Một trong những hoạt động thương mại giúp chúng ta mở rộng quan hệ với các nước, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.. Trong đó, lĩn
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta đều biết rằng toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu khách quan của xã hội, xuất phát từ bản thân quá trình phát triển của thế giới với những yếu tố tác động cơ bản là sự phát triển của lực lượng sản xuất , của khoa học công nghệ và kinh tế thị trường Trong vòng một thập kỷ qua, Việt Nam đã thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế với phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ kinh tế quốc tế, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực Một trong những hoạt động thương mại giúp chúng ta mở rộng quan hệ với các nước, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
Kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu tăng từng năm đã nâng cao mức sống cho toàn dân, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, nâng vị thế của đất nước lên tầm cao mới Xuất khẩu, nhập khẩu luôn tồn tại song song với nhau và
có vai trò quan trọng như nhau đối với nền kinh tế đất nước Trong đó, lĩnh vực nhập khẩu thể hiện mức độ phát triển của đất nước, phản ánh mức sống của người dân, một đất nước có đời sống và mức thu nhập của người dân càng cao sẽ càng có nhiều hoạt động nhập khẩu hàng hoá Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề
này, em xin chọn chuyên đề: “ Phân tích các công cụ quản lý hàng hóa nhập
khẩu, liên hệ với thực tiễn của Việt Nam trong xu hướng hội nhập quốc tế.” để
làm bài tập lớn môn kinh tế quốc tế
Đối tượng của đề tài là các công cụ, chính sách,… của Nhà nước đối với vấn
đề nhập khẩu hàng hóa Đề tài chủ yếu tập trung vào việc quản lý hàng nhập khẩu, từ đó tìm hiểu xem bằng các công cụ quản lý Nhà nước tác động như thế nào đối với tình hình nhập khẩu của đất nước
Trang 2CHƯƠNG 1 NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG CỤ QUẢN LÝ
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
1 Khái niệm nhập khẩu
Sự phát triển của xã hội loài người gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất.Sản xuất cũng phát triển thì mối quan hệ kinh tế giữa người sản xuất với người sản xuất, người sản xuất với người tiêu dung và giữa những người tiêu dung với nhau ngày càng phát triển và diễn ra ngày càng phức tạp Khi sản xuất
xã hội phát triển đến trình độ nhất định, các mối quan hệ kinh tế phát triển không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn vươn ra bên ngoài, tạo nên các mối quan
hệ kinh tế đối ngoại và kinh tế quốc tế Hoạt động nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế, tác động trực tiếp đến sản xuất và đời sống trong nước
Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện và phát triển như một tất yếu khách quan do
sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ,công cụ sản xuất và năng suất lao động ngày càng cao hơn Sự phát triển đó đã phá vỡ khuôn khổ chật hẹp của nền sản xuất khép kín, làm cho tiêu dùng và sản xuất của các nước mang tính chất quốc
tế Hàng nhập khẩu cạnh tranh trên thị trường sẽ kích thích các nhà sản xuất trong nước cải tiến kỹ thuật và công nghệ để tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường Hoạt động nhập khẩu cũng tạo điều kiện thúc đẩy nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Theo lý luận thương mại quốc tế, nhập khẩu là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước
2 Các công cụ quản lý hàng hóa nhập khẩu
Để thực hiện các mục tiêu của chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia người ta sử dụng nhiều công cụ và nhiều biện pháp khác nhau: Các công cụ và biện pháp mang tính chất kinh tế , các công cụ và biện pháp mang
Trang 3tính chất hành chính, các công cụ và biện pháp mang tính chất kỹ thuật Dưới đây
sẽ đề cập đến nội dung và hình thức của một số công cụ được áp dụng phổ biến trong thực tế
2.1 Công cụ thuế quan
Thuế quan là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất khẩu hay nhập khẩu của mỗi quốc gia Thuế quan bao gồm thuế quan xuất khẩu và thuế quan nhập khẩu
Thuế quan nhập khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng nhập khẩu, theo đó người mua trong nước phải trả cho những hàng hoá nhập khẩu một khoản lớn hơn mức mà người xuất khẩu ngoại quốc nhận được
Theo đó, Thuế nhập khẩu làm cho giá cả của hàng hóa nhập khảu sẽ cao hơn mức giá cả quốc tế của hàng hóa đó, hay là làm cho giá cả của các mặt hàng tương tự sản xuất trong nước thấp hơn một cách tương đối
Thuế quan có thể được tính với nhiều hình thức khác nhau: Tính theo một đơn vị vật chất của hàng hoá, hoặc là tính theo giá trị hàng hoá… Thuế quan hỗn hợp là thuế quan vừa tính theo một tỷ lệ phần trăm so với giá trị hàng hoá vừa cộng với một mức thuế tính theo một đơn vị vật chất của hàng hoá
Thuế quan là một công cụ lâu đời nhất của chính sách thương mại quốc tế
và là một phương tiện truyền thống để làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước Không những thế, thuế quan còn có vai trò quan trọng trong việc bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ mới được hình thành chưa có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới
2.2 Công cụ phi thuế
2.2.1 Hạn ngạch xuất, nhập khẩu (Quota)
Hạn ngạch : Là một công cụ phổ biến trong hàng rào phi thuế quan Nó được hiểu là quy định của Nhà nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay hay một nhóm hàng được phép xuấy hoặc nhập khẩu từ một thị trường trong một thời gian nhất định, thông qua hình thức cấp giấy phép ( Quota xuất, nhập khẩu)
Trang 4Quota nhập khẩu là hình thức phổ biến hơn, còn quota xuất khẩu ít sử dụng và nó cũng tương đương với biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Hạn ngạch nhập khẩu đưa tới sự hạn chế số lượng nhập khẩu , đồng thời gây ảnh hưởng đến giá nội địa của hàng hoá về điều này tác động của nó tương đối giống thuế quan nhập khẩu Hạn ngạch nhập khẩu có tác dộng khác thuế quan nhập khẩu ở hai điểm:
Một là nó đem lại thu nhập cho chính phủ và không có tác dụng hỗ trợ cho các loại thuế khác Song hạn ngạch có thể đưa lại lợi nhuận rất lớn cho những người xin được giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch (dẫn tới hiện tượng tiêu cực khi xin hạn ngạch nhập khẩu)
Hai là, nó có thể biến một doanh nghiệp trong nước thành một nhà độc quyền Đó cũng là lý do cho rằng hạn ngạch có tác hại nhiều hơn thuế quan Song điều này có thể giải quyết bằng cách thực hiện bán đấu giá giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch
Tóm lại, hạn ngạch nhập khẩu mang tính chắc chắn hơn là thuế nhập khẩu nên một số nhà sản xuất nội địa ưa thích nó hơn, những người tiêu dùng lại bị thiệt thòi nhiều hơn, còn người được hưởng lợi nhiều nhất là nhà nhập khẩu chứ không phải là Nhà nước Thông thường, người ta chỉ quy định hạn ngạch nhập khẩu cho một số loại mặt hàng đặc biệt hay cho mặt hàng với thị trường đặc biệt Hạn ngạch xuất khẩu được quy định theo mặt hàng, theo nước và theo khoảng thời gian nhất định
Hiện nay, công cụ này không còn được sử dụng nhưng khi nghiên cứu, nó vẫn được xem xét như một trong những công cụ hữu hiệu để quản lý hàng nhập
khẩu
2.2.2 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Biện pháp này cũng là một hình thức của hàng rào mậu dịch phi thuế quan Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là một biện pháp hạn chế xuất khẩu, mà theo đó
Trang 5một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế bớt lượng hàng xuất khẩu sang nước mình một cách tự nguyện nếu không họ sẽ áp dụng biện pháp trả đũa kiên quyết
Khi thực hiện hạn chế xuất khẩu tự nguyện nó cũng có tác động kinh tế như một hạn ngạch xuất khẩu tương đương.Tuy nhiên hạn ngạch xuất khẩu mang tính chủ động và thường là biện pháp tự bảo vệ thị trường trong nước hoặc nguồn tài nguyên trong nước, còn hạn chế xuất khẩu tự nguyên thực ra lại mang tính miễn cưỡng và gắn với những điều kiện nhất định Hình thức này thường áp dụng cho các quốc gia có khối lượng xuất khẩu quá lớn ở một số mặt hàng nào đó
2.2.3 Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật
Đây là những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, đo lường an toàn lao động , bao bì đóng gói, đặc biệt là các tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòng dịch đối với động và thực vật tươi sống, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái đối với các máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ…
Những quy định này xuất phát từ các đòi hỏi thực tế của đời sống xã hội và phản ánh trình độ phát triển đạt được của nền văn minh nhân loại Tuy nhiên trên thực tế người ta thường khéo léo sử dụng các quy định này một cách thiên lệch giữa các công ty trong nước và các công ty nước ngoài và biến chúng thành công cụ cạnh tranh có lợi cho nước chủ nhà trong quan hệ thương mại quốc tế
Về mặt kinh tế những quy định này có tác dụng bảo hộ đối với thị trường trong nước, hạn chế và làm méo mó dòng vận động của hàng hoá trên thị trường thế giới
2.2.4 Biện pháp khác
Chính phủ có thể áp dụng những biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu khác như Cấp giấy phép nhập khẩu, tức là việc nhập khẩu hàng hóa phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý bằng cách cấp phép cho các nhà kinh doanh giấy phép nhập khẩu Thông qua giấy phép, Nhà nước có thể can thiệp
Trang 6trực tiếp vào khối lượng hàng nhập khẩu cũng như thị trường, lãnh thổ có lợi hoặc bất lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động ngoại thương Chế độ giấy phép nhập khẩu thường được áp dụng kết hợp với định mức số lượng hàng nhập khẩu và quản lý ngoại hối
Trang 7CHƯƠNG 2 LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN CỦA VIỆT NAM TRONG XU
HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm đầu tiên sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được đánh giá là tiếp tục phát triển tốt.Việc Việt Nam gia nhập WTO đã có những tác động đầu tiên đến một số lĩnh vực của nền kinh tế, nhất là xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Riêng vấn
đề nghiên cứu tình hình xuất khẩu của những tháng đầu năm 2009 cũng có thể hé
mở một số dấu hiệu cho thấy tác động của việc thực hiện những cam kết gia nhập WTO Tuy những tác động này chưa thực sự rõ rệt nhưng cũng tiềm ẩn cho thấy một số xu hướng mới rất đáng quan tâm.Việt Nam cũng đưa ra những giải pháp
để thích ứng với nền kinh tế thế giới.Và vấn đề được quan tâm nhiều nhất là tình hình xuất nhập khẩu
1.Tình hình nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn từ 2009-2015
1.1 Đánh giá chung
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 6 đầu năm 2015 đạt 28,79 tỷ USD, tăng nhẹ 0,5% so với tháng trước Trong đó xuất khẩu là 14,33 tỷ USD tăng 4,6% so với tháng trước và nhập khẩu là 14,47 tỷ USD, giảm 3,2% và kết quả là trong tháng 6, cán cân thương mại hàng hóathâm hụt 140 triệu USD
Như vậy, trong nửa đầu của năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt hơn 158,6 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, xuất khẩu đạt 77,77 tỷ USD, tăng 9,3% và nhập khẩu đạt 80,84 tỷ USD, tăng 16,7% dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa trong 6 tháng đầu năm 2015 ở mức 3,07 tỷ USD
Trang 8Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu
6 tháng đầu năm của giai đoạn 2009– 2015
Nguồn: Tổng cục Hải quan
1.2 Nhập khẩu theo loại hình doanh nghiệp
Khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong 6 tháng năm 2015 là 100,7 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 63,5% trong tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước Trong khi đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối các doanh nghiệp trong nước chỉ đạt gần 57,9 tỷ USD, tương đương mức xuất nhập khẩu thực hiện được trong cùng kỳ năm 2014
Nhập khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong 6 tháng/2015 là 48,17 tỷ USD, tăng 23,8%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của khối doanh nghiệp trong nước.Trong đó, tăng mạnh ở các nhóm hàng sau: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (tăng 2,75 tỷ USD); máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (tăng 3,08 tỷ USD); điện thoại các loại và linh kiện (tăng 1,22 tỷ USD)
Trị giá nhập khẩu hàng hóa của khối các doanh nghiệp trong nước trong 6 tháng năm 2015 là 32,67 tỷ USD, tăng 7,7% Trong đó, tăng ở một số nhóm hàng sau: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 686 triệu USD; sắt thép các loại
Trang 9tăng 571 triệu USD; vải các loại tăng 113 triệu USD… Bên cạnh đó, nhập khẩu xăng dầu các loại của khối doanh nghiệp này giảm tới 1,39 tỷ USD (do đơn giá nhập khẩu bình quân giảm mạnh 64% trong khi lượng tăng 10,9%)
1.3 Thị trường nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam
Trong 2 quý đầu của năm 2015, tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với đối tác thương mại châu Á là gần 105 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2014 và tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (66,2%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước Tiếp theo là xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước châu Mỹ đạt kim ngạch 26,22 tỷ USD, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm trước; với châu Âu đạt 21,86 tỷ USD, tăng 7,9%; châu Đại Dương đạt gần 2,95 tỷ USD, giảm 9,4%; châu Phi đạt 2,14 tỷ USD, tăng 21,8%
Châu Á vẫn là thị trường lớn nhất nhập khẩu hàng hóa của nước ta trong 6 tháng đầu năm 2015 với 38,12 tỷ USD; tiếp theo là châu Mỹ với 19,72 tỷ USD; châu Âu là 16,53 tỷ USD; châu Đại Dương là 1,74 tỷ USD và châu Phi là 1,67 tỷ USD Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu hàng hóa từ các nước Châu Á đạt mức 66,53 tỷ USD chiếm gần 83% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước; với châu Mỹ, châu Âu, châu Đại Dương và châu Phi lần lượt là 6,5 tỷ USD; 5,3
tỷ USD; 1,21 tỷ USD và 0,94 tỷ USD
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất cung cấp hàng hóa vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2015 với trị giá là 24,22 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2014 Nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc cũng đạt mức khá cao với 17,73 tỷ USD, tăng 31%, tiếp theo là ASEAN với 11,91 tỷ USD tăng 5,3%…
Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam Nhập khẩu năm
2009 là 1879,9 triệu USD, năm 2004 là 3698 triệu USD Đồng thời, Việt Nam luôn luôn ở vị thế nhập siêu ngày một lớn với Hàn Quốc: năm 2009 là 1.123,3 triệu USD, đến năm 2014 là 2792,1 triệu USD, lớn nhất trong các nước và vùng lãnh thổ
Trang 10Đài Loan là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam.Năm 2009 là 2.694,3 triệu USD, năm 2014 là 3.618,5 triệu USD
Thái Lan là thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam với kim ngạch năm 2014 lên đến 1858 triệu USD và nhập siêu từ đây cũng đã lên đến 1.367,1 triệu USD, lớn thứ 5 trong các nước và vùng lãnh thổ
Singapore là thị trường nhập khẩu lớn thứ 5, hiện đã vượt mức 1,2 tỷ USD Nhập siêu từ đây cũng lớn thứ 5, lên tới 613,6 triệu USD
Mỹ là thị trường nhập khẩu đứng thứ 6 với kim ngạch 1127,4 triệu USD Trong quan hệ buôn bán với Mỹ, Việt Nam luôn luôn ở vị thế xuất siêu, với mức xuất siêu lớn và liên tục tăng lên (năm 2009 là 369,4 triệu USD, năm 2015 là 3364,9 triệu USD)
Hồng Kông là thị trường nhập khẩu lớn thứ 7 của Việt Nam, hiện đã đạt 1074,7 triệu USD Trong quan hệ buôn bán với Hồng Kông, Việt Nam luôn luôn
ở vị thế nhập siêu, hiện đã ở mức 695 triệu USD, lớn thứ 6 trong các nước và vùng lãnh thổ
Ngoài 7 nước trên, còn có một số nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam nhập khẩu vượt 500 triệu USD như Đức, Liên bang Nga, Inđônêxia, Thụy Sỹ, Pháp Định hướng xuất khẩu của Việt Nam là đa dạng hóa thị trường, gia tăng xuất khẩu sang châu Âu, châu Mỹ và giảm xuất khẩu sang các nước châu Á
Biểu đồ 5: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa
của Việt Nam và một số đối tác chính 6 tháng/2015
Trang 11Nguồn: Tổng cục Hải quan
1.4 Một số mặt hàng nhập khẩu chính
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: trị giá nhập khẩu nhóm hàng
này trong tháng là 2,55 tỷ USD, tăng 2,9% so với tháng trước, nâng trị giá nhập khẩu trong 6 tháng/2015 lên gần 13,96 tỷ USD, tăng cao 36,4% so với 6 tháng/2014; trong đó khối các doanh nghiệp FDI nhập khẩu 9,04 tỷ USD, tăng 50,6% và khối các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 4,92 tỷ USD, tăng 16,2%
Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 6 tháng qua với trị giá là 4,54 tỷ USD, tăng 30,1%; tiếp theo là các thị trường: Hàn Quốc: 2,69 tỷ USD, tăng mạnh 82%; Nhật Bản: 2,52 tỷ USD, tăng47,6%; Đài Loan: 742 triệu USD, tăng 34%…
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: trị giá nhập khẩu trong tháng
là gần 1,8 tỷ USD, giảm 11,8% so với tháng trước Tính đến hết tháng 6/2015, cả nước nhập khẩu 11,19 tỷ USD nhóm hàng này, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước; trong đó nhập khẩu của khu vực FDI là 10,33 tỷ USD, tăng 36,2% và nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước là 864 triệu USD, tăng 22,1/span>% Hàn Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu là 3,3 tỷ USD, tăng 32,9%; tiếp theo là các thị trường: Trung Quốc: 2,37 tỷ USD, tăng 16,8%; Nhật Bản: 1,1 tỷ USD, tăng 60,5% Singapo: 1,07 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2014
Điện thoại các loại và linh kiện: kim ngạch nhập khẩu trong tháng
đạt gần 861 triệu USD, đưa kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong 6 tháng/2015 lên 5,22 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kì năm 2014
Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng đầu năm chủ yếu từ các thị trường: Trung Quốc đạt 3,35 tỷ USD, tăng 18,2% và chiếm 64,18% kim