TRƯỜNG THPT BẮC YÊN
THÀNH
ĐÁP ÁNVÀTHANGĐIỂM CHẤM
ĐỀ THITHỬĐẠIHỌCLẦN 2. NĂM 2009
Môn: Địa - Khối C
Câu Nội dung Điểm
Câu 1
Nhận
xét
(1,5 đ )
Giải
thích
(1 đ )
Về nhiệt
độ
Về
lượng
mưa,bốc
hơi và
cân
bằng ẩm
*Nhận xét
-Nhiệt độ trung bình tháng 1: Càng vào Nam nhiệt độ càng lên cao và chênh lệch nhiệt độ
khá lớn (Hà Nội và TP HCM chênh lệch nhiệt độ tới 9,4 độ C)
- Nhiệt độ TB tháng 7 cũng có sự thay đổi từ Bắc vào Nam: Huế cao nhất,TP HCM thấp
nhất (chênh lệch nhiệt độ giữa Bắc vànam rất ít, Hà Nội và TP HCM chênh nhau 1,5 độ C )
- Nhiệt độ TB năm càng vào Nam càng cao ( Hà Nội 23,5; TP HCM 27,1 )
- Biên độ nhiệt có sự chênh lệch giữa Bắc và Nam, (Hà Nội là 12
0
5 nhưng TP HCM chỉ 1
0
3)
- Lượng mưa có sự thay đổi từ Bắc vào Nam, Huế có lượng mưa nhiều nhất sau đó đến
TP HCM, Hà Nội có lượng mưa thấp nhất.
- Lượng bốc hơi càng vào Nam càng tăng cao,cân bằng ẩm cao nhất là Huế rồi đến Hà
Nội sau đó đến TP HCM.
*Giải thích:
- Vì càng vào Nam,càng gần xích đạo nên góc chiếu của tia sáng mặt trời lớn,sẽ nhận
được lượng mặt trời lớn và có khoảng cách giữa hai lần mặt trờilên thiên đỉnh xa
nhau,ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc cũng yếu dầnkhi vào đến Huế, thời tiết chỉ còn se
lạnh, vào đến phía Namthì không còn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
-Tháng 1 có sự chênh lệch nhiệt độ lớn từ Bắc vào Nam vì đây là thời kì hoạt động mạnh
của gió mùa đông Bắc ở phía Bắc.
- Tháng 7 do hoạt động của gió mùa mùa hè nên sự chênh lệch nhiệt độ ít,TP Hồ Chí
Minh do có lượng mưa nhiều nên nhiệt độ thấp hơn Huế và Hà Nội.
- Huế có lượng mưa và cân bằng ẩm cao nhất do ảnh hưởng của dãy Bạch Mã đón gió
thổi theo hướng Đông Bắc từ biển vào,ảnh hưởng của bão và dãy hội tụ nhiệt đới .Do
mưa nhiều bốc hơi nhỏ nên cân bằng ẩm lớn.
- TP Hồ Chí Minh lượng mưa cao hơn Hà Nội vì trực tiếp đón nhận gió Tây Nam mang
mưa,hoạt động của giảI hội tụ nhiệt đới mạnhnhưng do nhiệt độ cao,bốc hơi mạnh nên
cân bằng ẩm thấp hơn Hà Nội.
- Hà Nội do có mùa đông lạnh nên lượng mưa ít hơn, lượng bốc hơi thấp hơn, cân bằng
ẩm lại cao.
0,25
0.25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
Câu 2
(2,5 đ)
a, Cơ cấu ngành của Công nghiệp nước ta tương đối đa dạng và đang có những chuyển
dịch rõ nét.
-Khái niệm về cơ cấu Công nghiệp theo ngành
*-Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng
-Theo cách phân loại hiện hành nước ta có 3 nhóm với 29 ngành Công nghiệp.
Nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành) như khai thác than,khai thác dầu khí,khai thác
quặng kim loại,khai thác đá và mỏ khác.
Nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) tiêu biểu như:sản xuất thực phẩm và đồ
uống,sản xuất sản phẩm dệt,sản xuất sản phẩm bằng da,sản xuất sản phẩm bằng gỗ…
Nhóm công nghiệp sản xuất ,phân phối điện,khí đốt nước (2 ngành)
*Những chuyển biến về cơ cấu ngành công nghiệp
-Tỉ trọng giá trị sản xuất của nhóm công nghiệp chế biến ngày càng tăngtừ 79,9% năm
1996 lên 83,2% năm 2005
-Tỉ trọng giá trị sản xuất của nhóm công nghiệp khai thác ngày càng giảm từ 13,9% năm
1996 xuống 11,2% năm 2005
-Tỉ trọng giá trị sản xuất của nhóm công nghiệp sản xuất ,phân phối điện nước cũng có xu
hướng giảm tuy còn chậm.
*Lưu ý :Nếu không có dẫn chứng trừ 0,25 điểm
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành của CN nước ta theo hướng tích cực.
b, Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch vì:
- Đường lối phát triển công nghiệp,đặc biệt là đường lối công nghiệp hoá ,hiện đại hoá
trong giai đoạn hiện nay.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
(0,5)
-Chịu tác động của nhân tố thị trường .Thị trường góp phần điều tiết sản xuất ,những thay
đổi trên thị trường sẽ ảnh hưởng nhiều đến sản xuất ,từ đó sẽ làm thay đổi cơ cấu ,đậc
biệt là cơ cấu sản phẩm.
-Chịu sự tác động của các nguồn lực gồm có cả nguồn lực tự nhiên và nguồn lực kinh tế
xã hội.
-Sự chuyển dịch đó còn theo xu hướng chung của toàn thế giới ,đặc biệt là trong giai
đoạn đầu của công cuộc đổi mới như nước ta.
* Những định hướng chính để hoàn thiện cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta.
- Xây dựng 1 cơ cấu ngành CN tương đối linh hoạt,thích nghi vối cơ chế thị trường,phù hợp
với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chsung của khu vực và thế giới.
-Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến Nông-Lâm –Thuỷ sản,công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng: tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí,đưa công
nghiệp điện lực đi trước một bước, các ngành khác có thể điều chỉnh theo nhu cầu của thị
trường trong và ngoài nước.
-Đầu tư theo chiều sâu,đổi mới trang thiết bịvà công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và
gía thành sản phẩm.
0,5
Câu 3 a,
*Thuận lợi (1,5 đ)
-Về điều kiện tự nhiên
+Dải lãnh thổ hẹp. Phía Tây là sườn đông Trường Sơn ,phía đông là biển Đông. Phía bắc
dãy Bạch Mã là ranh giới tự nhiên với Bắc Trung Bộ , phía nam giáp Đông Nam Bộ.
+ Các nhánh núi ănlan ra biểnchia cắt các đồng bằng duyên hảI nhỏ hẹp,tạo nên hàng
loạt các bán đảo ,các vũng vịnh và nhiều bãi biển đẹp.
+Các đồng bằng chủ yếu là đất cát pha,đất cát. Một số đồng bằng khá trù phú như đồng
bằng Tuy Hoà(Phú Yên). Các vùng gò đồi thuận lợi cho việc chăn nuôi bò,cừu,dê.
+Vùng biển có nhiều bãi cá,bãi tôm lớn là tiềm năng to lớn trong việc phát triển nghề
đánh cá và nuôi trồng thuỷ hải sản.
+Khoáng sản chủ yếu là các loại:cát thuỷ tinh ở Khánh Hoà;vàng ở Bông Miêu ,Quảng
Nam,dầu khí ở thềm lục địa…
+Mang tính chất của khí hậu Đông Trường Sơn, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
Diện tích rừng năm 2005 là 1,7 triệu ha,chiếm 14% diện tích rừng của cả nước. độ che
phủ của rừng là 38,9% nhưng 97% là rừng gỗ.
-Kinh tế xã hội
+Dân số năm 2005 :8,76 triệu người,chiếm 10,5% dân số cả nước.
+Vùng có nhiều dân tộc ít người( các dân tộc ở Trường Sơn,Tây Nguyên,Chăm)
+Di sản văn hoá thế giới:Di tích mĩ Sơn,phố cổ Hội An.
+Một số đô thị khá lớn:Đà Nẵng,Quy Nhơn,Nha Trang, Phan Thiết.
+Đang thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài.
*Khó khăn: (0,5đ)
Nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt:hiện tượng mưa địa hình kèm theo dảI hội tụnhiệt
đới thường gây mưa lớn ở Đà Nẵng,Quảng Nam;ít mưa hạn hán kéo dài,đặc biệt ở Ninh
Thuận,Bình Thuận.
+Các dòng sông lũ lên nhanh,nhưng mùa khô lại rất cạn.
+Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.
+Mạng lưới đô thị giao thông còn mỏng,các cơ sở năng lượng còn nhỏ bé.
b, Vì :
- Cho phép khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên để hình thành cơ cấu kinh tế của
vùng.
-Thúc đẩy các mối liên hệ kinh tế vối các vùng khác trong nước và trên quốc tế.
-Phát triển các tuyến giao thông đường bộ ( đặc biệt là khu vực phía tây )giúp khai thác
tiềm năng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực phía tây ,tạo ra sự phân công theo
lãnh thổ hoàn chỉnh hơn.
-Cho phép khai thác các thế mạnh nổi bậtvề kinh tế biểncủa vùng đó là:phát triển các hệ
thống cảng nước sâu ,tạo thế mở cửa nền kinh tế và tạo địa bàn thu hút đầu tư,hình thành
0,25
0,25
0,25
0,75
0,25
0,25
(0,5)
Câu 4
Dành
a,Vẽ biểu đồ kết hợp cột với đường
Lưu ý: Phải đảm bảo chính xác, trực quan, thẩm mĩ, có tên,chú giải, khoảng cách năm 0,75
cho HS
ban
nâng
cao
khác nhau. Nếu thiếu nội dung nào – 0,25 điểm.
b, Nhận xét và nêu ảnh hưởng.
*Nhận xét
-Dân số thành thị tăng từ 12,9 triệu người năm1990 lên 22,3 triệu người năm 2005.Mỗi
năm tăng khoảng 0,63 triệu người.
-Tỉ lệ dân cư thành thị cũng tăng,từ 19,5 % năm 1990 lên 26,9 % năm 2005.Như vậy dân
số thành thị có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm.
* ảnh hưởng:
-Đô thị có sự ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế –xã hội của các địa phương,các vùng
trong nước.Năm 2005,khu vực đô thị đóng góp 70,4 % GDP cả nước,84 % GDP công
nghiệp xây dựng,87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách nhà nước.
-Các thành phố,thị xã là thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá lớn ,sử dụng đông đảo lao
động có trình độ chuyên môn,kĩ thuật,có cơ sở vật chất,kỉ thuật hiện đại,có sức hút đối với
đầu tư trong và ngoài nước,tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
-Các đô thị cũng có khả năng tạo ra nhiều việc làm vàthu nhập cho lao động.
-Tuy nhiên ,quá trình đô thị hoá cũng gây những hậu quả như ô nhiễm môI trường,an
ninh trật tự xã hội…cần phải có kế hoạch khắc phục
Câu 4 dành cho HS cơ bản
A,Vẽ biểu đồ
*Xử lí số liệu: Bảng tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta giai
đoạn (1990-2006 ).Đơn vị %
Năm
Sản phẩm
1990 1995 2000 2006
Than 100 182,6 252,1 845,7
Dầu thụ 100 281,5 603,7 637
Điện 100 167 303,4 671,6
* Vẽ biểu đồ đường biểu diễn xuất phát từ 100%, phả có tên,chú thích,trực quan tương
đối chính xác,nếu thiếu nội dung nào thì trừ 0,25 điểm.
B, Nhận xét giải thích
-Dựa vào bảng số liệu ta thấy các sản phẩm công nghiệp năng lượng đều có tốc độ tăng
trưởng liên tục,tăng nhưng không đều giữa các sản phẩm.
-Than có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, trung bình mỗi năm tăng khoảng 46% ,nhất là
giai đoạn 2000-2005 tăng từ 252,1% lên 845,7%. Sự tăng nhanh đó do : nước ta có trữ
lượng than lớn,do nhu cầu sử dụng than phục vụ cho sản xuất và đời sống,sự tiến bộ của
công nghệ khai thác…
-Dầu thô liên tục tăng từ năm 1990-2005, trung bình mỗi năm tăng 33,5% và tăng nhanh
nhất ở giai đoạn từ 1995-2000 (từ 281,5% đến 603,7% ).Nguyên nhân,nước ta có tiềm
năng về dầu mỏ,ngành này có nhiều ưu thế như khả năng sinh nhiệt cao,tiện dụng,có
nhiều đầu tư dự án hợp tác nước ngoài…
-Điện tăng nhanh thứ hai,trung bình mỗi năm tăng 35,7%,tăng nhanh nhất ở giai đoạn
2000-2005.Do nhu cầu sử dụng ,do phục vụ cho sản xuất nhất là cho quá trình công
nghiệp hoá,có tiềm năng lớn,đầu tư lớn và công nghệ ngày càng hiện đại…
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,75
0,75
Ban tổ chức rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp, các bậc phụ huynh vàhọc sinh để cho hoạt động thithử ngày
càng được hoàn thiện hơn về mọi mặt.
Chúc các em có một mùa thi thành công!
. TRƯỜNG THPT BẮC YÊN
THÀNH
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CHẤM
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2. NĂM 20 09
Môn: Địa - Khối C
Câu Nội dung Điểm
Câu 1
Nhận
xét
(1,5 đ )
Giải. bằng
ẩm lại cao.
0 ,25
0 .25
0 ,25
0 ,25
0 ,25
0 ,25
0 ,25
0 ,25
0,5
Câu 2
(2, 5 đ)
a, Cơ cấu ngành của Công nghiệp nước ta tương đối đa dạng và đang có những chuyển