1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

THỦ PHÁP CHÂM - Phần 3 - BỔ TẢ pptx

8 342 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 95,37 KB

Nội dung

THỦ PHÁP CHÂM Phần 3 BỔ TẢ a. Đại cương Bổ tả là thủ thuật áp dụng khi châm để nâng cao hơn nữa hiệu quả của châm khi châm đã đắc khí. b- Cơ Sở Lý Luận Của Bổ Tả - Theo YHHĐ: Khi bàn về cơ năng linh hoạt của hệ thần kinh, Widenski chứng minh rằng: 1 kích thích nhẹ sẽ gây một hưng phấn nhẹ, một kích thích mạnh liên tục sẽ gây trạng thái ức chế trong toàn thân. Như vậy, nếu người bệnh đang ở trong trạng thái ức chế (hư chứng, cơ thể suy yếu ) dùng cường độ nhẹ sẽ gây hưng phấn kích thích. Ngược lại, nếu người bệnh đang ở trạng thái hưng phấn (thực chứng, tà khí thịnh) dùng cường độ mạnh và liên tục (tả pháp) sẽ gây ra hiện tượng ức chế. - Theo YHCT: Nguyên nhân gây bệnh có thể do Tà Khí Thịnh hoặc do Chính Khí Suy. Khi cơ thể có bệnh: + Do Tà khí bên ngoài quá mạnh: dùng Tả Pháp để đưa tà khí ra ngoài. Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: “Khi tà khí bị tích tàng lâu ngày thì phải trừ đi. Khi tà khí thắng phải áp dụng phép châm hư [tả ]”. (LKhu.1, 30). + Thiên ‘Tiểu Châm Giải’ ghi: “Lúc châm tả, cảm thấy như đang mất một cái gì đó” (LKhu. 3, 36). + Do Chính khí suy, dùng Bổ Pháp để nâng cao chính khí (sức để kháng của cơ thể). - Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: “Phàm khi dùng châm Hư thì áp dụng phép châm Thực (Bổ)”. (LKhu.1, 29). Như vậy, theo thiên ‘Căn Kết’ thì: “Hữu dư thì châm Tả, Bất túc thì châm Bổ” (LKhu.5, 72). c- Áp dụng Bổ Tả Vấn đề chủ yếu là cần biết khi nào nên áp dụng Bổ và khi nào cần Tả . + Thiên ‘Căn Kết’ ghi: “Cho nên nói rằng: trong phép châm mà không biết lẽ nghịch thuận (bổ tả ) thì chân khí và tà khí sẽ đánh nhau. Khí mãn (thực) mà châm bổ thì, khí Âm dương sẽ tràn ngập ra tứ chi, Trường và Vị khí sẽ xung ra da, Can và Phế sẽ trướng bên trong, Âm và Dương khí sẽ lẫn vào nhau. Khi hư mà châm tả sẽ làm cho kinh mạch bị hư, huyết khí bị khô kiệt, Trường và Vị khí bị tích tụ, bì phu bị mong manh, lông và tấu lý bị héo nhăn, gần đến chỗ chết rồi vậy ” (L.Khu 5, 78-79). + Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ còn nhấn mạnh hơn: “Biết được con đường vãng lai của khí thì sẽ biết được lúc nào có thể thủ huyệt để châm. Thực là tối tăm thay cho những kẻ không biết được (sự vi diệu của cơ). Thực khéo léo thay người nào hiểu rõ châm ý. Khí vãng gọị là nghịch, khí lại gọi là thuận. Biết được sự nghịch thuận thì sẽ thực hành việc châm bằng con đường chính đạo, không còn gì thắc mắc nữa” (LKhu 1, 20-24). Cách chung: Hư tắc bổ, Thực tắc tả (Hư thì dùng phương pháp bổ, Thực thì dùng phương pháp tả). Tóm kết, những phương pháp bổ tả đã được mô tả trong kinh điển, có thể thu gọn lại như sau: Tính Chất BỔ TẢ Cường độ Vê kim ít Vê kim nhiều lần Hô hấp Thở ra: Châm Thở vào: rút kim Thở vào: châm Thở ra: rút kim Theo kinh Thuận chiều Ngược chiều kinh Tốc độ Châm vào từ từ Rút kim nhanh Châm nhanh Rút kim chậm. Đóng mở Khi rút kim: bịt chặt nơi châm Khi rút kim: Không bịt nơi châm Thời Gian Lưu kim lâu Không lưu kim lâu Chất Kim Kim vàng Kim Bạc Nói chung, về cách thức Bổ Tả, có thể nhận xét như sau: * Hư là tình trạng dưới mức bình thường, cần nâng lên. * Thực là hoạt động trên mức bình thường cần làm gia?m xuống. Như vậy, xét về mục đích, đây là sự điều chỉnh về lượng kích thích. Dù có nhiều cách thức Bổ Tả khác nhau nhưng mục đích chỉ có một. Do đó, tùy theo hiện trạng lâm sàng, có thể chọn lựa cách thức Bổ Tả nào cho tiện và thích hợp cũng được. Để kết luận về phương pháp Bổ Tả, xin mượn lời của thiên ‘Ly Hợp Chân Tà Luận’: “Cho nên nói rằng, chờ đợi tà khí mà không thẩm đoán, đợi cho lúc tà khí đã đi qua mà châm tả thì chân khí bị thoát, chân khí bị thoát thì không thể phục hồi. Tà khí sẽ trở lại thì bệnh càng súc tích hơn. Cho nên nói rằng, khi tà khí đi qua thì không nên rượt theo (kỳ vãng bất khả truy). Không thể sơ sót dù chỉ bằng sợi tóc, phải đợi tà khí đến đúng thì mới được phát châm để tả ” (T. Vấn 27, 18). Và thiên ‘Tà Khí Tạng Phủ Bệnh Hình’ nhấn mạnh: “Phép Bổ Tả mà áp dụng nghịch nhau thì bệnh sẽ càng nặng” (LKhu.4, 122). Như vậy, thầy thuốc phải thật tinh tường, nắm chắc vấn đề bổ tả để khỏi gây nguy hại cho người bệnh”. (Xem thêm phần ‘Bát Pháp và Điều Trị’). . THỦ PHÁP CHÂM Phần 3 BỔ TẢ a. Đại cương Bổ tả là thủ thuật áp dụng khi châm để nâng cao hơn nữa hiệu quả của châm khi châm đã đắc khí. b- Cơ Sở Lý Luận Của Bổ Tả - Theo YHHĐ:. tắc bổ, Thực tắc tả (Hư thì dùng phương pháp bổ, Thực thì dùng phương pháp tả) . Tóm kết, những phương pháp bổ tả đã được mô tả trong kinh điển, có thể thu gọn lại như sau: Tính Chất BỔ. thì châm Tả, Bất túc thì châm Bổ (LKhu.5, 72). c- Áp dụng Bổ Tả Vấn đề chủ yếu là cần biết khi nào nên áp dụng Bổ và khi nào cần Tả . + Thiên ‘Căn Kết’ ghi: “Cho nên nói rằng: trong phép châm

Ngày đăng: 09/07/2014, 13:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN