Phân tích những thách thức của việt nam trong hội nhập kinh tế quốc tế từ 2017
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP HỌC PHẦN KINH TẾ QUỐC TẾ
Đề tài:
Phân tích những thách thức của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế từ
2017
Giảng viên hướng dẫn PGS TS Nguyễn Thường Lạng
HÀ NỘI, NĂM 2018
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 2
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2
1.1 Khái niệm 2
1.2 Nội dung và nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế 2
1.2.1 Nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế 2
1.2.2 Nội dung của hội nhập 2
1.3 Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam 2
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHẬN DIỆN THÁCH THỨC ĐẶT RA CHO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TÊ QUỐC TẾ HIỆN NAY 2
2.1 Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 2
2.2 Thực trạng hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay 2
2.2.1 Giai đoạn 2016 – 2020 2
2.2.2 Thực trạng hội nhập năm 2017 2
2.2.3 Định hình xu thế hội nhập từ năm 2018 2
2.3 Thách thức của Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế 2
2.3.1 Sức ép cạnh tranh trên thị trường quốc tế 2
2.3.2 Sự phân phối lợi ích không đồng đều giữa các khu vực, các ngành, các vùng miền của đất nước 2
2.3.3 Sự ràng buộc về các quy tắc kinh tế, thương mại, tài chính - tiền tệ, đầu tư khi hội nhập quốc tế 2
2.3.4 Đội ngũ cán bộ quản lý còn non kém 2
2.3.5 Môi trường ngày càng bị ô nhiễm 2
CHƯƠNG 3: TĂNG CƯỜNG CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 2
3.1 Về chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước 2
3.2 Về các giải pháp cụ thể 2
KẾT LUẬN 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
Trang 3DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA Hiệp định thương mại tự do
TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
WTO Tổ chức thương mại thế giới
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương nhất quán và là nội dung trọng tâm trong chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế của Đảng ta trong quá trình đổi mới đất nước Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, đất nước chúng ta đã từng bước, chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới Những kết quả đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế
Nhìn lại chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua, chúng
ta thấy rõ hơn những thành tựu đạt được, cùng với những thuận lợi, khó khăn, những cơ hội, thách thức để từ đó phát huy các kết quả đã đạt được, tiếp tục chủ động và tích cực
để đạt được những thành tựu mới, vững chắc hơn trong thời gian tới
Chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ XI đánh dấu giai đoạn mới của hội nhập quốc tế nước ta nhằm phục vụ phát triển và nâng cao vị thế đất nước, triển khai đường lối đối ngoại Xuất phát từ xu thế khách quan và nhằm đáp ứng nhu cầu mới của đất nước, hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới đặt ra những yêu cầu hoàn toàn mới đối với các cơ quan, hiệp hội, địa phương và doanh nghiệp nước ta Do đó, vấn đề cần thiết là nhận thức đầy đủ hơn tính tất yếu của hội nhập, liên kết quốc tế, nội dung hội nhập trong thời kỳ mới, cũng như thời cơ và thách thức Từ đó, xác định các giải pháp để tham gia, đóng góp đối với tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước
Trong khuôn khổ bài viết này sẽ đề cập tới một số khái niệm và kiến thức chung về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; cũng như thực trạng và thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay Sau đó, với phương pháp phân tích số liệu thống
kê, tôi xin đưa ra một số đề xuất với những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và tận dụng hiệu quả những nguồn lực sẵn có, đón đầu những thách thức mà hội nhập kinh tế quốc tế mang tới
Kết cấu đề tài gồm 3 phần:
Chương 1: Những vấn đề chung về hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 2: Thực trạng và nhận diện thách thức đặt ra đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
Chương 3: Tăng cường chủ động và tích cực trong quá trình hội nhập của Việt Nam
Trang 5CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC
TẾ
1.1 Khái niệm
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn bó một cách hữu cơ nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới góp phần khai thác các nguồn lực bên trong một cách có hiệu quả
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và
1.2 Nội dung và nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế
1.2.1 Nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế
Bất kì một quốc gia nào khi tham gia vào các tổ chức kinh tế trong khu vực cũng như trên thế giới đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc của các tổ chức đó nói riêng và nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế nói chung Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản của hội nhập:
Không phân biệt đối xử giữa các quốc gia
Tiếp cận thị trường các nước, cạnh tranh công bằng
Dành ưu đãi cho các nước đang và chậm phát triển
Tuy nhiên, đối với từng tổ chức có các nguyên tắc cụ thể riêng biệt
1.2.2 Nội dung của hội nhập
Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế là mở cửa thị trường cho nhau, thực hiện thuận lợi hoá, tự do hoá thương mại và đầu tư, cụ thể là:
Về thương mại hàng hoá: các nước cam kết bãi bỏ hàng rào phi thuế quan như quota, giấy phép xuất khẩu…, biểu thuế nhập khẩu được giữ hiện hành và giảm dần theo lịch trình thoả thuận…
Về thương mại dịch vụ: các nước mở cửa thị trường cho nhau với cả bốn phương thức: cung cấp qua biên giới, sử dụng dịch vụ ngoài lãnh thổ, thông qua liên doanh, hiện diện
Trang 6 Về thị trường đầu tư: không áp dụng đối với đầu tư nước ngoài yêu cầu
về tỉ lệ nội địa hoá, cân bằng xuất nhập khẩu và hạn chế tiếp cận nguồn ngoại tệ, khuyến khích tự do hoá đầu tư…
1.3 Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam
Trong thời đại ngày nay, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế đã và đang là một trong những vẫn đề thời sự đối với hầu hết các nước Xu hướng toàn cầu hoá được thể hiện rõ ở sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới về thương mại và về tài chính
Tuy nhiên trong xu thế toàn cầu hoá các nước giàu luôn có những lợi thế về lực lượng vật chất và kinh nghiệm quản lý Còn các nước nghèo có nền kinh tế yếu kém dễ bị thua thiệt, thường phải trả giá đắt trong quá trình hội nhập
Là một nước nghèo trên thế giới, sau mấy chục năm bị chiến tranh tàn phá, Việt Nam bắt đầu thực hiện chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, từ một nền kinh tế tự túc nghèo nàn bắt đầu mở cửa tiếp xúc với nền kinh tế thị trường rộng lớn đầy rẫy những sức ép, khó khăn
Đứng trước xu thế phát triển tất yếu, nhận thức được những cơ hội và thách thức
mà hội nhập đem lại, Việt Nam, một bộ phận của cộng đồng quốc tế không thể khước từ hội nhập Chỉ có hội nhập mới giúp Việt Nam khai thác hết những nội lực sẵn có của mình để tạo ra những thuận lợi phát triển kinh tế
Chính vì vậy mà đại hội Đảng VII của Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1991 đã đề
ra đường lối chiến lược: “Thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế,
mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại” Đến đại hội đảng VIII, nghị quyết TW4 đã đề
ra nhiệm vụ: “giữ vững độc lập tự chủ, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài, xây dựng một nền kinh tế mới, hội nhập với khu vực và thế giới”
Trang 7CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHẬN DIỆN THÁCH THỨC ĐẶT RA CHO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TÊ QUỐC TẾ
HIỆN NAY
2.1 Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy Việt Nam mới trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được 3 năm, nhưng tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta đã trải qua trên
20 năm Từ cuối thập niên 1980, đất nước bắt đầu mở cửa nền kinh tế, đẩy mạnh thông thương với bên ngoài và tiếp nhận luồng vốn đầu tư nước ngoài Việc trở thành thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995 đánh dấu bước đi quan trọng đầu tiên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Từ năm 1996, Việt Nam bắt đầu thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung nhằm thiết lập Khu vực thương mại tự do (FTA) trong khối ASEAN (AFTA) với lịch trình cắt giảm thuế quan mà mốc cuối cùng của Hiệp định là năm
2006 khi toàn bộ các mặt hàng, trừ mặt hàng trong Danh mục nông sản nhạy cảm
và Danh mục loại trừ hoàn toàn, phải đưa về mức thuế suất trong khoảng 0-5% Nhằm tiến tới tự do hóa thương mại hoàn toàn trong ASEAN, Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế quan đối với hầu hết các mặt hàng vào năm 2015
Một mốc quan trọng nữa trong hội nhập kinh tế quốc tế là việc Việt Nam ký kết (năm 2000) và thực hiện Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (năm 2001) với những nội dung và phạm vi cam kết sát với chuẩn mực WTO
Tiếp đó là Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc được ký kết vào tháng 11/2002 Nội dung chính của Hiệp định là xây dựng một Khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc trong vòng 10 năm Lĩnh vực tự
do hóa bao gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư cũng như các hợp tác khác về tài chính, ngân hàng, công nghiệp, vvv… Theo Hiệp định khung, ASEAN6 và Trung Quốc sẽ dành cơ chế đối xử đặc biệt cho Căm-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam do chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế ASEAN6 và Trung Quốc sẽ phải hoàn thành nghĩa vụ cắt giảm thuế quan xuống 0% vào năm
2010, còn với bốn thành viên mới là vào năm 2015
Việt Nam cũng tham gia vào Khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc được ký lại lần thứ 3 vào tháng 8/2006 với cam kết lộ trình cắt giảm thuế quan bắt đầu từ năm 2007 Theo cam kết trong Hiệp định thương mại hàng hóa, Việt Nam phải cắt giảm thuế theo lộ trình với đích cuối cùng là xóa bỏ thuế nhập khẩu của ít nhất 90% mặt hàng trong Danh mục thông thường vào ngày 1/1/2015, và ít nhất 95% mặt hàng trong Danh mục này vào ngày 1/1/2016
Trang 8Đầu năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO Các cam kết WTO của Việt Nam, tương tự như cam kết của các nước mới gia nhập khác, là xóa
bỏ sự phân biệt đối xử giữa hàng nội địa và nhập khẩu hoặc giữa đầu tư trong và ngoài nước và minh bạch hóa Các lĩnh vực quan trọng nhất mà Việt Nam đã có cam kết gồm mở cửa thị trường thông qua cắt giảm thuế quan; chính sách giá cả minh bạch, không phân biệt đối xử và phù hợp với các quy định của WTO; giảm hoặc điều chỉnh lại thuế xuất khẩu đối với một số hàng hóa; không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập; duy trì hỗ trợ nông nghiệp trong nước ở mức không quá 10% giá trị sản lượng; bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp công nghiệp bị cấm từ thời điểm gia nhập; các ưu đãi đầu tư đã cấp trước ngày gia nhập WTO sẽ được bảo lưu trong 5 năm (trừ các ưu đãi xuất khẩu đối với ngành dệt may)
Tháng 12/2008, Khu vực thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản được thiết lập và
có hiệu lực ngay với một số cam kết Khu vực thương mại tự do ASEAN – Úc+Niu-Di-lân chính thức được ký kết vào đầu năm 2009 Hiệp định thương mại
tự do giữa ASEAN và Ấn Độ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2010, mở ra cho cả 2 bên cơ hội liên kết thương mại cả về hàng hóa và dịch vụ đầy triển vọng đối với một thị trường rộng lớn với hơn 1,7 tỷ dân Việt Nam cũng có trách nhiệm trong việc thúc đẩy đàm phán thương mại toàn cầu và xây dựng Cộng đồng kinh tế Đông Á, dù đây là những quá trình phức tạp và lâu dài
Có thể thấy WTO không phải là điểm bắt đầu và kết thúc quá trình hội nhập và đổi mới của Việt Nam Các hiệp định tự do thương mại khu vực và song phương có mức độ mở cửa cao hơn cam kết trong WTO Những khác biệt trong cam kết giữa các hiệp định thương mại có thể tạo ra hiệu ứng thương mại và đầu tư khác nhau Các hiệp định thương mại tự do song phương (như Hiệp định được ký kết giữa Việt Nam và Nhật Bản cuối năm 2008) và khu vực ở Đông Á thường bao hàm cả những vấn đề đầu tư và hợp tác kinh tế toàn diện Chính vì vậy, tác động của các hiệp định đó đến nền kinh tế Việt Nam sâu sắc hơn là trong khuôn khổ của khu vực thương mại tự do thuần túy Điều rõ ràng là tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,
tự do hóa thương mại, đầu tư và chuyển sang thể chế kinh tế thị trường đang diễn
ra ngày càng sâu rộng và không thể đảo ngược
2.2 Thực trạng hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
2.2.1 Giai đoạn 2016 – 2020
- Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ hẹp tới rộng, chúng ta đã từng bước ký kết các hiệp định thương mại tự do với rất nhiều đối tác quan trọng trên toàn thế giới:
TPP - CPTPP
Trang 9ASEAN - Ấn Độ
ASEAN – Australia/New Zealand
ASEAN – Hàn Quốc
ASEAN – Nhật Bản
ASEAN – Trung Quốc
Việt Nam – Nhật Bản
Việt Nam - Chile
Việt Nam – Hàn Quốc
Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu
ASEAN - Hồng Kông
- Những hiệp định đang xúc tiến ký kết trong thời gian tới:
RCEP (ASEAN+6)
Việt Nam – EU
Việt Nam – EFTA
Việt Nam – Israel
2.2.2 Thực trạng hội nhập năm 2017
Năm 2017 có nhiều thử thách nhưng cũng đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ của ngành công thương trong quá trình đổi mới và tái cơ cấu ngành Lần đầu tiên, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vượt mức 200 tỷ USD, tăng trưởng 21% so với năm 2016, thặng dư thương mại 2,67 tỷ USD
Việc thực thi các cam kết WTO và FTA đã và sẽ mang lại nhiều cơ hội để Việt Nam mở rộng xuất khẩu và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu thông qua nhiều hình thức khác nhau như: Dỡ bỏ thuế quan, xúc tiến đầu
tư, cải thiện quy tắc xuất xứ và áp dụng tiêu chuẩn của thị trường có FTA với Việt Nam
Nhờ đó, Việt Nam đã chứng kiến một năm đột phá trong xuất khẩu hàng hóa với tốc độ tăng trưởng đạt 21% Đây là tín hiệu đáng mừng bởi 2017 là một năm đầy thách thức đối với nhiều quốc gia xuất khẩu Thậm chí, một
số quốc gia xuất khẩu lớn tăng trưởng ở mức âm
Đối với các thị trường lớn, nhất là tại những thị trường mà Việt Nam đã thực thi FTA như: Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, Nga…, Việt Nam đều đạt mức tăng trưởng xuất khẩu 2 con số Điều đó cho thấy năng lực hội nhập của Việt Nam đã được nâng cao mạnh mẽ, đặc biệt là vai trò của cộng đồng doanh nghiệp
Bên cạnh đó, về đầu tư, năm 2017, Việt Nam đã có 36 tỷ USD vốn FDI mới Đáng chú ý, vốn giải ngân năm qua cũng đến gần 1 nửa Đây là con số rất ấn tượng đối với một quốc gia có nền kinh tế mở như Việt Nam
Một trong những thành công vang dội của công tác hội nhập kinh tế năm
2017 là việc Việt Nam đăng cai, tổ chức thành công Năm APEC 2017 với
Trang 10điểm nhấn là Tuần lễ Cấp cao tại Đà Nẵng với sự góp mặt của 21 nhà lãnh đạo cấp cao từ các nền kinh tế APEC
Thương mại quốc tế
10 tháng đầu năm, các thị trường XK chính có mức tăng tương đối mạnh Châu Á là thị trường truyền thống, ước XK 10 tháng đầu năm tăng 28,9% so với cùng kỳ năm 2016, chiếm tỷ trọng 51,5% tổng kim ngạch XK Các thị trường còn lại có mức tăng nhẹ Cụ thể, thị trường châu Âu tăng 15,1% Các nhà XK cần tiếp tục tận dụng các cam kết, ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết để tiếp tục khai thác thị trường này Thị trường châu Mỹ tăng 12,3%, chiếm
tỷ trọng 24,6% Thị trường châu Phi giảm 0,9%, chiếm tỷ trọng 1%
và thị trường châu Đại Dương tăng 18,1%, chiếm tỷ trọng 1,8%
Về NK, kim ngạch NK trong 10 tháng đầu năm tăng mạnh so với cùng kỳ, tăng 22%, cụ thể từ các thị trường như sau: Châu Á tăng 23,2% và chiếm 80,7% tổng kim ngạch NK của Việt Nam; châu Âu tăng 9,8% và chiếm tỷ trọng 6,8%, trong đó EU tăng 9,7%, chiếm tỷ trọng 5,8%; châu Mỹ tăng 10,6% và chiếm tỷ trọng 7,3%; châu Phi tăng 45,2% chiếm tỷ trọng 0,7%; châu Đại Dương tăng 28,4% chiếm
tỷ trọng 1,7%
Đầu tư quốc tế:
Theo báo cáo đầu tư ASEAN, giá trị của các thương vụ đầu tư xuyên biên giới giữa các công ty trong khối tăng lên mức kỷ lục gần 24 tỷ USD vào năm 2016, tăng 12% so với năm trước đó Hơn nữa, đầu tư nội khối chiếm khoảng 25% tổng đầu tư vào các nước ASEAN
Xu hướng này tiếp tục trong năm 2017 Phần lớn các thương vụ đầu tư xuyên quốc gia đến từ các công ty của Singapore, Malaysia và Thái Lan
Đó đều là những quốc gia có nền kinh tế phát triển hơn cả trong khu vực Tập đoàn TCC Group của Thái, thông qua công ty con hàng đầu là ThaiBev, đã mua được gần 54% cổ phần của Sabeco vào hồi tháng 12/2017 Thương vụ này đem lại cho Việt Nam 4,8 tỷ USD
Tập đoàn Viettel thành lập công ty liên doanh điện thoại di động ở Myanmar với các đối tác địa phương Theo tuyên bố của Tập đoàn vào tháng 01/2017, Viettel sẽ đầu tư 2 tỷ USD vào dự án này Công ty tại Myanmar dự kiến bắt đầu cung cấp dịch vụ theo kế hoạch phát triển thị trường của hãng, tập trung vào khu vực nông thôn
Ngoài ra, Vinamilk cũng chi gần 10 triệu USD đầu năm 2017 để mua đứt Công ty Angkor Dairy Products của Campuchia Vinamilk mua lại cổ phần
từ BPC Trading và sở hữu toàn bộ 100% cổ phần của hãng sữa Campuchia
Do đó, Vinamilk có thể kiểm soát hoạt động kinh doanh và xây dựng sự hiện diện của mình trên thị trường nước bạn