucas và Golosov (2007), Gertler và Leahy (2008) với giả định rằng các công ty không thể không tốn chi phí khi điều chỉnh giá theo lạm phát Các mô hình này cho phép sự biến đổi theo thời gian của quy mô thay đổi giá; với điều kiện phụ thuộc vào việc thay đổi giá của chính công ty (chi phí biên, tối đa hóa lợi nhuận), biến đổi trong số lượng các công ty thay đổi giá, và biến đổi trong cấu trúc của tập hợp các công ty điều chỉnh giá

Ngược với các mô hình định giá phụ thuộc thời gian của Taylor hay Calvo, các công ty điều chỉnh giá trong một khoảng thời gian cho trước không phải là mẫu ngẫu nhiên Các công ty lựa chọn điều chỉnh giá để đạt lợi nhuận cao nhất Theo Dotsey King và Wolman (1999), nếu lợi nhuận hiện hành của các công ty điều chỉnh giá tại

thời điểm t được biểu thị bằng Π0,𝑡, thì điều kiện bậc nhất định giá tối ưu là:

𝜕Π0,𝑡

𝜕𝑃𝑡∗ + 𝛽𝐸𝑡[

𝜕(1 − 𝛼1,𝑡+1)𝜐1,𝑡+1

𝜕𝑃𝑡∗ ] = 0 Với 𝛼𝑗𝑡, 𝜐1,𝑡+1 lần lượt là tỷ lệ và hàm giá trị của các công ty điều chỉnh giá

Gertler và Leahy (2008) xây dựng mô hình Ss với các công ty cạnh tranh độc quyền được giả định phân thành các tập hợp riêng biệt Mô hình này khá gần với mô hình Ss trong phân tích hành vi hàng tồn kho; ngay khi giá của các công ty vẫn nằm trong vùng gần với giá tối ưu thì không có sự điều chỉnh giá, nhưng khi giá chạm đến

ranh giới trên (S) hoặc dưới (s) thì công ty sẽ thay đổi giá

Gọi ln𝜇𝐻 và ln𝜇𝐿 là các giá trị trên và dưới của chi phí tính theo log mà tại đó việc điều chỉnh giá sẽ được kích hoạt Giả định các cú sốc cụ thể ở cấp độ công ty tuân theo phân phối đều với trung bình bằng không và mật độ 1/𝜙 Mối quan hệ giữa xác suất công ty điều chỉnh giá với xác suất xảy ra cú sốc và xác suất chi phí vượt khỏi các giới hạn 𝜇𝐻 và 𝜇𝐿 được cho bởi:

Trang 26

𝜙 là tỷ lệ các công ty tồn tại trong mẫu 𝜏 lựa chọn thay đổi giá

Mô hình đưa vào các cú sốc cụ thể ở cấp độ công ty đối với chi phí thực đơn (của Dotsey King và Wolman, 1999) và đánh giá tác động của các cú sốc đó đến việc điều chỉnh giá của công ty, tạo ra phân phối giá qua các công ty (Lucas và Golosov, 2007; Gertler và Leahy, 2008)

1.2 Tổng quan các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa sự truyền dẫn tỷ giá và lạm phát

1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây tập trung vào mối quan hệ dương giữa

sự truyền dẫn tỷ giá và lạm phát với bằng chứng qua nhiều quốc gia Choudhri & Hakura (2006) ước lượng sự truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát giá tiêu dùng cho 71 quốc gia trong thời kỳ 1979 – 2000 Đo co giãn truyền dẫn trung bình đối với các quốc gia lạm phát thấp là 0,04 trong quý đầu tiên, 0,14 sau bốn quý và 0,16 sau 20 quý Gagnon

& Ihrig (2004) cũng tìm thấy rằng các quốc gia với tỷ lệ lạm phát thấp và ổn định sẽ có

giá trị ước lượng thấp của mức độ truyền dẫn đến giá tiêu dùng

Sự liên kết giữa môi trường lạm phát và sự truyền dẫn tỷ giá được khám phá trước đó bởi Devereux & Yetman (2003) khi nghiên cứu cho rằng trong một môi trường lạm phát thấp và ổn định, các công ty sẽ điều chỉnh giá ít thường xuyên hơn

Trang 27

Điều này được lý giải bởi vì các nhà xuất khẩu nước ngoài có động cơ để ổn định giá niêm yết theo loại tiền của quốc gia nhập khẩu; hàm ý rằng, nếu ít nhất là một số công

ty tham gia vào LCP, thì sự truyền dẫn tỷ giá sẽ thấp hơn Nghiên cứu chỉ ra rằng trong

mô hình nền kinh tế mở nhỏ với sự truyền dẫn tỷ giá được xác định bởi tần suất thay

đổi giá của công ty nhập khẩu, thì tồn tại mối quan hệ dương, phi tuyến giữa mức độ

truyền dẫn và giá trị lạm phát trung bình; đồng thời tồn tại mối quan hệ dương giữa mức độ truyền dẫn và biến động tỷ giá

Bổ sung và tiếp tục khẳng định nghiên cứu trước đây, Devereux & Yetman (2010) chỉ ra rằng: (i) tính cứng nhắc của giá cả đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích mức độ truyền dẫn thấp; (ii) do tình trạng lạm phát khác biệt giữa các quốc gia nên mức độ cứng nhắc của giá cả có thể thay đổi theo thời gian, vì thế cần mở rộng mô hình bằng cách cho phép tần suất thay đổi giá của các công ty; (iii) Sự truyền dẫn tỷ giá

có mối quan hệ dương với lạm phát trung bình, nhưng mối quan hệ này là phi tuyến –

nghĩa là độ nhạy của mức độ truyền dẫn đến lạm phát sẽ giảm khi tỷ lệ lạm phát trở nên cao hơn, gia tăng tỷ lệ lạm phát trung bình làm gia tăng mức độ truyền dẫn nhưng

với một tỷ lệ giảm dần

Một xu hướng các nghiên cứu gần đây phân tích sự lựa chọn loại tiền tệ thiết lập giá (giữa LCP và PCP) trong khuôn khổ các mô hình vĩ mô mới về nền kinh tế mở Sự lựa chọn tối ưu loại tiền tệ thiết lập giá được tìm thấy là phụ thuộc vào nhiều nhân tố, bao gồm: thị phần tại thị trường nước ngoài của các công ty xuất khẩu (Bacchetta & van Wincoop, 2005), mức độ khả năng thay thế giữa hàng hóa nước ngoài và trong nước (Goldberg & Tille, 2005) Các mô hình vĩ mô mới về nền kinh tế mở được ước lượng bằng việc tối thiểu hóa thước đo khoảng cách giữa phản ứng đẩy của các loại giá trước cú sốc tỷ giá đạt được từ mô hình VAR so với phản ứng được dự báo từ các mô hình lý thuyết

Một đặc trưng có thể thấy là mô hình véc tơ tự hồi quy cấu trúc (SVAR) trở nên phổ biến như là một phương pháp ước lượng sự truyền dẫn tỷ giá Động cơ thúc đẩy

Trang 28

cho việc sử dụng cách tiếp cận SVAR là nó có tính đến vấn đề nội sinh tỷ giá một cách

rõ ràng, cho phép ước lượng sự truyền dẫn đến một tập hợp các loại giá như giá nhập khẩu, giá sản xuất, giá tiêu dùng một cách đồng thời Ngoài ra, SVAR cũng là công cụ hữu ích để đánh giá và ước lượng mô hình cân bằng động ngẫu nhiên tổng quát (DSGE)

Ở xu hướng nghiên cứu truyền thống, có thể kể đến McCarthy (2000); trong đó tác giả nghiên cứu hiệu ứng trung chuyển tác động của tỉ giá hiệu lực danh nghĩa đối với giá nhập khẩu, giá sản xuất (PPI) và giá tiêu dùng (CPI) tại 9 nền kinh tế phát triển – Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, Bỉ, Hà Lan, Thụy Điển và Thụy Sĩ – trong giai đoạn

từ 1976 đến 1998, dữ liệu hàng quý Nghiên cứu phân tích những khác biệt về ERPT giữa các nước, những biến động của ERPT theo thời gian và kết luận rằng: (i) các phản ứng của giá nhập khẩu cho thấy sự trung chuyển những dao động của tỉ giá đến giá nhập khẩu tại hầu hết các nước trong mẫu nghiên cứu là đáng kể, nhưng không đạt mức toàn phần; (ii) sự trung chuyển tác động của tỉ giá đến chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng là khá khiêm tốn ở hầu hết các nước nghiên cứu

Mặc dù các nghiên cứu truyền thống cung cấp nhiều thông tin hữu ích trong việc giải thích sự khác biệt về độ co giãn truyền dẫn giữa các quốc gia, nhưng chúng không thể trả lời cho câu hỏi có hay không sự truyền dẫn tỷ giá sụt giảm để phản ứng với thay đổi trong môi trường lạm phát Một phân tích dữ liệu chéo (cross-sectional) thuần túy không thể giải quyết câu hỏi trên khi các thước đo về sự truyền dẫn cụ thể theo quốc gia được lấy trung bình qua thời kỳ quan sát và được giữ không đổi

Một giải pháp cho phép tính đến sự thay đổi theo thời gian và thay đổi theo môi trường lạm phát của ERPT là việc áp dụng các mô hình chuỗi thời gian phi tuyến – cách tiếp cậnhiếm khi được áp dụng trong các nghiên cứu về ERPT Gần đây, Shintani

và cộng sự (2013) đã tiên phong vận dụng các mô hình STAR để phân tích mối quan

hệ giữa lạm phát và ERPT thay đổi theo thời gian tại Mỹ Một số điểm khác biệt của nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước đây: (i) thay vì khảo sát mối quan hệ giữa

Trang 29

ERPT và tỷ lệ lạm phát bình quân giữa các quốc gia, nghiên cứu tập trung khảo sát vai trò của lạm phát đối với sự thay đổi theo thời gian của ERPT qua việc sử dụng khuôn khổ mô hình hóa chuỗi thời gian phi tuyến; (ii) thông qua mô hình lý thuyết giản đơn

về giá nhập khẩu, nghiên cứu chỉ ra rằng động lực của cơ chế truyền dẫn tỷ giá có thể được xấp xỉ tốt bằng lớp mô hình tự hồi quy chuyển tiếp trơn (STAR) với lạm phát là biến chuyển tiếp Các tác giả thực hiện nhiều hàm chuyển tiếp dạng chữ U trong mô hình STAR để xem xét các dạng điều chỉnh thay thế

1.2.2 Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu trong nước điển hình về sự truyền dẫn tỷ giá vào trong lạm phát tại Việt Nam là của Vo Van Minh (2009) Tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận VAR để nghiên cứu ERPT Dữ liệu tháng được sử dụng trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 2 năm 2007 với 73 quan sát Tỉ giá hiệu lực danh nghĩa (NEER) được sử dụng vì nó phản ảnh tốt hơn tỉ giá giữa đồng tiền Việt Nam với đồng tiền các đối tác thương mại, được tính bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ Do đó, một sự gia tăng của NEER có nghĩa là VND giảm giá và ngược lại Kết quả ước lượng cho thấy độ co dãn của giá nhập khẩu bình quân bằng 0,61; so với độ co dãn giá nhập khẩu,

độ co dãn của giá tiêu dùng là nhỏ và chậm hơn, bình quân là 0,08

Các tác giả Nguyễn Thị Ngọc Trang và Lục Văn Cường (2012) đã nghiên cứu

sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái vào các mức giá tại Việt Nam và kết luận rằng trong số các loại giá tại Việt Nam thì giá nhập khẩu có độ dịch chuyển tỷ giá lớn nhất; giá nhập khẩu nhạy với những thay đổi trong tỷ giá hối đoái hơn giá sản xuất và giá tiêu dùng Kết quả phân tích phản ứng đẩy cho thấy sự chuyển dịch từ tỷ giá hối đoái danh nghĩa đến chỉ số giá nhập khẩu là hoàn toàn từ quý thứ 2 sau cú sốc ban đầu Sự chuyển dịch

từ tỷ giá hối đoái danh nghĩa và giá nhập khẩu vào giá sản xuất là hoàn toàn từ quý thứ

2 trở đi sau cú sốc ban đầu Kết quả phân tách phương sai cho thấy tác động của các biến đến chỉ số giá tiêu dùng Từ quý thứ 2 trở đi, các biến tác động đến giá tiêu dùng tương đối ổn định Trong đó, chỉ số giá sản xuất tác động đến chỉ số giá tiêu dùng lớn

Trang 30

nhất 36% - 38% Tác động của chỉ số giá nhập khẩu đến chỉ số giá tiêu dùng ở mức thấp, khoảng 3,4 - 3,8%

Về ứng dụng lớp mô hình hồi quy chuyển tiếp trơn (STR), có nghiên cứu của Nguyễn Minh Hải (2014) phân tích lạm phát và cầu tiền ở Việt Nam giai đoạn 2000-

2011 Khung lý thuyết dựa vào đường Phillips để phân tích nguyên nhân lạm phát theo cách tiếp cận hồi quy chuyển tiếp trơn với các biến giải thích trong mô hình là các nhân

tố tiềm năng quyết định đến lạm phát ở Việt Nam như khoảng chênh lệch sản lượng giữa GDP thực tế so với GDP tiềm năng, yếu tố kỳ vọng lạm phát và các yếu tố chi phí đẩy Nghiên cứu đã xác định ngưỡng lạm phát là 5,89% mà khi vượt qua nó, lạm phát

sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng; ngược lại, tỉ lệ lạm phát thấp hơn ngưỡng 5,89%

sẽ là có tác dụng kích thích tăng trưởng

Trang 31

Tóm tắt Chương 1

Chương 1 trình bày tổng quan lý luận về mối quan hệ giữa sự truyền dẫn tỷ giá

và lạm phát, cùng các nghiên cứu trước đây liên quan chủ đề này

Xét phương diện đầu tiên của mối quan hệ, có một số cơ chế song hành mà thông qua đó, giá cả trong nước phản ứng với những thay đổi của tỉ giá danh nghĩa:

- Kênh tác động trực tiếp qua giá nhập khẩu: Kênh này được giải thích bởi luật một giá (lý thuyết ngang giá sức mua) và có liên quan đến sự lựa chọn của nhà xuất khẩu về loại tiền tệ niêm yết trên hóa đơn (LCP, PCP, VCP) cùng cơ chế định giá theo thị trường (PTM)

- Kênh tác động gián tiếp lên tổng cầu: Tác động gián tiếp lên tổng cầu, và truyền đến các loại giá trong nước thông qua “hiệu ứng dịch chuyển chi tiêu”, bao gồm hiệu ứng thay thế bên trong và thay thế bên ngoài

- Kênh tác động gián tiếp lên cán cân thanh toán, cung tiền: Các quan hệ cân bằng giữa cung tiền, cán cân thương mại, cán cân tài khoản vốn cùng với mô hình Mundell-Fleming truyền thống tạo cơ sở cho việc giải thích cơ chế truyền dẫn qua kênh này

Ở chiều quan hệ tương tác, môi trường lạm phát thấp có thể ảnh hưởng đến mức

độ truyền dẫn thấp của tỷ giá Các lý thuyết về cạnh tranh độc quyền và hành vi định giá của các công ty (kinh tế học vi mô) kết hợp với trường phái kinh tế học tiền tệ New Keynesian tạo cơ sở lý luận vững chắc cho xu hướng nghiên cứu này

Hàng loạt các nghiên cứu thực nghiệm đặc sắc trong và ngoài nước về mối quan

hệ giữa sự truyền dẫn tỷ giá và lạm phát đã được thực hiện trong những năm qua Tuy nhiên, việc ứng dụng lớp mô hình hồi quy chuyển tiếp trơn trong nghiên cứu chủ đề này vẫn còn khá mới mẻ

Trang 32

2.1 Khung phân tích

Kế thừa và phát triển từ các nghiên cứu trước đây, luận văn hướng đến việc mô hình hóa đồng thời quan hệ hai chiều giữa sự truyền dẫn tỷ giá và lạm phát:

(i) Mức độ truyền dẫn của tỷ giá tác động đến tỷ lệ lạm phát: Mức độ truyền

dẫn của tỷ giá cần được công thức hóa và đóng vai trò là biến độc lập trong phương trình lượng hóa tỷ lệ lạm phát

(ii) Môi trường lạm phát ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn: Mức độ truyền dẫn

của tỷ giá là một hàm số của tỷ lệ lạm phát quá khứ và có sự chuyển tiếp mượt hơn là

gián đoạn ứng với các trễ lạm phát khác nhau

Ngoài ra, các nghiên cứu về động lực lạm phát nhấn mạnh sự cần thiết phải tính đến hành vi quán tính của lạm phát; do đó, luận văn cần bao hàm trong định dạng của

mô hình các trễ của lạm phát đóng vai trò là các biến giải thích cho lạm phát hiện tại

Khung phân tích được phát triển dựa trên nghiên cứu của Devereux và Yetman (2010), gần đây là Shintani và cộng sự (2013) Có ít nhất hai khác biệt đáng lưu ý giữa các cơ chế định giá của hai mô hình từ hai nhóm tác giả:

Trang 33

- Thứ nhất, các nhà nhập khẩu trong Devereux and Yetman (2010) đối mặt với

vấn đề lựa chọn xác suất 𝜅 thực hiện không điều chỉnh giá để tối đa hóa lợi nhuận qua

khoảng thời gian vô hạn theo khuôn khổ của mô hình định giá cứng nhắc kiểu Calvo (1983) tiêu chuẩn Ngược lại, các nhà nhập khẩu trong nghiên cứu của Shintani và cộng sự (2013) tối ưu hóa qua thời kỳ hợp đồng xác định trong mô hình định giá xen kẽ kiểu Taylor (1980) bằng cách lựa chọn xác suất 𝜅(𝑡) trong việc duy trì quy tắc định giá hợp đồng Bởi vì vấn đề tối ưu hóa được giải quyết bởi việc nhà nhập khẩu tham gia vào các hợp đồng mới từng thời kỳ, nên xác suất 𝜅(𝑡) được chọn nhìn chung sẽ khác biệt qua các tập hợp định giá, không như 𝜅, xác suất chung cho tất cả công ty trong nền kinh tế

- Thứ hai, các nhà nhập khẩu trong Shintani và cộng sự (2013) thích ứng với

quy tắc chỉ số hóa lạm phát trong suốt thời kỳ hợp đồng, hơn là việc cố định giá của họ tại mức cố định Theo hợp đồng, độ lệch giá so với mức giá mong muốn phụ thuộc vào

tỷ lệ lạm phát tổng hợp của thời kỳ hợp đồng ban đầu Vì thế, giá trị xác suất 𝜅(𝑡) tối

ưu trở thành hàm của lạm phát Vì cơ chế này, mô hình trong Shintani và cộng sự (2013) dự báo rằng ERPT phụ thuộc vào mức lạm phát ở trạng thái ổn định của nền kinh tế

Ngoài hai điểm khác biệt trên, các nội dung còn lại của mô hình kết hợp là giống nhau

Xem xét một tập hợp các công ty nhập khẩu, từng công ty nhập khẩu một loại hàng hóa trung gian khác biệt từ nước ngoài và bán lại trong thị trường nội địa như một nhà cạnh tranh độc quyền

Một nhà sản xuất hàng hóa cuối điển hình trong nước sẽ mua tất cả hàng hóa nhập khẩu trung gian và kết hợp chúng lại để tạo ra sản phẩm sau cùng mà không kiểm soát giá thành phẩm Để mô tả hành vi thiết lập giá của các công ty nhập khẩu, Shintani

và cộng sự (2013) điều chỉnh mô hình định giá xen kẽ (staggered pricing model) của

Taylor (1980) mà trong đó các hợp đồng giữa các nhà nhập khẩu với nhà sản xuất hàng

Trang 34

hóa cuối kéo dài N thời kỳ (N ≥ 2), và một tỷ lệ không đổi 1/N các công ty nhập khẩu sẽ

soạn thảo các hợp đồng của họ tại bất kỳ một thời kỳ cho trước nào Một công ty nhập

khẩu định giá hợp đồng tại thời điểm t – j (với j = 0, 1, …, N – 1) và nhập khẩu hàng

hóa 𝑖 ∈ [0,1] tại thời điểm t sẽ có hàm cầu được cho bởi:

𝐶𝑡(𝑖, 𝑡 − 𝑗) = (𝑃𝑡(𝑖, 𝑡 − 𝑗)

𝑃𝑡(𝑡 − 𝑗) )

−𝜃

𝐶𝑡(𝑡 − 𝑗) Trong đó:

 θ > 1 là độ co giãn không đổi của hàng hóa thay thế

 𝑃𝑡(𝑖, 𝑡 − 𝑗) là giá của hàng hóa i được nhập khẩu bởi một công ty với hợp đồng bắt

đầu trong thời kỳ t – j,

 𝑃𝑡(𝑡 − 𝑗) = (∫ 𝑃01 𝑡(𝑖, 𝑡 − 𝑗)1−𝜃𝑑𝑖)1/(1−𝜃) là chỉ số giá cho hàng hóa trung gian tổng hợp được bán bởi các công ty nhập khẩu có các hợp đồng bắt đầu trong thời

kỳ t – j

 𝐶𝑡(𝑡 − 𝑗) là cầu hàng hóa tổng hợp tương ứng

 Tất cả hàng hóa trung gian khác nhau, 𝑖 ∈ [0,1], được nhập khẩu tại mức giá như nhau niêm yết theo ngoại tệ, 𝑃𝑡∗ - vượt quá sự kiểm soát của các nhà nhập khẩu

 Ý nghĩa của phương trình: Lượng cầu của hàng hóa i tại thời điểm t – j được xác

định bằng cách lấy lũy thừa bậc −𝜃 đối với tỷ lệ giữa giá của hàng hóa i được nhập khẩu bởi công ty theo hợp đồng bắt đầu trong thời kỳ 𝑡 − 𝑗 với chỉ số giá cho hàng hóa trung gian tổng hợp được bán bởi các công ty nhập khẩu có các hợp đồng bắt

đầu trong thời kỳ t – j

Lợi nhuận của nhà nhập khẩu, thể hiện dưới dạng nội tệ, tại thời điểm t được

xác định bởi:

π𝑡(𝑖, 𝑡 − 𝑗) = 𝑃𝑡(𝑖, 𝑡 − 𝑗)𝐶𝑡(𝑖, 𝑡 − 𝑗) − (1 + 𝜏)𝑆𝑡𝑃𝑡∗𝐶𝑡(𝑖, 𝑡 − 𝑗)

Trong đó:

 𝑆𝑡 là tỷ giá danh nghĩa

 𝜏 là chi phí vận chuyển đông lạnh mà nhà nhập khẩu phải gánh chịu

Trang 35

Mức giá mong muốn của nhà nhập khẩu làm tối đa hóa lợi nhuận trong nền kinh

tế có giá linh hoạt là:

 𝑠𝑡 = ln 𝑆𝑡

 𝜇 = ln(𝜃/(𝜃 − 1)) + ln(1 + 𝜏) là chi phí phụ trội

Trên thực tế, các hợp đồng được soạn thảo cho các thời kỳ cố định, và trong một

số trường hợp đặc biệt, có thể được thương lượng lại Bằng việc thanh toán một khoản chi phí cố định 𝐹(> 0), các công ty có thể thanh lý hợp đồng và thiết lập lại giá tại các mức mong muốn Giả định trong thời kỳ đầu tiên 𝑁1(≥ 1), các công ty tuân theo quy tắc định giá hợp đồng và liên hệ đầy đủ mức giá của họ với lạm phát tổng hợp Bước sang thời kỳ thứ hai 𝑁2 = 𝑁 − 𝑁1, nếu quyết định kết thúc hợp đồng, công ty sẽ định giá tại mức mong muốn là 𝑝̂𝑡 = 𝑠𝑡+ 𝑝𝑡∗+ μ

Vì chi phí biên Δ(𝑠𝑡+ 𝑝𝑡∗) tuân theo quá trình bước đi ngẫu nhiên (với phương sai 𝜎2) và xác suất chấm dứt hợp đồng không được biết tại thời điểm bắt đầu, nên việc

định giá trong thời kỳ thứ hai trở nên phụ thuộc vào tình trạng (state-dependent) mà

các công ty có cùng xác suất chấm dứt hợp đồng trong thời kỳ thứ hai Tuy nhiên, thay

vì chính thức rút ra giải pháp định giá dựa vào tình trạng, Shintani và cộng sự (2013) tuân theo Ball, Mankiw & Romer (1988), Romer (1990) và Devereux & Yetman

Trang 36

(2010), đồng thời công thức hóa lại hành vi tối ưu hóa của công ty để xác suất thay đổi (hoặc không thay đổi) giá so với mức giá mong muốn được xác định nội sinh.

Gọi 𝜅(𝑡) là xác suất có điều kiện mà một công ty có hợp đồng trong thời kỳ hiện hành sẽ duy trì giá hợp đồng trong thời kỳ kế tiếp Sau khi thiết lập giá hợp đồng mới

tại t, các công ty sẽ quan sát lạm phát tổng hợp 𝜋𝑡 và lựa chọn 𝜅(𝑡) để tối đa hóa lợi

nhuận Như trong Walsh (2003), chúng ta có thể viết lại điều kiện tối đa hóa lợi nhuận

bằng cách sử dụng bình phương độ lệch kỳ vọng của giá thực tế so với mức giá mong muốn trong từng thời kỳ Giá trị tối ưu hóa của 𝜅(𝑡) được chọn bằng cách tối thiểu hóa

có thể trình bày dưới dạng 𝜅(𝑡) = 𝜅(𝜋𝑡)

Trang 37

2.1.1 Trường hợp hợp đồng 2 thời kỳ

Trước hết, chúng ta xem xét trường hợp đơn giản nhất trong đó từng hợp đồng được ký kết cho 2 thời kỳ như trong Ball and Mankiw (1994) và Devereux and Siu (2007) Hàm tổn thất (2.1) với 𝑁 = 2 được cho bởi:

𝐿𝑡 = 𝐸𝑡[𝛽𝜅(𝑡)(𝑝̂𝑡+ 𝜋𝑡− 𝑝̂𝑡+1)2] + 𝛽(1 − 𝜅(𝑡))𝐹

= 𝛽𝐹 − 𝛽(𝐹 − 𝜎2− 𝜋𝑡2)𝜅(𝑡) Loại trừ khả năng 𝐹 < 𝜎2, bởi vì tổn thất luôn được tối thiểu hóa bằng cách thiết lập 𝜅(𝑡) = 0 trong trường hợp này Khi 𝐹 ≥ 𝜎2, công ty lựa chọn 𝜅(𝑡) = 1 nếu

𝜋𝑡2 ≤ 𝐹 − 𝜎2 và 𝜅(𝑡) = 0 nếu 𝜋𝑡2 > 𝐹 − 𝜎2 Vì thế, với giá trị cho trước của 𝐹 và 𝜎2,

𝜅(𝑡)đơn giản là một hàm của 𝜋𝑡 Sử dụng cùng đối số, với bất kỳ công ty nào tham gia

vào các hợp đồng tại thời điểm t – j, 𝜅(𝑡−𝑗) là một hàm của 𝜋𝑡−𝑗 và được cho bởi công thức:

vì các công ty với các hợp đồng mới thiết lập giá 𝑝𝑡(𝑡) tại mức mong muốn, 𝑝̂𝑡 = 𝑠𝑡+

𝑝𝑡∗+ 𝜇, và các công ty với các hợp đồng được thiết lập trong thời kỳ trước sẽ thiết lập giá của họ 𝑝𝑡(𝑡 − 1) tại (1 − 𝜅(𝜋𝑡−1))𝑝̂𝑡 + 𝜅(𝜋𝑡−1)(𝑝̂𝑡−1+ 𝜋𝑡−1) Động lực lạm phát được viết như sau:

nếu −√𝐹 − 𝜎2 ≤ 𝜋𝑡−𝑗 ≤ √𝐹 − 𝜎2

Trang 38

𝐸𝑅𝑃𝑇 = 1 − 𝜅(𝜋𝑡−1)

2giá trị này phụ thuộc biến lạm phát trễ, 𝜋𝑡−1 Khi −√𝐹 − 𝜎2 ≤ 𝜋𝑡−1 ≤ √𝐹 − 𝜎2, 𝜅(𝜋𝑡−1) nhận giá trị 1 và ERPT trở thành 0,5 Mặt khác, khi |𝜋𝑡−1| > √𝐹 − 𝜎2, mô hình dự báo ERPT đầy đủ Tóm lại, mô hình với 𝑁 = 2 hàm ý sự chuyển tiếp của mức

độ ERPT phụ thuộc vào quy mô tương đối của biến ngưỡng |𝜋𝑡−1| và giá trị ngưỡng

√𝐹 − 𝜎2 Hình dạng của hàm bước tiến (step function) trong hình đề nghị rằng khả

năng xấp xỉ ERPT bằng sự biến đổi của mô hình tự hồi quy ngưỡng (TAR), thỉnh thoảng được nói đến như là mô hình TAR ba giai đoạn hoặc mô hình TAR dãy

𝜅(𝜋𝑡) = − (𝐹 − 𝜎

2− 𝜋𝑡2)2𝛽(𝐹 − 2𝜎2− 4𝜋𝑡2)với 𝐹 − 𝜎2− 𝜋𝑡2 > 0 và (𝐹 − 𝜎2− 𝜋𝑡2) + 2𝛽(𝐹 − 2𝜎2− 4𝜋𝑡2) < 0 Trong trường hợp này, 𝜅(𝑡) là một hàm trơn của tỷ lệ lạm phát 𝜋𝑡 Trường hợp khác, 𝜅(𝑡) trở thành giải pháp gốc nhận giá trị 0 hoặc 1 Giá tổng hợp được cho bởi:

Trang 39

Trong đó phương trình thứ hai xuất phát từ 𝑝𝑡(𝑡 − 1) = (1 − 𝜅(𝜋𝑡−1))𝑝̂𝑡+𝜅(𝜋𝑡−1)(𝑝̂𝑡−1+ 𝜋𝑡−1) và 𝑝𝑡(𝑡 − 2) = (1 − 𝜅(𝜋𝑡−1)2)𝑝̂𝑡+ 𝜅(𝜋𝑡−1)2(𝑝̂𝑡−2+ 2𝜋𝑡−2) Động lực học lạm phát được cho bởi:

𝜋𝑡 = (1 − 𝜅(𝜋𝑡−1) + 𝜅(𝜋𝑡−2)2

3 ) 𝛥(𝑠𝑡+ 𝑝𝑡∗)

−1

3(𝜅(𝜋𝑡−1)2− 𝜅(𝜋𝑡−2) − 𝜅(𝜋𝑡−3)2)𝛥(𝑠𝑡−1+ 𝑝𝑡−1∗ )+ 𝜅(𝜋𝑡−3)

2

3 𝛥(𝑠𝑡−2+ 𝑝𝑡−2

∗ ) + 𝜅(𝜋𝑡−1)

3 𝜋𝑡−1+1

2.1.3 Trường hợp hợp đồng N-thời kỳ

Đối số tương tự dẫn đến ERPT cho bất kỳ giá trị 𝑁 được cho bởi:

𝐸𝑅𝑃𝑇 = 1 − ∑ 𝜅(𝜋𝑡−𝑗)

𝑗 𝑁−1

𝑗=1

𝑁Trong đó 𝜅(𝜋𝑡−𝑗) là hàm phi tuyến của 𝜋𝑡−𝑗 Phần thứ hai

𝑁−1∑𝑁−1𝑗=1 𝜅(𝜋𝑡−𝑗)𝑗đại diện cho tỷ lệ các công ty thích ứng với quy tắc chỉ số hóa và ERPT bây giờ có thể thay đổi từ 1/𝑁 đến 1 Một lần nữa, ERPT là một hàm phi tuyến trơn của lạm phát, với động lực của nó có thể xấp xỉ bởi hàm chuyển tiếp dạng chữ U với tập hợp các tỷ lệ lạm phát trễ được dùng như các biến chuyển tiếp Lạm phát hiện hành trở thành hàm theo 𝜋𝑡−𝑗 với 𝑗 = 1, … , 𝑁 và 𝛥(𝑠𝑡−𝑗+ 𝑝𝑡−𝑗∗ ) với 𝑗 = 1, … , 𝑁 − 1

Trang 40

2.1.4 Xác định ERPT

ERPT trong ngắn hạn được xác định như là đạo hàm bậc nhất của 𝜋𝑡 đối với sự thay đổi trong chi phí biên Δ(𝑠𝑡+ 𝑝𝑡∗) Sử dụng đường cong Phillips được rút ra từ mô hình, ERPT có thể được thể hiện dưới dạng 𝜅(𝑡−𝑗) = 𝜅(𝜋𝑡−𝑗) với 𝑗 = 1, … , 𝑁 − 1 để ERPT phụ thuộc trực tiếp vào giá trị trễ của lạm phát

 Khi 𝑁 = 2, mô hình được rút gọn thành mô hình hai thời kỳ của Taylor (1980) với xác suất chấm dứt hợp đồng trong thời kỳ thứ hai có thể được xem xét bởi Ball and Mankiw (1994) và Devereux and Siu (2007) Trong trường hợp đơn giản, động lực lạm phát tuân theo mô hình tự hồi quy bậc 2, AR(2) với ERPT được cho bởi:

𝐸𝑅𝑃𝑇 = 1 − 𝜅(𝜋𝑡−1)

2Trong đó 𝜅(𝜋𝑡−𝑗) = 1{|𝜋𝑡−1| ≤ √𝐹 − 𝜎2}

Hình 2.1 chỉ ra mối quan hệ được dự báo giữa tỷ lệ lạm phát trễ và ERPT

Sự chuyển tiếp đột ngột tại các giá trị ngưỡng √𝐹 − 𝜎2 và −√𝐹 − 𝜎2 đề nghị khả năng xấp xỉ ERPT bằng biến thể của mô hình tự hồi quy ngưỡng (threshold autoregressive – TAR), đôi khi được gọi là mô hình TAR ba trạng thái

Đường liền: 𝐹 = 155 và 𝜎2 = 100

Đường đứt quãng: 𝐹 = 120 và 𝜎 2 = 100

Hình 2.1 ERPT và lạm phát trễ: trường hợp hợp đồng hai thời kỳ (𝐍 = 𝟐)

Ngày đăng: 13/03/2017, 23:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w