Nâng cao hiệu quả công tác quản lý và đào tạo lại cho đội ngũ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm giày dép của công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân (bita's) (Trang 53 - 69)

III. Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

3.1.8.Nâng cao hiệu quả công tác quản lý và đào tạo lại cho đội ngũ

công nhân

- Phát huy nhân tố con người của Công Ty.

Con người là trung tâm của mọi hoạt động, để nâng cao sức cạnh tranh Công Ty cần phải chú trọng hơn nữa trong công tác tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, đồng thời sắp xếp lao động một cách hợp lý, đúng người đúng việc. Do sự biến động liên tục của thị trường đòi hỏi cán bộ công nhân viên trong Công Ty phải luôn lắm bắt được sự thay đổi này để đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường. Đặc biệt đối với sản phẩm giầy dép đòi hỏi cán bộ công nhân viên phải thực sự hiểu biết về kỹ thuật chuyên môn , có trình độ tay nghề cao.

Hiện nay khâu tìm hiểu thị trường và sử lý thông tin thị trường chưa đạt hiệu quả, trong khi đó Công Ty lại chưa có phòng Marketing chuyên trách. Đối với những cán bộ nghiên cứu thị trường, phần lớn là những người chưa qua đào tạo một cách chính qui về nghiệp vụ Marketing. Công Ty cần có chính sách đào tạo thêm và nếu

có thể thành lập phòng Marketing chuyên trách để hoạt động nghiên cứu thị trường, phân loại thị trường được tiến hành có hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó Công Ty cũng phải xây dựng một nội quy, kỷ luật rõ ràng buộc mọi người phải tuân theo nhằm đảm bảo tính kỷ luận trong khi làm việc. Mặt khác Công Ty cần xây dựng một chế độ khuyến khích lợi ích về kinh tế, nghĩa là Công Ty nên chú trọng tới việc khen thưởng kịp thời. Phần thưởng tài chính sẽ có thúc đẩy hiệu lực nhất mà các nhà quản lý hay sử dụng để khuyến khích nhân viên làm việc tốt.

Công ty có thể tổ chức phát động thi đua sản xuất trong toàn Công Ty, nhằm kích thích cán bộ công nhân viên hằng say trong sản xuất để nâng cao năng suất lao động. Ngoài ra Công Ty có thể tổ chức cuộc thi tay nghề giỏi để tìm ra những thợ lành nghề cho Công Ty.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý lao động sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như đời sống cán bộ công nhân viên chức trong Công Ty. Qua việc đánh giá cũng như phân tích thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực trong Công Ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân em xin đưa ra một số ý kiếm nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý lao động trong Công Ty.

3.1.8.1 Hoàn thiện công tác bố trí lao động trong Công Ty

Công tác bố trí lao động có vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, năng suất lao động cũng như bầu không khí làm việc trong công tác bố trí lao động Công ty còn một số bất cập cần hòan thiện. Công ty có sự chuyên môn hoá trong sản xuất đã dẫn tới tình trạng công nhân dễ nhàm chán, mệt mỏi khi làm việc do họ chỉ làm một công việc hay một thao tác lặp đi lặp lại nhiều lần. Nếu cứ tiếp tục kéo dài như vậy sẽ dẫn đến tình trạng công nhân mắc bệnh nghề nghiệp, tâm lý không thoải mái. Từ đó dẫn đến năng suất lao động giảm đồng thời cũng ảnh hưởng đến bầu không khí trong Công ty. Do đó Công ty cần đưa ra một số phương pháp hữu hiệu như thực hiện luân chuyển công việc, đào tạo cho công nhân một vài công đoạn của dây chuyền công nghệ để họ có thể thay đổi công việc trong sản xuất.

Trong các phòng ban cũng như trong các xí nghiệp sản xuất của Công ty, việc bố trí sử dụng lao động vẫn chưa thực sự hợp lý nên đã dẫn đến tình trạng tăng ca quá tải đối với xí nghiệp thiếu nhân lực. Do đó cần tuyển thêm một lượng lao động phù hợp để đáp ứng nhu cầu tiến độ công việc, cũng như khai thác hết công suất, tính năng của máy móc thiết bị. Để công tác phân công lao động có hiệu quả Công ty cần có tổ trưởng, tổ phó có năng lực trong tổ chức vì họ chính là những người trực tiếp tổ chức sắp xếp bố trí lao động trong mỗi tổ của mỗi xí nghiệp trong Công ty .

Đặc biệt bộ phận lãnh đạo quản lý của Công ty cần được bố trí một cách hợp lý ngoài công việc quản lý điều hành Công ty ra bộ phận lãnh đạo cũng cần đảm nhiệm thêm các chức vụ khác như giám đốc xí nghiệp. Như vậy mới có điều kiện giám sát trực tiếp người lao động cũng như giải quyết tốt công việc.

3.1.8.2 Nâng cao công tác tạo động lực trong lao động.

Công ty cần làm tốt hơn nữa Công ty tạo động lực trong lao động vì công việc này có ý nghĩa rất quan trọng vì khi công tác này được thực hiện tốt thì người lao động sẽ làm việc hăng say tránh tình trạng chán nản mỏi mệt trong lao động. Trong công tác tạo động lực Công ty cần chú ý tới các yếu tố tạo động lực:

- Các yếu tố thuộc về cá nhân

+ Phụ thuộc vào hệ thống nhu cầu cá nhân, các cá nhân khác nhau có các yêu cầu khác nhau mức độ thoả mãn yêu cầu khác nhau vì vâỵ một mục tiêu đặt ra có thể là động lực đối với ngưòi này nhưng không là động lực đối với người khác.

+ Định hướng giá trị cá nhân. + Khả năng thực hiện công việc

+ Thái độ đối với lao động trong công việc - Các yếu tố bên ngoài

+ Sự khuyến khích chia sẻ của người lãnh đạo và đồng nghiệp trong quá trình thực hiện công việc

+ Bản thân công việc: công việc hấp dẫn, có cơ hội cho người lao sáng tạo độc lập

+ Công nghệ kỹ thuật làm tăng sự hấp dẫn công việc, có điều kiện làm cho người lao động say sưa với công việc

+ Chính sách nhân sự trong Công ty

3.1.8.3. Nâng cao chất lượng điều kiện làm việc

Điều kiện làm việc có vai trò hết sức quan trọng, nó tác động trực tiếp và thường xuyên tới người lao động, do đó tác động đến năng suất lao động. Chính vì vậy Công ty cần quan tâm và làm tốt hơn nữa đến việc phục vụ nơi làm việc cho người lao động. Công ty cần mua thêm trang thiết bị bảo hộ lao động. Đồng thời cần có những giải pháp giảm tiếng ồn trong xí nghiệp, nâng cao chất lượng trang thiết bị trong các phòng ban. Công ty cũng cần xây dựng quy trình kỹ thuật an toàn lao động và thực hiện tốt hơn nữa nội quy quy chế về an toàn lao động. Song song với đó Công ty cần giáo dục công nhân tính tự giác trong việc sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động để đề phòng và hạn chế mức tối đa các bệnh nghề nghiệp cũng như các tai nạn có thể xảy ra trong quá trình sản xuất. Công ty cần thường xuyên phát động các phong trào thi đua trong từng xí nghiệp và toàn Công ty để khuyến khich kịp thời người có sáng kiến và đóng góp cho sản xuất. Kết hợp cả hình thức khen thưởng bằng vật chất và tinh thần như vậy sẽ khuyến khích người lao động tích cực tham gia sản xuất. Trong công tác thi đua khen thưởng cần thực hiện một cách công khai công bằng và dân chủ.

3.1.8.4 Nâng cao hơn nữa công tác đào tạo

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, Công ty có thể gửi các cán bộ đi đào tạo ở các trường chuyên nghiệp hoặc mở các lớp bồi dưỡng ngắn ngày, hoặc các hội thảo trong Công ty từ đó có thể được đội ngũ cán bộ có đủ năng lực trình độ.

Đối với công nhân sản xuất Công ty cần chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, công việc này cần được thực hiện thường xuyên Công ty có thể sử dụng hình thức đào tạo tại chỗ hoặc gửi công nhân tới các trường công nhân kỹ thuật đồng thời có thể áp dụng hình thức đào tạo thông qua kèm cặp trong dây chuyền sản xuất. Công ty cần chú ý tới những công nhân có những tay nghề kém bằng cách đào tạo một cách bài bản toàn diện về lý thuyết cũng như tay nghề. Bên cạnh đó cần có sự kết hợp đào tạo nâng bậc cho công nhân bậc thấp giúp họ có đủ khả năng sản xuất.

- Hoàn thiện bộ máy quản lý của Công Ty.

Để bộ máy hoạt động có hiệu quả, Công Ty cần tiến hành bố trí sắp xếp lao động quản lý một cách hợp lý , thực hiện chế độ phân cấp phân quyền một cách rõ ràng. Bộ máy tổ chức của Công Ty nên tổ chức một cách khoa học, bố trí lao động sao cho phù hợp với năng lực, nguyện vọng của người lao động, xây dựng tiêu chuẩn rõ ràng , hợp lý trong công tác tuyển dụng, tạo mọi điều kiện cho người lao động phát huy được khả năng sáng tạo của mình

3.1.9. Tăng cường đổi mới công nghệ máy móc thiết bị.

Công nghệ tác động đến hai yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là chất lượng và giá cả sản phẩm. Đầu tư vào công nghệ là vấn đề đang được quan tâm của bất cứ một doanh nghiệp nào hoạt hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Từ năm 2003 trở lại đây công ty đã từng bước hiện đại hoá công nghệ sản xuất mang lại những hiệu quả kinh tế nhất định. nhưng do số vốn dành cho đầu tư đổi mới công nghệ còn hạn hẹp nên chưa đảm bảo sự đồng bộ cho máy móc, thiết bị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Nội dung

+ Đổi mới công nghệ, công ty phải tạo được nguồn vốn. muốn vậy bên cạnh

nguồn vốn nhà nước cấp, công ty thực hiện những biện pháp sau:

- Tiếp tục vay vốn nhưng phải tăng nhanh vòng quay cửa vốn lưu động để giảm bớt việc trả lãi vay.

- Thương lượng với công ty nước ngoài để được thanh toán theo phương thức trả chậm khi mua thiết bị máy móc cũng như các bí quyết công nghệ của họ. Việc mua máy móc đòi hỏi lựa chọn kỹ lưỡng để tránh việc nhập thiết bị lạc hậu không phù hợp.

- Dành một phần vốn lưu động chuyển sang vốn cố định bằng cách giảm bớt dự trữ các nguyên vật liệu trong sản xuất ở mức hợp lý nhất, ngoài ra công ty còn phát hành cổ phiếu và trái phiếu.

+ Khi có vốn thì phải đầu tư những thiết bị thiết yếu có cân đối giữa phần cứng,

phần mềm, tránh trường hợp máy móc hiện đại không có kiến thức không vận dụng hết công suất của máy.

+ Tạo lập củng cố mối quan hệ cơ sở nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật và công

nghệ để phát triển công nghệ này theo chiều sâu, tìm hiểu sửa chữa những thiết bị chưa đạt yêu cầu, nghiên cứu sử dụng những phụ tùng thay thế trong nước, hạn chế phụ tùng nhập ngoại.

• Hiệu quả

Việc đầu tư công nghệ sẽ hoàn thiện quy trình công nghệ đảm bảo đồng bộ trong hệ thống máy móc và mở rộng quy mô sản xuất. khi đó, chất lượng sản phẩm được nâng nên nhờ đó giúp công ty có sản phẩm đưa vào thị trường mới. ngoài ra, thiết bị máy móc hoàn hảo giúp cho quy trình sản xuất liên tục tiết kiệm nguyên liệu tăng năng suất lao động, từ đó hạ giá thành sản phẩm.

3.1.10. Tăng cường quảng cáo, quảng báo thương hiệu

Trong nền kinh tế hiện nay, quảng cáo giới thiệu sản phẩm sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết và cô đọng, đặc trưng nhất về sản phẩm để khách hàng có thể so sánh với những sản phẩm khác trước khi đi đến quyết định là nên mua sản phẩm nào. Đối với những sản phẩm mới quảng cáo sẽ giúp khách hàng làm quen với sản phẩm, hiểu được những tính năng, tác dụng của sản phẩm, từ đó khơi dậy những nhu cầu mới để khách hàng tìm đến mua sản phẩm của doanh nghiệp

nhằm thoả mãn nhu cầu. Quảng cáo là nguồn thông tin để khách hàng và doanh nghiệp tìm đến với nhau, vì lý do có thể sản phẩm của doanh nghiệp chưa có mặt tại thị trường đó.

Muốn phát huy hết tác dụng của quảng cáo thì doanh nghiệp cần trung thực trong quảng cáo, gắn với chữ tín tạo được sự cảm nhận của khách hàng về tính năng tác dụng của sản phẩm khi tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không tôn trọng khách hàng, quảng cáo không đúng sự thực, quá tâng bốc sản phẩm so với thực tế thì ắt sẽ bị khách hàng phản đối quay lưng lại với sản phẩm của mình, lúc đó quảng cáo sẽ phản tác dụng trở lại đối với tiệu thụ sản phẩm.

Doanh nghiệp có chiến lược thương hiệu đúng đắn và chính sách củng cố, phát triển thương hiệu đúng đắn sẽ phải chú ý đến việc kiểm soát chất lượng sản phẩm/dịch vụ, đồng thời duy trì các chính sách nhất quán nhằm tăng giá trị thương hiệu. Chiến lược và chính sách thương hiệu phải được thấm nhuần không chỉ trong tư tưởng của bộ phận lãnh đạo, mà phải được thông suốt trong toàn bộ lực lượng lao động của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp đã nhận thức rất rõ điều kiện này, Công Ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân, khi Giám đốc Đỗ Long khẳng định:"việc xây dựng, giữ gìn và phát triển thương hiệu Bita’s không phải của riêng ai mà nó đã trở thành ý thức của hơn 1.500 người trong công ty".

Khi xây dựng và phát triển thương hiệu, doanh nghiệp cần xác định rõ yếu tố rủi ro ẩn chứa trong việc tạo ra và duy trì một thương hiệu độc lập, từ đó xây dựng các chính sách phù hợp với điều kiện kinh doanh.

Từ những vấn đề đã nêu trên, một yếu tố không thể thiếu trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu là tăng cường nguồn nhân lực cả về nhận thức, năng lực chuyên môn và kỹ năng kinh doanh.

3.2. Một số kiến nghị đối với nhà nước

3.2.1 Qui hoạch sản xuất nguyên phụ liệu trong nước thay thế nhập khẩu

Hiện nay, các doanh nghiệp thuộc ngành da giầy trong nước nói chúng và Công Ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Binh Tân nói riêng và điều phải nhập hoá chất từ nước ngoài, vừa chi phí cao lại bị động nên Công Ty đã chủ trương quy hoạch vùng nguyên liệu sao cho phù hợp với chiến lược sản xuất và tiêu thụ của Công Ty. Tuy nhiên việc này tiến hành chậm và hiện nay đang ở trong giai đoạn được phê duyệt dự án. Vì Vậy đề nghị các cấp có thẩm quyền cần khẩn trương thực hiện các thủ tục để dự án được đi vào hoạt động, giúp cho ngành Da Giầy nước ta có điều kiện phát triển tốt hơn.

3.2.2 Hỗ trợ về mặt thông tin thị trường

Một trong những khó khăn của các doanh nghiệp trong đó có Công Ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung là sự thiếu thông tin về môi trường kinh doanh. Việc thu thập thông tin từ thị trường quốc tế là việc quá sức đối với doanh nghiệp vì chi phí rất tốn kém. Nếu như nhà nước thu thập thông tin cơ bản cho các doanh nghiệp, rồi theo đó tuỳ thuộc các doanh nghiệp sử dụng như thế nào phù hợp với doanh nghiệp của minh để vừa giảm thiểu chi phí xã hội, vừa nâng cao tính cạnh tranh của các Doanh nghiệp thuộc ngành Da Giầy Việt Nam. Điều đó có thể thực hiện theo một số cách sau:

- Đưa thông tin lên mạng INTERNET, tivi, đài báo...

- Thành lập hiệp hội những nhà sản xuất Da giầy để trao đổi thông tin tăng cường hợp tác và nhận biết các tín hiệu của nhau dễ dàng hơn.

3.2.3 Hạn chế sự can thiệp thường xuyên và trực tiếp của Nhà nước và hoạt động của doanh nghiệp

Sự can thiệp của nhà nước trong các hoạt động kinh tế là cần thiết và có như vậy mới điều tiết được nền kinh tế theo định hướng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, việc

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm giày dép của công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân (bita's) (Trang 53 - 69)