Luận Văn: Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm giày dép của công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân (bita's)
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Hơn 20 năm qua, trong công cuộc đổi mới của đất nước, ngành sản xuất kinh
doanh da giày ở việt nam đã khẳng định được vị trí quan trọng trên thị trường trongsố 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất việt nam, sản phẩm da giày đứngthứ 3, sau dầu thô và dệt may cùng với các ngành kinh tế khác, đưa nền kinh tế đấtnước ngày một phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong sản xuất và kinhdoanh.
Cũng từ khoảng gần 20 năm trở lại đây, trên thị trường da giày việt nam, ngưòitiêu dùng bắt đầu biết đến một nhãn hiệu mới : giày dép bita's – sản phẩm của Côngty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân (Công ty sx htd Bình Tân) từ chỗ chỉ chuyênsản xuất các sản phẩm theo đơn đặt hàng, làm gia công cho nước ngoài và thực hiệnphân phối sản phẩm qua mạng lưới phân phối nhỏ lẻ những năm gần đây, Công tysản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân đã trở thành công ty chuyên sản xuất các mặthàng tiêu dùng trong đó chủ yếu là các sản phẩm giày dép phục vụ cho thị trườngtrong nước và nước ngoài, rất có uy tín đối với người tiêu dùng bằng hoạt độngkinh doanh nội địa và xuất nhập khẩu, công ty đã thực sự đóng góp có hiệu quả chonền kinh tế quốc dân.
Qua quá trình hoạt động kinh doanh hơn 10 năm qua, với nhiều gian nan thửthách, Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân với hơn 1500 cán bộ – công nhânviên đã đưa sản phẩm giày dép mang nhãn hiệu Bita's có mặt hầu hết ở thị trườngtrong nước và đặc biệt ở nhiều nước trên thế giới; được người tiêu dùng biết đếnqua mẫu mã đẹp, đa dạng, chất lượng ổn định, giá thành hợp lý do thường xuyênđổi mới, cải tiến mẫu mã, chất lượng và dịch vụ, sản phẩm do Công ty sản xuấthàng tiêu dùng Bình Tân sản xuất đã có chỗ đứng khá ổn định trên thị trường sảnlượng bán ra toàn hệ thống kinh doanh nội địa và xuất khẩu có chiều hướng đi lên,tăng mạnh, năm sau luôn cao hơn năm trước 20 – 25% thị trường của công ty trongnhững năm vừa qua thực sự đã phát triển và công ty đã từng bước khẳng định đượcvị thế của mình.
Trang 2Nhưng theo đánh giá của ban lãnh đạo công ty hiện nay, việc sản xuất và kinhdoanh sản phẩm của công ty còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ, trong đó khó khăn lớnnhất là công tác phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm Mặc dù tiềm năng thịtrường lớn nhưng việc khai thác thị trường của công ty còn hạn chế Nguyên nhâncủa sự hạn chế có nhiều, trong đó có nguyên nhân việc đề ra chiến lược và thực hiệnchính sách tiêu thụ sản phẩm của công ty chưa thực sự hiệu quả Công ty ngày càngphải đối mặt gay gắt với sự cạnh tranh trong nước và quốc tế vì vậy vấn đề thịtrường được coi là vấn đề sống còn; phát triển thị trường có ý nghĩa quyết định đốivới sự tồn tại và phát triển của không chỉ công ty nói riêng mà còn có ý nghĩa quyếtđịnh đối với mọi doanh nghiệp nói chung.
Thực tế sau hơn 20 năm hoạt động theo cơ chế thị trường đã cho thấy : cácdoanh nghiệp việt nam đạt được thành công đều có một nguyên nhân quan trọng làdo đã ý thức được vai trò của chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ trong kinhdoanh ngày nay các công ty càng nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của chiến lượctiêu thụ sản phẩm và đã tổ chức hoạt động hiệu quả Các công ty đã thấy rõ nhờ cóchiến lược tiêu thụ sản phẩm đi trước mà xác định đúng thị trường, đúng sản phẩm,đúng giá cả cho nên đã tăng được khách hàng, tăng doanh số, tăng lợi nhuận,giảm rủi ro, tạo cơ hội thuận lợi để doanh nghiệp tồn tại và phát triển Chính vì lý
do trên đây, em chọn đề tài " Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụsản phẩm giày dép của công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân(bita's)".
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ths Nguyễn Đình Trung đã giúp đỡ em rấtnhiều trong quá trình em hoàn thành chuyên đề này và các cô chú, anh chị trong Công tyTNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành bài báocáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 3CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮUHẠN SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG BÌNH TÂN.
I Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty trách nhiệm hữu hạn sảnxuất hàng tiêu dùng Bình Tân
1.Thông tin chung về Công Ty
- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG BÌNHTÂN
- Tên giao dịch: BINH TAN CO.,LTD (BITA’S)
- Giấy phép thành lập: 194/GP-UB do UBND TP HCM cấp ngày 4/5/1992.- Trụ sở: 1016A Đ Hương Lộ 2, P Bình Trị Đông A, Q Bình Tân, TP.HCM- Nhà máy: F4/29C Hương Lộ 2, Bình Trị Đông A, Q Bình Tân.
- Tel : 7540475-7540958- Fax: 7540959
- Email: binhtan@hcm.vnn.vn - Website: www.bitasvn.com
- Trung tâm mậu dịch bình tân: 203 Nguyễn Trãi, P.2, Q.5, TP HCM- Tel: 8383418-9321001
- Fax: 9235620
- Các chi nhánh: Hà Nội-Lào Cai-Cần Thơ- Đà Nẵng- TP HCM
2.Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty
- Từ năm 1976 đến năm 1983: tổ SX Tự Lực được thành lập, chuyên sản xuất găngtay, cao su, vỏ xe, mousse…
- Từ ngày 01/06/1983, chuyển sang thành lập XNHD CAO SU NHỰA TÂN BÌNH.Công nghệ chính vẫn là sản xuất cao su.
- Ngày 15/06/1991 thành lập công ty sản xuất hàng tiêu dùng BÌNH TÂN(TNHH),gọi tắt là BITA’S.
Trang 4- Ngày 22/10/1994, thành lập cửa hàng Super Store, cửa hàng bán lẻ đầu tiên của côngty.
- Ngày 14/08/1996, chi nhánh Hà Nội được thành lập Chi nhánh đầu tiên của thịtrường nội địa.
- Ngày 12/06/1999, thành lập trung tâm Mậu Dịch Bình Tân.- Ngày 18/07/1999, thành lập chi nhánh Cần Thơ.
3 Các giai đoạn phát triển của Công Ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân
Giai đoạn 1991-1995 :
Thời gian tiếp quản Doanh nghiệp hợp doanh cao su Tân Bình và thành lậpCông ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân (1991) là khoảng thời gian khókhăn của công ty với khoản nợ 1,3 tỷ do doanh nghiệp hợp doanh cao su Tân Bìnhđể lại với máy móc thiết bị lạc hậu, sản phẩm không tiêu thụ được, đời sống của 250cán bộ và công nhân viên đang gặp nhiều khó khăn.
Sau khi tiếp quản, công ty Bita's một mặt động viên công nhân tiếp tục ở lạisản xuất, đồng thời sắp xếp lại bộ máy tổ chức và công tác quản lý sản xuất, mộtmặt huy động vốn để xây dựng lại nhà xưởng, đổi mới máy móc thiết bị để kịp thời
Trang 5đưa ra sản phẩm mới Ngoài ra, công ty nỗ lực mở rộng và khai phá thị trường mớitạo việc làm để ổn định đời sống của công nhân viên.
Đến năm 1994, ban giám đốc công ty cùng với bộ phận kỹ thuật đến TrungQuốc, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan để học tập các kỹ thuật mới trong ngành sảnxuất giày và tranh thủ phát triển thị phần Sau khi về nước, công ty Bita's đã bắt đầuđầu tư kỹ thuật sản xuất giày vải và giày giả da (đế cao su) Sản phẩm mới này đượcxuất khẩu sang thị trường liên minh Châu Âu và được người tiêu dùng chấp nhận.Đến năm sau, tuy vấn đề vốn và cơ chế quản lý vẫn còn nhiều khó khăn, chính phủvẫn chưa ban hành các chính sách khích lệ về hàng xuất khẩu, nhưng công ty đã cóthể trả hết các khoản nợ.
Giai đoạn đổi mới thiết bị và quảng bá thương hiệu (1996-2001):
Trong giai đoạn này, công ty đã đầu tư gần 10 tỷ đồng để nhập dây chuyền sảnxuất dép nhựa PVC, PU tiên tiến từ Italia, Hàn Quốc, Đài Loan Đồng thời mở thêm5 chi nhánh trực thuộc công ty và gần 300 đại lý, tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ nội địachiếm gần 50% Công ty cũng chú trọng việc tạo dựng thương hiệu, đặc biệt là việcnâng cao chất lượng sản phẩm, do vậy mà được người tiêu dùng bình chọn là “HàngViệt Nam chất lượng cao”, “Hàng được ưa chuộng nhất”, đồng thời cũng nhận đượcchứng chỉ ISO 9001-2000.
Thương hiệu Bita's tuy được người tiêu dùng trong và ngoài nước tiếp nhận,nhưng do hạn chế về năng lực sản xuất của công ty (sản lượng giày dép hàng nămchỉ đạt 1 triệu 5 trăm ngàn đôi, diện tích nhà xưởng chỉ có 7.500 m2), vì thế sảnlượng của công ty chưa thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường Cho nên công tycần phải đầu tư nhiều hơn nữa và đặt ra chiến lược phát triển mới.
Giai đoạn nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng thị trường (2002-2007):Năm 2003, công ty đã di dời toàn bộ thiết bị sản xuất đến nhà xưởng mới tạiHương lộ 2 quận Bình Tân với diện tích 25 ngàn m2, vốn đầu tư gần 25 tỷ đồng.Mặt khác, công ty tiếp tục đầu tư 10 dây chuyền may khâu, 01 dây chuyền tạo hình
Trang 6sản phẩm được tiêu thụ tại 30 nước và lãnh thổ Đặc biệt, công ty đã mở văn phòngđại diện tại thành phố Quảng Châu-Trung Quốc, nước Đức, Italia, Mỹ.
Trong giai đoạn quan trọng này, công ty Bita's đã tiếp tục đẩy mạnh đầu tưtrên nhiều phương diện, như: cải tiến mẫu mã, kỹ thuật, phương thức quản lý và tậptrung phát triển nguồn nhân lực Công ty đã đưa cán bộ quản lý đến Nhật, Italia,Trung Quốc, Đài Loan để bồi dưỡng nghiệp vụ và làm việc, đồng thời mời chuyêngia nước ngoài đến công ty để huấn luyện kỹ thuật thiết kế các kiểu giày dép chocông nhân viên Đến nay, công ty đã đầu tư gần 1,7 tỷ đồng cho công tác bồi dưỡng,đào tạo.
Song song với việc phát triển sản xuất, công ty cũng nỗ lực cải thiện cuộcsống của công nhân viên, thu nhập bình quân tháng của công nhân viên từ 200.000đồng năm 1991 đến nay đã nâng đến 1.800.000 đồng Đồng thời công ty cũng đãđầu tư hàng trăm triệu đồng để cải thiện môi trường làm việc, từ năm 2001-2007,công ty đã tài trợ cho các hoạt động xã hội hơn 2,6 tỷ đồng.
Trang 74 Cơ cấu bộ máy của Công ty.
Trang 8Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH SXHTD Bình Tân là cơ cấu trực tuyếnchức năng Cơ cấu này có đặc trưng cơ bản là vừa duy trì hệ thống trực tuyến vừakết hợp với việc tổ chức các bộ phận chức năng Theo mô hình này thì tại công tygồm có 10 phòng ban, 6 phân xưởng và 5 chi nhánh Mỗi phòng ban có những chứcnăng và quyền hạn sau:
- Ban Giám Đốc: Điều hành tất cả các mặt của công ty.
- Phòng Quản Lý Chất Lượng: Thực hiện chức năng quản lý chất lượng thống nhất
trong toàn bộ doanh nghiệp trên các mặt: hoặch định- thực hiện- kiểm tra- hoạt động điềuchỉnhvà cải tiến Thông qua thực hiện các nội dung của công tác quản lý chất lượng, phònggóp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng hoạt động, khả năng cạnh tranh và cải tiến vịthế của công ty trên thị trường trong nước và ngoài nước, nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh của công ty.
- Văn phòng công ty (VP B TGĐ): Văn phòng là cơ quan tham mưu chịu sự chỉ
đạo trực tiếp của phó Tổng giám đốc điều hành công ty Văn phòng có chức năng giúp việcBan giám đốc công ty trong lĩnh vực hành chính- tổng hợp và đối ngoại, điều hòa các mốiquan hệ giữa các bộ phận trong công ty, xây dựng công ty thành một khối thống nhất hướngtới mục tiêu tăng cường khả năng cạnh tranh, củng cố, phát huy vụ thế của công ty trên thịtrường.
- Phòng Xuất Nhập Khẩu: Thực hiện chức năng xuất khẩu sản phẩm và nhập khẩu
các yếu tố sản xuất theo quy định của đăng ký kinh doanh ghi trong điều lệ tổ chức và hoạtđộng của công ty Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ xuất, nhập khẩu, phòng còn cóchức năng tìm kiếm khách hàng, củng cố và phát triển mối quan hệ với khách hàng quốc tế,góp phần tích cực vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường trongnước và quốc tế.
- Các Chi Nhánh Khu Vực: Có trách nhiệm thay mặt công ty, giải quyết mọi thủ tục
giấy tờ có liên quan, giao dịch, là kênh phân phối quan trọng trong quá trình tiêu thụ sảnphẩm của công ty…
Trang 9II Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến tình hình thị trường tiêuthụ của Công Ty
1 Đặc điểm về lĩnh vực hoạt động của Công Ty
Hiện nay lĩnh vực kinh doanh của công ty là : kinh doanh, xuất nhập khẩu trựctiếp và nhận ủy thác xuất nhập khẩu các sản phẩm giầy dép, may mặc và hàng hóakhác Sản xuất các loại giầy dép như giầy thể thao, giầy trẻ em, giầy bảo hộ laođộng và gia công các loại sản phẩm phục vụ cho việc sản xuất giầy dép của CôngTy trong đó chủ yếu là các loại da, chỉ khâu giầy dép, vải lót giầy, đế giầy…
Ngoài ra, công ty còn tận dụng cơ sở vật chất hiện có để phát triển các hoạtđộng dịch vụ và liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước tronglĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ phù hợp với các quy định của pháp luật.
2 Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ
2.1 Đặc điểm về sản phẩm.
Các sản phẩm của công ty gồm có; giầy vải, giầy PVC, sandal, dép da và giảda, hài, giầy dép trẻ em, mousse tấm, đế PU, EVA, cao su Các nguyên vật liệucũng là những nguyên liệu cao cấp, hầu hết phải nhập từ nước ngoài như chất liệulàm đế PU… Đặc biệt chất liệu PU có khả năng tự hủy sau một thời gian không cònsử dụng, không gây ô nhiễm môi trường, là một loại nguyên vật liệu đang được thếgiới ưa chuộng và đánh giá cao trong lĩnh vực này Bên cạnh đó, PU còn có tính masát cao, tránh trơn trượt, độ kháng gấp cao, và rất nhẹ, giúp người tiêu dùng an tâmsử dụng.
- Các loại Sandal dành cho nam, nữ và trẻ em được chế tạo từ nguyên liệu đếcao su, EVA, PU, Bần, TRP kết hợp với mũ, giày được làm bằng Da thuộc, Si,Nhựa, Vải lụa…
- Các loại dép đi trong nhà, dép đi biển, giày thể thao, giày đi bộ và các loại giàytruyền thống và giày thời trang.
Trang 10- Ngoài ra Bita’s còn kết hợp với công ty may Nhật Tân với hơn 20 chuyền may,chuyên sản xuất các loại quần áo Polo-shirt, T-shirt, áo sơ mi, áo nỉ, quần áo thể thao… vớicác chất liệu vải dệt kim và dệt thoi như: Cotton, Single Jersey, Interlock, Pique, PolarFleece, Twill, Oxford… và các loại quần áo lót cho nam và nữ.
Công ty luôn chú trọng nghiên cứu nhiều mẫu mã, mầu sắc, đẻ đưa ra nhiềusản phẩm phù hợp với người tiêu dùng Tại Công ty có bộ phận thiết kế riêng biệtvà chuyên môn, bên cạnh các chuyên gia Trung Quốc được Công ty mời sang hợptác và hướng dẫn kỹ thuật Hàng trăm bộ phận thiết kế mẫu mã đã phát triển choCông ty hơn 100 mẫu mã mới
Sản phẩm của Bita’s chủ yếu là xuất khẩu chiếm tỷ trọng trên 65% và xuấtkhẩu tới hơn 60 Công ty của 24 quốc gia thuộc Châu Âu, Châu Á, Châu Phi…vàtrong những năm tới là Bắc Mỹ đặc biệt là thị trường biên mậu Việt Nam- TrungQuốc, Việt Nam – Campuchia, Việt Nam – Lào.
2.2 Đặc điểm về khách hàng và thị trường tiêu thụ.
Giá là vấn đề rất nhạy cảm ở thị trường Việt Nam nói chung Đa số kháchhàng thường có biểu hiện như nhau : khi mua sắm hàng hóa họ rất quan tâm đến giácả của sản phẩm, nhất là các sản phẩm mới Lý do là vì thị trường Việt Nam vớihơn 80% là nông dân có thu nhập ở mức trung bình hoặc dưới trung bình, do vậysức mua chưa cao Mặt khác, cũng do cơ cấu như vậy nên đa số người tiêu dùngmới chỉ chú ý tới những nhu cầu cơ sở là chính Chỉ có một số ít khách hàng ở khuvực thành thị và các thành phố lớn có nhu cầu về các sản phẩm giầy dép thờitrang.Vì vậy có thể cho rằng thị trường Việt Nam nói chung có tính nhạy cảm caovề giá.
Các sản phẩm thường có tính tương tự cao Một số công ty sản xuất ra cácchủng loại sản phẩm tương đương nhau và mẫu mã gần giống nhau.Ví dụ: cùngchủng loại giày vải, ở Việt Nam có các Công ty Thượng Đình, Thụy Khuê…cùngsản xuất, song sản phẩm của mỗi Công ty không có điểm gì khác biệt lớn với cácCông ty khác, và người tiêu dùng càng khó phân biệt Điều này là do hầu hết công
Trang 11nghệ sản xuất còn đơn giản, ít được đổi mới và ít có sự chênh lệch giữa các cơ sởsản xuất Ngoài ra, việc thiết kế mẫu mã mới chưa phát triển, thường lấy cùng ýtưởng từ các mẫu thiết kế của catalog nước ngoài.
Các Công ty trong nước còn quan niệm về sản phẩm, nhất là các sản phẩm tiêuthụ nội địa khá đơn giản Để tăng sức cạnh tranh, các công ty thường tìm mọi cáchđể giảm giá thành, làm hang với giá rẻ nhất, cạnh tranh nhất mà không chú trọngđến việc làm tăng giá trị của sản phẩm Nguyên nhân cũng khá dễ hiểu bởi nó xuấtphát từ việc đáp ứng yêu cầu của đa số khách hàng.
Sự cạnh tranh giữa các Công ty thường rất đơn điệu, hầu hết các công tythường lấy giá cả làm vũ khí cạnh tranh duy nhất, chỉ chú trọng cắt giảm chi phí đểgiảm giá Các công cụ khác như mẫu mã, hệ thống phân phối, dịch vụ không mấyđược quan tâm
Áp lực cạnh tranh tăng nhanh trong thời gian gần đây do sự xuất hiên của cáccông ty nước ngoài như: Công ty liên doanh giầy Việt - Mỹ, các công ty giày ĐàiLoan.
- Hệ thống phân phối;
Trang 12
- Đại lý: Đây là kênh phân phối chính yếu, chủ lực của Công ty Bita’s, chiếm 85%doanh thu bán hàng Hình thức phân phối là: bao tiêu sản phẩm và hưởng triết khấu bìnhquân 16%, đại lý có thể bán sỉ, bán lẻ Tổng số đại lý hiện nay của Bita’s trên cả nước làkhoảng 3000 đại lý.
- Cửa hàng đại lý: có thể xem đây là các đại lý tiêu biểu của công ty, được thiết lập ởmột số thành phố, thị xã lớn So với đại lý, cửa hàng đại lý được đầu tư về vốn, trang bị cơ sởvất chất và hưởng chiết khấu cao hơn đại lý từ 1-2% Cửa hàng đại lý có thể bán sỉ, bán lẻ,bán cho đại lý.
- Cửa hàng chi nhánh:là cửa hàng do trức tiếp các chi nhánh thiết lập và quản lý Cáccửa hàng này được xem như là các showroom, nhiệm vụ chính là giới thiệu, hướng dẫn sửdụng và bảo hành sản phẩm.
- Điểm bán hàng: Điểm bán hàng được thiết lập nhằm khai thác những thị trường nhỏ,hoặc hợp tác với những đối tác chưa đủ điều kiện để làm đại lý, cửa hàng đại lý, chiết khấuđược hưởng thấp hơn đại lý 4%.
- Khách hàng hợp đồng: Là những khách hành trực tiếp đặt hàng Mẫu mã có thể dokhách tự thiết kế, giá cả thỏa thuận, tự lo khâu phân phối, không khống chế giá bán ra.Chiếm 2% doanh thu hàng năm, nhìn chung không ổn định.
Nhận định chung: Công ty Bita’s sử dụng kênh phân phối hỗn hợp, vừa giántiếp vừa trực tiếp và đang có thêm xu hướng phân phối theo đối tượng khách hàngđối với một số sản phẩm đặc trưng Các trung gian phân phối hợp tác với công tydựa trên lợi ích là hoa hồng có phân biết theo từng loại hình.
Tuy nhiên, hệ thống phân phối của chi nhánh hoạt động chưa hiệu quả đặc biệtlà các chi nhánh trực thuộc tại các tỉnh phía Bắc, cần phải chấn chỉnh lại cung cáchvà phương pháp làm việc của các đại diện tiếp thị bán hàng khu vực để hoàn thànhtốt các nhiêm vụ và kế hoạch kinh doanh do Tổng Công ty đưa ra.
Trang 13Hiện tại Chi nhánh đã có những chiến lược dài hạn để mở rộng và phát triểnmạng lưới phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại thị trường khu vực và thị trườngTrung Quốc, đồng thời cải tiến phương pháp làm việc có hiệu quả.
2.3 Tình hình liên doanh, liên kết và đầu tư.
Hiện nay, Bita’s là chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN HàmKiệm, tỉnh Bình Thuận Với diện tích trên 500 ha, KCN Hàm Kiệm không nhữngcó lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào và thiên nhiên trù phú mà còn lợi thế về giaothông đi lại như: Đường bộ, đường sắt, đường biển và đương hàng không…
KCN Hàm Kiệm được thiết kế theo mô hình các khu kỹ thuật và công nghệcao, tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế Toàn bộ mặt bằng được qui hoạch theo từngkhu ngành nghề chuyên biệt, chẳng hạn như khu công nghệ kỹ thuật cao, khu côngnghiệp nhẹ không ô nhiễm, khu đào tạo kỹ thuật công và khu nhà ở, thương mại,dịch vụ…
KCN Hàm Kiệm ưu tiên kêu gọi đầu tư vào các lãnh vực sau :- Ngành công nghệ kỹ thuật cao, như các ngành cơ khí chính xác, vi mạch điện tử,máy tính và thiết bị, công nghệ quang điện, công nghệ thông tín viễn thông, côngnghệ kỹ thuật sinh học…
- Ngành công nghiệp nhẹ không ô nhiễm, như các ngành dệt may đan thêu,ngành giày và các ngành sản xuất nguyên liệu, phụ liệu của chúng…
- Các ngành công nghiệp khác, như các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, ngànhsản xuất dụng cụ, thiết bị y khoa, v.v…
Bita’s luôn sẵn sàng liên doanh, liên kết để phát triển sản xuất kinh doanh vớicác đối tác có khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu vật tư ngành da giầy
2.4 Đặc điểm về cộng nghệ và trang thiết bị.
Với tổng diện tích hơn 50.000 mét vuông và hơn 1.500 công nhân viên, hầuhết là thợ lành nghề và lực lượng hùng hậu các nhà quản lý chuyên nghiệp, chuyên
Trang 14của Bita’s phần lớn được nhập khẩu từ ý, Nhật, Đài loan và Hàn Quốc Hiện naycông ty có 3 phân xưởng sản xuất giày thể thao và Sandal với năng suất như sau:
Trang 15- Giày thể thao: 250 đôi/ chuyền *14 chuyền= 3.500 đôi/ngày91.000 đôi/ tháng => 1.000.000 đôi/ năm
- Sandal: 600 đôi/ chuyền * 6 chuyền= 3.600 đôi/ ngày93.600 đôi/ tháng => 750.000 đôi/ năm
Trang 16Quy trình sản xuất giày , dép Bita’s diễn ra lần lượt ở 3 xưởng:
Trang 173 Đặc điểm về quản lý chất lương.
Đây là một công việc rất quan trọng vì nó liên quan tới việc tiêu hao nguyênvật liệu, chất lượng sản phẩm , năng suất lao động và giảm giá thành sản phẩm củaCông Ty Do đó trong những năm qua Công Ty đã tập trung kiện toàn công tácnày Nhiệm vụ quản lý kỹ thuật quản lý chất lượng sản phẩm đựơc giao cho bộ phậnquản lý kỹ thuật ( phòng quản lý chất lượng) và các đơn vị phân xưởng trong toànCông Ty.
Công tác quản lý chất lượng sản phẩm, bao gồm quản lý chất lượng , nguyênliệu vật tư, phụ liệu, hoá chất đều được quan tâm đúng mức Do vậy đã góp phầnvào việc tiết kiệm nguyên vật liệu, chất lượng sản phẩm được đồng đều hơn giúpcho việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
4 Đặc điểm về lao động
Tổng số lao động thường xuyên có đến thời điểm này của Công Ty là hơn1.500 người trong đó phân theo trình độ và loại hợp đồng như sau:
Trang 18STTLoại lao độngSố lượng ( người ) Tỷ lệ
Trình độ lao động:+ Đại học, cao đẳng+ Trung Cấp
+ Lao động phổ thông
6.45 % 22.58 %71.27 %
Theo bậc thợ+ Bậc 1/7+ Bậc 2/7+ Bậc 3/7+ Bậc 4/7+ Bậc 5/7+ Bậc 6/7+ Bậc 7/7
71.27 %7.09 %16.45 %3.22 %1.29 %0.64 %0.32 %
Với cơ cấu như trên nếu được sắp xếp lại, bồi dương thêm nghiệp vụ và taynghề thì đội ngũ này sẽ phát huy được nội lực trong nền kinh tế thị trường.
5 Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất, đâylà yếu tố cơ bản cấu thành nên thực thế sản phẩm Chất lượng nguyên vật liệu có
Trang 19ảnh hưởng trực tiếp chất lượng sản phẩm dẫn tới ảnh hưởng tới công tác cung ứngnguyên vật liệu cho sản xuất đó là phải đảm bảo đủ số lượng chất lượng kịp thời.
Hiện nay nguyên vật liệu dùng cho sản xuất của Công Ty chủ yếu là nhậpkhẩu, trong các nguyên liệu thì 80 % công ty nhập khẩu từ nước ngoài, chỉ có 20%là trong nước Việc cung ứng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, quản lý và sửdụng vật tư tương đối chặt chẽ do đó giúp giảm hao phí vật tư trong sản xuất Hơnnữa Công Ty đã thực hiện khai thác triệt để nguồn nguyên liệu trong nước nhằmgiảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm thị trường.
Hiện tại có 3 loại nguyên liệu chủ yếu để sản xuất da giày là chất liệu da vàgiả da; đế; các nguyên liệu phụ trợ như keo dán, chỉ khâu, nhãn hiệu, gót thì đến70-80% là nhập khẩu từ các nước châu Á như Hàn Quốc, Ðài Loan, Trung Quốc
Da: là nguyên liệu chính của ngành da giày, chiếm khoảng 70%/SP và phụ
liệu chiếm khoảng 30% Nguồn cung ứng Da chủ yếu là: Châu Âu, Đài Loan, nộiđịa chỉ khoảng 10% (CT Giày Rieker) Năm 2007, lượng nguyên liệu da dùng mứcthấp nhất trên 3.5 triệu m2 da thuộc, hơn 2.8 triệu NVL giả da.
Phụ liệu ngành giày da: Về phụ liệu da giày (tổng tỷ lệ giá trị phụ liệu chiếm
khoảng 30% trên sản phẩm) Năm 2007, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu giày là19.434.000 USD bởi tất cả được nhập theo đơn hàng, chỉ có keo dán, băng keo vàbao bì mới dùng ở trong nước
Nhu cầu sử dụng một số phụ liệu chủ yếu (nhập khẩu) và trong nước củangành da, giày (theo điều tra mẫu đến cuối năm 2007) là:
- Chỉ ni lông các loại: 368 cuộn- Kim may: khoảng 66.500 vĩ- Keo các loại: 50.200 kg
- Dây buộc giày: gần 10 triệu mét- Băng nhám: khoảng 1000 ngàn mét
Trang 20- Dây kéo: gần 6,5 triệu dây- Khuy sắt: 16,5 triệu bộ- Tem size (nhãn): 50.500 cái - Bao bì ni lôn: gần 18 tấn- Carton: 8.830 thùng
6 Đặc điểm về vốn của Công Ty
Vốn kinh doanh của Công Ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân baogồm: Vốn cố định và vốn lưu động Mỗi loại có vai trò đặc điểm chu chuyển riêng.Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cần có biện pháp quản lý phù hợp với từng lọai
vốn Kết cấu vốn của Công Ty được thể hiện qua một số năm ở bảng sau:
( nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2005 – 2007)
Qua bảng trên ta thấy năm 2006 tổng số vốn kinh doanh của Công Ty là330.467 triệu đồng giảm so với năm 2005 là 1.32 % Nhưng đến năm 2007 tổng sốvốn tăng lên 445.649 triệu đồng tăng hơn so với năm 2006 là 34.85 %.
Trong tổng số vốn của Công Ty thì vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn ( trên 60%) điều này cũng dễ hiểu bởi hoạt động chính của Công Ty là hoạt động sản xuất.
Trang 21Năm 2006 vốn cố định của Công Ty là 219.920 triệu đồng chiếm 66.55 % trongtổng số vốn, nhưng so với năm 2005 thì giảm 9.95% tưng ướng 24.310 triệu đồng,đến năm 2007 do sự quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả hơn nên số vốn cố định củaCông Ty đã tăng lên 332.234 triệu đồng so với năm 2006 tăng 51.07% tưng ương112.314 triệu đồng.
Hoạt động thương mại chỉ là hoạt động bổ trợ nên số vốn lưu động của CôngTy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với vốn cố định trong tổng số vốn kinh doanh củaCông Ty ( trên 30 %) So với năm 2006, năm 2007 tỷ trọng vốn lưu động có tănglên nhưng về giá trị lại giảm 305 triệu tương ứng 0.28% Năm 2007 vốn lưu độngcủa Công Ty tăng hơn so với năm 2006 là 1.868 triệu đồng tương ứng 1.68%.
Qua đó ta thấy năm 2006 là năm tổng số vốn giảm đi, đặc biệt là vốn cố định.Năm 2006 có nhiều biến động bất lợi do nền kinh tế trong nước cũng như khu vựccó nhiều biến động là cho nhu cầu của khách hàng giảm mạnh, bên cạnh đó do giácả thị trường giảm liên tục gây lỗ lớn cho hàng tồn kho của Công Ty, thêm vào đódo ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá, vay ngân hàng nhiều nên lãi suất phải trả lớn,do đó tác động mạnh tới hiệu quả kinh doanh của Công Ty Để đảm bảo cho quátrình hoạt động kinh doanh của Công Ty, Công Ty đã đề ra kế hoạch quản lý và sửdụng vốn một cách hợp lý để tránh rủi ro, thất thoát về vốn Kế hoạch này đượclập dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tiêu thụ hàng hóa sản phẩm.Từ đó Công Ty xác định được kết quả kinh doanh bao gồm doanh thu, chi phí, lợinhuận
Trang 22CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢNPHẨM CỦA CÔNG TY TRÁNH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT
HÀNG TIÊU DÙNG BÌNH TÂN.I Thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công Ty1.1 Về thị trường tiêu thụ
Việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân có đặcđiểm riêng biệt, khắc với nhiều Công ty trong nước Sản phẩm sản xuất ra chủ yếuđể xuất khấu sang các nước theo các đơn đặt hàng của khách hàng Trong một vàinăm gần đây, sản phẩm của Công ty cũng được tiêu thụ rộng rãi ở thị trường trongnước.
- Đối với xuất khẩu: Việc xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài do phòng kinhdoanh xuất nhập khẩu phụ trách Công ty sẽ xuất hàng dựa trên hợp đồng ký kết vớinước ngoài Công ty có quan hệ hợp đồng với một số công ty ở các nước như: ĐàiLoan, Hồng Kông, Trung Quốc…Những Công ty này đóng vai trò trung gian vàCông Ty Bita’s nhận được các đơn đặt hàng của nước ngoài thông qua các Công tynày Theo như hợp đồng, Công ty sẽ xuất hàng cho bên trung gian và bên trung giansẽ thanh toán tiền hàng cho Công ty sau khi đã nhận được hàng Nguyên liệu để sảnxuất sản phẩm do Công ty mua trong nước nhưng cũng có trường hợp nguyên liệukhông mua được trong nước vì không có nên Công ty phải nhập nguyên liệu từ phíacác Công ty trung gian Có khi nguyên liệu dùng cho sản xuất phải nhập khẩu 80%từ phía nước ngoài Như vậy khi thanh toán tiền hàng, khách hàng sẽ bù trừ tiềnnguyên vật liệu vào tiền hàng của Công ty theo định mức đã định Trong trường hợpCông ty không phải xuất hàng sang các Công ty trung gian mà xuất thẳng sang nướccó đơn đặt hàng thì sau khi đã nhận tiền hàng từ phía nước có đơn đặt hàng, Công tysẽ thanh toán hoa hồng cho bên trung gian phần trăm đã thỏa thuận theo hợp đồng.Ngoài ra, Công ty cũng có đơn đặt hàng trực tiếp từ phía các nước có nhu cầu màkhông phải qua trung gian nhưng trường hợp này không nhiều.
Trang 23- Đối với thị trường trong nước: Việc sản xuất sản phẩm chủ yếu dựa vào tìnhhình tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên thị trường và các hợp đồng với khách hàng.Việc tiêu thụ sản phẩm trong nước do phòng tiêu thụ phụ trách Công ty có các chinhánh bán hàng và giới thiệu sản phẩm tại TP HCM, Hà Nội và ở nhiều tỉnh, thànhphố khác trong nước Đặc biệt mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty đã có mặt ởhầu hết các tỉnh, thành phố, trung du, miền núi…Việc thanh toán tiền hàng giữa cácđại lý, chi nhanh, khách hàng với Công ty được thực hiện theo từng tháng Riêngcác đại lý khi thanh toán sẽ được tình trừ luôn phần trăm hoa hồng
1.2 Về doanh số
Với việc liên tục đổi mới đầu tư trang thiết bị vì vậy chất lượng sản phẩmkhông ngừng được cải tiến Bên cạnh đó với việc đưa ra nhiều mẫu mã sản phẩmmới doanh số bán hàng năm của Công Ty luôn tăng từ 20 – 25%
Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2007 của Công Ty TNHH sản xuất hàngtiêu dùng Bình Tân như sau:
1 Chỉ tiêu sản lượng:
- Xuất khẩu – Gia công : 1.150.000 đôi
- Nội địa : 1.150.000 đôi
- Đế PU + Mousse: 200.000 đôi
2 Chỉ tiêu doanh thu
2.1 Xuất khẩu
- FOB : 600.000 đôi
- Gia công xuất khẩu : 390.000 đôi
- Gia công TN : 210.000 đôi
2.2 Nội địa:
Trang 24Cơ cấu thị trường xuất khẩu trong năm 2007 của ngành như sau:* Sản phẩm giày da: Xuất khẩu chủ yếu sang thị trường EU, trong đó:
Trang 25người mua, thông tin về thị trường Vì thế doanh nghiệp phải biết được những vấnđề này để mà đưa ra những chiến lược hợp lý để sao cho có thể bán sản phẩm vớigiá cao nhất mà vẫn thỏa mãn được khách hàng Chúng ta chỉ có thể bán được hànghóa với giá mong muốn khi mà chúng ta biết được rõ về khách hàng sẽ mua sảnphẩm của mình là ai và mua như thế nào Chính vì thế theo em Công Ty TNHH sảnxuất hàng tiêu dùng Bình Tân nên xây dựng một bộ phận chuyên sâu vào tìm hiểukhách hàng và từ đó có thể thỏa mãn những nhu cầu đó của khách hàng một cách tốtnhất Hiểu rõ về thị hiếu nhu cầu của khách hàng và khả năng chi trả của kháchhàng là một công việc rất quan trọng đối với doanh nghiệp muốn ngày càng mởrộng hơn nữa ra thị trường thế giới.
Tuy nhiên cho dù khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp là những doanhnghiệp thương mại nước ngoài đi chăng nữa thì mới xu thế hiện nay doanh nghiệpcũng không nên coi nhẹ một bộ phận không nhỏ khách hàng trong nước Thị trườngtrong nước hiện nay là rất tiềm năng mà công ty cần phải chú trọng khai thác bởi vìhiện nay thị trường này đang bị các doanh nghiệp bỏ ngỏ rất nhiều.Thị trường trongnước đang bị hàng hóa Trung Quốc lấn chiếm rất nhiều vậy tại sao hàng hóa của talại không tham gia vào thị trường tiềm năng này đây là một thị trường mà doanhnghiệp hãy nên chú trọng hơn nữa.
II Đánh giá tình hình tiêu thụ của Công Ty trách nhiệm hữu hạn sản xuấthàng tiêu dùng Bình Tân
2.1 Những thành tích mà công ty đạt được
2.1.1 Chất lượng:
Chất lượng sản phẩm là một yếu tố quan trọng thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạtđộng tiêu thụ sản phẩm Trong nền kinh tế thị trường chất lượng sản phẩm là một vũkhí cạnh tranh sắc bén có thể dễ dàng đè bẹp các đối thủ cạnh tranh cùng ngành Vìvậy, các chương trình quảng cáo khi nó về sản phẩm, nhiều công ty đưa ra tiêuchuẩn chất lượng lền hàng đầu: “ Chất lượng tốt nhất” , “ Chất lượng vàng”…
Trang 26Chất lượng sản phẩm tốt không chỉ thu hút được khách hàng làm tăng khốilượng sản phẩm tiêu thụ mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao uy tín chodoanh nghiệp, đồng thời có thể nâng cao giá bán sản phẩm một cách hợp lý mà vẫnthu hút được khách hàng Ngược lại chất lượng sản phẩm thấp thì việc tiêu thụ sẽgặp khó khăn, nếu chất lượng sản phẩm quá thấp thì ngay cả khi bán rẻ vẫn khôngđược người tiêu dùng chấp nhận.
Việc đảm bảo chất lượng với phương châm trước sau như một còn có ý nghĩalà lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp là uy tín của doanh nghiệp vớikhách hàng Chất lượng sản phẩm tốt sẽ như sợi dây vô hình thắt chặt khách hàngvới doanh nghiệp, tạo đà cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm diễn ra thuận lợi.
Điều đáng tự hào nhất đối với Công Ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng BìnhTân trong suốt mấy chục năm qua là chất lượng luôn nhận được sự tín nhiệm củakhách hàng và được các tổ chức đánh giá là khá cao Càng ngày chật lượng sảnphẩm không ngừng được nâng cao Đây chính là thành quả nỗ lực không mệt mỏicủa toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty Hơn nữa nó cũng là kết quả củasự đầu tư thay mới máy móc thiết bị và đào tạo tay nghề cho công nhân cũng nhưtrình độ quản lý cho cán bộ Từ đó chất lượng sản phẩm của Công Ty luôn đượcđảm bảo, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm của Công Ty.
2.1.2 Giá thành:
Do áp dụng nhiều biện pháp hạ giá thành nên so với những sản phẩm đồngchất lượng thì giá thành của công ty gần như ngang và thấp hơn Đây được coi làmột trong những yếu tố cạnh tranh hiệu quả với các sản phẩm ngoại nhập, và cácsản phẩm của một số đối thủ cạnh tranh từ đó đã tạo điều kiện cho công ty vượt nênchiếm lĩnh thị trường tiêu thụ trong nước Những biện pháp đó như là: giảm giá, sửdụng tiết kiệm các yếu tố đầu vào, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụngmáy.
Trang 272.1.3 Cơ chế bán:
Cơ chế bán ngày càng hoàn thiện đã tạo mọi điều kiện trong việc mua bán vậnchuyển giao nhận hàng cho khách hàng lựa chọn và sử dụng các biện pháp hỗ trợtiêu thụ một cách hợp lý, đảm bảo kích thích tiêu thụ, xây dựng mối quan hệ tốt vớikhách hàng Gắn nhu cầu của thị trường với kế hoạch sản xuất đảm bảo sản phẩmsản xuất ra được tiêu thụ hết, không có sản phẩm tồn kho giúp quay vòng vốnnhanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đồng thời cũng nâng cao việc tiêu thụ sảnphẩm của Công Ty.
2.1.4 Lợi thế cạnh tranh:
So với các đơn vị sản xuất Giầy dép trong nước mới ra đời thì khả năng cạnh
tranh của Công Ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân là cao hơn nhờ uy tínlâu năm trong ngành Hơn nữa công ty luôn có mức giá cả, chất lượng hấp dẫn, đâylà một lợi thế vô cùng to lớn
2.1.5 Doanh thu và lợi nhuận:
Trong những năm qua doanh thu và lợi nhuận tăng nên đáng kể cao nhất lànăm 2007 doanh thu đạt hơn 192 tỷ đồng Đời sống cán bộ công nhân viên trongcông ty đã được cải thiện đáng kể, luôn có việc làm ổn định được quan tâm nhiềuhơn đến cả đời sống vật chất lẫn tinh thần.
Trang 28Ta có bảng doanh thu của Công ty trong nhưng năm qua như sau:
( Trích báo cáo kết quả kinh doanh 2003 – 2007 ).
Qua bảng trên ta thấy: Doanh thu toàn Công ty năm 2004 so với năm 2003tăng 11,39% (tương ứng 14,267 tỷ đồng), năm 2005 tăng 10,56% so với năm 2004,năm 2006 tăng 8,48% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 15,39% so với năm 2006.Điều này chứng tỏ tình hình kinh doanh toàn Công ty luôn phát triển ổn định.
III Một số tồn tại về công tác tiêu thụ sản phẩm3.1 Về chất lượng:
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm nhưngvẫn không tránh khỏi những sản phẩm bị lỗi được đưa ra thị trường thị trườngtrong nước khá dễ tính nên thường chấp nhận những lỗi nhỏ, ngược lại thị trườngquốc tế rất khắt khe, chỉ cần có một lỗi nào đó dù nhỏ hay lớn, dù có khắc phụcđược hay không cũng bị coi là vi phạm hợp đồng
Trang 293.2 Về công nghệ:
Hầu hết máy móc của công ty được nhập từ nước ngoài từ những thập kỷ 90nên đã lạc hậu, thường xuyên hỏng hóc vặt làm tăng chi phí và giảm năng suất laođộng hơn nữa công nghệ cũ kỹ đã không cho phép doanh ngiệp đa dạng hoá sảnphẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
3.3 Vốn:
Cũng như đa số các doanh nghiệp khác Công Ty TNHH sản xuất hàng tiêudùng Bình Tân luôn thiếu vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh như mua sắmnguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào để đổi mới công nghệ số vốn thiếu hụt phải đivay từ nhà nước, ngân hàng, từ liên doanh liên kết việc sử dụng và huy động vốnvẫn không đạt hiệu quả cao.
3.4 Nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu của Công Ty đa số kà nhập khẩu (80%) nên giá cả nguyên vậtliệu thường không ổn định do phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài đặc biệt làgiá dầu mỏ và tỷ giá hối đoái, lại phải chịu thuế nhập khẩu làm đội giá thành lêncao, trong điều kiện khách hàng không chấp nhận việc tăng giá nên ảnh hưởng đếnlợi nhuận của công ty Các nguyên vật liệu được mua ngay trong nước thì chấtlượng không đồng đều làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất
3.5 Đặc điểm sản xuất:
Công ty sản xuất dựa trên yêu cầu của các đơn đặt hàng Điều này cho thấytính thiếu chủ động trong kinh doanh của công ty Công tác tiêu thụ còn bị độngtheo diễn biến của thị trường thiếu linh hoạt Đặc biệt khi tham gia đấu thầu do giádự thầu cao nên tỷ lệ chúng thầu rất thấp.
3.6 Tình hình cạnh tranh:
Nhiều công ty mới ra đời có lợi thế hơn về công nghệ kỹ thuật đang cạnh tranhgay gắt với Công Ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân, bên cạnh đó là cáccở sản xuất tư nhân với giá rẻ làm ảnh hưởng sức tiêu thụ hàng hoá trên thị trường.
Trang 303.7 Công tác marketing chưa có hiệu quả hiệu:
Do doanh nghiệp có quy mô vừa - nhỏ nên bộ phận marketing chưa có, vì vậymọi hoạt động về marketing đều do phòng kinh doanh của công ty quyết định hàngnăm hoặc đột xuất phòng kinh doanh phối hợp với phòng tài vụ tổ chức hội nghịkhách hàng nhằm thu thập đánh giá, nhận sét về chất lượng, kiểu dáng mẫu mã sảnphẩm của công ty sau đó kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.cũng như nhiều doanhnghiệp ở nước ta Công Ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân dành một chiphí rất nhỏ cho công tác marketing cho nên trên thực tế công tác marketing củacông ty chưa phát huy hiệu quả cao Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường,điều đó cũng có nghĩa là tồn tại sự cạnh tranh gay gắt khốc liệt do việc đẩy mạnhhoạt động marketing trong giai đoạn hiện nay đang đặt ra vấn đề cấp bách với cácdoanh nghiệp nước ta nói chung cũng như Công Ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùngBình Tân nói riêng Theo nghiên cứu số lượng đơn hàng thì thấy số lượng đơn hànghàng năm, hàng quý, hàng tháng là không đều nhau thậm chí chênh lệch rất lớnkhiến cho đôi lúc sản xuất bị gián đoạn, công nhân phải nghỉ công ty chưa chủđộng tìm kiếm đơn hàng, chưa chủ động tìm kiếm thị trường, đội ngũ làm công tácmarketing còn thiếu kinh nghiệm hoạt động thị trường.
Công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức, cáchình thức quảng cáo bằng các phương tiện truyền thông đại chúng chưa được thựchiện.
3.8 Công tác kế hoạch, chiến lược tiêu thụ chưa tốt
Công tác xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty chưa được đề caomột cách hợp lý Công ty hầu như không xây dựng được kế hoạch tiêu thụ sản phẩmcụ thể mang tính chiến lược lâu dài.
Công tác xây dựng kế hoạch chiếm lĩnh, xâm nhập thị trường mới không cụthể rõ ràng, thiếu sự chỉ đạo mang tính chiến lược, công ty chưa xây dựng được mộtkế hoạch xâm nhập thị trường mới mang tính khả thi.
Trang 31Công tác xây dựng chiến lược kinh doanh chỉ mang tính định hướng, chỉ dẫncho các hoạt động kinh doanh chua được thực hiện nên không có mốc để kiểm traxem tình hình kinh doanh đang ở tình trạng nào nhằm điều chỉnh cho phù hợp, chỉđến cuối kỳ sản xuất, khi các công tác tổng kết được thực hiện thì công ty mới nắmrõ được thực trạng của quá trình sản xuất kinh doanh của mình.
3.9 Một số vấn đề khác
Thứ nhất: Công ty chưa thực sự chú trọng vào việc tổ chức thiết kế các mẫumã đa rạng và hợp thời trang Chính từ việc không nắm bắt kịp thời tình hình thịtrường này mà Công ty Bita’s đã bỏ qua đoạn thị trường hết sức tiềm năng
Thứ hai: Có nhiều lúc Công ty không kiểm soát được thị trường và quản lý cácđại lý đã để xảy ra tình trạng : Bita’s có một số đại lý bán hàng rất chạy nhưng cũngsự phát triển mạnh mẽ về bán hàng khiến các đại lý phình to quay lại khống chếCông ty về mặt thị trường Các đại lý mua hàng dự trữ, đầu cơ hàng để ép lại giácủa Công ty.
IV Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác tiêu thụ sản phẩm
- Do xuất phát từ chính ngưòi lãnh đạo công ty chưa chú trọng tới mẫu mã sảnphẩm mà chỉ tìm cách làm sao cho dép đi bền là được Mặt khác có thể còn do tưduy của Người Việt Nam xuất từ sự khó khăn về vấn đề kinh tế nên họ chỉ quan tâmđến chất luợng mà it quan tâm đến việc cải tiến mẫu mã theo thị hiếu
- Do chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch tiêuthụ sản phẩm cũng như xây dựng chiến lược kinh doanh trong dài hạn.
- Trình độ, kiến thức của đội ngũ làm công tác kinh doanh chưa đáp ứng đượcnhững yêu cầu của kinh tế thị trường đặt ra.
- Khả năng thu thập thông tin thị trường cho sản xuất và phát triển sản phẩmmới còn yếu tính năng động, linh hoạt tìm các giải pháp mới trong công tác tiếp thị,quảng cáo, tiêu thụ trong cơ chế thị trường biến động thường xuyên chưa cao công
Trang 32- Danh mục sản phẩm đã có sự đa dạng về chủng loại với nhiều mẫu mã,nhưng những mẫu mã thực sự gây ấn tượng cho người tiêu dùng thì không nhiều
- Do những khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất cũng như vốn sản xuất kinhdoanh.
Đây là những khó khăn chung mà các doanh nghiệp trong nước nói chung vàCông Ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân nói riêng thường gặp phải khinền kinh tế chuyển đổi cơ chế, nhiều doanh nghiệp đã không đứng vững được trướcnhững khó khăn và sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường Để đạt đượcthành tích như trên là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu của toàn bộ tậpthể cán bộ công nhân viên trong công ty, đặc biệt là các cán bộ phòng kinh doanhcủa công ty.
Trang 33CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁTTRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG BÌNH TÂN.
I Một số nét cơ bản về tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công Ty sản xuất hàngtiêu dùng Bình Tân.
1.1 Nhu cầu trong nước
Trong nhưng năm gần đây đời sống người dân Việt Nam được nâng cao, vìvậy nhu câu tiêu dùng và thời trang làm đẹp đang được chú trọng, giầy dép cũngđược xem như là một mặt hàng thời trang nên nhu cầu về giầy dép ở nước ta ngàymột cao Hàng năm Công Ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân tiêu thụ trong nướctrung bình 1.5 triệu đôi giầy các loại
1.2 Nhu cầu về xuất khẩu
Khách hàng chủ yếu của Công Ty hiện là EU với dân số khoảng 380 triệu dân,dung lượng thị trường là khoảng 1.5 tỷ đôi trên năm Nhưng đòi hỏi chất lượng caovà ổn định, giầy dép không chỉ bảo vệ đôi chân mà 65 % dùng cho nhu cầu thờitrang.
Ngoài ra ngoài sự tác động trực tiếp của hiệp định thương mại Việt - Mỹ đượcký kết vào tháng 7/2001 đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp ViệtNam tiến vào thị trường tiềm năng nhưng rất khó tính này Bên cạnh đó với việcViệt Nam gia nhập WTO đã tạo ra những cơ hội thuận lợicho Công Ty thúc đẩyviệc xuất khẩu sản phẩm của mình vào các thị trường khó tính như Mỹ và Châu Âu
II Chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công Ty sản xuấthàng tiêu dùng Bìng Tân trong thời gian tới.
2.1 Mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ của Công Ty trong thời gian tới
Cơ hội phát triển thị trường của Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân.
Trang 34- Đặc điểm và xu thế tiêu dùng giầy dép trên thị trường nội địa.
Theo đánh giá của Ông trưởng đại diện UNIDO ( tổ chức phát triển côngnghiệp LHQ) tại Việt Nam : Hiện nay nhiêu doanh nghiệp đang vô tình bỏ rơi thịtrường tiềm năng 80 triệu dân trong nước Chỉ riêng 5 triệu dân Hà Nội và 7 triệudân TP Hồ Chí Minh nhân với 4 mùa khí hậu, chúng ta có cả một thị trường tuyệtvời.
Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới, thời tiết nước ta có bốn mùa phân biệt Do sựthay đổi khí hậu, mà đặc điểm tiêu dùng có tính chất khác nhau Thị trường phíaBắc và miền Trung khí hậu bốn mùa rõ rệt Mùa đông trời lạnh, các sản phẩm giàyda, giày thể thao, dép đi trong nhà bán chạy do tác dụng giữ ấm Mùa hè trời nóng,nên không thể bán được các mặt hàng sandal, dép lại tiêu thụ mạnh Thị trường phíaNam thời tiết hâu như không đổi, do vậy nhu cầu trong cả năm tương đối đồng nhất.Thông thường chỉ có biến động tăng mạnh vào các dip lễ lớn.
Mặt khác, do thị hiếu tiêu dùng, đa số khách hàng thường thích các sản phẩmcó khối lượng nhẹ Nhưng trong thực tế, một số nguyên liệu có tính chất tốt, cónguồn gốc thiên nhiên thường nặng hơn các nguyên liệu tổng hợp, hoặc nguyên liệucó pha trộn hóa chất Như đế CRÊP nguyên chất luôn năng hơn đế PVC Đây làđiểm khác biệt rất lớn giữa thị hiếu tiêu dùng khách hàng nước ngoai và thị hiếutiêu dùng nội địa, dẫn đến sự khác nhau giữa sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm tiêuthụ nội địa.
Cùng với việc chuyển sang cơ chế thị trường là quá trình hội nhập với khu vựcvà thế giới Điều này thể hiện ra trong đời sống xã hội ở chỗ người dân được tiếpcận với những nguồn thông tin, được tiêu dùng những sản phẩm hàng hóa, dịch vụcủa thế giới hiện đại trở nên phổ biến.
Theo số liệu thống kê của hiệp hội Da giày Việt Nam: hiên nay cả nước cókhoảng hơn 200 doanh nghiệp sản xuất giày dép lớn nhỏ Nhưng các doanh nghiệptrong ngành đua nhau làm xuất khẩu, nhường lại thị trường trong nước cho người