THỦ PHÁP CHÂM Phần 1 - THỨ TỰ LẤY HUYỆT TRƯỚC SAU pptx

21 554 2
THỦ PHÁP CHÂM Phần 1 - THỨ TỰ LẤY HUYỆT TRƯỚC SAU pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỦ PHÁP CHÂM Phần 1 THỨ TỰ LẤY HUYỆT TRƯỚC SAU Đối với điểm đau, châm ở điểm đau nhất trước rồi đến điểm đối chiếu bên lành, sau đó đến các huyệt ở gần, xa Tuy nhiên, nếu đau dữ dội thì nên dùng các huyệt ở xa theo tính cách “Dụ Đạo” trước, khi đã bớt đau mới châm lại ở điểm đau nhiều. Thí dụ: Cơn đau dạ dầy cấp, đau dữ dội. Châm huyệt Túc Tam Lý ở xa trước, sau khi đỡ đau mới châm huyệt Trung Quản (tại vùng đau). Cách châm, nên theo thứ tự: châm tại chỗ trước, gần rồi mới đến xa, trên trước, dưới sau (trên dưới ở đây cũng cần phải hiểu theo đường kinh mà định huyệt), bên đau trước, bên lành sau, huyệt Mộ trước, huyệt Bối du sau. Chỉ châm ở xa trước khi đau nhức quá nhiều. THỜI ĐIỂM CHÂM - Châm càng sớm càng tốt, như cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu có thể chỉ châm một vài lần là khỏi, có khi vừa châm xong đã thấy dễ chịu ngay. - Với chứng đau nhức, hễ điểm nào châm đã khỏi thì không nên châm lại nữa. - Mất ngủ thì nên châm trước khi đi ngủ để tăng hiệu quả cao hơn. - Với bệnh sốt rét, nếu cơn sốt lên có giờ (cữ) nhất định, nên châm chận cơn 2 - 3 giờ trước khi lên cơn. - Đối với người dễ bị cảm do thời tiết, lúc thời tiết sắp thay đổi (mùa nắng sang mùa mưa ) nên châm hoặc cứu đề phòng một số huyệt đặc hiệu như Túc Tam Lý, Đại Chùy, Phong Môn - Các chứng cấp tính: co giật, động kinh, ngất, đau dữ dội cần châm ngay. Tuy nhiên, một số trường hợp như khi làm việc còn đang ra mồ hôi nhiều, còn mệt nhọc không nên châm vội, trừ trường hợp thật cần thiết để tránh tình trạng vượng châm. CHỌN KIM Việc dùng kim châm đã được mô tả rất kỹ trong thiên ‘CửuChâm Thập Nhị Nguyên’ (LKhu.1) và thiên ‘Quan Châm’ (LKhu.7). Khi nói về tác dụng và hậu quả của việc chọn dùng kim, thiên “Quan Châm” đã ghi: ”Bệnh ở cạn mà châm vào sâu thì bên trong sẽ làm tổn thương đến phần cơ nhục đang lành và nơi bì phu sẽ bị ung. Bệnh chỉ đáng châm kim nhỏ mà lại châm kim to, khí sẽ bị tả quá nhiều, bệnh sẽ hại thêm ” Bệnh đáng châm kim to mà lại châm kim nhỏ, khí chẳng những không bị tả mà lại còn trở lại gây ra tệ hại hơn” (LKhu.7, 4-7). Nhận xét này của sách Linh Khu cho thấy tầm quan trọng của việc dùng đúng hay không đúng, chọn lựa kim cho thích hợp và hậu quả tai hại biết bao nhiêu nếu không dùng đúng kim theo nhu cầu. Sách ‘Linh Khu’ mô tả và hướng dẫn sử dụng 9 loại kim như sau: 1- SÀM CHÂM ( Thiên “Cửu Châm Thập Nhị Nguyên” ghi: “Sàm châm đầu to, mũi nhọn, dùng để tiết tả dương khí “ (LKhu 1, 53). ( Thiên “Quan Châm”: Bệnh ở vùng bì phu, không nằm ở chỗ nhất định, nên dùng Sàm châm châm vào chỗ đang bệnh” (L.Khu 7, 10). ( Thiên ‘Cửu Châm Luận’ ghi: "Thứ nhất: Sàm châm, lấy phép ở cân châm, bỏ mũi đi thì thân kim còn lại là 1 thốn rưỡi, đầu mũi nhọn như mũi tên, cả cây kim dài 1 thốn 6 phân, nó chủ về trị những bệnh ở đầu và thân mình” (LKhu 78, 15). 2- VIÊN CHÂM (Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: “Viên châm mũi hình như quả trứng, dùng để xoa, chùi trong khoảng phần nhục, không làm tổn thương phần cơ nhục, dùng để châm cho khí ở khoảng giữa phần nhục phải tiết ra” (LKhu.1, 54). ( Thiên ‘Quan Châm’: Bệnh ở tại khoảng phần nhục nên dùng Viên châm châm vào chỗ đang bệnh” (L.Khu.7, 12). ( Thiên ‘Cửu Châm Luận’ ghi: “Viên châm, lấy phép ở nhữ châm, thân kim hình trụ tròn, mũi như hình quả trứng, dài 1 thốn 6 phân, chủ trị ở vùng phận nhục” ( LKhu 78, 16). 3- ĐỀ CHÂM ( Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: “Đề châm nhọn như mũi nhọn của hạt lúa thu?, chủ về việc án lên mạch không cho bị hãm vào, nhằm làm cho kim được tiếp xúc với khí “ (LKhu.1, 55). ( Thiên ‘Quan Châm’: ‘Bệnh ở tại mạch, khí bị thiếu, cần phải được châm bổ, trường hợp này nên dùng Đề Châm châm vào các huyệt Tĩnh, Vinh thuộc các đường kinh’ (L.Khu.7, 14). ( Thiên ‘Cửu Châm Luận’ ghi: “Đề châm, lấy phép ở mũi nhọn của hạt lúa thử, dài 3 thốn rưỡi, chủ về án lên mạch để lấy được chính khí quay về, và làm cho tà khí phải xuất ra” (LKhu 78, 17). 4- PHONG CHÂM ( Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: Phong châm là loại kim 3 mặt có cạnh sắc, dùng để phát tiết tà khí, trừ cố tật” (LKhu.1, 56). ( Thiên ‘Quan Châm’: “Bệnh ở tại kinh lạc với chứng cố tý, nên dùng Phong châm” (L.Khu.7, 13). “Bệnh ở tại ngũ tạng lâu ngày: nên dùng kim Phong châm” (L.Khu.7, 20). ( Thiên ‘Thích Tiết Chân Tà’ ghi: “Trị chứng đại tà (thực), nên dùng Phong Châm (LKhu. 75, 72). ( Thiên ‘Cửu Châm Luận’ ghi: “Phong châm, lấy theo phép nhữ châm, thân kim hình trụ tròn, mũi thật nhọn, dài 1 thốn 6 phân, chủ về chứng ung và nhiệt, châm xuất huyết” (LKhu 78, 18). 5- PHI CHÂM ( Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: “Phi châm là loại kim thân và mũi nhọn như mũi kiếm, dùng để châm lấy mu?” (LKhu.1, 57). ( Thiên ‘Quan Châm’: “Bệnh gây thành những vùng nhiều mu?, dùng Phi châm” (L.Khu.7, 15) - Đại tả thích là phép dùng kim Phi châm để châm vào nơi có nhiều mủ (LKhu 7, 28). ( Thiên ‘Ngọc Bản’ ghi: “ Trị ung thư (mụn nhọt) Nếu đã thành mủ và máu, chỉ nên dùng biếm thạch và phi châm để châm lấy máu mủ là tốt nhất” (LKhu 60, 17). ( Thiên ‘Thích Tiết Chân Tà’ ghi: “Trị ung tà nên dùng kim Phi Châm” ( LKhu. 75, 71). ( Thiên ‘Cửu Châm Luận’ ghi: “Phi châm, lấy phép ở độ bén nhọn của lưỡi kiếm, rộng 2 phân rưỡi, dài 4 thốn, chủ về châm lấy mủ nhiều, đó là lưỡng nhiệt cùng tranh nhau vậy” (LKhu 78, 19). 6- VIÊN LỢI CHÂM ( Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: “Viên Lợi châm to như sợi lông dài, vừa tròn vừa nhọn, giữa thân hơi to ra, dùng để châm lấy bạo khí” (LKhu.1, 58). ( Thiên ‘Quan Châm’: “Bệnh Tý khí bạo phát nên dùng Viên Lợi châm” (L.Khu.7, 16). ( Thiên ‘Thích Tiết Chân Tà’ ghi: “Trị chứng tiểu tà (hư) nên dùng Viên Lợi Châm” ( LKhu. 75, 73). ( Thiên ‘Cửu Châm Luận’ ghi: “Viên lợi châm, lấy phép ở ly châm, mũi kim hơi to, nhưng thân lại nhỏ, làm thế để cho dễ châm sâu vào trong, dài 1 thốn 6 phân, chủ về chứng ung và chứng tý “ (LKhu 78, 20). 7- HÀO CHÂM ( Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: “Hào châm mũi nhọn như mũi con muỗi, khi châm thì khí sẽ đến một cách yên tĩnh, chậm chạp và nhẹ nhàng, vì vậy có thể lưu kim thật lâu nhằm dưỡng chính khí và trừ được tà khí đã gây nên chứng thống tý” (LKhu.1, 59). ( Thiên ‘Quan Châm’: “Bệnh tý khí gây thành đau nhức không hết, nên dùng Hào châm” (L.Khu.7, 17). ( Thiên ‘Nghịch Thuận Phì Sấu’ ghi: "Trẻ nhỏ thì cơ nhục mềm, huyết ít, khí nhược, châm cho chúng phải dùng Hào châm ” (LKhu 38, 17). ( Thiên ‘Thích Tiết Chân Tà’ ghi: “Châm chứng nhiệt tà nên dùng Hào Châm” (LKhu.75, 74). ( Thiên ‘Cửu Châm Luận’ ghi: “Hào châm, lấy phép ở lông hào mao, dài 1 thốn 6 phân, chủ về các chứng Hàn Nhiệt và thống tý ở các lạc mạch (LKhu 78, 21). 8- TRƯỜNG CHÂM ( Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: “Trường châm mũi nhọn mà thân mỏng, có thể dùng lấy tý khí ở xa” (LKhu.1, 60) ( Thiên ‘Quan Châm’: “Bệnh ở chỗ xa (sâu) nên dùng Trường châm” (L.Khu.7, 18). ( Thiên ‘Cửu Châm Luận’ ghi: Trường châm, lấy phép ở kỳ châm, dài 7 thốn, chủ về chứng tý do tà khí vào sâu bên trong (LKhu 78, 22]. 9- ĐẠI CHÂM ( Thiên ‘Cửu Châm Thập Nhị Nguyên’ ghi: “Đại châm hình như cây côn, mũi nhỏ, tròn, dùng để tả thu?y ở các khớp xương” (LKhu.1, 61). ( Thiên ‘Quan Châm’: “Bệnh thu?y thũng làm cho các khớp xương (quan tiết) không thông được, nên dùng Đại châm” (L.Khu.7, 19). ( Thiên ‘Cửu Châm Luận’ ghi: “Đại châm, lấy phép ở Phong châm (giống như kim thứ tư), nhưng mũi nhọn hơi tròn, dài 4 thốn, chủ về chứng thủy thũng ở quan tiết không xuất ra được (LKhu 78, 23). Tuy kinh điển chia ra tới 9 loại kim châm nhưng thực tế hiện nay hầu như chỉ còn duy trì 2 loại thông dụng nhất là Hào châm và Phong châm (Kim Tam Lăng ơng đương với Phong châm). Ngoài ra cũng còn thường dùng loại kim Mai Hoa (tương đương Thất Tinh Châm) để gõ kích thích. CHỌN TƯ THẾ CHÂM Tùy theo vị trí từng huyệt, tùy theo tình trạng sức kho?e và điều kiện của người bệnh mà chọn tư thế cho thích hợp: - Ngồi tựa lưng, mặt ngư?a để châm ở đầu mặt. - Ngồi nghiêng, má áp xuống bàn để châm ở má, tai. - Ngồi cúi đầu châm ở cổ, vai, ngang lưng trở lên. - Nằm ngư?a châm ở mặt, bụng, ngực, chân tay. - Nằm sấp châm ở gáy, vai, lưng, mông, đùi sau, chân tay. - Nằm nghiêng châm 1 bên hông, mặt ngoài tay chân. SÁT TRÙNG KIM VÀ DA 1- Sát Trùng (thanh trùng) kim. • Các kim châm cần đun sôi và giữ sôi khoảng 20 - 30 phút. • Có thể ngâm cồn 70 độ từ 10 - 20 phút (tuy nhiên, nếu có điều kiện vẫn nên đun sôi). • Nếu có điều kiện, nên hấp khô trước khi dùng. 2- Sát trùng vùng da định châm bằng bông đã tẩm cồn 70 – 90 độ. Vấn đề nhiễm trùng do kim châm có hay không? [...]... vai 1cm Thượng vị, hạ vị 1cm Khuœy tay 6mm - 4mm - 1mc Cổ tay 1cm Đầu gối 1cm - 1, 5cm Mông 1cm - 1, 5cm Ngón ngón chân tay, 1cm - 1, 5cm + Trong thiên “Quan Châm có nêu lên 1 phương pháp châm từ cạn (nông) đến sâu, gọi là “Tam Thích”, được mô tả như sau: Trước hết châm cạn nhằm trục tà khí và để cho huyết khí đến; sau đó châm sâu vào cho đến vùng tà của âm khí ; sau cùng châm thật sâu vào nhằm làm... bệnh nhẹ châm cạn” (LKhu 19 , 3) Mỗi cơ thể phải có độ châm khác nhau, người béo mập độ châm phải sâu hơn người gầy yếu Vì thế, khó có thể xác định được chính xác vị trí sâu cạn của huyệt Các tài liệu nêu ra dưới đây thường được dùng làm tiêu chuẩn mẫu: VỊ TRÍ ĐỘ SÂU Đỉnh đầu, mặt 4 - 8mm Gáy 4mm - 5mm - 1cm Lưng 1cm Thắt lưng 1cm - 1, 5cm Ngực 4mm - 4mm - 6mm - 4mm - 1cm Tai, cổ 6mm Vai, baœ vai 1cm Thượng... giác đau - Sau khi kim đã qua da, từ từ đẩy kim tiến vào độ sâu đã qui định cho đến khi đắc khí (người bệnh có cảm giác ê tức ) - Lấy ngón tay cái bên trái đè vào gần vị trí huyệt, tay phải cầm thân kim châm vào huyệt Cách này dùng để châm đối với kim ngắn - Lấy ngón trỏ và ngón cái bên trái, để cách nhau 1 - 2 cm, ở 2 bên huyệt vị, căng da, rồi dùng ngón tay phải cầm kim châm vào huyệt - Lấy ngón... vào vị trí huyệt sau đó từ từ đẩy kim vào cho đến khi đắc khí HƯỚNG CHÂM KIM Có 3 hướng châm kim chính: - Châm thẳng góc với da: những vùng nhiều thịt (bụng, mông, lưng, chân tay) - Châm xiên vào da (khoảng35 - 40 độ): những huyệt ở vùng ít da như cơ mặt, đỉnh đầu - Châm ngang nằm sát da (khoảng 15 độ): những huyệt ở đầu mặt, giữa xương ức, đầu ngón tay chân, châm xuyên từ huyệt này sang huyệt khác... da ở chỗ có huyệt lên, rồi châm kim vào huyệt Dùng cách này khi châm cứu ở vùng ngực, mặt, loa tai (xem hình) - Khi châm bằng kim dài (vùng huyệt Hoàn Khiêu), ngón cái và ngón trỏ tay trái cầm đoạn dưới của kim (cách mũi kim chừng 1 - 2 cm), tay phải giữ đoạn trên hoặc giữa của kim Sau khi đã lấy huyệt thật chính xác, đặt mũi kim vào vị trí huyệt, thân kim và mặt da thành 1 góc 45 độ, châm kim thật... châm sâu và lưu châm Người béo mập cũng châm như vậy Người gầy, da mỏng, sắc nhạt, thịt khô khan nên châm sâu mà rút kim nhanh Châm kẻ tráng sĩ chân cốt, thịt rắn chắc, khớp xương chặt nên châm cạn mà rút kim nhanh Trẻ nhỏ thịt còn mềm mai, huyết ít, khí yếu, nếu châm, nên dùng hào châm, châm cạn và rút kim nhanh” (LKhu 38, 9 -1 7 ) Như vậy, mỗi đối tượng cần có cách châm riêng, ngoài ra, người châm. .. sâu, châm trị bệnh này, nên châm sâu và lưu kim thật lâu, cứ cách vài ngày lại châm trở lại” (LKhu 9, 10 5) - Thiên “Quan Châm ghi: “Bệnh ở cạn mà châm vào sâu thì bên trong sẽ làm tổn thương đến phần cơ nhục đang lành và nơi bì phu sẽ bị nhọt (ung) Bệnh ở sâu mà châm cạn thì bệnh khí sẽ không được tả và ngược lại, nó sẽ gây thành nhiều mủ” (LKhu.7, 4-5 ) - Thiên “Tứ Thời Khí” ghi: “Bệnh nặng châm sâu,... bệnh + Huyệt Kiên Ngung: Nếu trị vai đau cứng do khí huyết ngưng tụ thì mũi kim châm có thể hướng dọc theo xương cánh tay Nếu trị khớp vai viêm thì châm thẳng vào khớp vai Trong thiên ‘Quan Châm có nêu lên phương pháp châm ‘Hợp Cốc Thích’ như sau: Thứ tư gọi là Hợp Cốc Thích là phép châm 2 bên phải và trái, giống như cái chân gà (Tả Hữu Kê Túc), châm vào vùng phận nhục ” (LKhu 7, 56), sách Châm Cứu... huyệt này sang huyệt khác Thiên ‘Chẩn Yếu Kinh Chung Luận’ ghi: “ Bệnh nặng nên châm thẳng xuống, bệnh nhẹ thì châm tán mũi kim ra, lên trên, xuống cùng .1, bên trái hoặc bên phải ” (TVấn 16 , 12 ) Tuy nhiên cũng nên lưu ý đến 1 số huyệt, dựa theo vị trí riêng biệt mà có cách châm khác biệt: + Huyệt Đản Trung (Chiên Trung): châm chữa trị bệnh về khí như suyễn, khó thở thì mũi kim hướng thẳng lên trên,... ngón chân ĐỘ NÔNG SÂU CỦA KIM CHÂM Mỗi huyệt có độ nông sâu riêng Ngoài ra, mỗi chứng bệnh, mỗi thời điễm cũng phải châm sâu cạn khác nhau Phải nắm vững nguyên tắc, vị trí huyệt để châm - Thiên ‘Chung Thỉ’ ghi: “Mạch thực, châm sâu để tiết bớt cái khí của nó, mạch hư, châm cạn làm cho tinh khí không ra được, để nuôi dưỡng mạch của nó, chỉ cho tà khí tiết ra” (LKhu 9, 85) - Thiên Chung Thỉ’ ghi: “Bệnh . Tai, cổ 4mm - 6mm Vai, baœ vai 6mm - 1cm Thượng vị, hạ 4mm - vị 1cm Khuœy tay 6mm - 1mc Cổ tay 4mm - 1cm Đầu gối 1cm - 1, 5cm Mông 1cm - 1, 5cm Ngón tay, ngón chân 1cm - 1, 5cm +. THỦ PHÁP CHÂM Phần 1 THỨ TỰ LẤY HUYỆT TRƯỚC SAU Đối với điểm đau, châm ở điểm đau nhất trước rồi đến điểm đối chiếu bên lành, sau đó đến các huyệt ở gần, xa Tuy nhiên,. của huyệt. Các tài liệu nêu ra dưới đây thường được dùng làm tiêu chuẩn mẫu: VỊ TRÍ ĐỘ SÂU Đỉnh đầu, mặt 4 - 8mm Gáy 4mm - 1cm Lưng 5mm - 1cm Thắt lưng 1cm - 1, 5cm Ngực 4mm - 1cm

Ngày đăng: 09/07/2014, 13:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan