Tập phân tích SWOT cho ngành Dược Việt Nam khi hội nhập AFTA và WTO.DOC

20 6.9K 45
Tập phân tích SWOT cho ngành Dược Việt Nam khi hội nhập AFTA và WTO.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tập phân tích SWOT cho ngành Dược Việt Nam khi hội nhập AFTA và WTO

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Kinh tế dược là một môn học nghiệp vụ hay và khó đối với sinh viên Với đặc thù của ngành Dược là một ngành kinh tế - kỹ thuật nên đòi hỏi người dược sỹ không những phải có đầy đủ kiến thức về chuyên môn dược được cung cấp bởi các bộ môn: Dược lý, Hoá dược, Dược lâm sàng, Dược liệu, Bào chế … mà còn phải có đầy đủ các kiến thức tối thiểu của khoa học quản lý Chính vì vậy môn kinh tế Dược đã trang bị cho sinh viên chúng em một số những kiến thức cơ bản, cốt lõi nhất để chúng em có thể tiếp cận được với những tri thức trong nghiệp vụ quản lý kinh tế của ngành Dược Môn học hay vì đã đem lại cho chúng em những kiến thức thật bổ ích mà qua đó chúng em có thể phát huy những khả năng về tư duy chiến lược và quản lý kinh tế, và khó vì giữa những kiến thức từ bài giảng lý thuyết đến việc áp dụng vào thực tế là cả một khoảng cách rất xa, đòi hỏi sinh viên chúng em luôn phải tư duy, học hỏi những kiến thức bên ngoài xã hội và tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình học tập hiện nay cũng như quá trình công tác sau này Sau khi học xong lý thuyết về quản trị, em thấy rất thích phần hoạch định chiến lược của các nhà quản trị, đặc biệt là quá trình phân tích SWOT để từ đó đưa ra được các chiến lược phát triển cho doanh nghiệp Và để làm rõ hơn cho những lý thuyết đã học về phương pháp phân tích

SWOT đã được học trên lớp, em đã chọn làm bài tiểu luận : Tập phân tích

SWOT cho ngành Dược Việt Nam khi hội nhập AFTA và WTO với mục

tiêu :

1. Tìm hiểu, phân tích, đánh giá về ngành Dược Việt Nam trước thềm hội nhập kinh tế khu vực và thế giới

2 Mở rộng tầm nhìn về vấn đề này.

Trang 2

PHẦN 1 : TỔNG QUAN

1.Các kiến thức cơ bản về phương pháp phân tích SWOT

Phân tích SWOT là một trong những phương pháp phân tích hiện đại của quản trị học, được áp dụng trong việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cho các tổ chức, cá nhân, các đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm cạnh tranh…

Phân tích SWOT bao gồm phân tích 4 yếu tố: Điểm mạnh (Strengths); Điểm yếu (Weaknesses); Cơ hội (Opportunities); Thách thức(Threats), trong đó:

♥Strengths và Weaknesses là các yếu tố nội tại của doanh nghiệp hay tổ chức Các yếu tố bên trong cần phân tích có thể là :

 Văn hoá doanh nghiệp, hình ảnh doanh nghiệp  Cơ cấu tổ chức, khả năng sử dụng nguồn lực  Danh tiếng thương hiệu, hiệu quả hoạt động.

Thực chất, phân tích yếu tố nội tại là phân tích về 4M, I, T : Con người (Man power); Cơ sở vật chất (Material); Tiền vốn (Money); Năng lực quản trị (Management); Thông tin (Information); Thời gian (Time).

♥Opportunities và Sthreats là các nhân tố tác động từ bên ngoài Các yếu tố bên ngoài cần phân tích có thể là:

Trang 3

Việc phân tích các yếu tố bên ngoài luôn đi kèm với phân tích 3C, 7S, và môi trường PEST.

Phương pháp phân tích SWOT có nhiều ưu điểm:

- SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh

- WOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, nên được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ…

- Phân tích theo mô hình SWOT là việc đánh giá các giữ liệu theo một trật tự logic giúp người đọc hiểu được cũng như có thể trình bày và thảo luận để đi đến việc ra quyết định dễ dàng hơn Các mẫu phân tích SWOT cho phép kích thích suy nghĩ hơn là dựa trên các phản ứng theo thói quen hoặc theo bản năng.

Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số nhược điểm, đó là:

- Mô hình phân tích SWOT chỉ đưa ra những phác hoạ có tính chất định hướng và chỉ là công đoạn đầu tiên trong quá trình hình thành chiến lược của doanh nghiệp

- Phụ thuộc nhiều vào quá trình đánh giá, trình độ tư duy và chủ quan của người đánh giá Do đó nếu người đánh giá không có tầm nhìn và tư duy tốt thì có thể sẽ đưa ra hướng đi sai lầm cho doanh nghiệp.

- Nhiều đề mục có thể bị trung hoà hay nhầm lẫn giữa hai thái cực S – W và O - T do quan điểm của nhà phân tích.

- SWOT khi sắp xếp các thông tin với xu hướng giản lược làm nhiều thông tin có thể bị gò ép vào vị trí không phù hợp với bản chất của vấn đề.

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về phương pháp phân tích SWOT Đó cũng là phương pháp hay được áp dụng nhất trong quá trình hoạch định của doanh nghiệp.

2.Một số thông tin cơ bản về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế2.1 Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 4

Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế: là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế và thị trường của từng nước với nền kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hoá và mở cửa trên các cấp độ đơn phương, song phương

APEC (năm 1998): Diễn đàn của 21 nền kinh tế có vị trí địa lý bên bờ Thái

Bình Dương, tầm đại khu vực.

ASEM (năm 1996): Là ý tưởng hợp tác xuyên lục địa giữa các nước Á – Âu.WTO (năm 2006): Tổ chức thương mại quốc tế có trên 140 thành viên ở

khắp mọi châu lục.

Việc ra nhập WTO (Tổ chức thương mại quốc tế) và AFTA (khu vực mậu dịch tự do khu vực ASEAN) đang là vấn đề nóng bỏng hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải có những đánh giá, phân tích để đưa ra hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp trong qúa trình hội nhập, đặc biệt là các doanh nghiệp Dược

2.2 Giới thiệu tổng quan về WTOTổng quan về WTO

WTO là tên viết tắt từ tiếng Anh của Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) WTO được thành lập theo Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới vào ngày 15/4/1994 tại Marốc WTO chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995.

Có thể hình dung một cách đơn giản về WTO như sau:

- WTO là nơi đề ra những quy định: Để điều tiết hoạt động thương mại giữa các quốc gia trên quy mô toàn thế giới hoặc gần như toàn thế giới Hiện nay WTO có 150 thành viên trên khắp mọi châu lục.

- WTO là một diễn đàn để các nước, các thành viên đàm phán: Đây là một diễn đàn để các quốc gia, các thành viên tiến hành thoả thuận, thương lượng,

Trang 5

nhân nhượng nhau vè các vấn đề thương mại, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ…, để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại giữa các bên.

- WTO gồm những quy định pháp lý nền tảng của thương mại quốc tế: WTO tạo ra một hệ thống pháp lý chung làm căn cứ để mỗi thành viên hoạch định và thực thi chính sách nhằm mở rộng thương mại, tạo them việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống nhân dân các nước thành viên.

- WTO giúp các nước giải quyết tranh chấp: Các hoạt động của WTO nhằm giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên theo quy định đã thoả thuận, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế và luật lệ của WTO.

Mục tiêu cuối cùng của WTO là nhằm nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.

Chức năng của WTO

- WTO tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi, quản lý, điều hành và các mục tiêu khác của Hiệp định thành lập WTO, các hiệp định đa bên của WTO, cũng như cung cấp một khuôn khổ để thực thi, quản lý và điều hành việc thực hiện các hiệp định nhiều bên.

- WTO là một diễn đàn cho các cuộc đàm phán giữa các nước thành viên về những quan hệ thương mại đa biên trong khuôn khổ những quy định của WTO, đồng thời là một thiết chế để thực thi các kết quả từ việc đàm phán đó hoặc thực thi các quyết định do Hội nghị Bộ trưởng đề ra.

- WTO sẽ thi hành thoả thuận về những quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên.

- WTO sẽ thi hành cơ chế rà soát chính sách thương mại.

- Để đạt tới sự thống nhất cao hơn về quan điểm trong việc tạo lập các chính sách kinh tế toàn cầu, khi cần thiết, WTO sẽ hợp tác với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới và các cơ quan trực thuộc của nó.

Những nguyên tắc, luật lệ, quy định cơ bản của WTO

WTO hoạt động dựa trên một số nguyên tắc làm nền tảng cơ bản cho hệ thống thương mại thế giới là:

Trang 6

- Thương mại không phân biệt đối xử (thông qua nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc gia).

- Thương mại ngày càng tự do hơn (bằng con đường đàm phán) - Dễ dự đoán nhờ cam kết, ràng buộc, ổn định và minh bạch - Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn.

- Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế (bằng cách ưu đãi hơn cho các nước kém phát triển nhất).

2.3 Quá trình đàm phán ra nhập WTO và các cam kết chủ yếu của ViệtNam trong lĩnh vực Dược phẩm.

Qúa trình đàm phán

Sau khi ra nhập ASEAN, ASEM, APEC, Việt Nam đã sớm nhận ra tầm quan trọng trong việc tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO.

Ngày 1/1/1995 Việt Nam nộp đơn xin ra nhập WTO và trở thành quan sát viên của tổ chức này.

Để ra nhập chính thức WTO, Việt Nam phải tiến hành các cuộc đàm phán, đưa ra các nghĩa vụ để đổi lấy quyền mà WTO giành cho Qúa trình đàm phán kéo dài hơn 10 năm.

Cuối cùng, Việt Nam đã được kết nạp vào WTO chính thức vào ngày 7/11/2006.

Các cam kết chủ yếu của Việt Nam trong lĩnh vực Dược:Về thuế:

- Dự kiến mức thuế áp dụng chung cho dược phẩm sẽ chỉ còn 0 – 5 % so với mức thuế 0 – 10 % như trước đây.

- Mức thuế trung bình sẽ là 2,5 % sau 5 năm kể từ ngày Việt Nam chính thức ra nhập WTO.

- Thuế trung bình đối với mỹ phẩm sẽ giảm từ 44 % xuống còn 17,9 % vào thời điểm Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các cam kết.

Về quyền kinh doanh:

Trang 7

Kể từ ngày 1/1/2009: các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam được trực tiếp xuất nhập khẩu Dược phẩm.

Về quyền phân phối trực tiếp:

- Các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh Doanh

nghiệp nước ngoài tại Việt Nam sẽ không được tham gia phân phối trực tiếp Dược phẩm tại Việt Nam.

- Các thuốc do Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh

Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam nhập khẩu trực tiếp sẽ được bán lại cho các doanh nghiệp trong nước có chức năng phân phối (kể từ 1/1/2009).

3 Một số phương pháp có thể ứng dụng để phân tích vấn đề Việt Nam ranhập WTO và AFTA

- Phương pháp phân tích 3C: Phân tích về 3 yếu tố là Khách hàng (Customer); Công ty (Company) và Đối thủ cạnh tranh (Competitor) Phương pháp này luôn đi kèm với SWOT, SMART.

- Phương pháp phân tích PEST: Phân tích sự tác động của 4 yếu tố Chính trị luật pháp (Political); Kinh tế (Economic); Văn hoá – Xã hội (Social – Culture); Khoa học - Kỹ thuật ( Technical).

- Phương pháp phân tích 7S: Phân tích sự phù hợp, tính logic giữa 7 yếu tố trong đó lấy mục tiêu của tổ chức làm trọng tâm, tạo nên sự đồng bộ, nhất quán, đưa doanh nghiệp phát triển Bảy yếu tố đó là Chiến lược (Strategy); Cấu trúc (Structure); Hệ thống ( System); Nhân viên (Staff); Phong cách quản lý ( Style); Kỹ năng (Skill).

- Phương pháp phân tích SWOT.

Phương pháp phân tích SWOT với những ưu điểm là có trật tự logic dễ hiểu, dễ trình bày và thảo luận để đi đến việc ra quyết định dễ dàng hơn, nên đã được chọn làm phương pháp phân tích của em trong bài tiểu luận này.

Trang 8

PHẦN 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

Trong phần này, em xin trình bày các kết quả phân tích SWOT cho ngành Dược Việt Nam khi hội nhập WTO và AFTA, đồng thời nêu ra các đánh giá, phân tích và đề ra một số giải pháp cho Ngành khi hội nhập.

1 Kết quả phân tích SWOTa Thế mạnh của ngành DượcCon người:

- Đội ngũ Dược sỹ trẻ năng động, sáng tạo, có tài năng kinh doanh và quản lý dược phẩm, có trình độ, hiểu biết, luôn cập nhật thông tin, có tầm nhìn xa, có ước mơ, hoài bão, dám đương đầu với khó khăn thử thách…

- Chất lượng đào tạo dược sỹ trong các trường Đại học, Trung cấp ngày càng được nâng cao Số trường đại học đào tạo dược sỹ tăng, như Đại học Y Thái Nguyên, Đại học Y ở Huế, Đại học Y Hải Phòng …Số lượng dược sỹ tăng nhanh Trường Đại học Dược Hà Nội đào tạo từ hơn 100 sinh viên dược trong 1 khoá học đã tăng lên hơn 400 sinh viên.

Cơ sở vật chất:

- Hiện nay trên cả nước có 146 doanh nghiệp Dược nhà nước; 897 công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần; 266 công ty Dược phẩm nước ngoài; 35 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Số lượng quầy thuốc bán lẻ lên tới 29.514 quầy trong đó chiếm nhiều là nhà thuốc tư nhân, đại lý bán lẻ thuốc, quầy thuốc thuộc trạm y tế xã Như vậy Ngành Dược đã có được một nền tảng cơ sở vật chất khá tốt, và cũng cho thấy được tốc độ phát triển của Ngành đang tăng rất nhanh, có tiềm năng lớn.

- Nhiều xí nghiệp, công ty Dược phẩm có quy mô lớn như Xí nghiệp Dược phẩm TW1, TW2, công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà, công ty cổ phần Dược Hậu Giang… đã đầu tư được một số dây chuyền sản xuất hiện đại như dây chuyền GMP của thuốc tiêm bột bêtalactam, thuốc tiêm bột, thuốc tiêm nước, dịch truyền, thuốc nhỏ mắt, kem, mỡ, thuốc nước, thuốc viên…

- Nhiều kho thuốc đạt tiêu chuẩn GSP và phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP cũng đã được xây dựng và đi vào sử dụng Như vậy ta có thể sử dụng các công nghệ hiện đại này để sản xuất, dự trữ những mặt hàng thuốc chủ yếu cho đất nước khi hội nhập để giảm bớt việc phải nhập nhiều thuốc.

Trang 9

- Các mặt hàng thuốc do các công ty trong nước sản xuất ngày càng phong phú, phần nào đã đáp ứng được nhu cầu thuốc của người dân.

- Việt Nam hoàn toàn có thể phát huy thế mạnh về Dược liệu, bởi nước ta có nền khí hậu phù hợp với sự phát triển của nhiều cây thuốc, và có một vốn kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong sử dụng thuốc Đông y.

Năng lực quản lý

- Nhiều nhà lãnh đạo có tài, có năng lực, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp, Nhiều nhà doanh nghiệp Dược trẻ tuổi đầy tài năng…

- Luật Dược ra đời (14/6/2005) cùng với các luật khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật cạnh tranh…đã tạo điều kiện cho các công ty tư nhân, công ty TNHH trong nước được mở rộng kinh doanh dược phẩm, góp phần phát triển kinh tế ngành Dược và kinh tế trong nước nói chung.

Thông tin:

Ngành công nghệ thông tin phát triển vượt bậc giúp cho Ngành Dược luôn cập nhật được thông tin về tình hình khu vực và thế giới, từ đó điều chỉnh hướng đi cho phù hợp.

Thời gian:

Ngành Dược ra đời từ rất sớm và đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với đất nước, với nhân dân, từ lâu đã luôn cố gắng làm tròn sứ mệnh của mình, là người mẹ hiền chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, được nhân dân tin tưởng.

b Điểm yếu của ngành DượcCon người:

Tuy số lượng dược sỹ đang tăng nhanh nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về dược sỹ trong cả nước, vì nước ta có dân số đông và sự phân bố dược sỹ không đồng đều Đặc biệt, nước ta chưa chú trọng phát triển Dược sỹ lâm sàng, nên việc tư vấn và sử dụng thuốc còn yếu kém dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc lạm dụng và không kiểm soát được.

Cơ sở vật chất:

Trang 10

- Tuy có đầu tư dây chuyền hiện đại nhưng trong số 174 cơ sở sản xuất thuốc tân dược ở Việt Nam hiện nay, mới chỉ có 42 cơ sở đạt GMP-ASEAN và 18 DN đạt GMP-WHO, còn lại các DN vẫn đang trong quá trình chuyển động rất chậm chạp, lý do là vốn của các doanh nghiệp còn ít Như vậy khi hội nhập, thuốc của các công ty, xí nghiệp này sẽ không đạt tiêu chuẩn và không được lưu hành trên thị trường.

- Các doanh nghiệp Dược trong nước chủ yếu vẫn chỉ tập trung vào công nghệ bào chế, ít đầu tư vào các loại thuốc chuyên khoa đặc trị, các dạng bào chế đặc biệt Thuốc và nguyên liệu sản xuất thuốc còn phải nhập từ nước ngoài rất nhiều Trong năm 2001, nước ta nhập khẩu 417.613 triệu USD và xuất khẩu chỉ đạt 13.625 triệu USD

Nguồn vốn:

- Tổng giá trị tiền thuốc trong năm 2005 đạt 817 triệu USD, tương đương 13.072 tỷ VND Dự tính đến năm 2008 có thể đạt 1 tỷ USD Giá trị thuốc sản xuất trong nước chiếm 48,34 % tổng giá trị tiền thuốc.

Như vậy nguồn vốn cho Ngành Dược còn là một con số rất khiêm tốn.

- Vốn ít nên không thể đầu tư cho các hoạt động đầu tư chất xám: nghiên cứu sản xuất thuốc mới (cần tiêu tốn 400 triệu USD để cho ra một thuốc mới hoàn toàn), nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, công nghệ bào chế…

Năng lực quản lý

- Do luật pháp của nước ta còn chưa nghiêm và chưa có tính thực thi cao, nên vấn đề quản lý của các ngành nói chung và ngành Dược nói riêng gặp phải rất nhiều khó khăn Hiện tượng lách luật, vi phạm luật (sản xuất thuốc giả, thuê bằng mở cửa hàng thuốc, trốn thuế…) còn xảy ra nhiều.

- Bên cạnh những nhà quản lý giỏi, còn rất nhiều nhà quản lý có tầm nhìn hạn hẹp đã không lãnh đạo tốt doanh nghiệp của mình Các nhà quản trị chưa định hình rõ chiến lược phát triển cho doanh nghiệp mình trong những năm tới mà chỉ dồn vào nội dung kinh doanh trước mắt, khiến cho doanh nghiệp trở nên bị động, lúng túng với những chính sách mới mà lẽ ra doanh nghiệp phải lường trước được.

- Các nhà lãnh đạo cấp cao trong ngành Dược cũng chưa có được những biện pháp thiết thực và có hiệu quả cao để quản lý việc sản xuất và cung ứng thuốc của các doanh nghiệp Dược, quản lý về giá thuốc và chất lượng thuốc trên thị trường.

Ngày đăng: 01/09/2012, 11:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan