Nắm bắt được vị trí quan trọng của ngành và xu thế của thời đại, hàng loạt công ty đã được thành lập, và ngày càng phát triển, mở rộng hoạt động, cung cấp ngày càng nhiều những sản phẩm
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là một thuật ngữ bao gồm tất cả các nhóm ngành công nghệ (sử dụng hệ thống máy tính, phần mềm, và mạng lưới internet) được sử dụng cho việc xử lý và phân phối dữ liệu, lưu trữ, trao đổi và sử dụng thông tin dưới tất cả các hình thức dữ liệu ( dữ liệu kinh doanh, tin đàm thoại, hình ảnh, phim, các bài thuyết trình đa phương tiện, và các hình thức khác)
Hiện nay, ở nước ta, ngành này có sự phát triển không ngừng và tăng trưởng chóng mặt Ngành CNTT ảnh hưởng tới hầu hết mọi ngành còn lại, không chỉ giúp giải quyết lượng thông tin khổng lồ một cách nhanh chóng, tạo ra nhiều loại hình công việc mới, mà còn tạo một bước ngoặt mới cho sự phát triển của xã hội, kéo theo sự phát triển của nền văn minh nhân loại
Nắm bắt được vị trí quan trọng của ngành và xu thế của thời đại, hàng loạt công
ty đã được thành lập, và ngày càng phát triển, mở rộng hoạt động, cung cấp ngày càng nhiều những sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin, với chất lượng ngày càng hiện đại, và phong phú, thiết thực hơn, đáp ứng ngày càng đầy đủ các nhu cầu trong cuộc sống, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, kinh doanh, và an ninh quốc phòng, bảo vệ tổ quốc Trong hàng loạt những công ty như vậy, FPT luôn là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực này ở Việt Nam Với thành tích hoạt động đáng
nể, luôn khẳng định và duy trì vị thế của mình trong trường quốc gia cũng như trên trường quốc tế, triển vọng phát triển của công ty này ngày càng thêm khả quan, quy
mô hoạt động ngày càng được mở rộng, và ngày càng chiếm được sự tin nhiệm của người tiêu dùng
Với vị thế quan trọng của công ty, việc tìm hiểu và phân tích tình hoạt động của công ty này là một điều hết sức cần thiết Chính vì lý do này mà nhóm em chọn đề tài:
“Phân Tích Công ty Cổ Phần FPT” làm đề tài cho bài tiểu luận của nhóm
Vì những hạn chế về mặt lý luận, cũng như thực tiễn, thông tin trong quá trình nghiên cứu, chúng em không thể tránh khỏi những sai sót Bởi vậy, chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn
Xin cám ơn thầy!
Trang 3MỤC LỤC
MỘT SỐ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 7
ĐỒ THỊ 8
BẢNG SỐ LIỆU 9
1 VĨ MÔ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 10
1.1 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 10
1.2 Chỉ số giá tiêu dùng CPI 11
1.3 Sản xuất công nghiệp 13
1.4 Xuất – Nhập Khẩu hàng hóa 14
1.4.1 Xuất khẩu hàng hóa 14
1.4.2 Nhập khẩu hàng hóa 15
1.5 Tình hình hoạt động của doanh nghiệp 17
1.5.1 Tình hình đăng ký doanh nghiệp 17
1.5.2 Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp 17
1.6 Lạm Phát 18
1.7 FDI 19
1.7.1 Theo lĩnh vực đầu tư 19
1.7.2 Theo đối tác đầu tư 20
1.7.3 Theo địa bàn đầu tư 20
1.8 Lãi suất 21
1.9 Tỷ Giá 22
2 VĨ MÔ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 23
2.1 Khái Niệm Ngành Công Nghệ Thông Tin 23
2.2 Tổng quan công nghiệp CNTT 24
2.3 Các ngành công nghiệp CNTT 26
Trang 42.3.1 Công nghiệp phần cứng – điện tử 26
2.3.2 Công nghiệp phần mềm 27
2.3.3 Công nghiệp nội dung số 27
2.4 Chính sách hỗ trợ của Chính phủ 28
2.5 Phân tích SWOT ngành CNTT 28
2.5.1 Điểm mạnh 28
2.5.2 Điểm yếu 29
2.5.3 Cơ hội 29
2.5.4 Thách thức 29
2.6 Phân tích các lực lượng cạnh tranh ngành 30
2.6.1 Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn 30
2.6.2 Áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế 30
2.6.3 Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành 30
2.6.4 Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp 30
2.6.5Áp lực cạnh tranh từ khách hàng 30
2.6.6 Áp lực từ các bên liên quan 31
2.7 Vai trò của ngành công nghệ thông tin đến kinh tế - xã hội – chính trị 31
2.8 Sự bùng nổ ngành công nghệ thông tin trong thời đại hiện nay 32
2.9 Phân Tích Các Chỉ Tiêu Ngành CNTT 33
2.10 Kết luận 35
3 PHÂN TÍCH TẬP ĐOÀN FPT 35
3.1 Sơ lược về tập đoàn FPT 35
3.1.1 Lịch sử hình thành 36
3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh 37
3.1.2.1 Công nghệ thông tin và viễn thông: 37
Trang 53.1.2.2 Tài chính và ngân hàng: 37
3.1.2.3 Bất động sản: 37
3.1.2.4 Giáo dục và đào tạo: 38
3.1.3 Vị thế công ty 38
3.1.4 Định hướng chiến lược 2015 – 2017 38
3.2 Tình hình tài chính tập đoàn FPT từ năm 2012 đến năm 2014 39
3.2.1 Số liệu thực tế 39
3.2.2 Phân tích chỉ tiêu tăng trưởng 43
3.2.2.1 Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận 43
3.2.2.2 Tăng trưởng tài sản 44
3.2.2.3 Tăng trưởng vốn chủ sở hữu 45
3.2.3 Phân tích chỉ tiêu doanh lợi 45
3.2.3.1 Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu 45
3.2.3.2 Tỉ suất doanh lợi tổng tài sản 46
3.2.3.2 Tỉ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu 47
3.2.4 Phân tích chỉ tiêu quản lý và thanh khoản 47
3.2.4.1 Chỉ số khả năng thanh toán 48
3.2.4.2 Chỉ số hoạt động 49
3.2.5 Phân tích chỉ tiêu quản lý và thanh khoản 51
3.2.5.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản 51
3.2.5.2 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 52
3.2.5.3 Tỷ suất lợi nhuận hoạt động 53
3.2.5.4 Phương trình DUPONT 53
3.3 Định giá cổ phiếu công ty FPT 54
3.4 Phân tích kỹ thuật cổ phiếu công ty 56
Trang 63.4.1 Phân tích kỹ thuật cổ phiếu FPT năm 2012 56
3.4.2 Phân tích kỹ thuật cổ phiếu FPT năm 2013 58
3.4.3 Phân tích kỹ thuật cổ phiếu FPT năm 2014 59
3.4.4 Phân tích kỹ thuật cổ phiếu FPT năm 2015 59
3.4.5 Nhận định và dự báo xu hướng giá cổ phiếu trong thời gian vừa qua và trong trung hạn 60
3.5 Kết luận 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Trang 7MỘT SỐ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
CNTT: Công nghệ thông tin;
GDCK: Giao dịch chứng khoán;
CTCP: Công ty cổ phần;
ROS: Tỉ suất lợi nhuận ròng/doanh thu thuần;
ROA: Tỉ suất doanh lợi tổng tài sản;
ROE: Tỉ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu;
CPI: Chỉ số giá tiêu dùng;
LN: Lợi nhuận;
DT: Doanh thu;
NXB: Nhà xuất bản;
UBGSTCQG: Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia;
KCN: Khu công nghiệp;
ĐTNN: Đầu tư nhà nước
Trang 8ĐỒ THỊ
Đồ Thị 1: Tốc độ tăng trưởng GDP 11
Đồ Thị 2: Chỉ số giá tiêu dùng 8 tháng 2015 12
Đồ Thị 3: Tăng trưởng toàn ngành công nghiệp trong 8 tháng đầu năm 2015 13
Đồ Thị 4: Tổng giá trị xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm 2015 15
Đồ Thị 5: Tổng giá trị nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm 2015 15
Đồ Thị 6: Lạm phát và lạm pháp cơ bản 9/2014-9/2015 19
Đồ Thị 7: Biến động một số tỷ giá USD/VND của VCB (6/2013-6/2015) 23
Đồ Thị 8: Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của ngành CNTT 2008-2014 25
Đồ Thị 9: EPS và Giá của ngành CNTT 2008-2014 25
Đồ Thị 10: Khối lượng giao dịch và giá sổ sách của ngành CNTT 26
Đồ Thị 11: Tổng nợ, VCSH, tổng nguồn vốn của ngành CNTT 26
Đồ Thị 12: Diển biến của VNIndex và các ngành 34
Đồ Thị 13: Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2012-2014 44
Đồ Thị 14: Tổng tài sản của tập đoàn FPT 44
Đồ Thị 15: Tăng trưởng vốn chủ sở hữu của FPT 45
Đồ Thị 16: Các chỉ tiêu doanh lợi của tập đoạn FPT 2012-2014 45
Đồ Thị 17: Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS của FPT 46
Đồ Thị 18: Tỉ suất doanh lợi tổng tài sản ROA của FPT 46
Đồ Thị 19: Tỉ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu ROE của FPT 47
Đồ Thị 20: Chỉ số khả năng thanh toán của FPT 48
Đồ Thị 21: Chỉ số hoạt động của FPT 2012-2014 49
Đồ Thị 22: Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của FPT 52
Đồ Thị 23: Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2014 52
Đồ Thị 24: Tỷ suất lợi nhuận hoạt động năm 2014 53
Trang 9BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2013 - 2015 11
Bảng 2: So sánh mức lãi suất huy động các kỳ hạn (2014 -2015M8) 21
Bảng 3: So sánh mức lãi suất huy động các kỳ hạn (2014 -2015M8) 21
Bảng 4: Doanh thu ngành công nghiệp CNTT 24
Bảng 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu ngành CNTT 24
Bảng 6: Kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam 26
Bảng 7: Chỉ số tài chính của một số ngành hiện nay 33
Bảng 8: Bảng cân đối kế toán của tập đoàn FPT 2012 - 2014 39
Bảng 9: Kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn FPT 2012 - 2014 40
Bảng 10: Lưu chuyển tiền tệ 2013 - 2014 42
Bảng 11: Chỉ tiêu tăng trưởng của tập đoàn FPT 43
Bảng 12: Các chỉ tiêu doanh lợi của tập toàn FPT 2012-2014 45
Bảng 13: Các chỉ tiêu quản lý và thanh khoản 47
Bảng 14: Cơ cấu vốn và phương trình Dupont 51
Trang 101 VĨ MÔ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Kinh tế Việt Nam trong 9 tháng năm 2015 diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu có nhiều biến động mạnh:
Thị trường hàng hóa quốc tế, đặc biệt là dầu thô giảm giá liên tục và giảm ở mức sâu trong những tháng qua, chủ yếu do nguồn cung tăng, tác động tích cực tới tăng trưởng của các nước nhập khẩu dầu nhưng đối với các nước xuất khẩu dầu, tăng trưởng bị ảnh hưởng do doanh thu xuất khẩu giảm Bên cạnh đó, mối quan ngại lớn nhất trong thời gian qua là sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu với việc giảm giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, khiến phần lớn các quốc gia châu Á phải đối mặt với áp lực phá giá tiền tệ để bảo đảm năng lực cạnh tranh tại các thị trường xuất khẩu Ngoài ra, thị trường tiền tệ và cổ phiếu tại các nền kinh tế mới nổi đang chịu nhiều áp lực do các dòng vốn đầu tư giảm đáng kể
Ở trong nước, giá dầu thế giới giảm mạnh đã khiến giá dầu trong nước giảm, tác động trực tiếp đến nền kinh tế và ngân sách Nhà nước Tuy nhiên, xem xét ở khía cạnh tích cực thì giá dầu giảm là cơ hội để hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong nước giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy tiêu dùng xã hội Xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự giảm giá đồng Nhân dân tệ và các đồng tiền của nhiều nước khác trên thế giới
Trước diễn biến phức tạp của kinh tế toàn cầu, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính sách, nhất là chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, duy trì mức tăng trưởng hợp lý Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2015 như sau:
1.1 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP)
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2015 ước tính tăng 6,50% so với cùng kỳ năm 2014 Trong mức tăng 6,50% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,08%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,57%, khu vực dịch vụ tăng 6,17%
Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 16,30%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,09%; khu vực dịch vụ chiếm 40,52%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,09%
Trang 11Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2013 - 2015
Xét về góc độ sử dụng GDP 9 tháng, tiêu dùng cuối cùng tăng 9,07% so với cùng kỳ năm 2014, đóng góp 7,31 điểm phần trăm vào mức tăng chung; tích lũy tài sản tăng 8,08%, đóng góp 2,62 điểm phần trăm; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa
và dịch vụ làm giảm 3,43 điểm phần trăm của mức tăng trưởng chung
Đồ Thị 1: Tốc độ tăng trưởng GDP
1.2 Chỉ số giá tiêu dùng CPI
Tổng cục Thống kê đã công bố chỉ số CPI tháng 9 với mức giảm -0,21% so với
9 tháng năm 2014
9 tháng năm 2015
Đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng 9 tháng năm 2015
Trang 12tháng 8 là tháng Chín duy nhất trong 10 năm gần đây có CPI giảm, chủ yếu do tác động của giá xăng được điều chỉnh giảm vào thời điểm 19/8 và 03/9/2015; giá gas được điều chỉnh giảm vào thời điểm 01/9/2015
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2015 tăng 0,4% so với tháng 12/2014, là mức tăng thấp nhất trong 10 năm gần đây Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm nay tăng 0,74% so với bình quân cùng kỳ năm 2014
Đồ Thị 2: Chỉ số giá tiêu dùng 8 tháng 2015
Nhìn chung chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng năm nay tăng tương đối thấp Các yếu
tố giữ cho giá tiêu dùng 9 tháng năm nay tăng thấp:
- Nguồn cung về lương thực, thực phẩm dồi dào nhưng tình hình xuất khẩu gạo của nước ta gặp khó khăn đã tác động đến giá bán buôn, bán lẻ gạo trong nước giảm;
- Giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới tương đối ổn định, trong đó giá nhiên liệu, chất đốt, sắt thép trên thị trường thế thới gần đây giảm mạnh;
- Mức độ điều chỉnh giá một số nhóm hàng do Nhà nước quản lý như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế thấp hơn các năm trước;
- Các Bộ, ngành và địa phương đã triển khai tích cực và có hiệu quả Nghị quyết
số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015
0.00 0.25 0.50 0.75 1.00
Trang 131.3 Sản xuất công nghiệp
Đồ Thị 3: Tăng trưởng toàn ngành công nghiệp trong 8 tháng đầu năm 2015
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Chín ước tính tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước Tính chung 9 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều mức tăng 6,7% của cùng kỳ năm 2014
Trong 9 tháng năm nay, một số sản phẩm công nghiệp có chỉ số sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Điện thoại di động tăng 50,5%; ti vi tăng 45,5%; giày, dép da tăng 24,1%; thép cán tăng 20,1%; thức ăn cho thủy sản tăng 15,2%; sữa bột tăng 15,1%; sữa tươi tăng 14,9% Một số sản phẩm tăng khá: Điện sản xuất tăng 12,3%; sơn hóa học tăng 11%; xi măng tăng 10,7%; dầu thô tăng 10,7%
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 8/2015 tăng 1%
so với tháng trước và tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/9/2015 tăng 9,9% so với cùng thời điểm năm trước
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/9/2015 tăng 7,1% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,2%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 4,9%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 10,6% Tại thời điểm trên, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 1,8% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 8%; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 0,8%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 4,4%
Trang 141.4 Xuất – Nhập Khẩu hàng hóa
1.4.1 Xuất khẩu hàng hóa
Tính chung 9 tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 120,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước
Một số mặt hàng chủ yếu có kim ngạch tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Điện thoại các loại và linh kiện đạt 23,2 tỷ USD, tăng 34,3%; hàng dệt may đạt 17,1 tỷ USD, tăng 10,6%; điện tử máy tính và linh kiện đạt 11,4 tỷ USD, tăng 52,8%; giày dép đạt 8,8 tỷ USD, tăng 18,4%; máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác đạt 5,8 tỷ USD, tăng 9,8%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,9 tỷ USD, tăng 9,1%; túi xách, va li, mũ, ô dù đạt 2,2 tỷ USD, tăng 15,6%; hạt điều đạt 1,8 tỷ USD, tăng 20,6%
Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, nhóm hàng khoáng sản và công nghiệp chế tạo ước tính đạt 55,4 tỷ USD, chiếm 45,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (cùng kỳ năm 2014 chiếm 42,1%) và tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện chiếm tỷ trọng 19,2% (cùng kỳ là 15,7%), tăng mạnh tới 34,3%; điện tử, máy tính chiếm 9,5% (cùng kỳ 2014 là 6,8%), tăng 52,8% Như vậy, mức tăng của các mặt hàng điện tử, máy tính, điện thoại và linh kiện (chiếm tỷ trọng 28,7% kim ngạch xuất khẩu) đã góp phần chủ yếu tạo ra tăng trưởng của nhóm hàng này
Trang 15Đồ Thị 4: Tổng giá trị xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm 2015
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 9 tháng, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 24,9 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2014 Tiếp đến là EU với 22,8 tỷ USD, tăng 12,4%, trong đó mặt hàng điện thoại các loại tăng 20%,máy tính và linh kiện tăng 53% ASEAN đạt 13,8 tỷ USD, giảm 1,7%, trong đó mặt hàng điện thoại giảm 3% Thị trường Trung Quốc đạt 12,5 tỷ USD, tăng 12,5%, trong đó mặt hàng máy tính và linh kiện tăng 31,3%; xơ sợi dệt tăng 17%; sắn và các sản phẩm của sắn tăng 35,8%; gạo tăng 9% Nhật Bản đạt 10,5 tỷ USD, giảm 4,9% Hàn Quốc ước đạt 6,3 tỷ USD, tăng 20,5%, trong đó mặt hàng điện thoại tăng 244,5%; máy vi tính tăng 91,2%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 3,2%
Xuất khẩu 9 tháng năm 2015 tiếp tục thể hiện sự phụ thuộc ngày càng lớn vào hoạt động gia công, lắp ráp Nếu không tính 5 nhóm hàng chủ yếu (hàng dệt may, da giày, túi xách, balo, điện tử, điện thoại và linh kiện) thì xuất khẩu 9 tháng năm nay giảm 4,2% so với cùng kỳ năm trước
1.4.2 Nhập khẩu hàng hóa
Đồ Thị 5: Tổng giá trị nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm 2015
Tính chung 9 tháng, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 124,5 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2014.Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu 9 tháng ước tính đạt 130,4 tỷ USD, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm trước,
Trang 16cao hơn nhiều so với mức tăng 14,1% của 9 tháng năm 2014
Trong 9 tháng năm nay, kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng phục vụ gia công, lắp ráp và sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Máy móc thiết bị, dụng
cụ phụ tùng khác ước tính đạt 20,9 tỷ USD, tăng 30,2%; điện tử máy tính và linh kiện đạt 17,3 tỷ USD, tăng 31%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 8,1 tỷ USD, tăng 33,6%; vải đạt 7,5 tỷ USD, tăng 8,7%; sắt thép đạt 5,8 tỷ USD, tăng 7,2%; ô tô đạt 4,3
tỷ USD, tăng 71,6%, trong đó ô tô nguyên chiếc đạt 2,1 tỷ USD, tăng 113,2%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép đạt 3,8 tỷ USD, tăng 9%; kim loại thường khác đạt 3 tỷ USD, tăng 21,5%; sản phẩm chất dẻo đạt 2,8 tỷ USD, tăng 22,8%; bông tăng 44,2% về lượng và tăng 17,1% về kim ngạch, tương đương 248 nghìn tấn và 191 triệu USD; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 243,6% về kim ngạch, tương đương 1,4 tỷ USD
do nhập khẩu và thuê mua máy bay
Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ: Chất dẻo đạt 4,3 tỷ USD, giảm 6,7%; xăng dầu đạt 3,9 tỷ USD, giảm 36,2%; hóa chất đạt 2,4 tỷ USD, giảm 1,8%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,7 tỷ USD, giảm 5%; sợi dệt đạt 1,1 tỷ USD, giảm 1,6%
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 9 tháng, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 36,8 tỷ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhập khẩu máy móc thiết bị tăng 21,5%; điện thoại các loại tăng 18,8%; vải tăng 12,6% Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ 2 với 20,9 tỷ USD, tăng 32,4%, trong đó máy tính và linh kiện tăng 42,4%; máy móc thiết bị tăng 77,8%; điện thoại tăng 87% ASEAN đạt 17,6 tỷ USD, tăng 3,3%, trong đó máy móc thiết bị tăng 14,8%; hóa chất tăng 16,7%; hàng điện gia dụng tăng 44% Nhật Bản đạt 10,9 tỷ USD, tăng 19%, trong đó máy móc thiết bị tăng 39,5%; máy tính và linh kiện tăng 45,2%; sắt thép tăng 9,6% EU đạt 8,1 tỷ USD, tăng 23,3%, trong đó máy móc thiết bị 18,9%; phương tiện vận tải tăng 303,9%; dược phẩm tăng 16,3% Hoa Kỳ đạt 6,1 tỷ USD, tăng 32,4%, trong đó máy tính tăng 86,2%; máy móc thiết bị phụ tùng tăng 25,4%; bông tăng 51%
Nhập siêu tháng Chín ước tính 100 triệu USD Tính chung 9 tháng, nhập siêu ở mức 3,9 tỷ USD bằng 3,2% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu cao ở mức 15,8 tỷ USD (cùng kỳ năm 2014 là 4,1 tỷ
Trang 17USD) Tác động của việc điều chỉnh tỷ giá của Trung Quốc và Việt Nam chưa thể hiện
rõ trong kết quả hoạt động xuất, nhập khẩu 9 tháng qua, nhưng trong quý IV có thể sẽ
bị ảnh hưởng và nhập siêu từ Trung Quốc có khả năng tiếp tục tăng cao
1.5 Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
1.5.1 Tình hình đăng ký doanh nghiệp
Trong tháng Chín (từ 20/8 đến 20/9/2015), cả nước có 7042 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 44,5 nghìn tỷ đồng, bình quân vốn đăng ký một doanh nghiệp đạt 6,3 tỷ đồng So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 22,6%; số vốn đăng ký tăng 45,9% Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới tháng Chín là 125,9 nghìn người, giảm 3,0% so với tháng trước
Tính chung 9 tháng năm nay, cả nước có 68347 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 420,9 nghìn tỷ đồng, tăng 28,5% về số doanh nghiệp và tăng 31,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước Số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 6,2 tỷ đồng, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2014
Số doanh nghiệp ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động trong 9 tháng là 12848 doanh nghiệp, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2014 Nhìn chung, tình hình doanh nghiệp gia nhập thị trường trong 9 tháng năm nay có sự cải thiện rõ rệt so với cùng kỳ năm trước, thể hiện sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và hiệu quả của các giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
1.5.2 Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp
Theo kết quả điều tra về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quý III
so với quý trước, có 36,6% số doanh nghiệp đánh giá tình hình khả quan hơn; 19,9%
số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn và 43,5% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định Dự kiến quý IV so với quý III, có 46,8% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên; 14,4% số doanh nghiệp dự báo kém đi và 38,8% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định
Về khối lượng sản xuất, có 40% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất của doanh nghiệp quý III năm nay tăng so với quý trước; 20,7% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất giảm và 39,3% số doanh nghiệp cho rằng ổn định Xu hướng quý IV so với quý III, có 49,2% doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất tăng lên;
Trang 1813,8% số doanh nghiệp dự báo giảm và 37,0% số doanh nghiệp dự báo ổn định
Về đơn đặt hàng xuất khẩu quý III so với quý trước, có 28,5% số doanh nghiệp khẳng định số đơn hàng xuất khẩu cao hơn; 19,8% số doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu giảm và 51,7% số doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu ổn định Xu hướng quí
IV so với quý III, có 37,6% số doanh nghiệp dự kiến tăng đơn hàng xuất khẩu; 13,1%
số doanh nghiệp dự kiến giảm và 49,3% số doanh nghiệp dự kiến ổn định
Về chi phí sản xuất, có 26,7% số doanh nghiệp khẳng định chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm trong quí III tăng so với quí trước; 9,7% số doanh nghiệp khẳng định chi phí giảm và 63,6% số doanh nghiệp đánh giá chi phí ổn định Xu hướng quý
IV so với quí III, có 20,6% số doanh nghiệp dự kiến chi phí sản xuất sẽ tăng; 11,7% cho rằng chi phí giảm và 67,7% số doanh nghiệp dự kiến chi phí sản xuất ổn định
Về giá bán sản phẩm quý III so với quý trước, có 15% số doanh nghiệp cho biết
có giá bán sản phẩm tăng; 12,7% số doanh nghiệp có giá bán thấp hơn và 72,3% số doanh nghiệp có giá bán sản phẩm ổn định Dự kiến giá bán sản phẩm quý IV so với quý III, có 16,1% số doanh nghiệp dự báo giá bán sản phẩm sẽ cao hơn; 8,8% số doanh nghiệp dự báo giá bán sẽ thấp hơn và 75,1% số doanh nghiệp dự báo giá bán sản phẩm sẽ ổn định
Về tình hình tồn kho sản phẩm, có 21,7% số doanh nghiệp có lượng tồn kho quý III tăng so với quý trước; 30,9% số doanh nghiệp có lượng tồn kho giảm và 47,4%
số doanh nghiệp giữ ổn định Xu hướng quý IV so với quý III, có 16,2% số doanh nghiệp dự báo lượng hàng tồn kho sẽ tăng; 33,5% số doanh nghiệp cho rằng lượng hàng tồn kho sẽ giảm và 50,3% số doanh nghiệp dự báo sẽ giữ ổn định
Về tồn kho nguyên vật liệu quý III so với quý II, có 19,7% số doanh nghiệp cho biết lượng tồn kho nguyên vật liệu tăng; 28,4% số doanh nghiệp cho là giảm và 51,9%
số doanh nghiệp trả lời giữ nguyên Dự kiến quý IV so với quý III, có 14,9% số doanh nghiệp dự báo lượng tồn kho nguyên vật liệu tăng; 30,7% dự báo lượng tồn kho giảm
và 54,4% số doanh nghiệp cho rằng sẽ không có biến động về tồn kho nguyên, vật liệu
1.6 Lạm Phát
Lạm phát thấp và ổn định Mặc dù trong tháng 9 lạm phát (so cùng kì năm trước) giảm xuống 0% nhưng lạm phát cơ bản vẫn ở mức 2,4%, là mức ổn định của
Trang 19lạm phát cơ bản trong suốt 7 tháng gần đây Căn cứ diễn biến của giá dầu, UBGSTCQG giảm dự báo lạm phát năm 2015 xuống dưới 2%
Lạm phát thấp tạo điều kiện cho lãi suất giảm là tín hiệu vô cùng đáng mừng của nền kinh tế, tuy nhiên, thực tế cung và cầu về vốn vẫn chưa thể gặp nhau Doanh nghiệp không thể tiếp cận được khoản vay do không đáp ứng được các tiêu chuẩn của ngân hàng, trong khi đó, phía ngân hàng có thể hạ lãi suất, nhưng không thể hạ tiêu chuẩn cho vay Khó khăn thiếu vốn vẫn còn và nhiều doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với những khó khăn phía trước
Đồ Thị 6: Lạm phát và lạm pháp cơ bản 9/2014-9/2015 (Nguồn: UBGSTCQG)
1.7 FDI
Tính chung trong 9 tháng năm 2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 17,15 tỷ USD, tăng 53,4% so với cùng kỳ năm 2014
Trong 9 tháng năm 2015 có sự tăng đột biến về đầu tư nước ngoài so với cùng
kỳ năm 2014 là do trong tháng 8 và tháng 9 đã cấp phép một số dự án có tổng vốn đầu
tư lớn như: Dự án Nhà máy điện Duyên Hải 2 với tổng vốn đầu tư là 2,4 tỷ USD của nhà đầu tư Malayssia đầu tư tại Trà Vinh: Dự án Công ty SamSung Display Việt Nam của Hàn Quốc với số vốn đầu tư tăng thêm là 3 tỷ USD dự án được đầu tư tại KCN Bắc Ninh
1.7.1 Theo lĩnh vực đầu tư
Nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực
Trang 20Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu
tư nước ngoài với 737 dự án đầu tư đăng ký mới và 346 lượt dự án tăng vốn, với tổng
số vốn cấp mới và tăng thêm là 11,36 tỷ USD, chiếm 66,3% tổng vốn đầu tư đăng ký Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với 2 với 5 dự án đăng ký mới và 3 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,6 tỷ USD, chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư Đứng thứ 3 là lĩnh vực Kinh doanh bất động sản với 19
dự án đầu tư mới và 7 lượt dự án tăng vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,81 tỷ USD
1.7.2 Theo đối tác đầu tư
Đã có 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,74 tỷ USD, chiếm 33,5% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam Malaysia đứng vị trí thứ hai với số vốn là 2,4 tỷ USD chiếm 14,6% tổng vốn đầu tư, Vương quốc Anh đứng vị trí thứ ba với 19 dự án cấp mới và 2 dự án tăng vốn với tổng số vốn đầu tư là 1,27 tỷ USD chiếm 7,4% tổng vốn đầu tư, BritishVirginIslands đứng vị trí thứ tư với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,13 tỷ USD, chiếm 6,6% tổng vốn đầu tư
1.7.3 Theo địa bàn đầu tư
Trong 9 tháng năm 2015 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 49 tỉnh thành phố, trong đó Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,34 tỷ USD, chiếm 20,1% tổng vốn đầu tư đăng ký TP Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,61 tỷ USD, chiếm 15,2% Trà Vinh đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 2,52 tỷ USD, chiếm 14,7% tổng vốn đầu tư
Xét theo vùng thì Đông Nam Bộ là vùng thu hút được nhiều vốn ĐTNN nhất với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 6,4 tỷ USD, chiếm 37,3% tổng vốn đầu
tư đăng ký của cả nước Đứng thứ 2 là vùng Đồng bằng Sông hồng với tổng vốn đầu
tư cấp mới và tăng thêm đạt 6,05 tỷ USD, chiếm 35,3% tổng vốn đầu tư đăng ký Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đứng thứ 3 với tổng số vốn đầu tư là 3,1 tỷ USD chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư, Tây Nguyên là vùng thu hút đầu tư nước ngoài ít nhất cả nước trong 9 tháng cả vùng chỉ thu hút được 38,1 triệu USD chiếm 0,2% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước
Trang 211.8 Lãi suất
Tháng 2-2015, lãi suất huy động kỳ hạn ngắn gần như không thay đổi so với tháng liền trước Lãi suất cho vay doanh nghiệp ở mức 8-11%/năm, bình quân 9,59%/năm tại thời điểm cuối tháng 2-2015, thấp hơn bình quân 9,88%/năm trong tháng 1-2015 và thấp hơn bình quân 10,04%/năm trong tháng 12-2014
Bảng 2: So sánh mức lãi suất huy động các kỳ hạn (2014 -2015M8) (Nguồn: BSC)
Bảng 3: So sánh mức lãi suất huy động các kỳ hạn (2014 -2015M8) (Nguồn: BSC)
USD trung, dài hạn 5,5 – 7 5,5 – 6,7 -0,3
Hiện mặt bằng lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; từ 4,5-5,4%/năm đối với tiền gửi
có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; từ 5,4-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức từ 6,4-7,2%/năm
Trang 22Trong khi đó, lãi suất cho vay duy trì ở mức cũ (từ năm 2014), cụ thể: lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên phổ biến ở mức 7-8%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác khoảng 9-10,5%/n ăm đối với ngắn hạn; 11-12,5%/năm đối với trung và dài hạn; trong đó một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, sản xuất kinh doanh hiệu quả, lãi suất cho vay chỉ 6-7%/năm
Theo tính toán của HSC, vào thời điểm cuối tháng 6-2015, lãi suất huy động bình quân ở mức 5,76% và lãi suất cho vay bình quân cũng tăng 0,02%
Nửa cuối năm 2015, xu hướng ổn định lãi suất hiện hành sẽ là chủ đạo; đồng thời, lãi suất tiền gửi cũng như cho vay, cả bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ cần được điều chỉnh theo diễn biến lạm phát; thu hẹp bớt khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay, giữa lãi suất nội tệ và ngoại tệ, phấn đấu giảm lãi suất cho vay xuống đến mức thấp nhất có thể và phụ thuộc nhiều vào diễn biến của lạm phát và kết quả cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nói riêng, cơ cấu lại thị trường tài chính
và bất động sản nói chung Tuy nhiên, thị trường bất động sản đang ấm lên cũng tác động tới lãi suất huy động và cho vay của ngân hàng theo hướng buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để vừa giữ chân người gửi tiền, vừa tăng khả năng huy động và đáp ứng nhu cầu vốn cho thị trường này Lãi suất cho vay cũng vì thế sẽ phải tăng lên để bảo đảm tỷ suất lợi nhuận cho ngân hàng
1.9 Tỷ Giá
Trong tháng 8/2015, Ngân hàng Nhà Nước Viêt Nam (SBV) đã thực hiện một loạt các điều chỉnh về tỷ giá nhằm ổn định lại thị trường trước sóng gió do sự giảm giá mạnh của đồng nhân dân tệ (RMB) gây ra
Lần điều chỉnh thứ nhất diễn ra vào ngày 11/8, biên độ tỷ giá được nới rộng thêm 1% lên mức 2% Đây là động thái bình ổn thị trường ngoại hối trong nước vào 1 ngày sau khi Ngân hàng Nhân Dân Trung Quốc phá giá đồng nội tệ Tỷ giá trần/sàn lần lượt là 21240 và 22106 VND/USD từ biên độ 21456-21890 VND/USD trước đó Tính tới thời điểm điều chỉnh lần thứ nhất, tỷ giá liên ngân hàng duy trì ở vùng 21825-
21830, cách trần khoảng 60 VND; Tỷ giá tự do giao dịch ở vùng 21910-21940 VND/USD
Lần điều chỉnh thứ hai diễn ra vào ngày 19/8, tỷ giá bình quân liên ngân hàng
do SBV công bố được phá giá 1%, lên 21890 VND/USD và biên độ được nới lên 3%
Trang 23Như vậy sau 2 lần điều chỉnh tỷ giá, việc mở rộng lên phía trên của trần tỷ giá cho phép giá USD trên thị trường có nhiều không gian hơn trong bối cảnh diễn biến quôc tế phức tạp hơn quá nhiều Dù vậy, diễn biến trên thị trường ngoại hối vẫn khá căng thẳng khi tỷ giá liên ngân hàng áp gần mức giá trần cho phép.SBV cũng đã đưa
ra các thông điệp hỗ trợ thị trường, sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp ổn định thị trường khi cần thiết
Đồ Thị 7: Biến động một số loại tỷ giá USD/VND của VCB (6/2013-6/2015)
2 VĨ MÔ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
2.1 Khái Niệm Ngành Công Nghệ Thông Tin
Công nghệ Thông tin (Information Technology, viết tắt là IT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin, là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông
Cổ phiếu công nghệ thông tin có tính chu kỳ, vì nó phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu chi tiêu vốn và vào nhu cầu của người tiêu dùng và doanh nghiệp Tuy nhiên, các
Trang 24công ty công nghệ thông tin có tiềm năng lớn trong dài hạn, vì các sản phẩm công nghệ thông thường có tính ứng dụng cao và công nghệ mới luôn thu hút người sử dụng Cổ phiếu công nghệ thông tin thường được ưa chuộng ở giai đoạn bắt đầu hoặc giữa của chu kỳ tăng trưởng kinh tế
Với các dấu hiệu vĩ mô tương đồng về GDP, IP, tín dụng… Việt Nam được xem là đang ở trong giai đoạn đầu của chu kỳ tăng trưởng Trong giai đoạn này, khu vực nào được hưởng lợi nhiều nhất từ các chính sách của Chính phủ sẽ có xu hướng hồi phục mạnh, dẫn dắt nền kinh tế trong giai đoạn này như ngành ngân hàng, công nghệ thông tin, bảo hiểm Đó là các ngành tài chính, tiêu dùng không thiết yếu, công nghệ thông tin và công nghiệp
Công nghệ thông tin là ngành quản lý công nghệ ,mở ra nhiều lĩnh vực khác nhau như phần mềm máy tính, hệ thống thông tin, phần cứng máy tính, ngôn ngữ lập trình
2.2 Tổng quan công nghiệp CNTT
Công nghệ thông tin là một trong những ngành đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất trong nền kinh tế Việt Nam Trong suốt thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành là 20 – 25%, trong đó lĩnh vực phần mềm tăng trưởng 30 – 35%, lĩnh vực dịch vụ nội dung số tăng 60 – 70%
Bảng 4: Doanh thu ngành công nghiệp CNTT
(ĐVT: triệu USD)
trưởng
Tổng DT công nghiệp CNTT 6.167 7.629 13.663 25.458 39.530 55,3% Công nghiệp phần cứng 4.627 5.631 11.326 23.015 36.762 59,7% Công nghiệp phần mềm 850 1.064 1.172 1.208 1.361 12,7% Công nghiệp nội dung số 690 934 1.165 1.235 1.407 13,9%
Bảng 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu ngành CNTT
Trang 25Chính vì vậy, mặc dù nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đang bị tác động mạnh bởi sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu nhưng nhu cầu về ứng dụng CNTT trong sản xuất và kinh doanh bị ảnh hưởng nhiều, thậm chí còn có thuận lợi hơn bởi CNTT chính là một trong những giải pháp hữu hiệu để cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất và kinh doanh Trong 2 năm 2008 – 2009, trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngành CNTT Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 20%
Đồ Thị 8: Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của ngành CNTT 2008-2014
Đồ Thị 9: EPS và Giá của ngành CNTT 2008-2014
Trang 26Đồ Thị 10: Khối lượng giao dịch và giá sổ sách của ngành CNTT 2008 – Q3/2014
Đồ Thị 11: Tổng nợ, VCSH, Tổng nguồn vốn của ngành CNTT 2008 – 2013
2.3 Các ngành công nghiệp CNTT
2.3.1 Công nghiệp phần cứng – điện tử
Bảng 6: Kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam từ 01/01/2014-
Trang 27Sắt thép các loại 5,83 0,52 9,70
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy 3,67 0,74 25,20
2.3.2 Công nghiệp phần mềm
Suy thoái kinh tế đã tác động đến ngành vực công nghiệp phần mềm, khiến ngành này không còn giữ được tốc độ tăng trưởng cao như những năm trước, ở mức 20-30% mỗi năm Năm 2012, thị trường phần mềm nội địa vô cùng khó khăn Năm
2012, doanh thu công nghiệp phần mềm chỉ đạt gần 1,21 tỉ đô la Mỹ, tăng trưởng khiêm tốn 3%, và một trong những nguyên nhân chính là thị trường tiêu thụ trong nước bị giảm mạnh Nhiều doanh nghiệp giảm tới 30% doanh thu và một số doanh nghiệp đã phải dừng hoạt động
Đánh giá của Vụ CNTT đưa ra: dù doanh thu từ công nghiệp phần cứng vượt trội hơn hẳn so với công nghiệp phần mềm và dịch vụ, tuy nhiên, giá trị gia tăng Việt Nam của phần cứng chỉ đạt khoảng 10%, trong khi nhiều phần mềm, dịch vụ đạt tới 80-90%
2.3.3 Công nghiệp nội dung số
Lĩnh vực vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá Ba doanh nghiệp chủ lực: VNG, VTC Online và FPT Online
+ Thị trường xuất khẩu chủ đạo: Nhật Bản, Trung Quốc, các nước Mỹ la tinh và một số nước châu Âu
- Mạng xã hội: Zing me vẫn là mạng xã hội lớn nhất Việt Nam với số người sử dụng đạt khoảng 15 triệu chiếm gần 20% dân số gấp 1,2 lần số người sử dụng mạng xã hội facebook với hơn 12 triệu người sử dụng (chiếm gần 13% dân số)
Trang 282.4 Chính sách hỗ trợ của Chính phủ
CNTT là ngành luôn nhận được những lợi điểm quan trọng và giá trị so với các ngành kinh tế khác và được nhà nước coi là một ngành kinh tế chủ lực và mũi nhọn Tháng 8 năm 2009, Bộ TT&TT đã xây dựng “Đề án tăng tốc sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT” và đệ trình Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt, bao gồm các nội dung:
- Đến năm 2015, Việt Nam phải là 1 trong 70 (năm 2020 là 1 trong 60) nước phát triển CNTT- VT hàng đầu thế giới Tổng doanh thu lĩnh vực CNTT chiếm tỷ trọng 17% - 20% (năm 2020 là 20% - 30%) trong GDP, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm gấp từ 2 - 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP
- Hạ tầng viễn thông, đến năm 2015, phủ sóng thông tin di động băng rộng đến 70% (năm 2020 là 90%) dân cư trên cả nước; triển khai xây dựng cáp quang đến hộ gia đình tại tất cả các đô thị mới; và triển khai xây dựng cáp quang đến 25% - 30% số
hộ gia đình trên cả nước vào năm 2020
- Mật độ máy tính, internet; đến năm 2015: 20% - 30% (năm 2020 là 70% - 80%) số hộ gia đình trên cả nước có máy tính và truy cập Internet băng rộng
- Về ứng dụng CNTT, đến năm 2015: Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước tới cấp xã, phường (năm 2020 là đến cấp thôn, bản); cung cấp hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 3 - có thể trao đổi thông tin, gửi, nhận hồ sơ qua mạng (năm 2020 là mức độ 4 - có thể thanh toán phí dịch vụ, nhận kết quả dịch vụ qua mạng) tới người dân và doanh nghiệp
- Về các ngành công nghiệp CNTT, phát triển công nghiệp phần mềm và nội dung số để năm 2015, Việt Nam sẽ là 1 trong 20 (năm 2020 là 1 trong 10) nước cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số hấp dẫn nhất thế giới Chuyển hướng
từ lắp ráp các sản phẩm phần cứng cho nước ngoài sang sản xuất phụ tùng, phát triển công nghiệp phụ trợ để tiến tới tổ chức nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới vào năm 2020
2.5 Phân tích SWOT ngành CNTT
2.5.1 Điểm mạnh
Ngành CNTT Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Theo đánh giá của ông Houlin Zhao, Phó Tổng thư ký Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU),
Trang 29hiện Việt Nam ở phía trước Indonesia và đang rút ngắn khoảng cách với Philippines về phát triển CNTT
Lợi thế quan trọng của Việt Nam trong việc phát triển ngành CNTT Việt Nam
là nguồn nhân lực trẻ, dồi dào và thông minh
Các doanh nghiệp CNTT Việt Nam chưa đưa ra được các sản phẩm có sức cạnh tranh riêng trên thị trường quốc tế
để người dân dễ dàng truy cập
Việc Vietnam gia nhập WTO, TPP (2014), AEC (2015) và mở cửa thị trường là
cơ hội để Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm CNTT ra thế giới
2.5.4 Thách thức
Các chi phí liên quan tới cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ở Việt Nam còn cao hơn so với hầu hết các nước láng giềng Chi phí cao cũng gây tổn hại cho những doanh nghiệp mà Việt Nam cần phát triển như các ngành xuất khẩu và các doanh nghiệp công nghệ cao
Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ cao nhất Việc này làm giảm động lực sáng tạo của các doanh nghiệp và làm cho thị trường CNTT tại Việt Nam trở nên kém hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư nước ngoài
Chất lượng công tác giáo dục của Việt Nam còn nhiều hạn chế Dù có nhiều trường đào tạo về CNTT, tỷ lệ sinh viên ra trường đáp ứng được nhu cầu của các
Trang 30doanh nghiệp lại không cao
2.6 Phân tích các lực lượng cạnh tranh ngành
2.6.1 Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn
Rào cản gia nhập ngành khá cao đối với phân khúc Phần cứng và tương đối thấp đối với Phân khúc Phần mềm và Nội dung số Hiện tại, CNTT vẫn đang là một ngành khá hấp dẫn về tốc độ tăng trưởng và tỷ suất sinh lợi, do đó áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn tương đối cao
2.6.3 Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành
Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành đối với lĩnh vực CNTT là cao, thể hiện ở việc giá cả các sản phẩm CNTT đã liên tục giảm trong suốt thời gian qua Mặc dù hiện tại FPT đang là công ty dẫn đầu về thị phần CNTT tại Việt Nam, khả năng chi phối các công ty còn lại của FPT tương đối thấp Nhìn chung CNTT là ngành phân tán, với tốc
độ tăng trưởng cao và số lượng các công ty trong ngành tương đối nhiều
2.6.4 Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp
Đối với lĩnh vực phần cứng, hiện nay trên thị trường chỉ có 2 nhà cung cấp chip (Bộ vi xử lý -CPU) cho máy tính là AMD và Intel Tất cả các máy tính bán ra trên thế giới đều sử dụng bộ vi xử lý của hai hãng này chính vì quyền lực đàm phán của Intel
và AMD với các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp máy tính ở Việt Nam là rất lớn Hiện tại hệ điều hành được sử dụng phổ biến nhất là Window Cho đến hiện tại vẫn chưa có sản phẩm có thể thay thế hoàn hảo cho hệ điều hành cũng như các trình soạn thảo của Window Có thể nói áp lực cạnh tranh từ các nhà cung cấp đối với lĩnh vực CNTT là khá cao
2.6.5Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
Áp lực cạnh tranh từ các khách hàng cá nhân đối với các sản phẩm CNTT là
Trang 31tương đối thấp Về phía các khách hàng tổ chức, các khách hàng này có thể đàm phán với các công ty CNTT về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giá cả và các tiện ích đi kèm Tuy nhiên, chi phí cho cả một tổ chức khi chuyển đổi hệ thống thông tin sau khi đã áp dụng lại khá cao Nhìn chung áp lực cạnh tranh từ phía khách hàng đối với các công ty CNTT ở mức độ trung bình
2.6.6 Áp lực từ các bên liên quan
Trong số các bên liên quan mật thiết đến ngành như chính phủ, cộng đồng, các hiệp hội, các chủ nợ, nhà tài trợ, cổ đông… chính phủ đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của lĩnh vực CNTT Trong thời gian qua, chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tác động trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp CNTT như việc bắt buộc tất cả các cơ quan quản lý nhà nước phải mở website để người dân
có thể truy cập Việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan quản lý cũng được áp dụng trên diện rộng
2.7 Vai trò của ngành công nghệ thông tin đến kinh tế - xã hội – chính trị
Các báo cáo thống kê cho thấy ngành CNTT nói chung và ngành công nghiệp phần mềm nói riêng ở Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng hàng năm gấp 3-4 lần mức tăng trưởng GDP hàng năm
Tại cuộc họp “Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị
và triển khai Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” vào tháng 12/2010, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định:
“CNTT không chỉ là ngành công nghiệp dịch vụ phát triển với tốc độ cao, đóng góp lớn vào nguồn thu cho đất nước mà còn là động lực phát triển hạ tầng quan trọng cho
sự phát triển kinh tế xã hội Ngày nay không một ngành nào, lĩnh vực nào phát triển
mà không dựa vào sự hỗ trợ của CNTT-TT”
Trong thời đại ngày nay không những ở phương tây mà ngay cả ở phương đông chúng ta phải công nhận một thực tế rằng số lượng nhân viên thu thập và xử lý thông tin ngày càng tăng so với bất kỳ một ngành nào khác mỗi năm ước tính có khoảng hàng triệu máy tính ra đời Các hệ thống máy tính này đã nối chúng ta lại với nhau, và
có thể nói rằng xã hội của thời đại chúng ta ngày nay đó là thời đại công nghệ thông tin, như ta đã biết trong những năm đầu của thế kỷ các doanh nghiệp thường tập chung tiềm lực của họ vào công việc đó là tự động hoá các công việc thủ công như nắp ráp để