Thư pháp và hội họa Trung Quốc - Ý nghĩa biểu tượng trong hội hoạ Trung Quốc pot

19 845 3
Thư pháp và hội họa Trung Quốc - Ý nghĩa biểu tượng trong hội hoạ Trung Quốc pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thư pháp và hội họa Trung Quốc Ý nghĩa biểu tượng trong hội hoạ Trung Quốc Mỗi khi thưởng ngoạn một bức tranh Trung Quốc, ấn tượng ban đầu của đa số chúng ta hầu như ở phương diện hình thức, tức là đánh giá xem tranh vẽ có đẹp hay không. Nhưng nếu tự hỏi tại sao tranh có chủ đề như thế, hay tác giả muốn gởi gấm điều gì qua bức tranh ấy, có lẽ không ít người lúng túng tìm câu giải đáp. Ở đây chúng ta sẽ không xét tới những hoạ phẩm của những tác giả hiện đại chịu ảnh hưởng những trường phái hội hoạ Tây phương (như phái ấn tượng, phái siêu thực, v.v ) mà chính tác giả mới hiểu hoặc không ai hiểu gì cả (kể cả tác giả). Chúng ta cũng không xét tới các hoạ phẩm mang tính chất tôn giáo bởi vì mục đích của tranh đã thấy rõ. Chúng ta sẽ xét những bức tranh mang đậm nét truyền thống, thậm chí dân gian, để thấy ý nghĩa biểu tượng được gởi gấm trong đó. Thí dụ như tranh có các chủ đề như: hoa điểu, rồng, ngựa, vượn, cá, tùng hạc, sơn thuỷ, v.v Đối với loại tranh này, cái chủ đề với ý nghĩa biểu tượng thì quan trọng hơn phong cách hay kỹ thuật thể hiện (thuật ngữ chuyên môn gọi là kỹ pháp 技法). Tác giả có thể dùng công bút 工笔 (tức là lối vẽ tỉ mỉ, bất cứ vật gì cũng có đường viền thậm chí cọng cỏ hay chiếc lá, rồi tô màu lên); hoặc dùng ý bút 意笔 (tức là lối vẽ phóng khoáng, loại bỏ hoặc rất hạn chế đường viền, thậm chí một nét bút cũng thành lá lan hay cọng cỏ). Tác giả cũng có thể dùng màu sắc rực rỡ tươi thắm, hoặc màu sắc nhàn nhạt lạnh lẽo, thậm chí vẽ toàn mực đen (thuật ngữ gọi là Thư pháp và hội họa Trung Quốc mặc hoạ 墨畫). Dù sao mặc lòng, tất cả điều ấy cũng chỉ là những hình thức thể hiện đa dạng, mà mục đích chủ yếu là nhằm chuyển tải một ý nghĩa biểu tượng nào đó. Có hai điểm nổi bật của loại tranh này. Thứ nhất, trong cuộc sống người ta thường gán cho một sự vật nào đó một ý nghĩa biểu tượng. Thí dụ: trúc là quân tử, mai là giai nhân, cây tùng và chim hạc ngụ ý trường thọ (tùng hạc diên niên 松鶴延年), v.v Hoạ sĩ chỉ việc thể hiện nó bằng kỹ pháp riêng của mình. Đặc điểm thứ hai là thông qua ngôn ngữ (nhất là từ ngữ đồng âm hay cận âm) người ta sẽ liên tưởng hình vẽ này đến một sự vật nào đó với ý nghĩa biểu tượng nhất định trong tâm thức chung của mọi người. Thí dụ bức tranh vẽ con cá. Chữ Hán ngư 魚 (cá) đồng âm [yú] (âm Bắc Kinh) với chữ dư 餘 (dư thừa, dư dật). Qua ý nghĩa biểu tượng này là niềm ao ước một cuộc sống dư dật, khá giả. Nếu vẽ 9 con cá, thì ước nguyện này càng mạnh mẽ. Chữ Hán cửu 九 (số 9) đồng âm [jiǔ] với chữ cửu 久(lâu dài, trường cửu). Cửu ngư 九魚 (9 con cá) phát âm [jiǔ yú] giống như cửu dư 久餘 (dư dật lâu dài), ngụ ý một ước mong được sống khá giả mãi. Điều này cũng giống như người Việt Nam sắp đặt dĩa trái cây chưng tết gồm mãng cầu, dừa xiêm, đu đủ, xoài với ước nguyện khiêm tốn «cầu vừa đủ xài» trong tiết xuân sang; bởi vì người Việt ở Nam Bộ phát âm «dừa» giống như «vừa», «xoài» giống như «xài». (Thật ra mong ước đó không khiêm tốn đâu, bởi vì ở đời biết thế nào mới là đủ). Tất nhiên sự so sánh này chỉ nhắm vào khía cạnh ngôn ngữ, không xét tới hình thức thể hiện. Thư pháp và hội họa Trung Quốc Sau đây chúng ta thử tìm ra một số hình ảnh biểu tượng trong hội hoạ Trung Quốc. Trước tiên, khi nói đến tranh thuỷ mặc 水墨 (thường bị đọc nhầm là thuỷ mạc) thì chúng ta thường liên tưởng ngay đến tranh sơn thủy. Đây là một mảng đề tài đặc sắc trong hội hoạ Trung Quốc. Hai chữ sơn thuỷ có ý nghĩa triết lý thâm trầm của chúng, không chỉ đơn thuần sơn 山 là núi non, thuỷ 水 là sông nước. Khổng Tử từng nói rằng: «Kẻ trí vui chơi nơi sông nước, kẻ nhân vui chơi nơi núi non. Kẻ trí hiếu động, kẻ nhân trầm tĩnh. Kẻ trí vui vẻ, kẻ nhân trường thọ.» 知(智)者樂水, 仁者樂山, 知(智)者動, 仁者靜, 知(智)者樂, 仁者壽 (Trí giả nhạo thuỷ, nhân giả nhạo sơn, trí giả động, nhân giả tĩnh, trí giả lạc, nhân giả thọ.– Luận Ngữ - Ung Dã). Tranh của Đường Dần (đời Minh) Thư pháp và hội họa Trung Quốc Sông nước trôi chảy, linh động biến dịch không ngừng, tìm về trùng dương mênh mông. Sự trôi chảy không ngừng này tượng trưng bản thể của Đạo. Khổng Tử có lần đứng trên bờ sông, nhìn nước chảy, giác ngộ lý lẽ ấy, nên ngài tán thán: «Ôi, trôi chảy thế này, ngày đêm nó không hề ngừng nghỉ !» 逝者如斯夫不舍晝夜 (Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ ! – Luận Ngữ - Tử Hãn). Do đó, kẻ trí tuệ thấu đạt lý lẽ của sự vật, linh hoạt tiến triển mãi không ngưng trệ, cũng linh động như bản tính của nước. Kẻ nhân ái yên ổn với nghĩa lý mà dày dặn kiên cố vững bền, cũng tĩnh như bản tính của núi. Động và tĩnh nói về bản thể, mà vui vẻ trường thọ là nói về hiệu quả đạt được. Người nhân ái và trí tuệ xưa nay hiếm. Trong cõi trần ai, ngay bản thân kẻ nhân và trí cũng không biết tìm đâu ra bạn tri âm tri kỷ. Không biết tìm đâu, nên mượn tranh sơn thuỷ để ký thác tâm tình, gởi gấm nỗi niềm. Nhưng triết lý của sơn thuỷ có lẽ là do giới thưởng ngoạn đời sau gán cho. Thuở xa xưa, chắc gì các hoạ gia đã nghĩ như thế. Chủ đề nổi bật thứ hai là hoa điểu 花鳥 (hoa và chim chóc). Về hoa, các văn nhân Trung Quốc thường gán cho từng loại hoa một đức tính, một ý nghĩa tượng trưng văn học nào đó, và các họa sĩ đã tiếp thu toàn bộ những quan niệm Thư pháp và hội họa Trung Quốc này. Chẳng hạn Chu Đôn Di 周惇頤 đời Tống từng nói: «Trong các loài hoa, cúc là kẻ ẩn dật, mẫu đơn là kẻ phú quý và sen là bậc quân tử vậy.» 菊花之隱逸者也牡丹花之富貴者也蓮花之君子者也 (Cúc, hoa chi ẩn dật giả dã; mẫu đơn, hoa chi phú quý giả dã; liên, hoa chi quân tử giả dã). Thư pháp và hội họa Trung Quốc Quan niệm cúc là kẻ ẩn dật có lẽ phát xuất từ Đào Tiềm 陶潛 tức Đào Uyên Minh 陶淵明 đời Tấn, một thi sĩ vĩ đại, chán cảnh làm quan luồn cúi, treo áo từ quan, hưởng thú điền viên, vui cảnh nghèo, thích uống rượu chơi cúc và nhàn du. Người đời khen ông là bậc ẩn dật cao khiết. Trong bài Ẩm Tửu 飲酒 của ông có nhắc đến hoa cúc: «Hái cúc dưới giậu đông, thơ thới nhìn núi Nam.» 採菊東籬下悠然見南山 (Thái cúc đông ly hạ, du nhiên kiến Nam Sơn). Người ẩn sĩ này uống rượu ngắm cúc để quên cảnh náo nhiệt, trầm luân trong đời, cho nên hoa cúc cũng là biểu tượng của bậc quân tử ẩn dật lánh đời vậy. Đào Tiềm từng thốt rằng: «Hoa cúc mùa thu có sắc đẹp, phơi lộ nét anh tú, khiến ta quên tình buồn, lánh xa tình đời.» 秋菊有佳色裛露掇其英泛此忘憂物遠我遺世情 (Thu cúc hữu giai sắc, ấp lộ xuyết kỳ anh, phiếm thử vong ưu vật, viễn ngã di thế tình). Người giàu có ưa chuộng màu sắc lộng lẫy rực rỡ của mẫu đơn. Mẫu đơn là loài hoa quý hiếm, chỉ có bậc quyền quý đài các mới chơi hoa này. Cho nên mẫu đơn là biểu tượng của sự giàu sang phú quý. Hoa sen là cốt cách của bậc quân tử. Đẹp và ngát hương, gần bùn mà chẳng tanh bùn. Dù cuộc đời ô trọc, nhân tình ấm lạnh, bậc quân tử vẫn giữ được tiết tháo của mình, thơm tho và tinh khiết như đóa sen kia. Thư pháp và hội họa Trung Quốc Cổ nhân gọi tùng, trúc, mai là ba người bạn mùa lạnh (tuế hàn tam hữu 歲寒三友), bởi vì ba loại cây này dù mùa sương tuyết vẫn tươi tốt trong khi những loại cây khác hầu như cằn cỗi héo hon. Tính chịu lạnh của tùng, trúc, mai tượng trưng đức tính nhẫn nại của người quân tử, tự cường mãi không thôi, luôn trau giồi tài đức trước nghịch cảnh cuộc đời. Mai, lan, cúc, trúc thường được gộp chung thành một cụm, xem như biểu tượng của bậc quân tử, nên cũng được gọi là «tứ quân tử» 四君子(bốn người quân tử). Mai nở vào mùa đông và xuân, chịu đựng lạnh lẽo. Lan kiều diễm mảnh mai, hương thơm thâm trầm. Trúc ngay thẳng, vô tâm, đầy tiết tháo. Cúc trải sương giá mà chẳng héo hon, có ý chí thách đố thiên nhiên. Hơn hai ngàn năm trước, thi nhân Khuất Nguyên thậm chí còn so sánh hoa lan với mỹ nhân rằng: «Thu lan ơi mườn mượt, cọng tía cùng lá xanh. Đầy nhà toàn người đẹp, riêng với Tranh của Từ Vị (đời Minh) Thư pháp và hội họa Trung Quốc ta đưa tình.» 秋蘭兮清清綠葉兮紫莖滿堂兮美人忽獨與余兮且成 (Thu lan hề thanh thanh, lục diệp hề tử hanh. Mãn đường hề mỹ nhân, hốt độc dữ dư hề thả thành). Hoa cúc trác việt siêu phàm, là biểu tượng của bậc quân tử ở ẩn mà trên đây đã đề cập. Đời Tống có ẩn sĩ Lâm Bô 林逋 yêu hoa mai đến độ không cần có vợ con, chỉ chuyên tâm trồng hoa mai và nuôi hạc. Người đời tặng cho ông câu mai thê hạc tử 梅妻鶴子 (hoa mai là vợ, chim hạc là con). Yêu trúc có thể kể đến Tô Thức. Ông nói: «Thà ăn không có thịt chứ không thể ở thiếu trúc.» 寧可食無肉不可居無竹 (Ninh khả thực vô nhục, bất khả cư vô trúc). Thư pháp và hội họa Trung Quốc Không chỉ hoa, mà quả cũng mang ý nghĩa biểu tượng nữa. Chẳng hạn quả đào tượng trưng sự trường thọ; thí dụ tranh «Đào hiến thiên xuân» 桃獻千春 (đào dâng nghìn tuổi xuân) vẽ ông lão cầm quả đào. Quả lựu tượng trưng cho sự đông con cái; thí dụ tranh «Lựu khai bách tử» 榴開百子(quả lựu mở sinh trăm con) vẽ ông lão cầm quả lựu bóc dở, cho trông thấy hạt. Quả phật thủ tượng trưng cho phúc; thí dụ tranh vẽ quả phật thủ (phúc) với quả đào (thọ) và quả lựu (đông con) là ngụ ý: đa phúc, đa thọ, đa nam tử. Quả quít tượng trưng sự tốt lành (cát). Ngay trong đời sống hằng ngày người ta cũng thích biếu xén nhau quít. Hoa thường được vẽ chung với điểu. Chim hạc tượng trưng cho sự trường thọ. Người Trung Quốc tin rằng hạc sống đến ngàn năm (hạc thọ thiên tuế 鶴壽千歲). Hạc thường được vẽ chung với cây tùng (cũng ngụ ý trường thọ), nên tranh «Tùng hạc diên niên» 松鶴延年 (tùng và hạc sống lâu) được dùng để chúc thọ. Thi nhân cho rằng chim én là loài chim nhỏ có cảm tình, mùa thu và mùa đông bay đi tìm cái ấm áp của miền nhiệt đới và mùa xuân quay về tổ cũ. «Xuân phong yến hỉ» 春風燕喜 (chim yến vui trong gió xuân) mô tả một đôi én về tổ trong cành liễu xanh phất phơ hay cành đào hồng thắm. Một bức tranh với đôi én hoặc một bức tranh với cặp hồng nhạn (vịt trời) hay đôi uyên ương bơi lội trong ao sen chính là biểu tượng tình nghĩa vợ chồng, gia đình khang lạc. Thư pháp và hội họa Trung Quốc Tranh «Thập toàn báo hỉ» 十全報喜 vẽ mười con chim khách đậu trên phiến đá và trên cây tùng hót líu lo báo tin mừng (chim khách được tin tưởng là báo điềm lành nên tục gọi nó là «hỉ thước» 喜鵲), tranh để chúc sự nghiệp thành công. Dưới cội mai vàng (biểu tượng của phúc) là đôi chim cun cút hoặc một đàn gà con cùng gà trống gà mái cũng là biểu tượng của ân nghĩa tào khang, quan hệ nhân luân. Tranh phụ đề «ân nghĩa tại sinh tiền» 恩義在生前 (ân nghĩa đối với nhau lúc còn sống) thật là cảm động và thâm trầm biết bao! Con gà mái với bầy con tượng trưng cho gia đình đông đúc, đầm ấm. Con công tượng trưng cho sự bình an thịnh vượng. Chim phượng (thường gọi gộp là phượng hoàng, thực ra phượng 鳳 là con trống, hoàng 凰 là con mái) là linh điểu, tương truyền chim phượng xuất hiện là thánh nhân ra đời. Nhưng chim loan và chim phượng thì tượng trưng duyên nợ vợ chồng. Tranh «loan phượng hoà minh» 鸞鳳和鳴 (chim loan và chim phượng hoà chung tiếng hót) ngụ ý sự hoà thuận êm ấm của vợ chồng. SONG THỌ - tranh Tề Bạch Thạch [...]... [sheng] - Cái lục bình, chữ Hán là bình 瓶 phát âm [píng] giống như chữ bình 平 (bình an) [píng] Thư pháp và hội họa Trung Quốc - Cái mũ, cái mão, chữ Hán là quan 冠 phát âm [guān] giống như chữ quan 官 (ông quan) [guan] - Ngọc như ý đúng ý nghĩa là như ý 如意 [rú yì] - Số 9, chữ Hán là cửu 九 phát âm [jiǔ] giống như chữ cửu 久 (lâu dài) [jiǔ] - v.v Phối hợp nhiều thứ với nhau, tranh vẽ mang ý nghĩa biểu tượng. . .Thư pháp và hội họa Trung Quốc Một số động vật cũng có ý nghĩa biểu tượng Rồng (long 龍 ), một con vật huyền thoại, là biểu tượng của vương quyền Kỳ lân (kỳ 麒 là con đực, lân 麟 là con cái) tượng trưng nhân ái và thái bình Con rùa (quy 龜) cũng là thần vật, tương truyền nó sống tới ngàn năm, nên tượng trưng sự trường thọ Ngựa là một chủ đề quen thuộc Dân gian cho rằng ngựa có đức tính trinh tiết, ý. .. điểm thêm cánh bướm Thư pháp và hội họa Trung Quốc ngụ ý phú quý trùng điệp 富貴重疊 Hoặc trên cánh hoa vẽ con dế, cho ta hình dung tiếng thu đang về rồi với tiếng nhạc để râm ran đâu đây Như trên đã nói, thông qua ngôn ngữ (nhất là từ ngữ đồng âm hay cận âm) người ta sẽ liên tưởng hình vẽ này đến một sự vật nào đó với ý nghĩa biểu tượng nhất định trong tâm thức chung của mọi người - Bông hoa, chữ Hán... báo tin thành Thư pháp và hội họa Trung Quốc công Ý nghĩa câu «mã đáo thành công» ngày nay chỉ còn tượng trưng là tốc chiến tốc thắng Và một bức tranh «mã đáo thành công» làm quà khai trương cho một cửa hiệu chỉ đơn giản tương tự như là «khai trương hồng phát» (mở cửa tiệm thì phát đạt lớn) Có những vật tưởng như bình thư ng nhưng cũng có ý nghĩa đặc biệt, thí dụ con cóc tía (thiềm thừ 蟾蜍) tượng trưng... đang ngắm bầy cá vàng (ngư 魚, hiểu là dư thừa) là ngụ ý mong: giàu có, đông con, hạnh phúc có thừa 14 Tranh vẽ chim hỉ thư c 喜鵲 đậu cành mai 梅 (đồng âm với mỗi 每 : mọi người) cành trúc 竹 (đồng âm với chúc 祝: chúc mừng) là ngụ ý mong cho mọi người đều vui vẻ 15 Tranh vẽ trúc mai 竹梅 ngụ ý mọi người may mắn Thư pháp và hội họa Trung Quốc 16 Tranh vẽ mai, trúc với con mèo và con bướm là ngụ ý mong mọi người... đến 7 0-8 0 tuổi 17 Tranh vẽ mẫu đơn 牡丹 (phú quý) với con gà (kê 雞 đồng âm với cát 吉: tốt lành) ngụ ý «phú quý cát tường» 富貴吉祥 18 Tranh vẽ con khỉ (hầu 猴) trèo cây phong (phong 楓) có cái ấn 印 cột vào cành cây ngụ ý «ấn phong hầu» 印封侯, tức là được thăng quan tiến chức nói chung v.v Trên đây là một số minh hoạ tiêu biểu Tóm lại, ý nghĩa biểu tượng của loại tranh này cho thấy ba chủ ý của tác giả: 1- gởi... (phúc) với quả đào (thọ) và quả lựu (đông con) ngụ ý tam đa 三多: đa phúc 多福 (nhiều phúc), đa thọ 多壽 (rất thọ), đa nam tử 多男子(nhiều con trai) Thư pháp và hội họa Trung Quốc 4 Tranh vẽ quả phật thủ, quả đào, quả lựu với 9 miếng ngọc như ý ngụ ý «tam đa cửu như» 三多九如 nghĩa là chúc cho phúc thọ, con cháu đầy đàn, bền vững 5 Tranh vẽ quả lựu đã bóc vỏ một phần để lộ hạt ra ngụ ý «lựu khai bách tử» 榴開百子... ngày nay người ta xem những xe hơi hiện đại sang trọng là biểu tượng của giàu có thì ngày xưa ngựa chính là biểu tượng đó Nói chung, ngựa xuất hiện trong tranh Trung Quốc như là biểu tượng của sự mau chóng và thành đạt Thí dụ bức tranh có chủ đề phổ biến nhất là «mã đáo thành công» 馬到成功 thể hiện qua một bầy ngựa phi nước đại gió bụi mịt mù Nguyên ý câu này là «Kỳ khai đắc thắng, mã đáo thành công» 旗開得勝馬到成功... (vinh hoa) [huá] - Hoa sen, chữ Hán là liên 蓮 phát âm [lián] giống như chữ liên 連 (liên tục) [lián]; hoặc chữ Hán là hà 荷 phát âm [hé] giống như chữ hoà 和 (hoà hợp) [hé] - Quả thị hay cành thị, chữ Hán là thị 柿 phát âm [shì] giống như chữ sự 事 (sự việc) [shì] - Quả lựu, chữ Hán là lựu 榴 phát âm [liú] giống như chữ lưu 流 (trôi chảy, lưu truyền) [liú] Thư pháp và hội họa Trung Quốc - Cây phong, chữ... đảm, và cái gì quý báu, khó kiếm ra được Con bướm (hồ điệp 蝴蝶) tượng trưng sự trùng điệp Con mèo tượng trưng sống lâu Con cá chép (lý ngư 鯉魚, cá hoá long, cá vượt vũ môn) tượng trưng thi đỗ, v.v Rồi sự kết hợp nhiều thứ khác nhau cũng có ngụ ý tổng hợp Thí dụ hoa kết hợp với điểu, thảo trùng, cá, đá (tượng trưng sự vững chắc) và các khí vật khác (thí dụ cái bình hoa, ngụ ý an bình) làm tăng thêm thi ý . Thư pháp và hội họa Trung Quốc Ý nghĩa biểu tượng trong hội hoạ Trung Quốc Mỗi khi thư ng ngoạn một bức tranh Trung Quốc, ấn tượng ban đầu của đa số chúng ta. nhắm vào khía cạnh ngôn ngữ, không xét tới hình thức thể hiện. Thư pháp và hội họa Trung Quốc Sau đây chúng ta thử tìm ra một số hình ảnh biểu tượng trong hội hoạ Trung Quốc. . Thư pháp và hội họa Trung Quốc Một số động vật cũng có ý nghĩa biểu tượng. Rồng (long 龍 ), một con vật huyền thoại, là biểu tượng của vương quyền. Kỳ lân (kỳ 麒 là con đực, lân 麟 là con cái) tượng

Ngày đăng: 27/07/2014, 14:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan