LỜI GIỚI THIỆU 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ Lí LUẬN VỀ VIỆC CẮT GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC. 3 I. CHI PHÍ SẢN XUẤT 3 1. Khái niệm và đặc điểm 3 1.1 Khỏi niệm 3 1.2 Đặc điểm 3 2. Cỏc yếu tố hỡnh th
Trang 1LỜI GIỚI THIỆU
đó cắt giảm chi phí là chiến lược được lựa chọn trong giai đoạn hiện nay
- Gần đây, chi phí sản xuất liên tục tăng do nhiều nguyên nhân đặc biệt
là tình hình lạm phát
Vì vậy, em chọn đề tài: “chiến lược cắt giảm chi phí sản xuất hàng may mặc tại công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Intimex Hà Nội ” là nội dung báo cáo thực tập của mình
Mục tiêu nghiên cứu
- Báo cáo này tập trung nghiên cứu và đánh giá các loại chi phí sản xuất
- Báo cáo này nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao hiểu biết bằng cáchdùng lý luận soi sáng những vấn đề thực tiễn
- Thấy được những nguyên nhân gây ra thiếu sót trong vấn đề cắt giảmchi phí hàng may mặc Từ đó, đề ra một số giải pháp giúp công ty khắc phụcnhững hạn chế và yếu kém đó
- Đứng trên quan điểm của một nhà quản lý
- Sản phẩm của hoạt động sản xuất là sản phẩm hữu hình, không phảidịch vụ
- Chỉ phân tích các yếu tố chi phí sản xuất cấu thành nên sản phẩm
Trang 2 Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích, tổng hợp các thông tin dữ liệu sơ cấp và thứ cấp
- Điều tra (quan sát, phỏng vấn… )
- Sử dụng các mô hình kinh tế và những lý thuyết cơ bản về thị trường
Nội dung nghiên cứu: Gồm 3 chương
- Chương I: Cơ sở lý luận về việc cắt giảm chi phí sản xuất hàng may mặc
- Chương II: Thực trạng cắt giảm chi phí sản xuất hàng may mặc tạiCông ty Cổ phần Sản xuất và Thương Mại Intimex Hà Nội
- Chương III: Một số giải pháp nhằm cắt giảm chi phí sản xuất hàngmay mặc tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Intimex Hà Nội
Trang 3CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC CẮT GIẢM
CHI PHÍ SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC
sự tiêu hao ba yếu tố trên Trong xã hội tồn tại quan hệ hàng hóa - tiền tệ, haophí yếu tố nguồn lực cho sản xuất, kinh doanh được biểu hiện dưới hình thứcgiá trị, gọi là chi phí sản xuất, kinh doanh
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra, có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) để thực hiện quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Thực chất, chi phí là sự dịch chuyển vốn, dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ).
Chi phí về lao động sống là những chi phí về tiền lương, thưởng, phụcấp và các khoản trích theo lương của người lao động Chi phí lao động vậthóa là những chi phí về sử dụng các yếu tố tư liệu lao động, đối tượng laođộng dưới các hình thái vật chất, phi vật chất, tài chính và phi tài chính
1.2 Đặc điểm
Chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản hao phí vật chất được tính bằngtiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, có
Trang 4đặc điểm là luôn vận động mang tính đa đạng và phức tạp gắn liền với tính đadạng, phức tạp của ngành nghề sản xuất, qui trình sản xuất
Quá trình sản xuất hàng hóa là quá trình kết hợp và tiêu hao của 3 yếutố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Vì thế, sự hình thànhnên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu kháchquan
Ở đây, chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí được tập hợp để tạo nên giátrị và giá thành sản phẩm Nó khác với các chi phí của doanh nghiệp bởi
- Chi phí là toàn bộ số tiền hay những giá trị vật chất và thời gian haophí cho hoạt động của một tổ chức, một doanh nghiệp Nó không chỉ là nhữnggiá trị hình thành nên giá cả của một loại sản phẩm, dịch vụ nào đó mà cònbao gồm những chi phí phi vật chất và toàn bộ chi phí nằm ngoài giá cả Đó làchi phí thuế quan, những chi phí tài chính cho việc huy động vốn từ ngânhàng và những chi phí khác nữa
-Việc tính toán chi phí sản xuất là phương pháp xác định giá trị và giá
cả của sản phẩm hàng hoá dịch vụ Đây là căn cứ khoa học để hình thành nêngiá bán
- Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, chi phí của doanh nghiệpcòn bao gồm những chi phí liên quan đến quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá
Đó là các chi phí thủ tục hải quan, những chi phí vận chuyển hàng bằng tầubiển, chi phí bảo hiểm hàng hoá (nếu có) … Những chi phí này hình thànhnên giá bán sản phẩm theo đơn giá của hàng xuất khẩu
- Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ đã phát sinh ra chúng
- Chi phí phát sinh trong doanh nghiệp được phân thành các yếu tố chiphí, có cùng một nội dung kinh tế, chúng không nói rõ địa điểm và mục đích
bỏ ra chi phí
Trang 5- Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đãhoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm còn đang dở dang cuối kỳ vàsản phẩm hỏng
Chi phí sản xuất trong kỳ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ
đã hoàn thành Sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất kinh doanh có ảnhhưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm
2 Các yếu tố hình thành chi phí sản xuất1
Xuất phát từ đặc điểm của chi phí và quá trình hình thành chi phí, chiphí sản xuất được tạo nên từ một số thành tố cơ bản sau:
Nguyên vật liệu trực tiếp
Lao động trực tiếp
Sản xuất chung
Với nhiệm vụ là định nghĩa và nhận biết ba yếu tố chi phí cơ bản chiếm
tỷ trọng trong sản phẩm Chúng được gọi là chi phí sản phẩm
2.1 Nguyên vật liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu trực tiếp là những yếu tố vật chất tạo nên thành phầnchính của sản phẩm Nguyên liệu trực tiếp được nhận diện một cách dễ dàngtrong sản phẩm vì nó tượng trưng cho đặc tính dễ thấy nhất của sản phẩmđược sản xuất ra Nguyên vật liệu sản xuất may là vải vóc, tơ tằm, …Phầnlớn sản phẩm thường gồm nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau Tuy nhiênviệc sản xuất ra sản phẩm cũng bao gồm những loại chi phí nằm ngoài chi phísản xuất trực tiếp Đó là các chi phí gián tiếp cấu thành nên sản phẩm
2.2 Lao động trực tiếp
Là toàn bộ người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp Họ trựctiếp biến đổi nguyên vật liệu thành sản phẩm hữu dụng Thông thường nhữnglao động này trực tiếp xử lý nguyên vật liệu bằng tay hoặc sử dụng công cụ
1 Phần này tham khảo từ: Nathan S.lavin - Kế toán chi phí – Nhà xuất bản Thống kê – năm 1994, tr 16-18.
Trang 6máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm Lao động trực tiếp ởcác xưởng may là những công nhân đứng máy may hay là những công nhântrực tiếp cắt vải bằng tay với dụng cụ hỗ trợ là các loại kéo và nguyên liệu làphấn kẻ đường.
2.3 Sản xuất chung
Là toàn bộ những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm, sau chiphí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp Đó là chi phí nguyênvật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp và chi phí phân xưởng khác
- Nguyên vật liệu gián tiếp: Là những yếu tố vật chất không tạo nênthành phẩm chính của sản phẩm, hoặc nếu có thì chúng cũng không phải lànhững yếu tố quan trọng và chủ yếu tạo nên sản phẩm Thí dụ: nhiên liệudùng trong chạy máy móc sản xuất của các xưởng may Một thí dụ khác là chỉdùng để kết nối các bộ phận cấu thành nên một sản phẩm cũng là chi phí sảnxuất chung bởi chi phí của chúng nhỏ hơn rất nhiều chi phí nguyên vật liệuchính (vải)
- Lao động gián tiếp: Là các chi phí tiền lương của tất cả các lao độngkhông trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm Lao động gián tiếp bao gồmgiám sát viên, nhân viên bảo vệ phân xưởng, thợ sửa chữa và bảo trì máy.Tóm lại, lao động gián tiếp có nhiệm vụ hỗ trợ cho việc vận hành sản xuất củalao động trực tiếp Lực lượng này bao gồm toàn bộ nhân viên làm việc trongcác phòng ban của một công ty sản xuất: phòng tổ chức hành chính, phòng kếtoán, phòng kinh doanh, bộ phận kỹ thuật…
- Các chi phí phân xưởng khác: Nhóm này bao gồm những chi phí cầnthiết khác để vận hành phân xưởng Chí phí này bao gồm chi phí thuê phânxưởng, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí điện nước, chi phí độnglực, chi phí bảo hiểm chống cháy và chống trộm
Trang 73 Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
Có nhiều cách phân loại chi phí sản xuất như: phân loại theo mối quan
hệ với sản phẩm, phân loại chi phí theo quá trình mô tả các hoạt động sảnxuất, theo hoạt động chức năng Tuy nhiên để xem xét vấn để dựa trên quanđiểm của một nhà quản lý chi phí, em phân loại theo các khoản mục chi phí.Cách phân loại này thuận tiện cho việc tính giá thành sản phẩm, cung cấpthông tin về các khoản mục chi phí cho các nhà quản trị để từ đó có thể đưa ranhững quyết định quản lý như giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩmhay giá bán thành phẩm Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất bao gồm 5khoản mục chi phí Đó là:
3.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu thamgia trực tiếp vào sản xuất, chế tạo ra sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ
3.2 Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí này bao gồm lương, phụ cấp lương và các khoản trích cho cácquỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn
3.3 Chi phí sản xuất chung
Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất( trừ chiphí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp)
3.4 Chi phí bán hàng
Là khoản chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình tiêu thụ sản phẩm,hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp Chi phí bán hàng gồm các khoản mụcchi phí sau: tiền lương,các khoản phụ cấp lương phải tra cho nhân viên bánhàng, bảo hiểm, kinh phí công đoàn,hoa hông đại lý, hao hông môi giới, tiếp
Trang 8thị, đóng gói, vận chuyển, bảo quản , khấu hao tài sản cố định, chi phí muangoài và các chi phí bằng tiền khác của bộ phận bán hàng
3.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Là các khoản chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phíchung khác có liên quan đến toàn bộ doanh nghiệp Chi phí này bao gồm cáckhoản mục chi phí sau: tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho bangiám đốc và nhân viên quản lý, bảo hiểm, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quyđịnh tính trên tiền lương của nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, đồ dùng vănphòng, khấu hao tài sản cố định dùng chung cho toàn bộ doanh nghiệp và cácchi phí khác bằng tiền dung chung cho toàn bộ doanh nghiệp như chi phí tiếptân, khánh tiết
Như vậy, chỉ tiêu chi phí sản xuất là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng,qua chỉ tiêu này ta có các thông tin về tình hính dụng lao động, tư liệu sảnxuất, nguồn vốn doanh nghiệp Khi chi phí sản xuất được quản lý chặt chẽcũng đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả sử dụng của các yếu tố đầu vào.Điều này động nghĩa với việc doanh nghiệp đã giảm được chi phí, giảm giáthành sản phẩm và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Mặt khác, việc hạchtoán chi phí sản xuất kịp thời chi phí sản xuất kịp thời, trung thực và hợp lý sẽgiúp cho nhà quản trị có những quyết định sáng suốt trong sản xuất kinhdoanh Chính vì thế, yêu cầu quản lý chi phí sản xuất là một yếu tố mang tínhkhách quan và rất quan trọng Nó là một trong số những yếu tố quyết định đến
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
II CẮT GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT
1 Khái niệm và nội dung
1.1 Khái niệm
Trang 9Cắt giảm chi phí là cách thức mà một doanh nghiệp tiến hành nhằmgiảm thiểu những giá trị đầu vào trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp,
từ đó tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường cùng ngành
Việc cắt giảm chi phí là một quá trình diễn ra lâu dài và rất phức tạp.Chi phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có những yếu tố chủ quan vànhững yếu tố khách quan mà bản thân mỗi doanh nghiệp không thể khống chếđược bởi tính biến động không ngừng của nó Chi phí luôn ở trạng thái
“động” Do đó, doanh nghiệp muốn thành công trong hoạt động này cần phải
có tiềm lực mạnh với quyết tâm cao, đồng thời phải không ngừng nắm bắt kịpthời các thông tin mới nhất trên thị trường để có những quyết sách phù hợpvới điều kiện thực tiễn
Cắt giảm chi phí là một hoạt động vô cùng cần thiết và hữu ích cho mỗidoanh nghiệp nếu muốn tồn tại trên thị trường và giữ được chỗ đứng Cắtgiảm chi phí làm hạ giá bán sản phẩm trên thị trường và tiến tới nâng cao sứccạnh tranh của sản phẩm Doanh nghiệp có sức cạnh tranh sản phẩm cao sẽhứa hẹn đem lại khoản doanh thu và lợi nhuận kếch xù thông qua cạnh tranh
về giá bán Tuy nhiên không phải công ty nào cung có thể làm tốt công tácnày Ở mỗi giai đoạn khác nhau, mỗi một doanh nghiệp lại có những chiếnlược kinh doanh khác nhau Do vậy, tuỳ thuộc vào các yếu tố cạnh tranh vàđặc biệt là những yêu cầu của thị trường mà doanh nghiệp có những cách ứng
xử phù hợp để đưa ra những chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn phát triểnnhằm đạt được hiệu quả kinh doanh
Việc cắt giảm chi phí là luôn phải gắn liền với hiệu quả kinh tế tàichính của công ty và phải nằm trong khuôn khổ luật pháp Có thể nói rằng:cắt giảm chi phí là con dao hai lưỡi Một mặt, hoạt động này là tăng năng lựccạnh tranh giúp tăng lợi nhuận cho công ty và có thể phục vụ tốt nhất cho lợiích của cán bộ công nhân viên nhằm tạo động lực cho sản xuất và tăng năng
Trang 10suất lao động chung trong mỗi doanh nghiệp Công ty có thể cắt giảm các chiphí không cần thiết như chi phí điện nước hay chi phí nguyên vật liệu bằngcách tìm nhà cung cấp mới có giá rẻ hơn, sử dụng nguyên liệu tái chế nhưngvẫn phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng Một mặt, bằng cách này hay cáchkhác công ty có thể bất chấp thủ đoạn để trốn tránh nghĩa vụ với nhà nước,thiếu trách nhiệm, thực hiện các hành vi bất hợp pháp thông qua việc trốnthuế, mua những nguyên vật liệu lậu để giảm chi phí sản xuất một cách đáng
kể Hành động này cần được lên án để ngăn chặn kịp thời
1.2 Nội dung của việc cắt giảm chi phí sản xuất.
Hoạt động sản xuất luôn diễn ra một liên tục để đảm bảo đáp ứng tốtnhu cầu thị trường theo đúng tiến độ Cắt giảm chi phí cũng phải được tiếnhành song song Việc cắt giảm chi phí phải được thực hiện một cách nghiêmtúc và chặt chẽ để đảm bảo tránh thất thoát và đạt hiệu quả cao
Chi phí sản xuất là tập hợp của nhiều yếu tố chi phí, vịêc cắt giảm chiphí cũng phải tiến hành trên các khoản mục sau:
1.2.1 Cắt giảm chi phí nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là yếu tố vật chất đầu vào trong mọi quá trình sản xuất
Nó là thành phần chính của sản phẩm Sản phẩm của ngành sản xuất hàng maymặc là quần, áo, váy, đầm, mũ… Những sản phẩm này có thể được tạo nên từchất liệu như: vải, sợi, len, da, lông thú… Ngoài ra còn có chỉ, cúc, khoá… Đây
là những nguyên liệu chính cấu thành nên dáng hình sản phẩm Nếu không cóchúng thì quá trình sản xuất không thể xảy ra Do đó, nguyên vật liệu có vai trò
vô cùng quan trọng trong việc hính thành nên sản phẩm
Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu chi phíhình thành nên giá cả thành phẩm Bởi vậy, giảm chi phí nguyên vật liệu là
Trang 11một nội dung mà các doanh nghiệp quan tâm và tìm kiếm phương thức thựchiện hiệu quả Cắt giảm chi phí nguyên vật liệu doanh nghiệp sẽ tiết kiệmđược một khoản tiền để chi trả cho những hoạt động cần thiết.
1.2.2 Cắt giảm chi phí nhân công
Đảng đã khẳng định: Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúccon người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao dântrí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân
tố quyết định thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa
Tuy nhiên, từ ý tưởng trên đi tới đường lối, chính sách và tổ chức thựchiện là cả một cuộc trường chinh gian khổ cho chất lượng nguồn nhân lực vànăng suất lao động
Hiện nay, khả năng phát triển kinh tế theo chiều rộng đã tới mức trần,doanh nghiệp đang đứng trước đòi hỏi phải bằng mọi cách chuyển từ lợi thế
so sánh dựa trên lao động giá rẻ và nhờ cậy vào tài nguyên, môi trường sángtạo ra lợi thế cạnh tranh chủ yếu dựa trên phát huy nguồn lực con người Songdoanh nghiệp đang vấp phải 3 trở lực lớn: chất lượng còn thấp về nguồn nhânlực, sự bất cập lớn của kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuât, năng lực quản lýhẫng hụt nhiều mặt Vấn đề con người luôn được doanh nghiệp quan tâm Do
đó, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì cần phải quan tâm đến đờisống của cán bộ công nhân viên trong công ty nhằm phát huy nội lực tối đa vàgiảm chi phí một cách lâu dài
1.2.3 Cắt giảm chi phí sản xuất chung
Hoạt động sản xuất là hoạt động diễn ra thường xuyên và bao gồm rấtnhiều yếu tố sản xuất Đây là yếu tố phục vụ một cách đắc lực cho quá trìnhsản xuất sản phẩm có thể được thực hiện với tốc độ nhanh và mang tính khoahọc Nó kết hợp sức lao động của con người và sự sẵn có của nguyên vật liệu
để trợ giúp cho hoạt động sản xuất của công ty Toàn bộ chi phí mua máy
Trang 12móc và trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất đều được coi là những chiphí sản xuất chung.
Việc cắt giảm chi phí sản xuất chung đòi hỏi các doanh nghiệp cần cânnhắc thật kỹ càng bởi nó có liên quan một cách mật thiết với năng suất laođộng Tuy nhiên tiết giảm chi phí này lại có thể nhanh chóng nâng cao sưccạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và luôn có cơ hội để tìm kiếm một thịtrường mới tiềm năng hơn
1.2.4 Cắt giảm chi phí bán hàng
Mục đích cuối cùng của mỗi doanh nghiệp là bán được hàng để đem lạidoanh thu và lợi nhuận cho công ty Hoạt động bán hàng được triển khainhằm đáp ứng nhu cầu đưa sản phẩm hàng hoá đến tận tay của người tiêudùng có nhu cầu sử dụng
Là khoản chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình tiêu thụ sản phẩm,hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp
Là Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và thương mại, mộttrong nỗi bận tâm của chủ doanh nghiệp là làm sao quản lý sát sao tình hìnhkinh doanh với các số liệu về kho hàng (nhập, xuất, tồn kho) và tình hình công
nợ của từng khách hàng Nếu thực hiện việc quản lý trên bằng ghi sổ sách thủcông, sẽ làm mất rất nhiều thời gian và công sức, đôi khi còn bị thất thoát vềmặt tài chính Quản lý bán hàng trong các doanh nghiệp là công việc quantrọng, đòi hỏi bộ phận quản lý phải tiến hành nhiều nghiệp vụ phức tạp Cácnghiệp vụ càng phức tạp thì lượng chi phí bỏ ra ngày càng nhiều và khó dựbáo Giảm chi phí bán hàng là giảm thiểu cơ bản những tổn thất không đáng cótrong các nghiệp vụ bán hàng nhằm tiết kiệm một khoản chi phí nhất định
1.2.5 Cắt giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
Là những khoản chi phí có tính nhạy cảm nhất và dễ tác động để hoànthành chiến lược của công ty Nó bao gồm toàn bộ chi phí của khối quản lý và
Trang 13điều hành doanh nghiệp Đó là: Chi phí quảng cáo, khuyến mại, chi phí giaodịch, đối ngoại (không bao gồm: Chi phí nghiên cứu thị trường: thăm dò,khảo sát, phỏng vấn, thu thập, phân tích và đánh giá thông tin; chi phí pháttriển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; chi phí thuê tư vấn thực hiện công việcnghiên cứu, phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; Chi phí trưng bày, giớithiệu sản phẩm và tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại: chi phí mở phòng hoặcgian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí thuê không gian để trưng bày,giới thiệu sản phẩm; chi phí vật liệu, công cụ hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sảnphẩm; chi phí vận chuyển sản phẩm trưng bày, giới thiệu); Chi tiếp tân, khánhtiết, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị; Chi phí hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chiphí, chi phí chiết khấu thanh toán (kể cả chi bằng tiền cho đại lý và người muahàng hoá, dịch vụ với khối lượng lớn); Chi báo biếu, báo tặng của các cơ quanbáo chí và các loại chi phí khác phần vượt quá 10% tổng số các khoản chi phíhợp lý Đối với hoạt động kinh doanh thương mại chi phí hợp lý để xác địnhmức khống chế không bao gồm giá vốn của hàng hoá bán ra.
Do vậy, doanh nghiệp phải có những chính sách thích hợp cắt giảm khoảnmục chi phí này để đạt múc tiết kiệm chi cho các hoạt động cần thiết hơn
2 Sự cần thiết phải cắt giảm chi phí sản xuất
2.1 Chi phí sản xuất cao do lạm phát
“Hiện tượng lạm phát là căn bệnh cố hữu của mọi nền kinh tế đang cótốc độ tăng trưởng dương, để khắc phục hiện tượng này, trước hết ta phảiphân tích được những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây ra nó”2
Bởi vì, lạm phát luôn luôn là kết quả của sự tác động tổng hợp của cácyếu tố kinh tế khác nhau, và thường thì rất khó nhận ra đâu là nguyên nhânchủ yếu, nên việc chống lạm phát thường gặp nhiều khó khăn Từ sự phântích đúng đắn này, ta mới có thể đề ra các giải pháp quản lí, sử dụng các công
2 http://blog.sgc.vn/?p=47
Trang 14cụ điều tiết vĩ mô (bao gồm: chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chínhsách kinh tế đối ngoại, chính sách thu nhập) phối hợp thực hiện một cáchđồng bộ với nhau nhằm tạo ra một tác động tổng hợp kiềm chế lạm phát ởmức độ vừa phải, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển một cáchbền vững.
Chi phí sản xuất tăng có thể do các nguyên nhân sau: do gia tăng tiềnlương danh nghĩa, tăng giá nguyên-nhiên-vật liệu,… Do chi phí sản xuất tăngnên doanh nghiệp buộc phải tăng giá sản phẩm nhằm bảo đảm lợi nhuận
Ở Việt Nam, để tính lạm phát, người ta chỉ dùng " chỉ số giá tiêu dùng"
Bảng 1: Chỉ số giá tiêu dùng so sánh giữa năm sau và năm trước.
Điều này khiến cho hàng loạt nhà máy xí nghiệp đứng trước nguy cơphá sản do lượng hàng tiêu thụ giảm sút do giảm cầu tiêu dùng Vấn để đặt ra
Trang 15cho các doanh nghiệp trong giai đoạn này là làm sao có thể bình ổn được giá
cả sản phảm để nhanh chóng lấy lại thị trường tiêu thụ đã tuột khỏi tay với do
sự tăng giá của hàng hoá xã hội nói chung và sản phẩm của doanh nghiệp nóiriêng Bỏi vậy, các doanh nghiệp cần thạưc hiện các biện pháp cắt giảm chiphí để bù đắp cho tình trạng lạm phát hiện nay
2.2 Yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh từ việc gia nhập WTO
Gia nhập WTO, chúng ta sẽ được bình đẳng tham gia thị trường toàncầu để phát triển kinh tế, thương mại, thu hút đầu tư và hàng hóa, dịch vụ sẽkhông bị phân biệt đối xử, sẽ dỡ bỏ được nhiều rào cản và được hưởng những
ưu đãi dành cho thành viên WTO Các doanh nghiệp Việt Nam khá năngđộng và chuyển động rất nhanh khi môi trường kinh doanh thay đổi Vượt quađược thách thức của sự cạnh tranh, Việt Nam sẽ tạo được môi trường cạnhtranh lành mạnh, bình đẳng
Các doanh nghiệp nước ngoài vào hoạt động ở Việt Nam sẽ dùnglương, dùng các chính sách ưu đãi để thu hút lao động, nhất là lao động cónăng lực về làm việc cho mình Thách thức này đòi hỏi các doanh nghiệptrong nước phải có chiến lược đào tạo, có cơ chế phù hợp nhằm “chiêu hiềnđãi sĩ”, để giữ lao động Đồng thời, phải có những đổi mới trong cách quản lý
Xu thế hiện nay, Nhà nước tập trung quản lý ở tầm vĩ mô, xây dựng hệ thốngpháp luật, chính sách và kiểm tra việc thực hiện luật, chính sách đó; chuyểnquyền quản lý trực tiếp cho các hiệp hội ngành hàng, tạo điều kiện bảo vệđược ngành hàng và hợp tác liên kết cùng phát triển
Bản thân việc gia nhập WTO không làm Việt Nam giàu lên hay nghèo
đi mà chỉ là tạo cơ hội Chúng ta tranh thủ được cơ hội thì sẽ phát triển, vượtqua đựơc thách thức thì sẽ tạo thêm cơ hội mới Bởi vậy, đòi hỏi sự cố gắngcủa tất cả các bộ, ngành, các địa phương, nhất là sự lao động sáng tạo, liên kết
Trang 16chặt chẽ giữa các doanh nghiệp Việt Nam, tạo sức mạnh nội lực lớn hơn đểphát triển nhanh hơn, bền vững hơn
Khả năng cạnh tranh chính là khả năng có thể huy động được cácnguồn lực Do đó, các doanh nghiệp cần tìm mọi cách để nâng cao sức cạnhtranh của hàng hoá nội địa nhanh chóng bắt kịp nhu cầu thị trường và tìmcách đáp ứng nhu cầu đó một cách tốt nhất Khoa học và kinh nghiệm của cácquốc gia đi trước đã chứng minh rằng có rất nhiều con đường đưa ta tới thànhcông nhưng con đường ngắn nhất và ít chông gai nhất lại là con đường khótìm nhất Tuy nhiên trước tình hình hiện nay, giảm chi phí sản xuất kinhdoanh để tiến tới tăng sức cạnh tranh là phương pháp an toàn và phù hợp nhấtcho những công ty và những doanh nghiệp có số vốn không lớn
2.3 Vai trò của việc cắt giảm chi phí
Chi phí kinh doanh là tổng số tiền tương đương với toàn bộ hao phí vềcác nguồn lực mà công ty đã bỏ ra trong một giai đoạn kinh doanh nhất định Quản lý chi phí là tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về việc sử dụngcác nguồn vốn và chi phí, từ đó đưa ra những quyết định về các chi phí ngắnhạn cũng như dài hạn của công ty và cách thức cắt giảm chi phí hợp lý
Cắt giảm chi phí làm tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.Điều này có thể rất dễ thấy vì có rất nhiều cách thức một doanh nghiệp lựachọn để nâng cao sức cạnh tranh: bằng cách tác động vào các dịch vụ chămsóc khách hang hay các chương trình khuyến mại ngắn hạn, tác động vào thịhiếu của người tiêu dung hay là tác động vào chính giá cả và chất lượng sảnphẩm do chính công ty sản xuất Cắt giảm chi phí sản xuất là biện pháp nhằmnâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc giảm giá bán sản phẩm Một khichi phí cho một đơn vị thành phẩm giảm dẫn tới việc giá bán sản phẩm cũnggiảm theo và do đó các doanh nghiệp có nhiều khách hang hơn, thị trường
Trang 17tiêu thụ rộng hơn và có nhiều khách hang tiềm năng hơn Do vậy, năng lựccạnh tranh cũng được củng cố.
Hiện nay, tình trạng lạm phát diễn ra thường xuyên với biên độ ngàycàng mạnh, cắt giảm chi phí sản xuất là hành động đúng đắn trước những biếnđộng không thể dự báo trước từ thực tế lạm phát Cắt giảm chi phí sẽ bù đắpcho sự tăng giá của đồng tiền và sự gia tăng đột biến của các chi phí đầu vàonhằm cải thiện tình hình sản xuất và bắt kịp xu hướng thị trường
“Tuy nhiên, việc cắt giảm chi phí đơn thuần chỉ dẫn tới những kết quảtạm thời, có thể giúp các công ty đạt được mục tiêu lợi nhuận, song hiếm khiđem lại kết quả cải thiện bền vững về vị thế cạnh tranh”3
Có ba lý do giải thích việc này:
Sáng kiến cắt giảm chi phí là cách thức tuyệt vời để đẩy mạnh lợinhuận ngắn hạn, nhưng nó cũng có thể làm xói mòn những nỗ lực cải thiệncạnh tranh lâu bền hơn Động cơ cho các chương trình cắt giảm chi phí là việcphải “thắt lưng buộc bụng” trong thời kỳ khó khăn hay là một phần của côngcuộc cải tổ cơ cấu kinh doanh
Trong bất cứ trường hợp nào, các chương trình cắt giảm chi phí cũng làmột phương pháp ngắn hạn và đơn giản để tạo ra các lợi thế cạnh tranh, chúnghiếm khi củng cố hay cải thiện thực sự sản phẩm/dịch vụ của công ty
Phần lớn các chương trình cắt giảm chi phí đều như những chiếc
“máy cắt bánh”, đặt ra chỉ tiêu đơn giản và áp dụng xuyên suốt toàn bộ hoạtđộng kinh doanh mà không quan tâm tới đặc tính riêng biệt của từng bộ phận
Khi tiến tới việc quản lý chi phí, một trong những vấn đề thường gặpnhất là “vô tình loại bỏ những thứ quý giá trong đống lộn xộn cần phải quẳngđi” Trong những nỗ lực cắt giảm chi phí để trở nên cạnh tranh hơn, một vàinăng lực quan trọng sẽ mất đi, và kết quả thu được trở nên ngược lại với
3 http://maxi-forex.com/450_the_gioi_dau_tu.html
Trang 18mong muốn Thách thức chính là việc phân biệt giữa những “chi phí tốt” (gópphần quan trọng đem lại lợi nhuận) và những “chi phí xấu” (có thể loại bỏ màkhông làm giảm lợi thế cạnh tranh) Tuỳ thuộc vào từng chiến lược, “chi phíxấu” có thể rất đa dạng về bản chất và mức độ trong tất cả các công ty.
Cắt giảm chi phí được xem như những chương trình ngắn hạn chứkhông phải lâu dài Thậm chí, sau những chiến dịch cắt giảm chi phí thànhcông, nhiều công ty lại thấy rằng ở các khu vực khác chi phí lại gia tăng hoặccác đối thủ cạnh tranh đuổi kịp họ
Bất cứ lợi thế cạnh tranh nhất thời nào sẽ bị xói mòn dần cùng với thờigian Cuối cùng, công ty lại phải đối mặt với những khó khăn khác phát sinhxuất phát từ việc cắt giảm chi phí
3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc cắt giảm chi phí sản xuất hàng may mặc tại Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Intimex Hà Nội
3.1 Nhóm các nhân tố khách quan
3.1.1 Yếu tố kinh tế - xã hội
Các nhân tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng một cách trực tiếp và mạnh mẽđến việc cắt giảm chi phí của một công ty Nó tác động đến cả quá trình sảnxuất thông qua việc tác động vào giá cả các yếu tố đầu vào Các nhân tố đó baogồm: Tình hình tài chính quốc gia, tình hình giá cả, lạm phát, tình hình laođộng việc làm, tình trạng thất nghiệp, dân số, tình trạng thất nghiệp, việc làm…
Lạm phát làm biến động giá cả của tất cả các loại mặt hàng có mặt trên thịtrường Cắt giảm chi phí là một biện pháp nhằm giảm cung Thực hiện phươngpháp này tức là tìm mọi cách khả dĩ nhằm giảm chi phí bỏ ra cho các yếu tố đầuvào nhằm hạ giá thành sản phẩm Ví dụ như: cắt giảm số lao động, sử dụng mộtcách tiết kiệm và có hiệu quả nguyên nhiên vật liệu dùng trong sản xuất,… Giá
cả thị trường giảm xuống sẽ kiềm chế có hiệu quả tình trạng lạm phát
3.1.2 Các yếu tố về khoa học công nghệ
Trang 19Công nghệ là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với lợi thế cạnh tranh củamột doanh nghiệp, nó là động lực chính trong toàn cầu hoá.
Thực trạng khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng như chính sách khoahọc công nghệ là cơ sở rất quan trọng cho các doanh nghiệp trong kinh doanh
Các yếu tố trong nhóm này bao gồm:
+ Tiềm năng khoa học công nghệ ( trong đó có tiềm năng con người) + Các trang bị về kỹ thuật – máy móc thiết bị
+ Các quy trình công nghệ mới
+ Các loại nguyên vật liệu mới
3.1.3 Các yếu tố về môi trường tác nghiệp 4
Môi trường tác nghiệp được đề cập dưới đây là môi trường chứa tất cảcác tác nhân hướng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đócũng là những người hay các tổ chức bên ngoài doanh nghiệp mà quyền lợicủa họ gắn liền với các hoạt động kinh doanh của doanh của doanh nghiệp
4 Tham khảo từ: http://my.opera.com/Quan%20tri%20doanh%20nghiep/blog/show.dml/1756579
Trang 20Sơ đồ 1: Mô hình năm lực lượng của M.Chael Porter.
Môi trường này bao gồm 5 yếu tố: nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế và nội bộ ngành sản xuất
Sự thay đổi trong mỗi quyết định của đối tác cũng có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến doanh nghiệp
- Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo
áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành
- Khách hàng có thể gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng
- Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai
- Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành
- Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp vớinhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh Trongmột ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ
3.2 Nhóm các nhân tố chủ quan.
3.2.1 Cơ sở vật chất
Hiện nay, công ty đang sở hữu diện tích mặt bằng hơn 6 ngàn m2 đất.Các nhà quản trị đã tìm mội cách để tận dụng một cách triệt để khuôn viêncho việc sản xuất may với sự sắp xếp một cách linh hoạt và hợp lý các tổ cắt,
tổ may và tách riêng tổ thời trang nhằm khoanh vùng một cách có hiệu quả.Tuy nhiên trong những năm vừa qua, vào mùa mưa nẳm trong tình trạng ngập
Trang 21úng không có đường thoát nước gây khó khăn cho hoạt động sản xuất củacông ty Vả lại, công tác thông tin liên lạc còn thủ công và có nhiều bất cậptrong khi hệ thống công nghệ thông tin ngày càng phát triển sâu rộng Tìnhhình cơ sở vật chất gây mất hiệu quả và đẩy chi phí tăng cao Bởi vây, bất kỳmột sự kồng kềnh và bất hợp lý trong công tác xây dựng cơ sở vật chất kỹthuật nào cũng có thể ngăn cản chiến lược giảm chi phí sản xuất của công ty
3.2.2 Người lao động trong doanh nghiệp
Đó là những người lao động trực tiếp trong doanh nghiệp Họ là nhữngngười lao động trực tiếp hay gián tiếp, làm việc chân tay hay lao động trí óc,
là những người công nhân đứng máy hay những nhân viên văn phòng Trình
độ và kỹ năng cũng như khả năng phát triển của họ trong tương lai, tập quánphong thái và thái độ trong quá trình làm việc sẽ tác động trực tiếp đến kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp Ngành may là ngành sử dụng nhiều laođộng, với tổng số 243 lao động trong công ty nhưng chỉ số công nhân đứngmáy công nghệ không nhiều khiến hoạt động sản xuất tỏ ra kém hiệu quả.Công ty chưa có sự tương xứng giữa số lượng công nhân và số lượng máymóc Bởi vậy, ban lẫnh đạo công ty cần đầu tư trang thiết bị, mua them máymay để hoạt động sản xuất hoàn thành công tác giảm chi phí trong doanhnghiệp
3.2.3 Ban lãnh đạo công ty
Chủ doanh nghiệp là những người bỏ vốn vào kinh doanh Các nhàquản trị là những người trực tiếp thực hiện các hoạ động quản trị của công ty.Trình độ và kỹ năng quản trị của những người này rất quan trọng Nó chi phốitoàn bộ hoạt động bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp, nhất là cácyếu tố bên ngoài với diễn biến phức tạp và khó có thể kiểm soát được Banlãnh đạo có vai trò lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và có quyền quyết địnhnhững công việc lớn nhỏ trong công ty
Trang 22Với một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu, trình
độ hiểu biết và sự quyết đoán trong công việc để kịp thời nắm bắt cơ hội là vôcùng quan trọng Đó là chìa khoá đưa đến thành công trong kinh doanh
“ Ngoại lực là quan trọng, nội lực là quyết định” Do đó, một công tycần có đội ngũ lãnh đạo có trình độ và có sự sáng suốt trong quyết định, cókhả năng xây dựng một cơ cấu quản lý linh hoạt để có thể phản ứng nhanh, dễthích nghi với sự thay đổi của môi trường Bởi đây chính là hạt giống cho câylợi nhuận luôn đâm chồi nảy lộc
4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cắt giảm chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc
4.1 Chi phí nguyên vật liêu trên một đơn vị thành phẩm
Thành phẩm là giá trị hàng hoá được hoàn thành qua quá trình sản xuấtsản phẩm Chi phí nguyên vật liệu/ 1 đơn vị thành phẩm là một chỉ tiêu kinh
tế cho biết lượng nguyên vật liệu tổn hao và được kết tinh trong sản phẩmhàng hoá sau khi kết thúc chu kỳ chuyển hoá
Chỉ tiêu này có ý nghĩa nhiều mặt:
+ Thứ nhất: cho biết sự tương quan về lượng giữa cái được và cái mất,giữa cái doanh nghiệp phải bỏ ra với những giá trị doanh nghiệp được thu vềsau quá trình để có những biện pháp điều chỉnh phù hợp với thực tế sản xuấtthông qua việc lập kế hoạch sản xuất cho kỳ kinh doanh tiếp theo và nhữngchiến lược thị trường hiệu quả
+ Thứ hai: Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả kinh doanh bằng việc tiếtgiảm chi phí Chỉ số này càng thấp cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển.Trong tiến trình phát triểncủa doanh nghiệp, tổng chi phí có thể tăng lên do nhu cầu tiêu dùng sản phẩmngày càng tăng, nhưng chi phí nguyên vật liệu/ 1 đơn vị sản xuất kinh doanh
Trang 23ngày càng giảm do số lượng thành phẩm gia tăng với tốc độ nhanh hơn nhiều.Bởi vậy, doanh nghiệp cần tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu để hạ thấp chỉ sốnày nhằm tăng sức cạnh tranh của thành phẩm thông qua cắt giảm chi phí này.
4.2 Chi phí tiền lương trên 1 đơn vị sản xuất kinh doanh.
“Chi phí tiền lương trên 1 đơn vị sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêukinh tế có ý nghĩa nhiều mặt Chi phí tiền lương không chỉ được coi như làmột khoản chi phí mà nó còn liên quan mật thiết đến hiệu quả sản xuất kinhdoanh, quan hệ lợi ích giữa các chủ thể cùng tham gia vào các hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp”5
Nếu chỉ số này càng nhỏ thì hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp ngàycàng cao và ngược lại Năng xuất lao động tăng lên (do giảm chi phí lao độngtrên một đơn vị kết quả sản xuất kinh doanh) đã làm cho chi phí tiền lươnggiảm đi, góp phần tiết kiệm các chi phí sản xuất cho phép doanh nghiệp tănglợi nhuận của mình
Thứ nhất: Tiết kiệm chi phí tiền lương và cải thiện thu nhập củangười lao động trên cơ sở tăng lương về hình thức là 2 xu hướng mâu thuẫnvới nhau, nhưng thực tế lại là quy luật tất yếu Nội dung của quy luật này làtiết kiệm chi phí tiền lương trên cơ sở tăng năng suất lao động, giảm chi phílao động cho mỗi đơn vị kết quả sản xuất kinh doanh, là điều kiện trực tiếp đểtiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Việc tiết kiệm chi phí tiền lương như vậy, hoàn toàn không gạt bỏ mà là điềukiện cần thiết để tăng thu nhập cho người lao động
Thứ hai: Tiền lương và chi phí của người lao động được bù đắp ở tỷ
lệ tiết kiệm chi phí sản xuất (trong đó có chi phí tiền lương) dưới hình thứctăng tiền công và tăng phần phân phối từ lợi nhuận để lạo trong doanh nghiệpdưới dạng tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các tiền trả khác theo quy định củangành và của Nhà nước
5 PGS.TS Bùi Tiến Quý, PGS Vũ Quang Thọ - Chi phí tiền lương của các doanh nghiệp Nhà Nước trong nền kinh tế thị trường – NXB Chính trị Quốc gia – 1997, Tr.126
Trang 24Như vậy, giảm chi phí tiền lương nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh đảm bảo lợi nhuận doanh nghiệp tăng lên “Tuy nhiên việc cắt giảmtiền lương là do năng suất lao động tăng lên và mức hao phí lao động trên mộtđơn vị kết quả sản xuất kinh doanh giảm đi lớn hơn là tăng tiền lương chomột đơn vị hao phí Điều này cũng cho thấy rằng rằng tốc độ tăng của năngsuất lao động đảm bảo nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân trongdoanh nghiệp.
Thứ ba: dưới tác động gián tiếp của việc tăng năng suất lao động vàtiền lương bình quân, chi phí sản xuất nói chung và chi phí tiền lương nóiriêng, phần thu của Nhà nước từ thuế cũng từ đó mà tăng lên
4.3 Chi phí bán hàng trên một sản phẩm được tiêu thụ
Đây là khoản chi cho hoạt động của bộ phận bán hàng ứng với việctiêu thụ được một đơn vị sản phẩm hàng hoá và đã thực hiện thanh toán
Chỉ tiêu này có ý nghĩa cô cùng quan trọng trong việc ghi nhận nhữngthành quả đã đạt được sau cả quá trình sản xuất sản phẩm
Thứ nhất: Cho biết năng lực tiêu thụ sản phẩm với chi phí nhất định.Khi quá trình sản xuất diễn ra đều đặn và liên tục tạo ra sản phẩm, nhưngkhông có thị trường tiêu thụ thì công ty sẽ dẫn đến phá sản do không đủ khảnăng tài chính để chi trả cho cán bộ công nhân viên Bán hàng là cầu nối sảnphẩm hàng hoá đến tay người tiêu dùng và đem lại giá trị doanh thu chodoanh nghiệp
Thứ hai: cho biết hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpsau quá trình sản xuất sản phẩm Cũng như hai loại chi phí đã nói trên, chỉtiêu này có trị số càng nhỏ thì hiệu quả kinh doanh càng lớn
Thứ ba: Thông qua những con số trong hệ thống chỉ số này, các nhàquản lý có thể xây dụng được chiến lược sản xuất phù hợp cho doanh nghiệptrong giai đoạn tiếp theo
Trang 254.4 Chi phí quản lý doanh nghiệp trên một đơn vị lợi nhuận
Là khoản chi phí rất nhạy cảm với công việc quản lý, chi phí quản lýdoanh nghiệp/ 1 đơn vị lợi nhuận toàn doanh nghiệp cho thấy giá trị mà bộphận quản lý, các khối văn phòng tiêu tốn để hình thành nên một đơn vị lợinhuận của toàn doanh nghiệp Chi phí quản lý trên một đơn vị lợi nhuận càngnhỏ, doanh nghiệp càng làm ăn có hiệu quả trên cơ sở giảm chi phí quản lý.Chỉ số này còn cho thấy khả năng quản lý của ban lãnh đạo công ty để đưa rasản phẩm giàu sức cạnh tranh nhất trên cơ sở giảm chi phí quản lý doanhnghiệp hay tăng lợi nhuận của chính doanh nghiệp đó
Trang 26CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẮT GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ
THƯƠNG MẠI INTIMEX HÀ NỘI
I Tổng quan về Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Intimex Hà Nội.
1 Quá trình ra đời và phát triển
1 1 Giới thiệu công ty:
Công ty Cổ Phần Sản xuất và Thương mại Intimex Hà Nội là Công tychi nhánh trực thuộc Công ty Xuất Nhập Khẩu Intimex nguyên là Tổng công
ty xuất nhập khẩu Nội thương được thành lập năm 1979 Trải qua quá trìnhphát triển, sau một số lần thay đổi tổ chức và tên gọi, từ năm 2005 đến nayđược đổi thành Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Intimex Hà Nội
Hoạt động với hình thức công ty cổ phần, Intimex Hà Nội ngày càngphát huy tính năng động trong nền kinh tế thị trường Tuy mới cổ phần hoá,nhưng Intimex Hà Nội đã được thừa kế uy tín, kinh nghiệm gần 30 năm củacông ty XNK Intimex-Danh hiệu sao vàng đất Việt
Với một đội ngũ nhân viên lành nghề, giàu kinh nghiệm, một mạng lướibán hàng xuyên suốt Việt Nam với mối quan hệ bền vững và tốt đẹp, Intimex đãđược chứng minh là một đối tác tin cậy của các bạn hàng Việt Nam và thế giới.Hiện nay EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan,Singapore là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Intimex Hà Nội
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Quyết định số 349 IN/TCCB, ngày 12/5/1998 về việc thành lập vàquy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn Xí nghiệp May xuất khẩu trực thuộc
Trang 27Cty XNK-Dịch vụ thương mại (Intimex) với vai trò sản xuất và cung cấp mộtlượng lớn hàng may mặc cho công ty XNK Intimex.
Quyết định số 1044 INT/TCCB, ngày 14/8/2001 về việc hợp nhất Xínghiệp Lắp ráp xe máy Intimex và Xí nghiệp May Intimex thành Xí nghiệp
Xe máy trực thuộc công ty XNK Intimex nhằm mở rộng quy mô theo chiềurộng để đáp ứng nhu cầu thị trường
Quyết định số 255 INT/TCCB, ngày 23/9/2002 về việc thành lập Xínghiệp May Intimex trực thuộc Công ty XNK Intimex trên cơ sở tách XưởngMay thuộc Xí nghiệp Xe máy Intimex từ việc nắm bắt thị hiếu và những đòihỏi từ người tiêu dùng về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm
phê duyệt phương án cổ phần hoá trên cơ sở chuyển Xí nghiệp May, Xínghiệp Xe máy Intimex thành Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mạiIntimex Hà Nội
- Ngày 08/4/2006, Đại hội cổ đông thành lập đã thông qua Điều lệ củaCông ty, bầu HĐQT và BKS của Công ty;
- Ngày 15/4/2007, Đại hội cổ đông thường niên lần thứ nhất
Quyết định số: 3197/QĐ-BTM ngày 30/12/2005 của Bộ Thương Mại,
đã phê duyệt phương án cổ phần hoá và thành lập Công ty cổ phần sản xuất
và thương mại Intimex Hà Nội
+ Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Intimex Ha Noi production and tradejoint-stock company
+ Tên viết tắt: Intimex HA NOI
+ Địa chỉ: Tổ 17, Khu Ga Văn Điển, Thị trấn Văn Điển, Thanh Trì,
Hà Nội
+ Vốn điều lệ: Đã thực hiện điều chỉnh vốn điều lệ lên: 4.800.000.000
Trang 28+ Đăng ký kinh doanh số: 010301189 do sở kế hoạch Đầu tư thành phố
Công ty đã thiết lập quan hệ thương mại với rất nhiều quốc gia trên thếgiới và là Công ty có tiềm năng trong việc xuất khẩu các mặt hàng nông sảnnhư cà phê, hạt tiêu, cao su Ngoài ra, Công ty còn được biết đến như mộtđơn vị xuất khẩu mạnh các mặt hàng thủy sản và các sản phẩm chế biến khác
Với bề dầy kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công tyxuất nhập khẩu Intimex là một đối tác đáng tin cậy cho bạn hàng trong nước
và quốc tế
2.2 Các hoạt động của công ty:
Một là: Kinh doanh xuất nhập khẩu
Tại đại hội cổ đông lần thứ nhất đã xác định hoạt động kinh doanh xuấtnhập khẩu là mảng kinh doanh quan trọng trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty Nó bao trùm toàn bộ hoạt động kinh doanh Đây là hoạt
Trang 29động có tính quyết định giúp cho công ty hoàn thành các chỉ tiêu tài chính củamình trong năm 2007
- Về xuất khẩu:
+ Xuất khẩu hàng Nông sản: Cà phê, hạt tiêu, chè, hoa hồi, quế… + Lương thực, thực phẩm, rượu bia;
+ Hàng tiêu dùng, điện, điện tử;
+ Hàng thủ công mỹ nghệ: hàng mây tre đan, hàng thêu ren, các sảnphẩm thủ công khác
+ Nguyên liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng;
+ Vật tư thiết bị ngành xi măng;
+ Trang thiết bị y tế, thiết bị khoa học;
+ Giống vật nuôi, cây trồng;
Tuy nhiên cà phê, hạt tiêu vẫn là mặt hàng chủ lực đóng góp kimngạch và hiệu quả chính cho Công ty, đây cũng là mặt hàng xuất khẩu chínhcủa các công ty trong tập đoàn Intimex Ngoài ra, Công ty cũng mở rộng mặthàng XK khác nhưng kim ngạch không lớn
- Về nhập khẩu:
Chủ yếu tập trung vào 2 ngành hang là bánh kẹo, điện máy và nguyênliệu cho sản xuất (nhôm, đồng) Gần đây, Công ty khai thác thêm một số hangnhập khẩu khác như thiết bị ô tô, thiết bị y tế Hầu hết các doanh vụ đều đượcnhập khẩu dưới dạng uỷ thác Do vậy, tính hiệu quả và bền vững không cao
Hai là: Sản xuất và kinh doanh may
Với nhiệm vụ chính là: Tổ chức sản xuất, gia công hàng may mặc đểxuất khẩu và tiêu dùng trong nước, ngành may nói chung luôn phải tự cạnhtranh nhau trên thị trường về đơn giá gia công, sức hút lao động cũng như làthị trường tiêu thụ
Ba là: Lắp giáp và kinh doanh xe máy
Trang 30+ Liên doanh, liên kết và tổ chức lắp ráp xe máy và sản xuất phụ tùng
xe máy để tiêu dùng trong nước;
+ Kinh doanh dịch vụ: Sửa chữa, bảo hành ôtô, xe máy;
Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Intimex là một trong nhữngnhà xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàngnông sản, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, may mặc, bột giặt Công ty chúng tôi
đã thiết lập quan hệ thương mại với rất nhiều đối tác trên thế giới và rất nổitiếng về các sản phẩm với chủng loại đa dạng, hình thức phong phú và có chấtlượng cao
3 Cơ cấu tổ chức
3.1 Sơ đồ tổ chức
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Hà Nội là công ty có quy môvừa và nhỏ Do vậy, Intimex Hà Nội được tổ chức theo mô hình cơ cấu chứcnăng là rất phù hợp Với mô hình này, các hệ thống trực tuyến không cóquyền ra lệnh cho cấp dưới mà chỉ giúp cho người quản lý ra quyết định trongphạm vi chuyên môn của mình Để thấy rõ mối quan hệ giữa các cấp quản lý
và các bộ phận sản xuất kinh doanh, ta có thể theo dõi sơ đồ bộ máy tổ chứccủa công ty như sau:
Trang 31Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức của công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại
Intimex Hà Nội
Đứng đầu công ty là Đại Hội Đồng Cổ Đông (ĐHĐCĐ) ĐHĐCĐ tiếptục bầu ra Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) và Ban Kiểm Soát (BKS) Sau đó,HĐQT quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc (TGĐ)
tæ may 5
tæ may 4
tæ may 6
tæ may
CẮT
tæ HOAN THiỆN
Trang 32BKS có nhiệm vụ thanh tra những thành viên trong HĐQT- cơ quanquản lý công ty, nhân danh công ty để giải quyết những việc lớn nhỏ trong nội
bộ hay ở ngoài công ty BKS cũng được ĐHĐCĐ trao cho quyền được giámsát TGĐ về mọi lĩnh vực, đặc biệt là vấn đề công khai các tài chính, đảm bảo
sự minh bạch trong các khoản thu chi
Yêu cầu công việc ngày càng phức tạp, TGĐ ủy quyền cho hai PhóTGĐ phụ trách về hai mảng công việc khác nhau để hỗ trợ TGĐ trong việclãnh đạo và điều hành TGĐ phụ trách trực tiếp 3 phòng ban: P kinh doanh 1,
P Tổ Chức Hành Chính, P Tài Chính Kế Toán và 1 Xí nghiệp may
Trước kia, XN May chỉ là Xưởng may nhưng do yêu cầu phát triển để
mở rộng quy mô sản xuất cũng như hoàn thiện lại hệ thống hạ tầng kỹ thuật,Xưởng may nay đổi thành Xí nghiệp May Các P kinh doanh 1 và 2 có nhiệm
vụ kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản, thủy hải sản, đồ điện
tử, đồ gia dụng P.KD1 chịu sự lãnh đạo trực tiếp của TGĐ và nằm tại trụ sởchính của công ty (96 Trần Hưng Đạo), P.KD2 do PTGĐ kinh doanh điềuhành ngay tại công ty Các phòng ban này chịu sự giám sát của TGĐ và chịutrách nhiệm trước TGĐ
3.2 Đánh giá những ưu nhược điểm của sơ đồ tổ chức công ty
Với quy mô đủ lớn, XN May cũng được tổ chức thành 4 phòng trong
đó Văn phòng xưởng có vai trò chỉ đạo các tổ hoạt động trong XN
Các phòng ban được phân quyền rõ ràng đảm bảo việc hoàn thànhnhiệm vụ Ban quản lý cũng có sự uỷ quyền nhất định không xảy ra việcchồng chéo chức năng
Tuy nhiên với quy mô sản xuất may không lớn, bộ máy công ty tỏ rõ sựchồng chéo về chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Vả lại các tỏ may có
sự khác nhau về số lượng và mức lương do khoán sản phẩm khiến không thểkhuyến khích công nhân làm việc một cách hiệu quả và gắn bó lâu dài
Trang 33Ban kiếm soát do HĐQT bầu ra từ chính những người thuộc HĐQT,điều này thể hiện sự không công bằng trong hoạt động kiểm tra giám sát đặcbiệt là giám sát tài chính của ban lãnh đạo công ty.
II QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN VIỆC CẮT GIẢM CHI PHÍ HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI INTIMEX HÀ NỘI
1 Tình hình chung về việc cắt giảm chi phí sản xuất hàng may mặc tại các doanh nghiệp dệt may trong nước
1.1 Thực trạng dệt may Việt Nam
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thế giới, ngành côngnghiệp may Việt Nam phải có một Quy mô và năng lực sản xuất đủ lớn mới
có thể đứng vững trên thị trường trước sự cạnh tranh khốc liệt này
Trong 15 năm trở lại đây, ngành dệt may Việt Nam ngày càng khẳngđịnh vị trí hàng đầu trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực với con số 2.1 tỷUSD (2001) 3.2 tỷ USD (2002) và tăng lên khoảng 7.2 tỷ USD vào năm
2007 Trong đó ngành may có những đóng góp không nhỏ Tuy nhiên so vớicác nước trên thế giới thì thực lực của ngành may còn khá khiếm tốn
Theo nhận định chung của các nhà kinh tế và thống kê học cho thấy:ngành may Việt Nam có quy mô nhỏ và năng lực sản xuất yếu Tính đến cuốinăm 2002, cả nước có gần 1.000 doanh nghiệp may (không kể những doanhnghiệp có sử dụng công nghệ may) hoạt động trong tất cả các thành phầnkinh tế Trong đó doanh nghiệp quốc doanh hiện có khoảng 400 doanh nghiệp
và còn lại là doanh nghiệp ngoài quốc doanh ( gồm cả tư nhân và doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Với một lượng các doanh nghiệp như vậy,năng lực sản xuất của ngành may đã có những khởi sắc Tính đến 2007, toànngành đã sản xuất được khoảng 15000 triệu sản phẩm Các mặt hàng bao gồm
Trang 34rất nhiều chủng loại trong đó số sản phẩm áo sơ mi và áo Jacket, quần áo thểthao chiếm tỷ trọng cao nhất.
“Tuy vậy, theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành may ViệtNam và thế giới, ngoài các doanh nghiệp quốc doanh và các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài cùng một số ít các doanh nghiệp tư nhân do có tiềmlực về vốn đã tiến hành đổi mới trang thiết bị, còn lại đa số năng lực sản xuấtcủa một số vẫn còn hạn chế”6
Vì thế khi so sánh với các nước trong khu vực cho thấy, ngành mayViệt Nam nhỏ bé về quy mô và năng lực sản xuất thấp
Bảng 2: Sản lượng may của Việt Nam so với các nước
(Nguồn: Bộ Công Thương)
Do năng lực sản xuất kém hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp cócùng lợi thế nên sức cạnh tranh của mặt hàng may mặc Việt Nam có rất nhiềuhạn chế Điều này thể hiện rõ qua thị trường cạnh tranh phi tự do (phi hạnngạch) như Nhật Bản, các nước Bắc Âu, Canada
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may các nước năm 2007
( Nguồn: Bộ Công Thương)
6 Dệt may việt nam, Cơ hội và thách thức- trang 79
Trang 35Tính trung bình mỗi năm Việt Nam thu về được 2 tỷ rưỡi USD trongviệc xuất khẩu vải, tơ sợi và hàng may mặc sang 100 quốc gia khác trên thếgiới, trong đó có Âu Châu, Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Trong nhiều lý do dẫn đến sự yếu kém trong ngành may về năng lựcsản xuất của ngành May Việt Nam, công nghệ là tác nhân chủ yếu Lượngmáy móc được phân bổ phần lớn ở các doanh nghiệp quốc doanh và doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khi đó với số lượng lớn toàn bộ doanhnghiệp ngoài quốc doanh thì số máy may lại không nhiều Nhận thức được sựtất yếu phải đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ nâng cao năng lực sảnxuất kinh doanh Trong thời gian qua, ngành may đã có nhiều cố gắng để thayđổi thực trạng này Tuy vậy, khả năng tự động hoá trong quá trình sản xuấtchit đạt được mức trung bình, công nghệ cắt may còn lạc hậu Công nghệphục vụ và các công đoạn phụ trọ bao gồm: khâu giặt còn nhiều bất cập, côngtác thiết kế tạo mẫu vẫn đang trong giai đoạn triển khai đã làm hạn chế chấtlương, mẫu mã và chủng loại sản phẩm
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu phải nhập khẩu nguyênvật liệu cho sản xuất Ngay cả các sản phẩm xuất khẩu và các sản phẩm có sựtăng trưởng cao trong nhiều năm qua như hàng dệt may cũng phụ thuộc nhiềuvào nguồn nguyên liệu, bán thành phẩm nhập khẩu Nhiều nhóm sản phẩm có
tỷ trọng chi phí cho nguyên vật liệu chiếm trên 40% giá thành sản phẩm Việcnhập khẩu với số lượng lớn nguyên vật liệu cũng sẽ gây tác động trực tiếp tớitính chủ động của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc lập kế hoạch kinhdoanh và tới giá thành do phụ thuộc vào biến động giá cả nguyên liệu nhậpkhẩu, biến động tỷ giá hối đoái Ngoài ra, việc phải nhập khẩu các nguyênliệu phục vụ sản xuất trong nước cũng sẽ làm phát sinh thêm nhiều khoản chiphí khác như, chi phí vận chuyển, chi phí các thủ tục hải quan, chi phí cảng,chi phí bảo hiểm
Trang 36Tất cả các khoản chi phí này đều có ảnh hưởng rất lớn tới chi phí sảnxuất, giá thành sản phẩm và sức cạnh tranh của sản phẩm cũng như doanhnghiệp.
1.2 Thực trạng cắt giảm chi phí sản xuất hàng may mặc Việt Nam
1.2.1 Nguyên vật liệu
Năm vừa qua nhiều doanh nghiệp đã gặp khó khăn bởi giá nguyên liệuđầu vào tăng cao Trong khi đó, ở thị trường trong nước giá dầu, than và giáđiện vẫn chưa hoàn toàn theo giá thị trường Trên thị trường thế giới, giá dầurất khó dự đoán Điều này buộc doanh nghiệp phải tiếp tục có biện pháp tiếtgiảm chi phí sản xuất để ổn định giá thành Nếu năm nay giá dầu tiếp tục tăngthì phải thay đổi cả quy trình sản xuất Nhiều công ty sản xuất vải và hàngmay mặc của Việt Nam đang bị thua lỗ vì chi phí sản xuất và tiền lời ngânhàng gia tăng
So với cùng kỳ năm ngoái, chi phí sản xuất trong ngành may mặc giatăng từ 5 đến 10% vì giá dầu hỏa, vật tư và thiết bị trên thị trường thế giới đềutăng cao Cùng với sự gia tăng của giá cả các mặt hàng, lãi suất ngân hàngtrong nước cũng tăng từ 8% năm ngoái lên tới 9,3% hiện giờ
“Theo các chuyên gia kinh tế, chưa bao giờ các doanh nghiệp bị
“đánh” từ nhiều phía như hiện nay Do ảnh hưởng của cơn sốt thiếu hụtnguyên – nhiên liệu trên thế giới, giá hầu hết các nguyên liệu đều tăng trên20% so với năm 2007 Lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng cao Ngaysau đó, giá xăng dầu tăng thêm 10% - 30%, như một cú đánh bồi vào cácdoanh nghiệp Việt Nam cần có một chiến lược sử dụng nguyên vật liệu saocho thật hợp lý để có thể phát huy tối đa tiềm lực trong nước”7
7 Dệt may việt nam, Cơ hội và thách thức- trang 48
Trang 37Bảng 4: Nhu cầu sử dụng nguyên phụ liêu đến năm 2005 và năm 2010
( Nguồn: Bộ công thương )
Nguyên vật liệu là đầu vào của mọi quá trình sản xuất sản phẩm Do đógiảm chi phí nguyên vật liệu bằng cách khai thác thị trường nguyên vật liệutiềm năng hoặc nhập khẩu nguyên vật liệu từ các đối tác tin cậy với sự hợp lý
về giá cả và chất lượng cũng như chế độ chăm sóc khách hàng của các nhàcung cấp Từ đó công ty đã giảm được một khoản phí tổn nhất định cho việcmua nguyên vật liệu
Giữa muôn trùng vòng vây của giá xăng dầu, nguyên vật liệu, lãi suấtvốn vay ngân hàng , việc điều tiết chi phí sản xuất, bảo đảm lợi nhuận đang là thách thức sống còn đối với nhiều doanh nghiệp
Trước tình hình đó, các công ty đã từng bước đi tìm giải pháp cắt giảmchi phí Bởi đây là con đường nhanh nhất để tăng sức cạnh tranh cho sảnphẩm Hiện nay, tình trạng giá cả leo thang rất đáng báo động Việt Namkhông thể khống chế được giá cả do giá dầu trên thế giới tăng mạnh với mứctăng chưa từng có từ trước đến nay
Việt Nam đang trong giai đoạn tiền WTO, hàng hoá sản phẩm và dịch
vụ luôn phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị trường đặc biệt là phù hợp với túitiền của người tiêu dùng Do đó, các công ty và các tập đoàn trong nước đãkhông ngừng cải tiến, tìm tòi phương cách để làm sao có thể nâng cao sứccạnh tranh của sản phẩm thông qua việc cắt giảm chi phí sản xuất và các chiphí phát sinh trong quá trình phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng
Bảng 5: Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp
Trang 38Chi phí nhân sự thường được chia ra thành hai loại: chi phí trực tiếp vàchi phí gián tiếp Khi cần tiết kiệm ngân sách, biện pháp đơn giản nhất mà cácông chủ vẫn thường áp dụng – đó là tinh giản biên chế, sắp xếp lại cơ cấunhân sự Song, đây chỉ là một trong những biện pháp “chữa cháy” theo kiểu
“giật gấu vá vai” của những doanh nghiệp “cò con” mà hiệu quả thu được lạichẳng như mong đợi Bởi vậy mà phương pháp này không được coi là lựachọn khôn ngoan, khi mà thị trường nguồn nhân lực luôn nằm trong tình trạngmất cân bằng về cung cầu Điều luôn ám ảnh các ông chủ doanh nghiệp vẫn làviệc làm sao để tìm ra các giải pháp cắt giảm chi phí nhân sự một cách khônngoan và hiệu quả
Ngành may là một trong những ngành sử dụng nhiều lao động Tronghoàn cảnh hiện nay, các doanh nghiệp cần chăm lo chu đáo đời sống chongười lao động như vậy mới có thể nhanh chóng vượt qua những khó khăn
Doanh nghiệp cắt giảm chi phí nhân sự bằng cách nâng cao hiệu quả sửdụng nguồn nhân lực thông qua các biện pháp đào tạo cán bộ công nhân viên
và thực hiện việc trả lương khoa học và hợp lý Việc làm này nhằm kích thích
Trang 39sự sáng tạo và niềm đam mê gắn bó với công việc Kết quả thật bất ngờ khithực tế cho thấy, các doanh nghiệp sử dụng biện pháp này hay biện pháp khácnhằm cắt giảm chi phí nguồn nhân lực dựa trên sự đóng góp của cán bộ côngnhân viên với mức thu nhâp mà họ được hưởng đều tỏ ra có hiệu quả.
1.2.3 Cơ sở hạ tầng trang thiết bị
Doanh nghiệp cũng có thể cắt giảm chi phí thông qua việc nâng cao sửachữa lớn cơ sở vật chất tạo hạ tầng vững chắc Làm được việc này đòi hỏi cáccông ty phải có sự tính toán rất kỹ càng về những cái được và cái mất, tính lâudài và tính tạm thời của dự án Công ty phải trích ra một khoản tài chính đểchi phí chi việc đầu tư cải tiến trang thiết bị hoặc sửa chữa và củng cố lại mặtbằng sản xuất Việc đầu tư sửa chữa lớn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng caocủa thị trường trong hoàn cảnh lạm phát tăng nhanh Nó đặt ra một yêu cầutất yếu cho các doanh nghiệp sản xuất Đó là việc tính toán làm sao cho việcđầu tư này là hiệu quả và hữu ích, tránh tình trạng đầu tư vào những hạ tầngkhông cần thiết gây lãng phí tài sản của doanh nghiệp và không thiết thực chosản xuất
Ở một số công ty, ban giám đốc công ty quyết định đầu tư vào việc xâydựng một bãi đỗ xe khép kín có hệ thống lò sưởi chống rét vào mùa đông -điều mà các nhân viên công ty mơ ước từ lâu Biết xác định đâu là khoản cầntiết kiệm, đâu là việc cầu đầu tư, chi tiêu – đó chính là điều mà các chuyên giaquản lý tâm niệm Thông thường, chi phí cho việc tổ chức nơi làm việc củanhân viên chiếm tới 40% tổng chi phí - một khoản không nhỏ đối với nhiềudoanh nghiệp Và đương nhiên, các ông chủ công ty phải nghĩ cách giảm thiểukhoản chi phí này, bằng mọi cách Không ít các công ty mua bàn ghế, máytính…cho nhân viên với giá rẻ nhất, thậm chí là đồ đã qua sử dụng nhằm tiếtkiệm ngân sách Song, nói chung, hiệu quả của các biện pháp cắt giảm chi phígián tiếp thường không rõ nét lắm bởi tác dụng của nó phải sau một thời gian
Trang 40dài mới có thể kiểm nghiệm được Bởi vậy, một phương pháp khác với tên gọi
là tiết kiệm sáng tạo được nhiều công ty có tầm nhìn xa, ưa thích sử dụng
Trong một công ty nọ, Ban giám đốc quyết định mua cho nhân viênloại máy tính màn hình phẳng tinh thể lỏng, và đương nhiên, với giá cao hơnnhững chiếc máy tính thông thường Ban đầu, khi nhìn thấy bảng báo giá, vịTổng giám đốc đã “tá hỏa” vì cho rằng đó là một trò xa xỉ Song, sau khi suy
đi tính lại, ông quyết định “bấm bụng7” xuống tiền vì những chiếc máy tínhnày trên thực tế lại có lợi hơn so với những chiếc máy tính đời cũ: ít hao điện,chiếm ít diện tích trên bàn do cấu hình mỏng, gọn nhẹ, và điều quan trọnghơn, chúng không hại mắt khi sử dụng
Tại một công ty may có tên tuổi, Ban giám đốc đã tiết kiệm ngân sáchbằng cách thiết kế cho nhân viên loại bàn ghế làm việc …di động Nếu tínhđến khả năng di chuyển văn phòng sang địa điểm khác, công ty sẽ phải tốnkhá nhiều chi phí cho việc vận chuyển Và bởi vậy, họ đã quyết định chọnloại bàn ghế di động và cho lắp đặt đường truyền Internet Wi-Fi Với cáchthiết kế này, nhân viên có thể làm việc thoải mái, ngay cả khi cần di chuyển vịtrí giữa bộ phận này với bộ phận khác
+ Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, khi hội nhập kinh
tế quốc tế, doanh nghiệp chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, trong đó yếu tốquan trọng, quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp Việt Nam là côngnghệ Công nghệ là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của doanhnghiệp công nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tuy nhiên, hiện nay, thực trạng công nghệ sản xuất và thiết bị của cácdoanh nghiệp công nghiệp đa số đều là công nghệ và thiết bị lạc hậu, khôngđáp ứng được yêu cầu sản xuất – kinh doanh
Như vậy, các công ty đã sử dụng chính sách: “Bỏ con săn sắt, bắt con cá rô”
nhằm tiết giảm chi phí sản xuất về lâu dài