Thiền Họa trong Hội Họa Trung Quốc... Trong môn họa truyền thống của Trung Quốc thường được gọi là Quốc Họa ta thường bắt gặp những chủ đề ước lệ quen thuộc được thể hiện với màu sắc đậm
Trang 1Thiền Họa trong Hội Họa
Trung Quốc
Trang 2Trong môn họa truyền thống của Trung Quốc (thường được gọi là Quốc Họa) ta thường bắt gặp những chủ đề ước lệ
quen thuộc được thể hiện với màu sắc đậm nhạt thích mắt, thậm chí những màu tươi vui sặc sỡ Các chủ đề này lặp đi lặp lại đây đó đến mức sáo mòn, đại loại như hoa (đào, mai, lan, cúc, sen, thủy tiên, mẫu đơn, tử đằng, quỳnh), điểu cầm (phụng, ưng, hạc két, quạ, chim cút, vịt trời, gà vịt, ngan
ngỗng), muông thú (hổ, ngựa, lừa, trâu bò, dê, nai), con vật truyền thuyết (long, lân), tôm cá cua, côn trùng (bướm, chuồn chuồn, dế, bọ ngựa, sâu, kiến), cây cối (tùng bách, tre trúc, ngô đồng, dương liễu, phong), phong cảnh (mây nước sông
Trang 3biển, núi non, thác ghềnh, khe suối), trái cây, nhân vật (thật
và truyền thuyết)… Những chủ đề này được các họa sĩ khai thác triệt để suốt bao thế kỷ qua Có người chuyên vẽ đá, hoặc mai, hoặc lau, hoặc trúc… Chính vì thế nên hội họa Trung quốc lâm vào biển chết, người họa sĩ cảm thấy lúng túng trong mê lộ: bất kỳ ý tưởng nào cũng là cũ kỹ mà các tiền bối đã khai thác hết rồi Loại tranh này chẳng còn gì tân
kỳ nữa, rốt cuộc chỉ là những màu sắc trang trí trong phòng thất mà thôi
Kể từ vị tổ thiền 28 Ấn Độ là Bồ Đề Đạt Ma (?-528) sang Đông Độ thành sơ tổ thiền Trung Quốc (năm 520, đời vua Lương Võ Đế), thiền đã mọc rễ và lớn mạnh với thông điệp thù thắng: «Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật.» Cho đến đời Nam Tống (thế
kỷ XII) thiền du nhập vào Nhật Bản Thiền đã ảnh hưởng tâm hồn hai dân tộc Trung-Nhật suốt bao thế kỷ trong sinh hoạt hằng ngày cũng như trong học thuật
Trang 4Thế là thiền đã thổi vào nền hội họa truyền thống một luồng sinh khí mới, cứu lấy môn họa này thoát khỏi biển chết Cách thể nghiệm thiền «minh tâm kiến tánh» là nguồn cảm hứng bất tận cho người nghệ sĩ Hội họa là một ngôn ngữ phi ngôn ngữ, mà ngôn ngữ hội họa há không thể trực chỉ nhân tâm sao? Rõ ràng có thể xem hội họa là phương tiện thể nghiệm thiền để có thể kiến tánh Nhưng tôn chỉ của thiền là phi
phương tiện (bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền) cho nên phải thể hiện thế nào sao cho hội họa trở thành một thứ
phương tiện để có thể tải được tư tưởng ảo diệu thâm mật của Phật giáo? Những đặc điểm nổi bật của thiền họa là sự đơn giản tối đa tưởng chừng phi nghệ thuật, sự hướng nội, sự trống trải đầy gợi ý, sự viên mãn trong bất toàn (như lời Lão Tử: «Đại thành nhược khuyết»), và được thể hiện theo phong
Trang 5các đặc biệt: tiết giảm nét bút và chừa nhiều khoảng trống trên giấy (gọi là bút pháp một góc: one-corner style)
Last edited by giavui; 02-13-2011 at 09:52 PM