Nhân vật trung tâm tìm kiếm thiên đường trong thời hiện đại Nhân vật với tư cách là một trong những thành tố quan trọng cấu tạo tiểu thuyết nói chung và là chủ thể tiến hành những cuộc hành trình trong tiểu thuyết của J.M.G. Le Clézio nói riêng, trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà phê bình và nghiên cứu văn học. Các nhà lý luận hầu như đều thống nhất về quan niệm, chức năng, các kỹ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết. Đó là những “cá thể bằng giấy” được hư cấu, tham gia trực tiếp vào hành động tiểu thuyết, được xác định bằng miêu tả thể chất, miêu tả tâm lý và ngôn ngữ. Những “mẫu” và “siêu mẫu” có tên, tuổi, nghề nghiệp được đặt trong những mối quan hệ với không gian tự nhiên, xã hội. Nó còn được đồng nhất với khái niệm của “một sức mạnh tác động” (une force agissante) để nhấn mạnh vai trò tác nhân trong sự vận động của hành động tiểu thuyết (1) . Những kỹ thuật xây dựng nhân vật luôn tiến triển không ngừng, tùy theo quan niệm về mỹ học tiểu thuyết của từng tác giả ở những thời kỳ lịch sử khác nhau. 1. Một số kỹ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết hiện đại Pháp thế kỷ XX Vào những năm giữa thế kỷ XX tiểu thuyết Mới ra đời, thể hiện một khát khao mãnh liệt trong cuộc truy tìm chân trời mới của kỹ thuật tiểu thuyết. Mơ ước của các nhà tiểu thuyết Mới là chối bỏ và khước từ những nguyên tắc sáng tác của tiểu thuyết truyền thống, áp dụng những tìm tòi mới lạ vào thi pháp tiểu thuyết hiện đại. Nathalie Sarraute với Thời đại nghi ngờ, Alain-Robbe-Grillet với Vì một nền tiểu thuyết đã đặt nền móng cơ bản cho nền tiểu thuyết Mới. Nathalie Sarraute đã xem xét lại khái niệm về nhân vật trong tiểu thuyết truyền thống. Nhân vật bị mất tên tuổi, nguồn gốc và cả tính cách, yếu tố quan trọng nhất của nhân vật. Bởi vì theo tác giả, tính cách chỉ là “tên nhãn thô kệch”, bố cục của tiểu thuyết biến nhân vật thành “xác ướp khô cứng”. Nathalie mơ ước sáng tạo một kiểu hội thoại của vô vàn những bi kịch (drames minuscules) nội tâm nhỏ bé, tách khỏi những ước lệ, những câu thúc của tiểu thuyết truyền thống. Sự vận động nội tâm trở nên phức tạp và đa dạng. Người đọc phải có khả năng phát hiện sau độc thoại nội tâm “vô số những cảm xúc, hình ảnh, tình cảm, hồi ức, những xung động, hành động nhỏ bé tiềm ẩn mà không có một ngôn ngữ nội tại nào thể hiện được, nó cựa quậy ở ngưỡng cửa của ý thức [ ], một cách khác, nó kết hợp và tái xuất hiện dưới một hình thức mới, khi đó trong chúng ta, làn sóng liên tục của ngôn từ vẫn tiếp tục tuôn trào” (2) . Đối lập với nhân vật của tiểu thuyết truyền thống, nhân vật trong tiểu thuyết Mới chỉ là một cá thể không xác định, không nắm bắt và không nhìn thấy được, một “cái tôi vô danh”. Xung quanh nhân vật chính hư vô này là những nhân vật khác, mà nó chỉ là những giấc mơ, nỗi ám ảnh, điều hoang tưởng. Việc xóa bỏ nhân vật trong tiểu thuyết gắn liền với cuộc khủng hoảng về con người ngoài xã hội. Nhân vật kiểu Balzac phù hợp với giai đoạn lịch sử khi con người vẫn còn niềm tin trong mỗi cá thể. Theo Robbe-Grillet, tiểu thuyết truyền thống đã thuộc về quá khứ oanh liệt, nó phản ánh bản chất của một giai đoạn lịch sử nhất định, nó đánh dấu đỉnh cao huy hoàng của cá nhân. Giai đoạn của tiểu thuyết Mới là giai đoạn của nhân vật tín hiệu hoặc nhân vật hình bóng (Personnage-signe ou ombre). Tính hư hư, ảo ảo, mờ mờ, đã làm nhân vật trở thành miếng đất màu mỡ của vô số cách đánh giá và giải thích khác nhau. Với một số phát triển tìm tòi về kỹ thuật tiểu thuyết, tiểu thuyết Mới thực sự là một sự tiếp nối cực đoan của tiểu thuyết hiện đại hơn là một đỉnh điểm của tìm tòi sáng tạo. Những tìm tòi, đổi mới trong kỹ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết hiện đại xảy ra ở nhiều cấp độ, nhưng tập trung nhiều vào những vấn đề liên quan đến tâm lý, tính cách và sự dịch chuyển điểm nhìn. Đối với tâm lý nhân vật, xuất hiện khuynh hướng gợi mở hơn là miêu tả và phân tích tâm lý. Đặc biệt là sự đổi mới của kỹ thuật viết độc thoại nội tâm nhằm thể hiện tâm trạng cô đơn, trống rỗng của con người trong xã hội phương Tây hiện đại. Michel Raimond đã phân tích những nét đặc trưng của kỹ thuật độc thoại nội tâm: “Kỹ thuật chú trọng vào thông báo cho độc giả, giống như Pierre, Lièvre nói: “một suy nghĩ đúng lúc ý nghĩ đó đương hình thành trong bộ não ” [ ] độc giả đọc trong suy nghĩ của nhân vật; nó đọc thẳng suy nghĩ của nhân vật và suy nghĩ này vẫn đương mầy mò, mờ ảo, rất gần với giấc mơ, cuốn đi một cách lộn xộn những hình ảnh ở những thời điểm khác nhau trong sự kéo dài của nó. Câu không còn cấu trúc lôgíc. Chúng ta nắm bắt ý nghĩ chợt lóe ra trong một trạng thái tinh thần (3) . Các nhà văn còn đặt kề bên nhau những giòng độc thoại nội tâm của các nhân vật khác nhau để chỉ ra rằng mỗi một cá thể tự tạo cho mình một thế giới, một hình ảnh khác nhau. Đó chính là phương tiện hữu hiệu làm nổi bật sự bất lực của con người trong giao tiếp với người khác. Nó trở nên cô đơn trong sa mạc đời người. Di động điểm nhìn từ người kể chuyện sang nhân vật là nét chủ đạo trong kỹ thuật điểm nhìn tự sự của tiểu thuyết thế kỷ XX, đồng thời mang lại chức năng tự sự cho độc thoại nội tâm. Chuỗi độc thoại nội tâm của Delmond trong Biến đổi (M.Butor) đã tái hiện cuộc đời của chính nhân vật trong quá khứ và cả tương lai. Cấu trúc của tiểu thuyết được đặt trên nền móng của độc thoại nội tâm với ngôi thứ hai (Vous). Như vậy, điểm nhìn nội tại (focalisation interne) thống trị văn bản và xuất hiện dưới dạng của ba ngôi đại từ nhân xưng: Je (tôi), Vous (anh), Il (anh ấy). 2. Một số nét đặc trưng của nhân vật trung tâm trong các cuộc hành trình của Jean-Marie Gustave Le Clézio Le Clézio, một trong những bậc thầy của nền văn học viết bằng tiếng Pháp được trao tặng giải thưởng Nobel về văn học năm 2008. Sáng tác của ông tập hợp một sự đa dạng đặc biệt: bút pháp thử nghiệm, giọng điệu siêu ngôn ngữ, tư tưởng triết học, bút pháp trữ tình và đầy xúc cảm. Có hai khuynh hướng nổi bật, cùng tồn tại trong sáng tác của nhà văn: một hướng là từ bỏ, xem xét lại những kỹ thuật của tiểu thuyết truyền thống và hướng thứ hai là những cách tân kỹ thuật nhằm hướng đến xây dựng một giọng điệu rất riêng, một bút pháp độc đáo và mới mẻ. Nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết của Le Clézio là chủ thể tiến hành những cuộc hành trình được xử lý như thế nào? Được đặt trong những mối liên hệ qua lại, nó sẽ gây ra những hiệu quả nào đối với tác phẩm? Đó là những vấn đề mà chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát trong hai tác phẩm: Cuốn sách của những cuộc chạy trốn, Sa mạc. Toàn bộ sáng tác của nhà văn đều hướng đến thể hiện một cái nhìn về thế giới, về vị trí và vai trò của con người trong vũ trụ. Nhân vật của ông hóa thân cho những hoàn cảnh thực hoặc tình huống cụ thể và là biểu tượng cho những thái độ cốt lõi của con người trong cuộc sống (4) . Những công trình của các nhà nghiên cứu và phê bình đều chứng minh tư tưởng của Le Clézio đã tiến triển như thế nào qua những tác phẩm, kể cả phải dò dẫm qua những đoạn đường đôi khi quanh co, dích dắc để hướng đến những vấn đề triết học truyền thống, với khát vọng cứu những giá trị của nền văn minh nhân loại, chống lại mọi sự xuyên tạc, bóp méo và làm thương tổn nền văn minh này. . Nhân vật trung tâm tìm kiếm thiên đường trong thời hiện đại Nhân vật với tư cách là một trong những thành tố quan trọng cấu tạo tiểu thuyết. dựng nhân vật của tiểu thuyết hiện đại xảy ra ở nhiều cấp độ, nhưng tập trung nhiều vào những vấn đề liên quan đến tâm lý, tính cách và sự dịch chuyển điểm nhìn. Đối với tâm lý nhân vật, xuất hiện. thuyết thế kỷ XX, đồng thời mang lại chức năng tự sự cho độc thoại nội tâm. Chuỗi độc thoại nội tâm của Delmond trong Biến đổi (M.Butor) đã tái hiện cuộc đời của chính nhân vật trong quá khứ và cả