1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập môn kinh tế quôc tế_Phân tích những cơ hội của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

22 167 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 215,21 KB

Nội dung

Bài tập lớn môn kinh tế quốc tế phân tích những cơ hội của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2017 trở đi và giải pháp. Tài liệu gồm 20 trang nêu đầy đủ những vấn đề chung về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và những cơ hội của Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế, những giải pháp của Việt Nam trong hội nhập

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

-o0o -BÀI TẬP CÁ NHÂN KINH TẾ QUỐC TẾ

Đề tài:

PHÂN TÍCH NHỮNG CƠ HỘI CỦA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH

TẾ QUỐC TẾ TỪ NĂM 2017 TRỞ ĐI VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành : Kế toán, Kiểm toán và Phân tích

Hà Nội, 02/2018

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 2 1 Các hiệp định thương mại quốc tế Việt Nam đã ký kết: 2

2 Những hiệp định Việt Nam đang đàm phán để đi đến ký kết: 2

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2017 4

2.1 Việt Nam đang tích cực tham gia và phát huy vai trò thành viên trong các tổ chức kinh tế quốc tế 4 2.2 Việt Nam đã và đang thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế với mức độ tự do hoá sâu rộng 6

2.3 Việt Nam đã và đang gặt hái được nhiều thành tựu: 7

CHƯƠNG 3: CƠ HỘI VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TỪ NĂM 2017 10

3.1 Cơ hội 10

3.2 Giải pháp 11

3.2.1 Giải pháp đối với Nhà nước 11

3.2.2 Đối với doanh nghiệp 11

KẾT LUẬN 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Các quốc gia trên thế giới hiện nay dù lớn hay nhỏ, sớm hay muộn đều đi theo xuhướng tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác kinh tế khu vực và thế giới, đaphương, đa chiều, đa lĩnh vực, trong đó thương mại là một trong những lĩnh vực được coi

là trọng tâm, và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế tất yếu này Thực hiện chủtrương mở rộng thị trường nội địa, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới,thời gian qua Việt Nam đã tích cực tham gia các hiệp định thương mại quốc tế và khuvực, ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương, tận dụng được nhiều cơ hội lớnthu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế và tạo thêm việc làm cho xã hội Thời gian qua nước ta đã đạt được nhiều thành quảtrong hội nhập kinh tế quốc tế Ở bài viết này em xin được làm rõ hơn cơ hội của ViệtNam trong hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2017 trở đi và giải pháp trong thời gian tới

Trang 4

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

1 Các hiệp định thương mại quốc tế Việt Nam đã ký kết:

Đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại quốc tế như:

- Hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP)

- Tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN ( AEC ) gồm có các hiệp định khung về: + Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS)

+ Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)

+ Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)

- Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA)

- Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Australia/New Zealand (AANZFTA)

- Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA)

- Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP)

- Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA)

- Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA)

- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile (VCFTA)

- Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA)

- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu

- Hiệp định thương mại tự do (AHKFTA) và Hiệp định Đầu tư (AHKIA) giữaASEAN và Hồng Kông , dự kiến có hiệu lực sớm nhất từ ngày 1/1/2019

Trang 5

2 Những hiệp định Việt Nam đang đàm phán để đi đến ký kết:

- Ngày 1/12/2015 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày 1/2/2016 văn bản hiệp định đã được công bố Hiện tại, hai bên đang tiến hành rà soát lại văn bản hiệp định và lên kế hoạch ký kết hiệp định

trong năm 2018 (Theo phán quyết mới nhất của Tòa án châu Âu ngày 16/5, các Hiệp

định thương mại tự do (FTA) giữa Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia khác, trong

đó có Việt Nam, sẽ chỉ được phê chuẩn và đi vào hiệu lực khi có sự đồng ý của quốc hội mỗi nước thuộc liên minh này Với phán quyết này sẽ tác động đối với Việt Nam khi việc phê chuẩn FTA giữa EU và Việt Nam (EUVFTA) sẽ phải được quốc hội các nước thuộc liên minh EU thông qua Điều đó dẫn đến việc khó xác định chính xác thời gian kết thúc quy trình phê duyệt này và khi nào hiệp định thương mại này có hiệu lực hiện vẫn sẽ tiếp tục là câu hỏi để ngỏ)

- Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)

- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Khối EFTA

- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Israel

Trang 6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VIỆT NAM ĐẾN

Trong khuôn khổ WTO:

- Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách thươngmại theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn, việc cải cách này thể hiện ở các cam kết đa

Trang 7

phương về pháp luật và thể chế cũng như các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịchvụ.

- Việt Nam đã thực hiện đúng các cam kết đa phương và các cam kết mở cửa thịtrường hàng hoá, dịch vụ cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ nhằm tận dụng tốt các

cơ hội và vượt qua thách thức trong giai đoạn ta hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàncầu

- Là thành viên của WTO, ta đã cố gắng tham gia tích cực các cuộc đàm phántrong khuôn khổ WTO ở các nội dung có liên quan đến Việt Nam như nông nghiệp, côngnghiệp, sở hữu trí tuệ, trợ cấp thủy sản và chương trình hỗ trợ thương mại của WTO…

Trong khuôn khổ ASEAN

- Sau khi tham gia Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, 1995-2017), mốiquan hệ hợp tác khu vực giữa Việt Nam với ASEAN ngày càng phát triển toàn diện và cótác động sâu sắc tới đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của Việt Nam, góp phần nâng cao

vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác khu vực và thế giới Đối với Việt Nam,ASEAN luôn là đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất (riêng năm 2009, ASEAN là nhàđầu tư lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ)

- Việc thực hiện các cam kết hội nhập sâu rộng nhằm xây dựng Cộng đồngASEAN vào năm 2015 đã đóng góp thiết thực cho việc cải thiện môi trường luật pháptrong nước, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài,cũng như làm cơ sở, làm tiền đề giúp Việt Nam tham gia các khuôn khổ hợp tác songphương và đa phương khác

- Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm

2010, trong năm 2011, Việt Nam đã tích cực tham gia các chương trình hợp tác nhằmthực hiện Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 Cho tới nay, Việt Nam là một trong số cácnước có tỷ lệ thực hiện cao các biện pháp và sáng kiến đề ra trong Kế hoạch tổng thể xâydựng Cộng đồng kinh tế ASEAN

Trang 8

Trong khuôn khổ APEC

- Đối với Việt Nam, Diễn đàn APEC có ý nghĩa hết sức quan trọng APEC là khuvực dành viện trợ phát triển lớn nhất, chiếm tới 65% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 60%giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu, và 75% tổng số khách du lịch quốc tế tới ViệtNam Hầu hết các đối tác chiến lược quan trọng và các đối tác kinh tế - thương mại hàngđầu của ta là các nền kinh tế thành viên của APEC

- Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn APEC năm 1998, ViệtNam đã thực hiện nghiêm túc các cam kết hợp tác của APEC như Báo cáo về Chươngtrình Hành động Quốc gia hàng năm, thực hiện Chương trình Hành động tập thể, các kếhoạch hợp tác về thuận lợi hoá thương mại, đầu tư Ta cũng đảm nhận vị trí Chủ tịch vàđiều hành nhiều Nhóm công tác quan trọng như Nhóm Công tác Y tế nhiệm kỳ 2009 -

2010, Nhóm công tác về Đối phó với tình trạng khẩn cấp, Nhóm công tác về thương mạiđiện tử… Việt Nam đã triển khai thành công hơn 60 sáng kiến, đồng bảo trợ hàng trămsáng kiến trên hầu hết các lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế kỹ thuật, y tế, đốiphó với thiên tai, chống khủng bố Việt Nam đã được đánh giá là một trong những thànhviên năng động, đã có nhiều sự đóng góp tích cực cho Diễn đàn APEC

Trong khuôn khổ ASEM

- Là diễn đàn đại diện hơn 60% dân số thế giới và đóng góp hơn 50% tổng sảnphẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, ASEM không chỉ là cầu nối cho quan hệ đối tác mới giữahai châu lục Á-Âu mà còn hướng tới mục tiêu đem lại những đóng góp thiết thực cho hòabình, hợp tác và phát triển trên thế giới

- Trong hai năm 2010-2011, Việt Nam đã tích cực đề xuất và triển khai nhiều sángkiến, hoạt động của ASEM, nổi bật là việc tổ chức thành công nhiều hội thảo quan trọngnhư "Hội thảo về tăng cường hình ảnh ASEM thông qua các hoạt động văn hóa", "Hộithảo ASEM về vượt qua khủng hoảng- định hình sự phát triển bền vững", "Diễn đànASEM về an ninh lương thực", "Diễn đàn ASEM về biến đổi khí hậu", "Diễn đàn ASEM

Trang 9

về lưới an toàn xã hội", Diễn đàn Á – Âu (ASEM) về tăng trưởng xanh với chủ đề: “Cùnghành động hướng tới các nền kinh tế xanh tăng”…

2.2 Việt Nam đã và đang thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế với mức độ tự do hoá sâu rộng.

Các cam kết trong khuôn khổ WTO:

Toàn bộ các cam kết về thuế quan của Việt Nam trong WTO được thể hiện

trong Biểu cam kết về Hàng hoá của Việt nam:

- Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm10.600 dòng thuế

- Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuếbình quân hiện hành (thuế suất MFN) của Biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%) Thờigian thực hiện sau 5- 7 năm

- Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòngthuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế);

Cam kết thuế quan của Việt Nam trong các FTA khu vực

- Về mức độ tự do hoá: cơ bản là cao hơn mức cam kết gia nhập WTO của Việt

Nam Trong đó, khoảng 90% số dòng thuế (tính theo dòng thuế của kim ngạch nhập khẩu)với khung thời gian thực hiện cắt giảm xuống 0% trong vòng 10 năm, có một số ít tỉ lệdòng thuế được phép linh hoạt trong khoảng thời gian kéo dài thêm 2 – 6 năm Trong đó,mức độ tự do hoá trong cam kết AFTA/CEPT/ATIGTA cao nhất (99 dòng thuế 8 số),thấp nhất là trong cam kết AIFTA/AITIG (80 dòng thuế 6 số) và trong cam kết AJCEP(88,6% dòng thuế 10 số)

- Về lộ trình cắt giảm thuế: Với AFTA, ACFTA và AKFTA việc giảm thuế sẽ

được thực hiện theo lộ trình qui định cho các bước giảm thuế hàng năm (AFTA: 1996 –

2006 – 2015 – 2018, AKFTA: 2007 – 2016 – 2018) Mô hình giảm thuế đối với các FTA

Trang 10

còn lại (AJCEP, AIFTA, AANZFTA, VJEPA) sẽ cắt giảm dần đều từng năm để đạt mứcthuế suất cuối cùng theo cam kết (AJCEP: 2008 – 2018 – 2024, VJEPA: 2009 – 2019 –

2015, AANZFTA: 2010 – 2018 – 2020, và AIFTA: 2010 – 2018 – 2021)

Cam kết thuế quan của Việt Nam trong FTA Việt Nam – Chi Lê

- Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 87,8% số dòng thuế trong biểu thuếnhập khẩu hiện hành (chiếm 91,22% kim ngạch nhập khẩu từ Chi lê sang Việt Nam năm2007) trong vòng 15 năm Trong 12,2% số dòng thuế còn lại có 4,08% số dòng thuế thuộcdanh mục loại trừ (không tham gia giảm, xoá bỏ thuế), 3,37% số dòng thuế được giữnguyên thuế suất cơ sở và 4,75% số dòng thuế được giảm thuế một phần

2.3 Việt Nam đã và đang gặt hái được nhiều thành tựu:

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra không gian phát triển mới cho nềnkinh tế Việt Nam, mở rộng quan hệ hợp tác sâu, rộng với các quốc gia trong khu vực vàthế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế với một số nội dung chủ yếusau:

- Tác động mạnh đến sự tăng trưởng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội,nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường trong một số lĩnh vực cụ thể như: côngnghiệp, thương mại, các ngành dịch vụ…; thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt làchuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương công nghiệphóa theo hướng hiện đại, theo đó tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạo

có giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn; thúc đẩy thương mại, tăngthu hút đầu tư nước ngoài (FDI) và mở rộng quan hệ hợp tác phát triển (ODA) Theo sốliệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) năm 2017 vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài vào Việt Nam đạt 35,88 tỷ đô tăng cao nhất trong 10 năm trở lại đây; cùng với

đó vốn giải ngân đạt 17,5 tỷ USD tăng cao nhất từ trước đến nay Tổng giá trị xuất nhậpkhẩu hàng hóa của Việt Nam theo thống kê của Tổng cục Hải quan năm 2017 đạt 425,12

tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay

Trang 11

Hình 1: Tổng giá trị GDP hàng năm của Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2017theo giá hiện hành (tỷ VND) (nguồn Tổng cục thống kê).

Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Namgiai đoạn 2005-2017 (nguồn Tổng cục Hải quan)

Trang 12

Hình 3: FDI vào Việt Nam qua các năm

- Tiếp thu được khoa học - công nghệ mới và kỹ năng quản lý tiên tiến trên nhiềulĩnh vực: Công nghiệp, nông nghiệp, kỹ thuật, văn hóa - xã hội… góp phần đào tạo choViệt Nam có được đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ và năng lực cả về chuyên môn lẫnquản lý

- Góp phần hoàn thiện thể chế trong nước trên góc độ: pháp luật và tổ chức bộmáy, cùng với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Tạo hiệu ứng tích cực thúc đẩy cảicách và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, hoàn thiện môi trường kinh doanh,góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế nước ta trong dài hạn, tạo ra môi

Trang 13

trường kinh doanh ngày càng bình đẳng, minh bạch, dễ dự đoán hơn và ngày càng phùhợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế

- Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia chuỗi giá trị và mạng lưới sảnxuất khu vực, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tích cực, tập trung nhiều hơn vàocác mặt hàng chế biến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng caohơn (Năm 2015, công nghiệp chế biến, chế tạo trở thành động lực chính cho tăng trưởngGDP).Thị trường ngoài nước ngày càng mở rộng, đa dạng Số lượng thị trường xuất khẩu

đã tăng cao Cơ cấu thị trường xuất, nhập khẩu đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần

lệ thuộc vào thị trường Châu Á

Trang 14

CHƯƠNG 3: CƠ HỘI VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP

KINH TẾ QUỐC TẾ TỪ NĂM 2017 3.1 Cơ hội.

Khi tham gia các hiệp định thương mại, cộng đồng kinh tế thì mỗi hiệp định sẽ tạo

ra những cơ hội khác nhau, điều đó đòi hỏi Việt Nam phải luôn tìm tòi nghiên cứu để tìm

ra lợi thế so sánh của mình để tận dụng thời cơ, cơ hội khi tham gia các hiệp định thương mại tạo ra Các cơ hội Việt Nam có được:

- Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy hình thành mạng sản xuất và chuỗicung ứng mới trong thị trường; tạo điều kiện để phát triển mạnh thương mại; nâng caohiệu quả kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, hỗ trợ mục tiêu tạo việc làm, tăng thu nhập và cảithiện đời sống của người dân; góp phần giải quyết những thách thức trong nền kinh tếđương đại, khuyến khích đổi mới, sáng tạo, phát triển nền kinh tế số, xây dựng chính sáchcạnh tranh và quy tắc hoạt động của doanh nghiệp nhà nước cũng như bảo vệ các quyền

cơ bản của người lao động và bảo vệ môi trường Các Hiệp định còn có các quy định bảođảm cơ hội để các nền kinh tế thành viên có trình độ phát triển khác nhau và doanhnghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể được hưởng lợi; giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt

Trang 15

qua thách thức, tận dụng cơ hội để phát triển; có bao gồm các cam kết về hỗ trợ kỹ thuật,nâng cao năng lực và có sự linh hoạt về lộ trình thực thi, phù hợp với sự khác biệt về trình

độ phát triển để các bên có khả năng đáp ứng cam kết và tận dụng đầy đủ lợi ích của Hiệpđịnh Đồng thời, quy định cơ chế giám sát thực thi và chế tài xử lý các vi phạm

- Khi gia nhập WTO, Việt Nam được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất

cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ,không bị phân biệt đối xử

- Môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện

- Gia nhập WTO, Việt Nam có được vị thế bình đẳng như các thành viên kháctrong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiếtlập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích củađất nước, của doanh nghiệp

- Việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trìnhcải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của Việt Nam đồng bộ hơn, có hiệuquả hơn

- Nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện để Việt Nam triểnkhai có hiệu quả đường lối đối ngoại

Liên hệ đối với cơ quan em đang công tác hiện nay (một đơn vị hành chính nhànước tỉnh Thái Bình) thì việc hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đem đến cho tỉnh nhà tiếp cậncác nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào địa phương tạo công thêm việc làm cho nhân dân,tạo thêm thu nhập ổn định đời sống nhân dân; đồng thời cũng là cơ hội để Thái Bình cóthể phát triển và xuất khẩu các sản phẩm, mặt hàng có lợi thế như gạo, chiếu cói, trạmbạc,

Đối với cá nhân, việc hội nhập kinh tế quốc tế sẽ giúp cửa hàng kinh doanh của emtiếp cận được nhiều sản phẩm thời trang trên thế giới đặc biệt là các nước khu vực châu

Âu như len lông cừu, da, để ngày càng có nhiều sản phẩm tốt được cung cấp đến kháchhàng với giá cả tốt hơn

3.2 Giải pháp.

3.2.1 Giải pháp đối với Nhà nước

- Nhà nước phải sửa đổi, điều chỉnh hệ thống luật pháp, chính sách kinh tế, hệthống hành chính cho phù hợp;

Ngày đăng: 15/05/2019, 10:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w