1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chương I: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG ppt

49 9,3K 129

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 284 KB

Nội dung

Phơ bách và sự cáo chung của Triết học cổ điển Đức, Ph.Ăngghen định nghĩa: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn

Trang 1

PHẦN THỨ NHẤT

THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

TRIẾT HỌC CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

Thế giới quan và phương pháp luận Triết học là

bộ phận lí luận nền tảng của CNMLN; là sự kế thừa và phát triển những thành quả vĩ đại nhất của

tư tưởng Triết học trong lịch sử nhân loại, đặc biệt

là Triết học cổ điển Đức C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã phát triển CNDV và PBC đến trình

độ sâu sắc và hoàn bị nhất

Trang 2

I CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY

VẬT BIỆN CHỨNG

1 Vấn đề cơ bản của triết học và sự đối lập giữa

CNDV với CNDT trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học

2 Các hình thức phát triển của CNDV trong lịch sử

II QUAN ĐIỂM CNDVBC VỀ VẬT CHẤT, Ý THỨC

VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

Trang 3

I CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

1 Vấn đề cơ bản của triết học và sự đối lập giữa CNDV với CNDT trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học

Trang 4

Sơ đồ: Khái niệm triết học

Trang 5

Đặc điểm của triết

học

Đặc điểm của

Triết học

Trang 6

Triết học Mác Lênin với

các khoa học khác

• Triết học Mác-Lênin phủ nhận quan niệm

xem triết học là khoa học của mọi khoa

học, mà xem triết học với các khoa học

khác có mối quan hệ biện chứng với nhau:

• Thành quả của các khoa học cụ thể là

những tư liệu để triết học rút ra những kết luận của mình, là điều kiện tiên quyết cho

sự phát triển của triết học.

• Những kết luận của triết học là thế giới

quan và phương pháp luận đúng đắn cho

sự phát triển của các khoa học.

Trang 7

a) Vấn đề cơ bản của triết học

+ Khái niệm:

Trong tác phẩm L Phơ bách và sự cáo

chung của Triết học cổ điển Đức,

Ph.Ăngghen định nghĩa:

“Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc

biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại; giữa ý thức và vật chất; giữa tinh thần và giới tự nhiên”

Trang 8

+ Vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và

ý thức là vấn đề cơ bản của triết học vì:

- Đây là mối quan hệ bao trùm của mọi sự vật hiện tượng trong thế giới

- Đây là vấn đề nền tảng và xuất phát điểm để giải quyết những vấn đề còn lại của triết học

- Là tiêu chuẩn để xác định lập trường, thế giới quan của triết gia và học thuyết của họ.

- Các học thuyết triết học đều trực tiếp hay gián tiếp phải giải quyết vấn đề này.

Trang 9

+ Hai mặt của vấn đề cơ bản của

triết học

- Mặt thứ nhất: giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?

- Mặt thứ hai: con người có khả năng

nhận thức thế giới hay không?

Trang 10

Sơ đồ: Vấn đề cơ bản của triết học

Chủ nghĩa duy vật

Chủ nghĩa

Duy tâm

Thuyết bất khả tri

Ý thức là tính

thứ nhất

Vật chất là tính thứ nhất Nhận thức được

Không nhận thức được

Trang 11

b) Sự đối lập giữa CNDV và CNDT trong việc

giải quyết vấn đề cơ bản của triết học

Giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề

cơ bản của triết học là cơ sở để phân định các trường phái triết học Có ba

cách giải quyết:

- Nhất nguyên luận duy vật (CNDV)

- Nhất nguyên luận duy tâm (CNDT)

- Nhị nguyên luận

Trang 12

- Nhất nguyên luận duy vật

(CNDV) cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức Cách giải quyết này thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức

Trang 13

- Nhất nguyên luận duy tâm

(CNDT) cho rằng ý thức có

trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất Cách giải quyết này thừa nhận tính thứ nhất của ý thức, tính thứ hai của vật chất.

Trang 14

CNDT chia thành 2 phái:

- CNDT khách quan

- CNDT chủ quan

Trang 15

CNDT khách quan

Thừa nhận tính thứ nhất của thứ

tinh thần khách quan có trước

và tồn tại độc lập với con người, thường mang những tên gọi như

ý niệm, tinh thần tuyệt đối, lý

tính thế giới

Trang 16

CNDT chủ quan

Thừa nhận tính thứ nhất của ý

thức con người, phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực CNDT chủ quan khẳng định: mọi

sự vật hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân, chủ thể.

Trang 17

Khả tri luận và bất khả tri luận (Thuyết không

Trang 19

Bất khả tri luận (còn gọi là thuyết không thể biết)

Những nhà triết học theo

thuyết này phủ nhận hoặc hoài nghi khả năng nhận thức thế giới của con người

Trang 20

Nhị nguyên luận

Thuyết nhị nguyên cho rằng vật

chất và ý thức tồn tại độc lập, chúng không nằm trong quan hệ sản sinh hay quyết định nhau

Triết học nhị nguyên có khuynh

hướng điều hòa CNDV và CNDT

nhưng về bản chất, triết học nhị

nguyên cuối cùng vẫn rơi vào CNDT.

Trang 21

2 Các hình thức phát triển của CNDV trong lịch sử

a) Chủ nghĩa duy vật chất phác thời

Trang 22

II QUAN ĐIỂM DVBC VỀ VẬT CHẤT, Ý THỨC VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

1 VẬT CHẤT

a) Phạm trù Vật chất

b) Phương thức và hình thức tồn tại

của Vật chất c) Tính thống nhất vật chất của thế

giới

Trang 23

a) Phạm trù Vật chất

Quan điểm về vật chất trong lịch sử

Triết học duy vật trước C.Mác

Thời cổ đại:

+ Trung Quốc: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.

+ Ấn Độ: Anu (những hạt bất biến nhưng không

đồng nhất, khác nhau về hình dáng và khối lượng) + Hy Lạp: Nước (Talét), Lửa (Hêraclít), Không khí

(Anaximen), Nguyên tử (Đêmôcrít) …

Thời cận đại (TK.XVII - XVIII):

Các triết gia (Bêcơn, Đềcáctơ, Hốpxơ, Điđrô…

quan niệm về vật chất vẫn tiếp tục không thay đổi

về căn bản so với thời cổ đại Họ chỉ đi sâu hơn tìm hiểu cấu trúc vật chất của giới tự nhiên trong

sự biểu hiện cảm tính của nó.

Trang 24

a) Phạm trù Vật chất

Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin

“Vật chất là phạm trù triết học

dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng

ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”

Trang 25

Theo định nghĩa vật chất của V.I.Lênin

+ LêNin đã định nghĩa không theo cách thông

thường, phân biệt Vật chất, với tư cách là phạm trù triết học, với khái niệm vật chất của các KH dùng để chỉ những dạng cụ thể, cảm tính của vật chất.

+ Thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi

tồn tại vật chất được khái quát là thuộc tính tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người.

+ Vật chất, dưới hình thức tồn taị cụ thể của nó,

là cái có thể gây nên cảm giác ở con người thông qua các giác quan Từ đó, ý thức con người phản ánh, còn vật chất là cái được phản ánh

Trang 26

Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin có ý

nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của CNDV và nhận thức khoa học vì:

+ Với việc tìm ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ

biến nhất của vật chất là thuộc tính “tồn tại khách quan”, Lênin đã cung cấp căn cứ nhận thức khoa học để xác định những gì thuộc về vật chất; tạo cơ sở lí luận cho việc xây dựng quan điểm DV về lịch sử, khắc phục được những hạn chế DT trong quan niệm về XH

Trang 27

b) Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất

+ Vận động là gì?

Ăngghen định nghĩa: «Vận đông, hiểu theo nghĩa

chung nhất, tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, thì bao gồm tất cả sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy »

+ Bản chất vận động:

– Vận động là phương thức tồn tại, là thuộc tính cố

hữu của vật chất;

– Vận động của vật chất là tự thân vận động;

– Sự tồn tại của vật chất luôn gắn với vận động, vận

động là tuyệt đôi, vĩnh viễn;

– Nguồn gốc vận động là do bản thân sự vật hiện

tượng quy định

Vận động là phương thức tồn tại của Vật

chất

Trang 29

+ Vận động và đứng im

- Vận động là tuyệt đối, đứng im là tương

đối tạm thời vì đứng im, cân bằng chỉ xảy ra trong một quan hệ xác định, biểu hiện trong một hình thức vận động nhất định và chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định

- Đứng im là trạng thái đặc biệt của vận

động, đó là vận động trong thế cân bằng, ổn định; vận động chưa làm thay đổi cơ bản về chất, về vị trí, hình dáng, kết cấu của sự vật

Trang 30

Không gian và thời gian là những hình

thức tồn tại của Vật chất + Không gian là hình thức tồn tại của mọi

dạng vật chất ở một vị trí nhất định, có một quảng tính (chiều cao, rộng, dài) nhất định và trong các mối tương quan nhất định (trước hay sau, trên hay dưới, bên phải hay trái v.v )

+ Thời gian là sự tồn tại của sự vật thể hiện ở

quá trình biến đổi: nhanh hay chậm, kế tiếp và chuyển hóa v.v…

Trang 31

+ Tính chất của Không gian và Thời gian:

- Là những hình thức tồn tại của vật chất,

không tách khỏi vật chất nên không gian

và thời gian cũng có những tính chất chung như vật chất; đó là tính khách quan, vĩnh cửu, vô tận, vô hạn

- Không gian có thuộc tính ba chiều (cao,

rộng, dài) còn thời gian chỉ có một chiều (từ quá khứ đến tương lai), biểu hiện hình thức tồn tại về quảng tính và quá trình diễn biến của vật chất vận động

Trang 32

c) Tính thống nhất vật chất của thế giới

- Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất

là thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người.

- Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận,

vô hạn, không ai sinh ra và không bị mất đi.

- Mọi tồn tại của thế giới vật chất đều có mối liên hệ kh.quan, th.nhất với nhau…và cùng chịu sự chi phối của những qui luật phổ biến của thế giới vật chất

Trang 33

2 Ý THỨC

a) Nguồn gốc của ý thức

b) Bản chất và kết cấu của ý thức

Trang 34

- Hoạt động ý thức chỉ diễn ra trong

bộ não người, trên cơ sở các quá trình sinh lý thần kinh của bộ não

Trang 35

+ Hiện thực khách quan

- Thế giới hiện thực khách quan được phản ánh thông qua hoạt động của các giác quan tác động đến bộ óc hình thành nên ý thức.

- Phản ánh: tái tạo những đặc điểm của dạng

VC này ở dạng VC khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau

- Các hình thức phản ánh: phản ánh lý hóa, phản ánh sinh học, phản ánh tâm lý, phản ánh ý thức

Trang 36

Nguồn gốc xã hội:

+ Lao động:

- LĐ là quá trình con người sử dụng công

cụ tác động vào giới tự nhiên và xh theo mục đích sống của mình.

- Vai trò của LĐ: trong quá trình con

người LĐ làm cho sự vật, hiện tượng bộc

lộ những thuộc tính…Con người nắm bắt những thuộc tính ấy tạo nên tri thức của mình

Trang 37

+ Ngôn ngữ:

- Là hệ thống tín hiệu vc chứa đựng thông tin mang

nội dung ý thức.

- Nguồn gốc và sự phát triển của ngôn ngữ:

Bắt nguồn và phát triển cùng với sự phát triển của

LĐ.

Phát triển từ thấp đến cao, từ đơn âm đến đa âm

tiết…

- Vai trò của ngôn ngữ:

Để liên hệ và giao tiếp trong SX và trong đời

sống.

Để khái quát hóa sự vật, tổng kết thực tiễn, đúc

kết kinh nghiệm truyền lại cho các thế hệ sau.

Trang 38

Một số quan điểm trước Mác

• Quan điểm Duy tâm: YT là một thực thể độc lập, là thực tại duy nhất và sinh ra vật chất

• Quan điểm Duy vật siêu hình: YT là sự phản ánh thế giới vật chất tồn tại khách quan Tuy nhiên, đó là sự phản ánh thụ động, giản đơn, máy móc

b) Bản chất và kết cấu của ý thức

Trang 39

Quan điểm của CNDVBC về

bản chất của Ý thức

Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ

óc con người một cách năng động, sáng tạo.

Trang 40

- Mang tính chất năng động, sáng tạo.

- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế

giới khách quan: là thế giới khách quan quy định nội dung, hình thức biểu hiện của ý thức nhưng nó được cải biến

thông qua lăng kính chủ quan của con người (tình cảm, nhu cầu, tri thức,…).

- Ý thức là một hiện tượng xh và mang bản chất xh: chịu sự chi phối của các

quy luật, nhu cầu xh…

Trang 41

Sơ đồ: Kết cấu ý thức theo chiều ngang

Tri thức Tình cảm Niềm tin

Ý chí

Ý thức

Trang 42

Sơ đồ: Kết cấu ý thức theo chiều dọc

Ý thức

Tự ý thức

Tiềm thức

Vô thức

Trang 43

3 MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

a) Vật chất quyết địnhÝ thức

- VC là cái có trước, YT là cái có sau,

VC quyết định YT

- VC là nguồn gốc của YT

- VC quyết định nội dung của YT

- VC quyết định hình thức biểu hiện và mọi sự biến đổi của YT

Trang 44

b) Ý thức tác động trở lại Vật chất

theo 2 hướng:

• Ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan có tác dụng thúc đẩy hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới vật chất

• Ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan sẽ kìm hãm hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới khách quan.

Trang 45

• Ý thức quy định sự thành công trong hoạt động thực tiễn của con người:

- Phản ánh đúng các quy luật khách quan.

- Vận dụng đúng vào các điều kiện

hoàn cảnh cụ thể.

- Đề ra mục tiêu đúng.

- Đề ra biện pháp đúng để thực hiện mục tiêu.

- Có ý chí quyết tâm cao để thực hiện.

Trang 46

• Ý thức quy định sự thất bại trong hoạt

động thực tiễn của con người:

- Phản ánh không đúng các quy luật khách quan.

- Vận dụng không đúng vào các điều kiện hoàn cảnh cụ thể.

- Đề ra mục tiêu không đúng (cao quá, thấp quá).

- Đề ra biện pháp không đúng để thực hiện mục tiêu.

- Không có ý chí quyết tâm cao để thực hiện.

Trang 47

c) Ý nghĩa phương pháp luận của

mối quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

• Phải phát huy tính năng động,

sáng tạo của ý thức, phát huy

vai trò nhân tố con người để

tác động cải tạo thế giới khách quan.

Trang 48

• Cơ sở để phát huy tính năng động chủ quan của ý thức, phát huy vai trò của con người, là việc thừa nhận và tôn trọng tính khách quan của vật chất

Do đó, trong hoạt động nhận thức

và hoạt động thực tiễn phải xuất phát

từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình.

Trang 49

• Phải phòng, chống và khắc phục bệnh

chủ quan duy ý chí trong nhận thức và

thực tiễn như: lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực, lấy ý muốn chủ quan làm chính sách, lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược,

sách lược Đây cũng là quá trình chống

chủ nghĩa kinh nghiệm, xem thường tri thức khoa học, xem thường lí luận, bảo thủ, trì trệ, thụ động, v.v…trong hoạt

động nhận thức và thực tiễn

Ngày đăng: 16/03/2014, 05:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức tồn tại của Vật chất - Chương I: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG ppt
Hình th ức tồn tại của Vật chất (Trang 30)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w