Tài liệu Hướng dẫn nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe - Phần 3 - Mẫu giáo nhỡ pptx

11 673 0
Tài liệu Hướng dẫn nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe - Phần 3 - Mẫu giáo nhỡ pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN BA HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NỘI DUNG GIÁO DỤC Chương I GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT GIÁO DỤC DINH DƯỠNG SỨC KHỎE I- HƯỚNG DẪN CHUNG 1. hướng dẫn thực hiện nội dung a) Nhận biết, làm quen với 4 nhóm thực phẩm cách chế biến * Cho trẻ làm quen với 4 nhó thực phẩm: - Nhận biết, gọi tên thực phẩm các nhóm thực phẩm: thực phẩm giàu chất đạm, chất béo, chất bột đường; nhóm giàu vitamin muối khoáng. - Nhận biết, phân loại các thực phẩm có nguồn gốc khác nhau. + Thưc phẩm có nguồn gốc động vật: Thịt các loại (thịt gà, thịt lợn, thịt bò…), cá các loại (cá đồng , cá biển, cá chép, cá trôi, cá trắm…), tôm, cua, trai, ốc, hến, mỡ…trứng gia cầm, sữa các chế phẩm. + Thực phẩm có nguồn gốc thực vật: Đậu các loại (đậu tương, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ…), lạc, vừng, dầu ăn, rau, củ, quả các loại… - Các thực phẩm khác nhau về màu sắc, kích thước, hình dạng, mùi vị. * Thực phẩm được chế biến được ăn theo nhiều dạng khác nhau: - Thưc phẩm có nhiều cách ăn khác nhau : Ăn sống, ăn chín, muối dưa, đóng hộp… - Mỗi thực phẩm có nhiều dạng chế biến khác nhau: luộc, xào, kho, làm bánh, làm nem, hay nấu phở… - Trẻ biết nhiều cách ăn khác nhau của thực phẩm. Ví dụ: Cách ăn quả Đu Đủ:bỏ vỏ, bỏ hạt. + Khi quả đu đủ còn xanh: có thể làm nộm(ăn sống), nấu canh, xào (ăn nhín). + Khi quả đu đủ chín vàng: có thể cắt miếng để ăn, làm nước sinh tố, ướp đường. b) Ích lợi của ăn uống đối với sức khỏe: ăn uống đầy đủ, hợp lý, sạch sẽ giúp con người khỏe mạnh * Lợi ích của thưc phẩm đối với sức khỏe của con người - Con người cần ăn, uống đầy đủ, hợp lý sạch sẽ để sống, phát triển, làm việc, họpc tập vui chơi. - Ăn, uống nhiều loại thực phẩm khác nhau giúp cơ thể mau lớn, ít ốm đau, da dẻ hồng hào, mắt sáng, nhanh nhẹn, thông minh, học giỏi. - Dạy trẻ biết những thực phẩm có nhiều năng lượng giúp bé vui chơi, chạy, nhảy (sữa, cơm, ngô, khoai, sắn, thịt, cá, trứng, dầu mỡ, lạc, vừng); thực phẩm giúp sáng mắt, da đẹp (các loại rau, củ, quả, nhất là rau xanh, đỏ, củ quả màu vàng, đỏ); thực phẩm giúp bé nhanh lớn, thông minh( gạo, mì, ngô, thịt, cá, trứng, dầu, mỡ, lạc, vừng, rau, củ, quả)…Từ đó trẻ sẵn sàng có thái độ chủ động ăn uống những thức ăn mà cô giáo mà cô giáo cha mẹ chế biến. Trẻ hiểu được nếu ăn ít, ăn không đủ các loại thức ăn, ăn thức ăn không sạch sẽ, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, ốm đau bệnh tật. Do vậy, tất cả mọi người đều phải ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, ăn sạch, đầy đủ số lượng các nhóm thực phẩm. Trẻ cũng cần biết không nên ăn vặt, ăn quá nhiều dễ bị béo phì. * Dạy trẻ biết cách chọn thức ăn bảo quản thức ăn một cách đơn giản: Chọn thực phẩm sạch, tươi, ngon, không nên ăn rau quả dập nát, thức ăn ôi thiu. Thức ăn không ăn hết phải được cất đậy cẩn thận, không để ruồi đậu, kiến bâu. * Dạy trẻ biết các bữa ăn trong ngày: - Dạy trẻ biết các bữa ăn trong ngày, thức ăn trong các bữa ăn đó là gì, các bữa ăn trong ngày khác nhau như thế nào (số lượng, dạng chế biến), các bữa ăn trong các ngày lễ, Tết. Ví dụ: hằng ngày trẻ ăn 3 – 5 bữa, ở trường trẻ ăn một bữa chính một bữa phụ, bữa chính ăn 2 bát, bữa phụ trẻ ăn 1 bát, thức ăn trong mỗi bữa chính bữa phụ là thức ăn gì. - Dạy trẻ biết mỗi bữa cần ăn đủ các loại thức ăn khác nhau, cần ăn hết suất trong các bữa ăn hằng ngày. - Dạy trẻ biết ăn uống sạch sẽ: ăn thức ăn đã nấu chín, uống nước đã được đun sôi, ăn chậm, nhai kỹ, không rơi vãi. - Hướng dẫn trẻ thử các thức ăn mới ăn các loại thức ăn khác nhau, hình thành thái độ vui lòng chấp nhận có hứng thú trong ăn uống, không kén chọn thức ăn. c) Tập làm một số công việc đơn giản tự phục vụ, bước đầu biết bảo vệ chăm sóc các bộ phận cơ thể giác quan * Dạy trẻ cách sử dụng một số đồ dùng trong ăn uống, hình thành ở trẻ kỹ năng dử dụng đồng dùng ăn uống đúng cách: - Dạy trẻ cách sử dụng ca, cốc, bát, thìa, bình rót nước… - Dạy trẻ cách chia thức ăn, rót, đong, đếm đồ dùng ăn uống, thức ăn trong phạm vi 10 Ví dụ: Trên đĩa có mấy cái bánh/kẹo? . - Dạy trẻ quy trình tập chế biến một số món ăn đơn giản như pha nước cam, nước chanh, pha sữa, pha bột đậu, giúp mẹ nhặt rau, giúp cô tham gia chuẩn bị phòng ăn, bữa ăn. Hình thành ở trẻ thói quen tự phục vụ, tính cộng tác, chia sẽ với bạn bè, trên cơ sở đó, trẻ thích thú với những thức ăn do mình tự chế biến, góp phần giáo dục hình thành các kỹ năng sống. - Luyện cho trẻ một số nề nếp, thói quen vệ sinh, hành vi văn minh trong ăn uống như biết rửa hoa quả trước khi ăn, cùng bạn giúp bạn chuẩn bị bàn tiệc nhân ngày sinh nhật, lễ tết, biết chào mời không đùa nghịch trong khi ăn… • Dạy trẻ làm quen với cách bảo vệ chăm sóc các bộ phận cơ thể, giác quqn, luyện nề nếp, thói quen tốt trong giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh mội trường: - Dạy trẻ biết lợi ích việc giữ gìn sức khỏe, lợi ích của vệ sinh cá nhân, ăn uống đủ chất. - Dạy trẻ tập rửa tay bằng xà phòng, đánh răng, lau mặt,… - Dạy trẻ tập rửa đồ chơi - Dạy trẻ biết cách giữ gìn vệ sinh môi trường - Dạy trẻ nhận biết các loại trang phục, mặc trang phục phù hợp với thời tiết, bước đầu tự mặc quần áo - Dạy trẻ nhận biết một số dấu hiệu đơn giản khi ốm. d) Nhận biết những nơi không an toàn, hành động nguy hiểm cách phòng tránh - Trẻ nhận biết những nơi, vật dụng nguy hiểm cần tránh xa: bếp lửa, nước sôi, ổ cấm điện, dao kéo, giếng, ao, hồ, bể nước, hố vôi; không được đến gần nồi canh, cơm còn nóng…; không được chơi những vật dụng sắc, nhọn; không được ngậm hột, hạt; không trêu chó, mèo. - Trẻ biết rằng không được tự mình đến trường khi không được phép của cha mẹ; trên đường đến trường không được đi sát hồ, ao, vũng nước lớn; không được đi cùng với người lạ khi cô giáo chưa cho phép. - Trẻ biết phát hiện ra những chiếc ghế bị gãy, thìa bát quá cũ, không an toàn báo cho người lớn. - Không tự uống thuốc khi chưa được phép của người lớn. 2. Hướng dẩn thực hiện cá hoạt động giáo dục dinh dưỡng sức khỏe a) Hình thức giáo dục dinh dưỡng sức khỏe * Lồng ghép giáo dục dinh dưỡng sức khỏe vào hoạt động học tập một cách trực quan, cụ thể, dễ nhớ, dễ hiểu…làm phong phú cho nội dung, phương pháp học tập. Ví dụ: Khi hướing dẫn trẻ hoạt động khám phá khoa học “ Một số đồ dùng trong gia đình”, cần đảm bảo yêu cầu: Trẻ gọi đúng tên, biết công dụng của đồ dùng, phân loại đồ dùng trong gia đình. Tiếp theo giáo viên có thể hướng dẫn trẻ cách sử dụng một vài đồ dùng trong ăn uống phù hợp với nội dung của hoạt động khám phá khoa học như tìm hiểu chức năng cách sử dụng thìa, cốc, chén, bát, bìng đựng nước. Sau đó cho trẻ thực hành sử dụng thìa, cốc,chén, bát, bìng đựng nước thông qua một số hoạt động “Bé tập làm nội trợ” như: rót nước từ bình ra cốc, đong nước, xúc, chia bột (gạo, muối, đường), nhặt rau cho vào chậu, rổ, tập pha nước đường, nước chanh, nếm, thử thức ăn mà trẻ đã chế biến. Khi hướng dẫn trẻ hoạt động khám phá khoa học: “ Một số loại quả”, “Một số loại rau”; “Một số con vật nuôi trong gia đình”, cô giáo nên khai thác, mở rộng kiết thức thực hành dinh dưỡng cho trẻ như lợi ích của con vật, rau, quả đối với sức khỏe con người; để đảm bảo vệ sinh thực phẩm, trước khi ăn cần làm gì?; cách chọn rau quả (tươi, không dập nát, không bị thối,…); cách chế biến đơn giản (nhặt rau muống, tuốt rau ngót, gọt vỏ, rửa quả…), cách ăn một số loại hoa quả: gọt vỏ, bỏ hạt (cam, bưởi, quýt) hay bóc vỏ ăn ruột(chuối), bỏ vỏ, ăn cùi, uống nước(quả dừa)… • Giáo dục dinh dưỡng sức khỏe qua hoạt động vui chơi: Trò chơi lô tô, truyện kể, thơ ca, đồng dao, đóng kịch, tập tô, vẽ, xé, dán… • Thực hiện giáo dục dinh dưỡng sức khẻo thông qua các hoạt động theo thời điểm trong ngày, ở mọi lúc, mọi nơi: Tùy theo hòan cảnh có thể thưc hiện lồng ghép giáo dục dinh dưỡng sức khỏe. - Thời điểm đón trả trẻ: Khi trẻ đến lớp, cô nhắc nhở trẻ để guốc, dép ngay ngắn, đúng nơi quy định, trò chuyện với trẻ để trẻ biết đi học cầb ăn mặc phù hợp với thời tiết, không được tự mình đến trường khi không được phép của cha mẹ; trên đường đi đến trường học, không được đi sát hồ, ao, vũng nước lớn; không được về cùng người lạ khi cô giáo chưa cho phép. - Trong giờ dạo chơi ngoài trời: Cô cho trẻ quan sát, phân biệt, so sánh các loại rau, quả, con vật, cách chăm sóc chúng; hướng dẫn cho trẻ một số nguyên tắc an toàn khi chơi ngoài trời(chơi ở những nơi an toàn, không chơi gần hồ, ao; những đồ chơi được phép chơi không được phép chơi…). Trong quá trình trẻ chơi ngoài trời, cô chỉ cho trẻ những nơi để trẻ không được đến gần như: giếng nước, vũng nước…và giải thích cho trẻ tại sao không được đến gần; dặn trẻ nếu có bạn chẳng may bị ngã phải báo ngay với cô giáo. Cô thường xuyên nhắc nhở trẻ không đưa tay bẩn lên dụi mắt, không vứt rác sân trường, không được chơi những vật sắc nhọn; không ngậm hột, hạt, không ngậm vật bẩn vào mốm rửa tay sạch sẽ trước khi vào lớp, sau khi đi vệ sinh. - Trong giờ ăn cô giới thiệu cho trẻ những thức ăn trẻ được ăn, nhắc trẻ nhai kỹ, ăn uống gọn gàng. - Giờ ngủ cô nhắc nhở trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ, tự lấy gối ngủ, tuyệt đối không được ra ngoài khi không được phép cô giáo. -hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn. Trẻ lứa tuổi này không những có kỹ năng của việc rửa tay, lau mặt, đánh răng, rửa đồ chơi mà còn hiểu được lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Do vậy, trong quá trình hướng dẫn cho trẻ làm, cô nên giải thích cho trẻ tại sao phải rửa mặt, rửa tay, giữ gìn vệ sinh quần áo lợi ích của những việc làm đó. - Thường xuyên nhắc nhở trẻ không vứt đồ chơi bừa bãi ra sàn nhà, hướng dẩn trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng, sắp xếp đúng nơi quy định sau khi chơi. - Theo lịch vệ sinh, vào những thời điểm tổng vệ sinh đồ chơi, cô hướng dẫn trẻ tham gia cùng cô, bước đầu hướng dẫn trẻ lau, rửa đò chơi, làm trực nhật cùng cô. - Phối hợp với gia đình để giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh sức khỏe cho trẻ tại gia đình, hình thành thói quen tốt về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, biết tự chăm sóc sức khỏe an toàn cho bản thân (ăn nhiều loại thức ăn, không kiêng khem, mặc ấm, đi tất khi trời rét, đội mũ khi ra nắng, không chơi cạnh hồ ao, không sờ vào điện, quạt). • Một số hình thức khác: Bản tin, ngày hội, ngày lễ, Bé tập làm nôi trợ, làm vườn, thăm trang trại, đi chợ, siêu thị,… b) Gợi ý tich hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe vào chủ đề Thiết kế các nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe theo chủ đề lấy trẻ , gắn với các mối quan hệ qua lại giữa trẻ với môi trường sống, mở rộng dần phạm vi hiểu biết của trẻ nhằm giáo dục trẻ các kỹ năng sống đơn giản, gần gũi tùy theo khà năng phát triển đặc điểm cà nhân của trẻ. Lưa chọn nôi dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe vào hoạt động có chủ đích hoặc các hoạt động khác sao cho tự nhiện, khéo léo tránh đưa quá nhiều nội dung vào cùng một hoạt động, tổ chức phối hợp giữa hoạt động cá nhân hoạt động theo nhóm, cả lớp Ví dụ 1 : Tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe vào chủ đề “ Giai dình”: Hướng dẫn trẻ gọi đúng tên, biết công dụng của đồ dùng, phân loại đồ dùng trong gia đình. Dạy trẻ cách sử dụng một vài đồ dùng ăn uống như tìm hiểu chức năng cách sử dụng thìa, cốc, chén, bát, bìng đựng nước, xúc, chia bột (gạo, muối, đường), nhặt rau cho vào chậ/rổ, tập pha nước đường, nước chanh, nếm, thử thức ăn mà trẻ đã chế biến. - Dạy trẻ biết nhu cầu ăn uống của gia đình: mọi thành viên trong gia đình cần phải ăn uống nhiều loại thức ăn trong một bữa để khỏe mạnh, kể tên các thức ăn mà gia đình thường dùng, các bữa ăn của gia đình hằng ngày, sở thích ăn uống của các thành viên trong gia đình. - Làm tham gia chế biến một số món ăn đơn giản. làm quen 4 nhóm thực phẩm (tháp dinh dưỡng). - Tự phục vụ hoặc giúp bố mẹ một số việc vừa sức; rửa tay, tập rửa mặt, nhặt rau. - Làm gì khi một thành vên trong gia đình bị ốm/ những biểu hiện của một người bị ốm - An toàn khi sử dụng đồ dùng trong gia đình, tránh những vật dụng, nơi nguy hiểm: không chơi gần bếp lửa, nước sôi, không sờ vào quạt, không chơi gần ao… - Không tự uống thuốc khi chưa được phép của người lớn Ví dụ 2: Tích hợp nôi dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe vào chủ đề “Thế gới thục vật”: - Giá trị thực phẩm nguồn gốc thực vật/lợi ích của rau củ, quả: nhiều vitamin, muối khoáng, giúp da đẹp, phòng tránh được bệnh tật - Các món ăn nấu từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật. - Cách ăn một số loại rau quả: ăn sống, ăn chín, rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt khi ăn một số loại quả… [...].. .- An toàn khi dùng dao . 2. Hướng dẩn thực hiện cá hoạt động giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe a) Hình thức giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe * Lồng ghép giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe. PHẦN BA HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NỘI DUNG GIÁO DỤC Chương I GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT GIÁO DỤC DINH DƯỠNG SỨC KHỎE I- HƯỚNG DẪN CHUNG 1. hướng dẫn thực

Ngày đăng: 14/12/2013, 14:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan