Nhân vật trung tâm tìm kiếm thiên đường trong thời hiện đại Đối lập với Hogan, nhân vật trung tâm trong Cuốn sách của những cuộc chạy trốn, loại phản nhân vật, vô cảm và thờ ơ với tất cả, cô gái trẻ Lalla vô cùng nhạy cảm, cô đau khổ vì thiếu mẹ, từ thuở thơ dại, những chuyến đi lang thang trên cao nguyên đá đánh thức trong cô những ký ức về người mẹ. Thế giới tinh thần, tính cách mạnh mẽ khoáng đạt, yêu tự do, yêu thiên nhiên của Lalla bộc lộ ngay trong tuổi thơ. Đó là thiên đường hạnh phúc, như chính tiêu đề của phần “Hạnh phúc” kéo dài từ trang 75 đến trang 221. Được cô đơn, được tồn tại một mình để đi lang thang khắp nơi trên cao nguyên đá, dọc theo bờ biển hoang vu, đắm mình trong thiên nhiên hoang sơ là nhu cầu nội tại của Lalla. Khám phá thiên nhiên với bao điều bí ẩn, thực sự là niềm hạnh phúc vô tận đối với cô bé. Cô “biết rất rõ mọi con đường, tất cả những rãnh của đụn cát”. Cô bé say sưa với thế giới của các loại côn trùng, cỏ cây (10) . Tất cả các giác quan đều rộng mở hướng về thiên nhiên để cảm nhận những chuyển động khẽ khàng và tinh tế nhất của vũ trụ bao la, bí ẩn. Ngắm nhìn, lắng nghe, cảm nhận là những dấu hiệu của sự sống động. Tiếng động của thiên nhiên vô cùng tinh tế và phức tạp, nó gợi lên không gian tràn ngập sức sống mãnh liệt. Đó là âm thanh xào xạc của sa mạc, tiếng rít của luồng không khí trên mặt đất hay tiếng sóng biển rì rào mà người ta có thể lắng nghe và cảm nhận. Khi Lalla đi dọc theo bờ biển, cô đắm mình trong cái hài hòa của bầu trời và mặt biển. Nước biển xanh thẫm, những con sóng chậm rãi tung bọt trên bờ cát, trong cái mênh mông êm dịu và tĩnh lặng, cô cảm giác mình trở thành trẻ thơ. Làm sống lại một thế giới vật chất qua sự rộng mở các giác quan, bút pháp của Le Clézio dựa trên những biểu hiện giàu cảm xúc của nhân vật, tạo nên một loại trữ tình mới mẻ. Con người giao hòa với thiên nhiên và tìm thấy niềm hạnh phúc thanh thoát, nhẹ nhõm, những xúc cảm tinh thần gắn liền sâu sắc với thế giới thiên nhiên bao quanh con người. Lalla và le Hartani bỏ trốn khu cư xá ngột ngạt, họ đi về phía sa mạc, khao khát được sống bên nhau. Họ trải qua những giây phút yêu đương, ân ái dưới bầu trời sao lấp lánh, hòa tan vào đất trời, vũ trụ bao la: “Ánh sáng những vì sao dịu dàng rơi xuống như một cơn mưa. Nó không gây tiếng động, không làm bụi bay lên, không làm lay động bất luận một cơn gió nào. Giờ đây nó soi sáng cả đồng đá, và gần bên miệng giếng, cái cây bị cháy xém trở nên nhẹ nhàng và yếu đuối như một làn khói. Mặt đất không còn bằng phẳng lắm. Nó trải dài ra như mũi trước của con thuyền, và dịu dàng tiến tới trước, vừa lướt đi vừa lảo đảo và tròng trành, từ từ tới giữa những vì sao lộng lẫy, trong lúc hai đứa trẻ đang ghì chặt vào nhau, thân thể nhẹ tênh, đang thực hiện những cử chỉ yêu đương” [SM, 220]. Lalla, người con gái của miền gió cát, mang vẻ đẹp bừng cháy, ngời sáng của ánh sáng mặt trời trên sa mạc. Cái nhìn mãnh liệt, siêu phàm làm nản lòng những tâm hồn đen tối và thô bạo: “cái nhìn của Lalla mang sức mạnh nóng bỏng của sa mạc” “ cái nhìn của Lalla cứng như đá lửa” “ cái nhìn của Lalla cứng như kim loại”. Nhà văn sử dụng những yếu tố thiên nhiên như ánh sáng mặt trời, lửa, phương pháp so sánh ẩn dụ “Cái nhìn của Lalla rắn như kim loại” để khắc họa chân dung của cô gái trẻ qua hai nét nổi bật: mái tóc và cái nhìn, để lại những ấn tượng mạnh mẽ, đầy sức ám ảnh. Hình tượng nhân vật mang sức sống bền bỉ vì được cắm sâu vào cội nguồn của dân tộc, của xứ sở đầy ánh mặt trời chói chang. Suốt thời thơ bé, thế giới tinh thần và tình cảm của cô bé không những được nuôi dưỡng bằng những khúc hát ngọt ngào mà còn được ru bằng những câu chuyện truyền thuyết bi thương, đậm chất sử thi về quá khứ oai hùng của những người Đàn Ông Xanh, tổ tiên của bộ lạc cô. Những câu chuyện xa xưa về những người Đàn Ông Xanh đánh thức trong cô nỗi nhớ về quá khứ, thấm sâu vào tâm hồn cô, ngọn lửa của tự do. Cô bé hạnh phúc vì được tự do, không biết đến luật lệ của lao động, những quy định bắt buộc của trường học. Mù chữ, cô tận hưởng niềm vui của cuộc sống giản đơn, đầy xúc cảm với thiên nhiên hoang dã, không hiểu biết về cuộc sống hiện đại. Dấu hiệu của bộ lạc nhấn mạnh nguồn gốc huyền bí của nhân vật chính gắn liền với thế giới thiên nhiên hoang sơ. Giống như bản anh hùng ca của những người Đàn Ông Xanh, sự ngắt nhịp của những chuyến đi của Lalla giống như bản giao hưởng trầm sâu với những tiết tấu, mang âm hưởng của những chuyến hành hương của tổ tiên cô. Niềm hứng thú đam mê của cô bé là đi mải miết trong sa mạc, bởi vì cô cảm giác được “giải thoát” và chìm trong thế giới thần tiên giống như đang trong trạng thái siêu thoát. Những chuyến dạo chơi của Lalla thể hiện nhịp điệu tâm lý và nhịp điệu thơ, chạm tới vùng sâu thẳm của cõi vô thức. Tính cách của nhân vật không những được xác định qua mối tiếp xúc với thiên nhiên, mà còn được thể hiện trong những mối quan hệ với những nhân vật khác. Tuy vậy, những mối quan hệ này thường giản đơn, phạm vi giao tiếp với xã hội nhỏ hẹp. Những người bạn mà cô gắn bó thường là những người “bên lề” của xã hội: chú bé chăn cừu le Hartani, anh chàng Radiez người Gitan. Cô tìm thấy tình yêu thương, mối đồng cảm trong những con người tật nguyền và nghèo khổ này. Trái tim cô tràn ngập niềm xót thương với những người cùng khổ. Cô không còn kinh sợ họ mà thực sự đau đớn xót xa cho thân phận những người ở tận cùng của xã hội và bị tất cả mọi người khinh rẻ: “Lalla bước đi chầm chậm trước những người ăn mày, cô nhìn họ với trái tim se thắt, vẫn cái khoảng trống kinh khiếp đó đang xoáy sâu cơn lốc của nó nơi đây, trước những thân thể bị bỏ rơi này” [SM, 310]. Nếu trong sa mạc là những chuyến đi khám phá và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thế giới thiên nhiên, thì ở thành phố Lalla vẫn thực hiện những chuyến đi khám phá hiện thực của đô thị phương Tây. Những chuyến đi lang thang dù ban ngày, hoặc ban đêm trong thành phố đánh dấu sự trưởng thành về nhận thức xã hội. Không còn một chút ảo tưởng nào về “miền đất hứa”- thiên đường hạnh phúc, cô ý thức sâu sắc về thân phận bi thảm của những người nhập cư. Nếu trước đây, khát vọng tự do đã thúc giục cô ra đi, chạy trốn khỏi quê hương của mình để thoát khỏi cuộc hôn nhân do người cô Aamma áp đặt, thì bây giờ dù đã sống giữa thành phố phương Tây, trong lòng của xã hội tiêu thụ cô cũng không thể tìm thấy hạnh phúc và vô cùng cô đơn. Bởi vì ở nơi đó, người phụ nữ cũng chỉ được coi là đồ vật (femme-objet), là phương tiện để sinh lợi. Lalla mãi mãi chỉ là cá thể lạc lõng, đứng bên lề xã hội, bởi vì cô thờ ơ với đồng tiền. Le Clézio không sử dụng loại từ vựng mang tính ý thức hệ, mà chỉ miêu tả những hành động của cô, phản ánh sự chối bỏ những giá trị được coi trọng trong xã hội đương đại: đồng tiền và vinh quang thành đạt:“Cô không ham muốn tiền bạc, cô không quan tâm tới nó. Mỗi lần người chụp hình đưa cô tiền, phần tiền của những giờ làm mẫu, Hawa cầm lấy những tờ giấy bạc, cô chọn một hoặc hai tờ, và cô trả lại hắn phần còn lại. ( ) Cô đi khắp nơi trong thành phố, tìm kiếm những người ăn mày, ở các góc đường, và cô cho họ tiền, từng nắm đồng tiền, cô cẩn thận đỡ tay họ để tiền khỏi rơi” [SM, 352]. Qua hình tượng nhân vật Lalla, tác giả bày tỏ sự coi thường xã hội tư bản với sự mỉa mai, châm biếm nhẹ nhàng. Cách xử lý nhân vật theo phương thức này nhằm phản ánh luận đề mà nhà văn muốn làm sáng tỏ trong tác phẩm: những con người của sa mạc tự do không bị chủ nghĩa vật chất khuất phục, cho dù nó được dát bằng những vầng hào quang lấp lánh. Nhân vật được vây bọc trong nỗi nhớ quê hương khắc khoải, trong tình yêu mãnh liệt, sức mạnh bí ẩn của xứ sở hoang mạc đầy nắng, gió, cát tỏa sáng từ cơ thể cô, từ vũ điệu mê đắm châu Phi. Cô chính là hiện thân sống động nhất, quyến rũ nhất cho miền đất châu Phi hoang sơ, dữ dội và tự do. Nhưng trong tác phẩm Sa mạc, không có hội thoại và lối nói trực tiếp. Le Clézio đã sử dụng những yếu tố kỹ thuật khác lạ để khắc họa chân dung nhân vật. Lalla giao tiếp với thiên nhiên bởi bài hát chỉ có một từ “Méditerranée”, nó đóng một vai trò quan trọng trong thế giới tinh thần của Lalla. Khi cô ngân nga bài hát có một từ duy nhất trên bãi biển, dọc theo triền cát, dưới bầu trời xanh bát ngát, thật kỳ diệu, cô cảm nhận niềm vui sướng, nó xua tan niềm cô đơn và nỗi buồn. Nhân vật trung tâm thực hiện hành trình trở về cội nguồn được xây dựng bằng bút pháp độc đáo, nó vừa hiện thực vì cuộc đời nhân vật phản ánh âm hưởng của cuộc sống lịch sử, xã hội, số phận của dân tộc bị nô dịch đang trên đường tìm kiếm tự do và hạnh phúc, đồng thời đậm chất trữ tình vì phản ánh ước mơ về cuộc sống hài hòa với thiên nhiên hoang sơ. Lalla hiện thân cho thế giới cội nguồn được lý tưởng hóa bằng vẻ đẹp hoàn mỹ: một hình thể rực rỡ, lung linh, một tính cách mạnh mẽ, khoáng đạt hòa với tâm hồn nhạy cảm, dịu dàng, tràn ngập tình yêu thương với đồng loại. Cô từ bỏ “cuộc sống của những người nô lệ” ở thành phố phương Tây - thiên đường mù và trở về sa mạc đói khát là hành trình tinh thần tất yếu, khiến nhân vật chứa đựng “chức năng biểu tượng”. Kết luận Trong các tác phẩm Cuốn sách của những cuộc chạy trốn, Sa mạc, những cuộc hành trình thực chất là cuộc truy tìm tự do và hạnh phúc được thể hiện theo những phương thức khác nhau. Toàn bộ nguồn nghị lực của nhân vật được tập trung, cô đọng trong ham muốn chạy trốn thoát khỏi mọi tình trạng bị trói buộc, cưỡng ép, hướng đến cuộc sống tự do, hài hòa với thiên nhiên, với vũ trụ bao la và bí ẩn. Để làm sáng tỏ nét đặc trưng khám phá thế giới của muôn loài, chuyến đi lang thang được lựa chọn như phương tiện hữu hiệu, nó tạo nên cái lõi của tiểu thuyết và cho phép trình bày một chuỗi hành động khởi xướng khiến nhân vật phải sống với mục đích là thâm nhập vào vũ trụ. J.H. Hogan thể hiện tất cả phẩm chất của một kẻ lang thang kiểu nhà triết học trong cuộc truy tìm mối quan hệ toàn diện với vật chất, cho dù hoàn cảnh xã hội và địa lý chứa đựng ít ỏi sự biến đổi. Cuộc chạy trốn thoát khỏi hiện thực xã hội đòi hỏi kiểu nhân vật phù hợp. Nhân vật trung tâm tiến hành cuộc chạy trốn được xây dựng như kiểu phản nhân vật của tiểu thuyết Mới. Thực tế, những cuộc hành trình là trục cốt lõi của các tiểu thuyết, nó được chính các nhân vật trung tâm thực hiện và kể lại. Di động điểm nhìn từ người kể chuyện sang nhân vật là nét chủ đạo trong kỹ thuật điểm nhìn tự sự của tiểu thuyết Le Clézio, đồng thời mang lại chức năng tự sự cho độc thoại nội tâm. Trạng thái tinh thần của nhân vật được bộc lộ qua độc thoại nội tâm và có thể khẳng định rằng kỹ thuật này là chủ đạo để cá tính hóa nhân vật tạo nên kiểu nhân vật của chuyến phiêu lưu mang dáng vóc của nhà hiền triết. Cái nhìn say mê của người kể chuyện - nhân vật tạo nên sự tổng hợp và cụ thể hóa tất cả các cảm giác khác nhau trong nhân vật. Đó là khả năng cảm nhận thế giới tự nhiên bằng tất cả các giác quan của các nhân vật trẻ tuổi. Những nhân vật nữ trung tâm đều được xây dựng bằng bút pháp độc đáo, nó vừa hiện thực vì phản ánh âm hưởng của cuộc sống lịch sử, xã hội, số phận của dân tộc bị nô dịch đang trên đường tìm kiếm tự do và hạnh phúc, đồng thời vừa đậm chất thơ phản ánh ước mơ về cuộc sống hài hòa với thiên nhiên hoang sơ. Những dấu ấn của kỹ thuật hiện đại xây dựng nhân vật vẫn in đậm qua kiểu độc thoại nội tâm gợi mở tâm lí nhân vật, đọc thẳng, trực tiếp “những suy nghĩ đương hình thành”. Thế giới nội tâm được thể hiện bằng ngôn ngữ trong sáng: ngôn từ dung dị, cấu trúc câu ngắn gọn. Chính vì vậy, người đọc không cần sự trợ giúp của lời bình xét của tác giả xen vào quá trình thể hiện tâm lí nhân vật, thông qua lời của người kể chuyện, hình thức thông dụng trong tiểu thuyết tâm lí truyền thống thế kỷ XIX. Theo chúng tôi, cái đóng góp quan trọng của Le Clézio là xây dựng những kiểu nhân vật độc đáo trong những cuộc tìm kiếm thiên đường hạnh phúc, góp phần biến đổi cốt truyện của tiểu thuyết viễn du theo cách thức của tiểu thuyết phản ánh quan niệm về thế giới, về tư tưởng. Cùng với những thành tố cấu tạo khác của tiểu thuyết, nhân vật trong tiểu thuyết của Le Clézio đã làm biến động và mở rộng khuôn khổ của tiểu thuyết hiện đại . Nhân vật trung tâm tìm kiếm thiên đường trong thời hiện đại Đối lập với Hogan, nhân vật trung tâm trong Cuốn sách của những cuộc chạy trốn, loại phản nhân vật, vô cảm. đổi. Cuộc chạy trốn thoát khỏi hiện thực xã hội đòi hỏi kiểu nhân vật phù hợp. Nhân vật trung tâm tiến hành cuộc chạy trốn được xây dựng như kiểu phản nhân vật của tiểu thuyết Mới. Thực tế,. chính các nhân vật trung tâm thực hiện và kể lại. Di động điểm nhìn từ người kể chuyện sang nhân vật là nét chủ đạo trong kỹ thuật điểm nhìn tự sự của tiểu thuyết Le Clézio, đồng thời mang