1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

THỦ PHÁP CHÂM - Phần 2 - ĐẮC KHÍ pot

9 323 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 139,33 KB

Nội dung

THỦ PHÁP CHÂM Phần 2 ĐẮC KHÍ Đắc Khí là gì? Trong lúc châm, yêu cầu quan trọng nhất của người châm là phải tạo được cảm giác nơi người bệnh, có cảm giác tức là đã châm đúng yêu cầu. Cảm giác này thay đổi tùy từng người: có người thấy căng, tê, tức, mỏi Những cảm giác này được gọi là “Đắc Khí”. Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: “Khi châm mà khí đã đến thì thôi, không nên châm tiếp trở lại Khi nào khí đến đó là châm có kết quả tốt. Dấu hiệu của kết quả tốt ví như gió thổi tan đám mây che, sẽ sáng tỏ như thấy được trời xanh” (LKhu 1, 72-75). Sách ‘Châm Kinh Chỉ Nam’ ghi: “Khí đến nhanh thì hiệu quả nhanh, khí đến chậm thì khó trị” Tại sao có cảm giác (hiện tượng) đắc khí trên ? *Theo YHHĐ Theo phản xạ liệu pháp thần kinh, khi cơ thể gặp kích thích ngoại giới (châm cứu ) các xung động đó được các cảm thụ thần kinh nhận và truyền lên não. Tuy nhiên các cảm thụ hoạt động này phải tuân theo một số quy luật: Trước hết, muốn cho 1 tín hiệu được cơ thể nhận cảm thì phải có 1 cường độ nhất định gọi là “Ngưỡng” (Seuil). Ngưỡng này thay đổi tùy theo thời gian, không gian và tình trạng tâm sinh lý của cơ thể. Cùng 1 kích thích, thí dụ nước ở 350C là ấm đối với bàn tay đang bị lạnh cóng nhưng lại là lạnh đối với bàn tay vừa ngâm ở nước 45o - 50o. Như vậy, theo YHHĐ, đắc khí là 1 phản ứng của cơ thể khi kích thích của kim châm đạt đến ngưỡng kích thích theo nguyên tắc phản xạ. *Theo YHCT Trong mỗi đường kinh, luôn có sự vận hành của kinh khí để tạo sức sống lưu thông trong đường kinh. Bệnh tật gây ra sự rối loạn làm trở ngại việc lưu thông của kinh khí, vì thế ‘Nội Kinh’ cho rằng: “Thông tắc bất thống, Thống tắc bất thông” (lưu thông thì không đau, đau thì không thông). Nguyên nhân gây bệnh có thể là do tà khí quá mạnh (tà khí thịnh), cũng có thể là do cơ thể suy kém (chính khí suy), không đủ sức chống với tà khí. + Nếu do tà khí thịnh thường thấy hiện tượng đắc khí ngay, do tà khí theo kim ra ngoài, do đó, người châm và người bệnh đều cảm thấy ngay. + Nếu do chính suy khí, châm lâu khí mới đến, người bệnh và người châm cảm thấy cảm giác đến chậm. Nếu chính khí quá suy, nhiều khi không có cảm giác. Thiên ‘Chung Thỉ’ ghi: “Phàm phép châm, thuộc lần thứ 3 đó là phải châm cho đến khi có cốc khí” (LKhu 9, 63) và:”Cho nên, châm 1 lần thì làm cho dương tà xuất ra, châm lần nữa sẽ làm cho âm tà tiết ra, châm lần 3 làm cho cốc khí đến thì thôi châm” (LKhu 9, 65). 1. Biểu Hiện Của Đắc Khí Sách ‘Châm Kinh Chỉ Nam’ ghi: “ Khí đến thì có cảm giác chìm, nổi như cá cắn câu” nghĩa là lúc châm lúc châm đắc khí, tay thầy thuốc có cảm giác nặng, chặt như bị cái gì hút lấy. ‘Tiêu U Phú’ ghi: “Khi thần khí đến, kim thấy chặt và rít”. Cảm giác đắc khí có thể cảm nhận được ở ngay nơi người châm và người được châm. • Người được có cảm giác căng, tức, tê, nặng, tê ở chỗ châm kim. Tê dọc theo đường kinh, lên trên hoặc xuống dưới huyệt châm (hiện tượng khí được thông). Thầy thuốc có cảm giác như kim bị hút xuống. Sở dĩ có hiện tượng này là do tà khí quá mạnh. Vì vậy, khi rút kim ra, nếu thấy nhẹ, lòng không còn vướng là dấu hiệu tốt: chứng tỏ tà khí đã bị đẩy ra ngoài. Khi vê kim hoặc tiến, lùi kim đều cảm thấy như có sức cản. Mắt có thể nhìn thấy hiện tượng rung giật ở những đám cơ gần huyệt vị hoặc thấy gân ngón tay, ngón chân rung giật, nhất là ở những huyệt có cảm giác mạnh như Hợp Cốc, Nội Quan Hiện nay, đa số có khuynh hướng nghiêng về cảm giác của người được châm. 2-Cách Thực Hiện Cho Đắc Khí Sau khi châm vào huyệt cho đạt cảm giác tê, tức, trướng tức là đã đắc khí, dùng hai ngón tay cái và tro? bên phải cầm lấy đốc kim, đầu 2 hai tay này hơi hướng lên. • Khi lùi ngón tay cái xuống, đưa ngón tro? lùi theo chiều nghịch kim đồng hồ, tức là Tả pháp, thì khí sẽ chạy xuống. Tùy tình trạng hư thực của người bệnh, tùy đường kinh, vị trí huyệt ở trên hoặc dưới chỗ có bệnh mà quyết định đưa khí lên hoặc xuống. Khí được đưa đến chỗ có bệnh sẽ làm cho thông kinh hoạt lạc, có như thế mới đạt hiệu quả cao trong điều trị. Tùy theo thủ thuật (cách) châm, có thể có 4 trường hợp xẩy ra: a- Châm đúng huyệt, đắc khí mạch và lan truyền tốt theo đúng đường kinh. Trường hợp này dẫn khí đến nơi bị bệnh tốt nhất, hiệu quả nhất. b- Châm không đúng huyệt chỉ định nhưng trúng đường kinh, thì cũng có đắc khí nhưng vừa phải. Kết quả việc dẫn khí đến nơi bệnh sẽ ít hơn. c- Nếu chỉ châm vào các nhánh (lạc), cảm giác tuy có nhưng chỉ khuếch tán nhẹ nơi châm, không dẫn khí được và tác dụng đối với bệnh chỉ tạm thời. d- Nếu châm không đúng huyệt, không đúng kỹ thuật sẽ không có kết quả. Một Số Vấn Đề Khi Thực Hiện Cách Tạo Khí a- Không Đắc Khí: - Khi châm kim vào huyệt mà thấy lỏng lẻo ở đầu kim là chưa đắc khí. Có thể do chưa châm đúng vị trí, phương hướng, kỹ thuật chưa đạt. Cần điều chỉnh lại kỹ thuật châm bằng cách : lưu kim tại chỗ một lúc, dùng tay xoa nắn phía trên, phía dưới và chung quanh huyệt, đường kinh (theo cách “Thôi Kinh Dẫn Khí") rồi vê kim lại, sẽ thấy đắc khí. - Nếu vẫn chưa đắc khí, có thể là do chính khí của người bệnh quá suy yếu, nên dùng phương pháp sau: + Rút kim lên xuống như kiểu “Chim Sẻ Mổ - Trước Tác), cho tới khi có kích thích. + Dùng cách “Thôi Kinh Dẫn Khí” để tạo cảm giác. + Nếu sức khoẻ người bệnh quá yếu, đổi châm thành cứu; khi sức kho?e mạnh lên, châm mới có cảm giác đắc khí. Ghi Chú: Người bệnh suy yếu thường có cảm giác đắc khí chậm. • Người bị bại liệt thường không có cảm giác đắc khí ngay như người bình thường. b- Dẫn Khí Bị Cản Trở Trong việc dẫn khí lên xuống theo ý muốn, có thể xẩy ra vài trường hợp sau: * Muốn dẫn khí lên nhưng chỉ thấy khí chạy xuống. Nên vê kim ngược lại hoặc dùng tay ấn chặt đường kinh bên dưới huyệt rồi vê kim thì khí sẽ chạy ngược lên. Nếu vẫn chưa đạt yêu cầu thì nên châm một vài huyệt phía trên chỗ định dẫn khí đến, rồi vê kim cho khí chạy lên. Thí dụ: Bụng (dạ dầy) đau, dùng huyệt Túc Tam Lý. Trên nguyên tắc, châm dẫn khí từ huyệt Túc Tam Lý lên bụng để tả bớt tà khí, làm giảm đau. Ở đây, khi châm vào, lại thấy khí chạy xuống dưới cổ và bàn chân. Trường hợp này, lấy tay đè vào huyệt Lan Vĩ (dưới Túc Tam Lý 1 - 1, 5 thốn), rồi châm thì khí không chuyển xuống được mà chạy lên trên. * Khí đang được dẫn đi, chỉ chạy một đoạn rồi ngừng lại, không tiếp tục lên hoặc xuống được nữa. Nguyên nhân do có sự bế tắc lại vùng huyệt nào đó của đường kinh. Thí dụ: Trong điều trị chứng thần kinh hông (tọa) đau, cần dẫn khí từ huyệt Hoàn Khiêu (mông) xuống huyệt Túc Khiếu Âm (ngón chân) nhưng khí chỉ chạy từ huyệt Hoàn Khiêu xuống đến huyệt Dương Lăng Tuyền (cẳng chân) thì ngưng lại, không xuống tiếp. Trường hợp này, châm ngay chỗ mà khí bị bế tắc bằng cách châm tiếp 1 kim ở huyệt Dương Lăng Tuyền để dẫn khí xuống tiếp cho đến vị trí yêu cầu. Nếu trên đường khí chuyển, còn chỗ nào bị bế tắc, châm ngay chỗ bị bế tắc để dẫn xuống. + Nếu chỗ đó là huyệt, dùng ngay huyệt đó để châm. + Nếu chỗ khí dừng lại không phải là huyệt hoặc không có huyệt nào, có thể dùng ngay huyệt ở phía trên gần nhất với chỗ đó để châm dẫn khí tiếp. . THỦ PHÁP CHÂM Phần 2 ĐẮC KHÍ Đắc Khí là gì? Trong lúc châm, yêu cầu quan trọng nhất của người châm là phải tạo được cảm giác nơi người bệnh, có cảm giác tức là đã châm đúng yêu. cho cốc khí đến thì thôi châm (LKhu 9, 65). 1. Biểu Hiện Của Đắc Khí Sách Châm Kinh Chỉ Nam’ ghi: “ Khí đến thì có cảm giác chìm, nổi như cá cắn câu” nghĩa là lúc châm lúc châm đắc khí, tay. người được châm. 2- Cách Thực Hiện Cho Đắc Khí Sau khi châm vào huyệt cho đạt cảm giác tê, tức, trướng tức là đã đắc khí, dùng hai ngón tay cái và tro? bên phải cầm lấy đốc kim, đầu 2 hai tay

Ngày đăng: 09/07/2014, 13:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w