Nhân vật trung tâm tìm kiếm thiên đường trong thời hiện đại Hogan là loại nhân vật thụ động. Anh ta chao đảo từ địa điểm này sang địa điểm khác. Người đọc không thể xác định được nghề nghiệp của nhân vật, hay nói một cách khác kẻ lang thang này chỉ tự giới hạn ở những hành động: đi bộ, ngắm nhìn và suy ngẫm. Đi xuyên qua những vùng đất xa lạ, trong không gian trải rộng tít tắp, nhân vật quan sát ngắm nhìn thế giới. Thành phố, làng mạc, phong cảnh, con người hiện lên thông qua sự cảm nhận của nhân vật trung tâm. Đó là loại nhân vật - cái nhìn. Hoặc nói một cách khác, đó là điểm nhìn nội tại (focalisation interne), một kỹ thuật điểm nhìn tự sự rất phổ biến trong tiểu thuyết Mới. Cái nhìn đậm chất chủ quan “là mối liên hệ duy nhất giữa cuộc chạy trốn của tôi với hiện thực” [CCT, 89]. Cái nhìn còn được xem như một hành động, bởi vì nó áp đặt chúng ta một cách nhìn hiện thực với những hình ảnh của một thế giới đang trong trạng thái mục ruỗng, tan rã và đương tiếp tục biến đổi một thế giới, trong đó con người không còn là một trung tâm, bởi vì đã có một phạm vi khác, những tồn tại khác đương tham dự. Thật vậy mối quan hệ của Hogan với hiện thực mà anh ta ngắm nhìn là mối quan hệ kiểu chạy trốn. Nhưng đó là cuộc chạy trốn vô vọng, không thể tìm thấy một thế giới khác với thế giới mà anh ta đương chạy trốn. Dù trốn ở “hòn đảo cuộc sống” hay ngôi làng ở dưới thung lũng sâu Belisaro Dominguez, nhân vật cũng chỉ cảm nhận nỗi lo âu, sự ám ảnh của những mối đe dọa về bệnh tật, về cái chết. Tính cách nhân vật trở nên mờ ảo, khó hiểu bởi những đoạn độc thoại nội tâm dài lê thê, hoặc đột ngột bị cắt vụn. Sự không ổn định của cái nhìn gây nên sự rối loạn. Người đọc không thể phân biệt mối quan hệ giữa người nhìn và bị nhìn, giữa chủ thể và khách thể (8) . Trong một đoạn từ trang 35 đến trang 40 trong Cuốn sách của những cuộc chạy trốn, gần như toàn bộ các hiện tượng được nhìn bởi người kể chuyện xuất hiện dưới dạng đại từ nhân xưng ngôi thứ ba, số ít (il). Đột nhiên ở phần cuối, người kể chuyện xuất hiện ở ngôi thứ nhất (je): “Tất cả bắt đầu vào cái ngày mà anh ấy thoáng nhận ra nhà tù. Anh ấyngắm nhìn xung quanh và nhìn thấy những bức tường ( ). Tôi không thể tự nhốt mình. Ngôi nhà quá lớn đối với tôi” [CCT, 35- 40]. Jeune Homme Hogan, sau khi bị hòa trộn với những người qua lại trên đường phố, trở thành một cái bóng lẫn với tất cả những người khác. Nhân vật đánh mất bản ngã, chỉ còn là một cái bóng, khi không còn là một cá thể độc lập. Chạy trốn thế giới của con người, hướng đến một thiên đường không thể thực hiện được, nhân vật chuyển sang cuộc phiêu lưu của bút pháp. Đó là chuyến viễn du qua các từ ngữ. Đó là sự từ bỏ loại ngôn ngữ thường ngày, loại ngôn ngữ giam hãm sự vật trong một nghĩa duy nhất, nó không được sử dụng để phản ánh thế giới hiện đại: “Thứ ngôn ngữ làm tôi mù lòa bởi sự giả tạo thường ngày. Nó làm cho tôi có thói quen tư duy bằng loại ngôn từ rõ ràng, vì lý do ngôn ngữ học ” [CCT, 151]. Cuộc chạy trốn thể hiện niềm ham muốn thoát khỏi nghĩa trực tiếp và “biến đổi nghĩa của từ ngữ”, trao cho nó phạm vi thể hiện mới mẻ để chia nhỏ “thế giới, tới mức nó chỉ còn là một điều khó hiểu không thể cắt nghĩa nổi” [CCT, 158]. Cuộc chạy trốn này biến thành một chuyến tìm kiếm ở tất cả các giai đoạn. Ở ngay đầu cuộc lẩn trốn bằng xe ô tô buýt, Hogan ngắm trời đất dịch chuyển qua khung cửa sổ, đầu óc trống rỗng: “(…), mất hết từ ngữ của mình. Chỉ trong khoảnh khắc, đã có những từ ngữ biến mất, QUYỂN SÁCH, CON MÈO, ĐIẾU THUỐC LÁ, cùng với sự đổ sập hai hoặc ba cột xi măng. Những cái khác đổ xuống liên tiếp BỨC TƯỜNG THÀNH, TƯ TƯỞNG, TÌNH YÊU, SỰ TRONG TRẮNG, trong khi đó dãy núi màu đen trượt về phía trước, nghiêng xuống, chao đảo và chút một, chút một lún sâu xuống lòng đất ” [CCT, 51]. Nhưng việc đánh mất hết ngôn từ sẽ gây nên nỗi sợ hãi, bởi vì nó đạt đến sự trống rỗng. Khi đi qua sa mạc, xứ sở của ảo ảnh, Hogan chìm trong độc thoại, với sự trải nghiệm của cái giới hạn. Cuộc phiêu lưu của ngôn ngữ bi thảm như chuyến mạo hiểm của Hogan, người muốn phát hiện một thế giới khác, nhưng không tìm thấy. Thế giới đó khép chặt như ngôn ngữ của nó. Nhân vật bất lực hoàn toàn, không có khả năng biến đổi ngôn ngữ, biến đổi thế giới. Như vậy cuộc chạy trốn của Hogan chuyển thành cuộc phiêu lưu tìm tòi thuần chất trí tuệ và ở đỉnh điểm thất vọng, bởi vì anh đã sử dụng tất cả những phương tiện: “Tôi muốn chạy trốn trong thời gian, trong không gian. Tôi muốn chạy trốn ở tận cùng của ý thức, chạy trốn trong tư tưởng, trong ngôn từ” [CCT, 108]. Đối với nhân vật, những kỹ thuật xây dựng chân dung bị nghi ngờ, phân tích tâm lý nhân vật không còn ý nghĩa quan trọng. Như vậy ngay trong lòng tác phẩm, nhà văn đã khẳng định nhân vật chính trong cuộc chạy trốn không tuân thủ những quy định của tiểu thuyết truyền thống. Trong những phần Tự phê bình, nhân vật trung tâm tiến hành cuộc chạy trốn xã hội hiện đại trở thành đối tượng của người kể chuyện – nhà văn xem xét, phân tích, đánh giá những thành tố cấu tạo khiến Hogan trở thành kiểu phản nhân vật. Hoàn toàn khác với nhân vật nhà văn Edouard trong Những kẻ làm bạc giả của André Gide tồn tại trong một tuyến truyện nhất định, có tên gọi và các mối quan hệ xã hội, nhà văn hư cấu trong Cuốn sách của những cuộc chạy trốn không có tên gọi, không có bất kỳ một yếu tố nào để xác định, cá thể hóa. Nó đột ngột xuất hiện ở ngôi thứ nhất (je) và tiến hành phê bình các tác phẩm văn học. Chính vì vậy kiểu nhà văn hư cấu này không thể được xem như một nhân vật tiểu thuyết, sự xuất hiện của nó góp phần phá huỷ hoàn toàn cốt truyện. Cho dù nhân vật trung tâm có nét gần gũi với kiểu nhân vật của Camus, Sartre và tiểu thuyết Mới: thờ ơ với các quan hệ xã hội, nghề nghiệp, gia đình, cô đơn, nhưng nhân vật của Le Clézio mang những dấu ấn rất riêng. Chống lại sự khủng hoảng tinh thần, nỗi trống rỗng, nhân vật trung tâm hướng đến thế giới nguyên sơ, giao hòa với thiên nhiên và sự tiếp xúc đó đã làm thức dậy khả năng rung cảm với cái đẹp, nuôi dưỡng độ nhạy cảm của tâm hồn. Đó là khả năng cảm nhận cái tĩnh lặng, siêu thoát, bay bổng của tiếng sáo, loại âm thanh mang lại cảm giác êm ái, trong ngần đối lập với tiếng ầm ì mệt mỏi của thành phố, của thế giới hiện đại. Cảnh người thổi sáo ở Angkor ở trang 144 tạo âm hưởng vang vọng với cảnh người thổi sáo ở Cuzco ở trang 258. Hogan quan sát, miêu tả, lắng nghe và tiếng sáo đưa anh đến một thế giới khác kỳ ảo. Trong con người đang chạy trốn, cái trống rỗng bị chi phối bởi những âm thanh lan tỏa, mọi giác quan rộng mở và giao hòa: Những cảnh thổi sáo được lặp lại tựa như cấu trúc của bài thơ trong đó chủ đề chính bao trùm và được nhắc lại với những biến tấu nho nhỏ. Kỹ thuật này tạo nên nét đặc trưng trong bút pháp của Le Clézio hướng đến cái nguyên sơ (Primitivisme) và “mang lại cho bút pháp của ông một sự thể hiện trực tiếp hơn của sự vận động của cuộc sống” (9) . Ở đây, ta chứng kiến thế giới nội tâm của Hogan được phân tích với những sắc thái giàu cảm xúc. Như vậy sự từ bỏ phân tích tâm lý nhân vật của Le Clézio được nêu ra trong phần Tự phê bình chỉ là tương đối. 2.2. Lalla Lalla, nhân vật thực hiện cuộc hành trình với niềm khát khao tìm kiếm thiên đường tự do và hạnh phúc ở sa mạc- miền đất cội nguồn vô cùng nghèo về phương diện vật chất, nhưng thanh thản về phương diện tinh thần. Lalla, mở đầu cho loại nhân vật được xây dựng theo những chuẩn mực tương đối truyền thống hơn, bớt cực đoan hơn so với kiểu nhân vật trong Cuốn sách của những cuộc chạy trốn, nhưng vẫn in dấu nhân vật của Le Clézio. Ở ngay đầu tác phẩm Sa mạc, tác giả giới thiệu hoàn cảnh xuất thân của Lalla. Cô bé mồ côi cả cha, lẫn mẹ, được người cô Aamma đón về nuôi dạy. Tên của cô gái trẻ không được tác giả chọn một cách ngẫu nhiên, bởi vì ông quan niệm tên của nhân vật có giá trị quan trọng hàng đầu trong bố cục của câu chuyện, nó xác định nhân vật về nguồn gốc xã hội, đất nước cội nguồn, tâm lý và chức năng phải đảm nhận trong cấu trúc tiểu thuyết. Thực tế, Lalla có nghĩa là quý bà trong tiếng Ả Rập, xác định nguồn gốc gia đình cô thuộc tầng lớp trên trong xã hội của bộ lạc du mục. Khi đặt tên nhân vật, Le Clézio đã biến Lalla thành hình tượng đại diện cho số phận những người phụ nữ thời hiện đại; Lalla là biểu tượng của những phụ nữ Ả Rập, giản dị và kiêu hãnh, họ đấu tranh để giành tự do và bảo vệ nhân phẩm của mình. Mặt khác, tên này rất gần gũi với Laùla có nghĩa là “ban đêm” trong ngôn ngữ Ả Rập. Nếu như tên của nam nhân vật trung tâm của tuyến truyện A là Nour có nghĩa là “ánh sáng”, thì đối lập lại, hình ảnh người phụ nữ gắn liền một cách tượng trưng với buổi tối. Khi gắn hình ảnh ban đêm với hình ảnh người phụ nữ, Le Clézio đã gợi lên trong cái sâu thẳm của cơ thể người phụ nữ, những sức mạnh siêu phàm đương phát triển và nó cho phép mang lại cuộc sống và ánh sáng: Lalla là ban đêm vì cô đương ấp ủ, gây dựng sức vươn lên, vì cuộc sống của cô sẽ tỏa sáng. Hàm ý sâu sắc này được thể hiện trong cảnh sinh con của Lalla, trên sa mạc. Người phụ nữ trẻ mang nỗi đau sinh nở suốt buổi đêm, cho đến khi bình minh tỏa sáng, cô sinh bé gái Hawa. Trong khi đó, vào đầu thế kỷ XX, cuộc sống của những bộ lạc du mục được nhà văn lý tưởng hóa và đặt dưới những tín hiệu của ánh sáng. Chú bé Nour và những đồng bào của mình là “những người tự do”. Ban đêm mà Lalla là biểu tượng, đối với Le Clézio đó là hiện thực mà thế hệ tiếp theo phải trải qua. Thực tế chúng ta biết rằng công cuộc thực dân hóa ở miền Tây Sahara dẫn đến sự định cư của những bộ tộc du mục. Giống như Lalla, đa số những đồng bào của cô bị dồn lại trong những khu tồi tàn ở xung quanh những đô thị lớn của Maroc. Sa mạc, mảnh đất quê hương nóng bỏng và khắc nghiệt mà tràn trề ánh sáng cuốn hút Lalla và một số người du mục, họ hy vọng tìm lại ở đó những con đường của tự do. Như vậy, nhân vật đậm chất biểu tượng đồng thời được cắm sâu vào hoàn cảnh xã hội, lịch sử. Cuộc đời cô phản ánh những biến cố lớn lao của dân tộc với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp đã xua đuổi những người du mục khỏi mảnh đất quê hương, dồn họ vào sống những khu nhà ổ chuột bên cạnh những thành phố xa lạ. . Nhân vật trung tâm tìm kiếm thiên đường trong thời hiện đại Hogan là loại nhân vật thụ động. Anh ta chao đảo từ địa điểm này sang. không thể được xem như một nhân vật tiểu thuyết, sự xuất hiện của nó góp phần phá huỷ hoàn toàn cốt truyện. Cho dù nhân vật trung tâm có nét gần gũi với kiểu nhân vật của Camus, Sartre và tiểu. trải rộng tít tắp, nhân vật quan sát ngắm nhìn thế giới. Thành phố, làng mạc, phong cảnh, con người hiện lên thông qua sự cảm nhận của nhân vật trung tâm. Đó là loại nhân vật - cái nhìn. Hoặc