LỜI MỞ ĐẦU Ngành xây dựng nói chung và ngành xây dựng của xã Bắc Lý nói riêng có đóng vai trò không nhỏ cho sự phát triển kinh tế. Cùng với sự thay đổi của cơ chế kinh tế hiện nay, hoạt động đầu tư xây dựng cũng có sự phát triển mới phù hợp với những biến đổi chung. Trong thực tế, sự chưa hoàn chỉnh của hệ thống luật pháp trong lĩnh vực xây dựng đã tạo kẽ hở cho những thói xấu phát triển. Bài học về chất lượng các công trình xây dựng những năm qua, bất cập trong cơ chế quản lý, giám sát đã đặt ra yêu cầu cần phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng. UBND xã Bắc Lý là một cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực: Xây dựng. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh thực tế, công tác quản lý nhà nước tại UBND xã vẫn còn bộc lộ những khuyết điểm trong việc tổ chức lực lượng quản lý, yếu kém còn quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình trong lĩnh vực xây dựng. Chính vì thế tôi chon đè tài nghiên cứu: “ Pháp luật về quản lý xây dựng cơ bản về đầu tư xây dựng tại UBND xã Bắc Lý, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang”. Nội dung chính của đề tài gồm ba chương: Chương 1: PHÁP LUẬT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG UBND XÃ BẮC LÝ. Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TẠI UBND XÃ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LUẬT
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Hoạt động tổ chức thực hiện Quản lý pháp luật về Xây dựng ở cơ sở
Tên sinh viên: Lê Anh TuấnMã sinh viên:
Lớp: LuậtKhoá: 48Ngành:Luật kinh tếĐịa điểm thực tập: UBND xã Bắc Lý, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang Giáo viên hướng dẫn: TS Dương Nguyệt Nga
Trang 2DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 3BẮC GIANG 2018
Lời cảm ơn
Kể từ khi được Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội tiếp nhận là họcviên của nhà trường, đó là nguyện vọng thiết tha của bản thân em Trong thời gian họctập tại trường với những kiến thức mà tập thể thầy cô giáo của trường đã truyền đạt,em đã nhận biết được nhiều kiến thức mới so với thực tế công tác, đặc biệt là việcthực hiện các đạo Luật tại địa phương
Để hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết
ơn chân thành và sâu sắc đến cô giáo: TS Dương Nguyệt Nga – Người đã hướng dẫn
tận tình và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu
Đồng thời qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn tới: Quý thầy cô giáotrong khoa Luật – Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội đã giúp đỡ em trongsuốt khóa học
Đảng ủy, HĐND, Ủy Ban nhân dân, các Ban, Ngành đoàn thể của xã BắcLý, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập thông tinđể hoàn thiệnchuyên đề này
Em xin chân thành cảm ơn!
Bắc Lý, ngày tháng 12 năm 2018
Sinh viên
Lê Anh Tuấn
Trang 4Tên đề tài: “Pháp luật về quản lý xây dựng cơ bản và thực tiễn áp dụng tạiUBND xã”
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành xây dựng nói chung và ngành xây dựng của xã Bắc Lý nói riêng có đóngvai trò không nhỏ cho sự phát triển kinh tế Cùng với sự thay đổi của cơ chế kinh tế hiện nay, hoạt động đầu tư xây dựng cũng có sự phát triển mới phù hợp với những biến đổi chung
Trong thực tế, sự chưa hoàn chỉnh của hệ thống luật pháp trong lĩnh vực xây dựng đã tạo kẽ hở cho những thói xấu phát triển Bài học về chất lượng các công trình xây dựng những năm qua, bất cập trong cơ chế quản lý, giám sát đã đặt ra yêu cầu cần phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng
UBND xã Bắc Lý là một cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực: Xây dựng Tuy nhiên, trong hoàn cảnh thực tế, công tác quản lý nhà nước tại UBND xã vẫn còn bộc lộ những khuyết điểm trong việc tổ chức lực lượng quản lý, yếu kém còn quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình trong lĩnh vực xây dựng
Chính vì thế tôi chon đè tài nghiên cứu:“ Pháp luật về quản lý xây dựng cơ bản về đầu tư xây dựng tại UBND xã Bắc Lý, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang”
Nội dung chính của đề tài gồm ba chương:
Chương 1: PHÁP LUẬT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG UBND XÃ BẮC LÝ.
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TẠI UBND XÃ
Trang 5CHƯƠNG 1 PHÁP LUẬT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG1.1: Khái niệm và vai trò của pháp luật quản lý nhà nước về Xây dựng.1.1.1: Một số khái niệm về quản lý nhà nước về Xây dựng
Đầu tư xây dựng công trình là hoạt động có liên quan đến bỏ vốn ở giai đoạnhiện tại nhằm tạo dựng tài sản cố định là công trình xây dựng để sau đó tiến hành khaithác công trình, sinh lợi với một khoảng thời gian nhất định nào đó ở tương lai
* Chủ đầu tư xây dựng (sau đây gọi là chủ đầu tư) là cơ quan, tổ chức, cá nhânsở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạtđộng đầu tư xây dựng (Khoản 9, Điều 3, Luật Xây dựng 2014)
* Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của conngười, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất,có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trênmặt nước, được xây dựng theo thiết kế Công trình xây dựng bao gồm công trình dândụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, côngtrình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác
* Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụngvốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trìnhxây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịchvụ trong thời hạn và chi phí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dựán được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáonghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.(Khoản 15, Điều 3 Luật Xây dựng 2014)
* Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyềncấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình (Khoản 17,Điều 3, Luật Xây dựng 2014)
“Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép xây dựng cấp cho xây dựng côngtrình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiệnquy hoạch xây dựng
Giấy phép xây dựng theo giai đoạn là giấy phép xây dựng cấp cho từng phầncủa công trình hoặc từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của công trìnhhoặc của dự án chưa được thực hiện xong” (Khoản 18-19, Điều 3 Luật Xây dựng)
* Hoạt động đầu tư xây dựng là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựnggồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng
Hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựngcông trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xâydựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai
Trang 6thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quanđến xây dựng công trình.
Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm công trình giao thông, thông tin liênlạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý nướcthải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác
Hệ thống công trình hạ tầng xã hội gồm công trình y tế, văn hóa, giáo dục, thểthao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên và công trình khác
* Hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự ánđầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế xây dựng, thẩm tra, kiểm định, thínghiệm, quản lý dự án, giám sát thi công và công việc tư vấn khác có liên quan đếnhoạt động đầu tư xây dựng
* Lập dự án đầu tư xây dựng gồm việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầutư xây dựng (nếu có), Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinhtế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết để chuẩn bị đầu tưxây dựng
* Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (sau đây gọi là nhà thầu) là tổchức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xâydựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng
* Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khuchức năng đặc thù; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lậpmôi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hàihòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu Quyhoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bảnvẽ, mô hình và thuyết minh Quy hoạch xây dựng gồm quy hoạch vùng và quy hoạchkhu chức năng đặc thù; quy hoạch xây dựng nông thôn:
- Quy hoạch xây dựng vùng là việc tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn, khuchức năng đặc thù và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong địagiới hành chính của một tỉnh hoặc một huyện, liên tỉnh, liên huyện phù hợp với yêucầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ
- Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù là việc tổ chức không gian kiếntrúc cảnh quan, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong phạm vi mộtkhu chức năng đặc thù Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù gồm quy hoạchchung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng
- Quy hoạch xây dựng nông thôn là việc tổ chức không gian, sử dụng đất, hệthống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của nông thôn Quy hoạch xây dựng
Trang 7nông thôn gồm quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dâncư nông thôn.
* Thẩm định là việc kiểm tra, đánh giá của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư,cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trìnhchuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở xem xét, phê duyệt
* Thẩm tra là việc kiểm tra, đánh giá về chuyên môn của tổ chức, cá nhân cóđủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng đối vớinhững nội dung cần thiết trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựnglàm cơ sở cho công tác thẩm định
Thi công xây dựng công trình gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với côngtrình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảohành, bảo trì công trìnhxây dựng
* Thiết kế kỹ thuật là thiết kế cụ thể hóa thiết kế cơ sở sau khi dự án đầu tư xâydựng công trình được phê duyệt nhằm thể hiện đầy đủ các giải pháp, thông số kỹ thuậtvà vật liệu sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, là cơ sởđể triển khai thiết kế bản vẽ thi công
* Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vậtliệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được ápdụng, bảo đảm đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình
1.1.2 Vai trò pháp luật quản lý nhà nước về Xây dựng
Quản lý nhà nước là hoạt động cơ bản của nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước, tổ chức điều hành và điều chỉnh các quá trình xã hội nhằm thực hiện mục đích nhất định Quản lý nhà nước là tất yếu trong nền kinh tế thị trường, bởi vì:
Một là, nó xuất phát từ chính doanh nghiệp trong nền kinh tế nhằm điều chỉnh, giải quyết những trở ngại mà bản thân các doanh nghiệp không tự giải quyết được;
Hai là, ngăn ngừa, hạn chế mặt trái của thị trường như cạnh tranh không hoàn hảo, thông tin không đầy đủ, lạm phát thất nghiệp khủng hoảng, môi trường sinh thái, các tác động tiêu cực về xã hội;
Ba là, ban hành khuôn khổ pháp luật, thực hiện chính sách, khuyến khích hỗ trợ, kiểm soát, trọng tài nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước, bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên tham gia thị trường hỗ trợ công dân trong làm ăn kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái
Với xuất phát điểm thấp, chiến tranh kéo dài, bối cảnh phát triển đầy rẫy sự biến động, vai trò của Quản lý nhà nước đối với nền kinh tế nước ta còn xuất phát từ tính đặc thù của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền kinh tế phải có sự quản lý của nhà nước Quản lý nhà nước có vai trò to lớn đảm bảo ổn định vĩ mô cho phát triển kinh tế, hài hòa các quan hệ nhu cầu, lợi ích giữa người
Trang 8và người, tạo ra sự đồng thuận xã hội; đảm bảo phúc lợi xã hội, góp phần thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; đảm bảo công bằng xã hội, tạo động lực phát triển và tăng trưởng kinh tế bền vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Việc quản lý nhà nước trong hoạt động xây dựng nhằm đảm bảo việc xây dựng đúng quy hoạch, đảm bảo an toàn trong xây dựng, tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng xây dựng và kiến trúc chung, hạn chế việc tác động xấu đến môi trường…Đây là vai trò quan trọng nhất trong công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, đảm bảo chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý, thể hiện qua các nội dungsau:
* Đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương:Như ta đã biết, sản phẩm đầu ra của các dự án đầu tư xây dựng công trình là cáccông trình vật chất phục vụ đời sống của con người, là công trình phục vụ sản xuất haylà các công trình kết cấu hạ tầng, công trình đặc biệt Mục tiêu của các công trình này là nhằm thỏa mãn nhu cầu bức thiết nhất trong mở rộng sản xuất, phục vụ nhân dân hay nói cách khác đó là những công trình có mức độ phục vụ cao cho các mục tiêu kinh tế- xã hội Sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng tạo ra động lực cho phát triển kinh tế Đồng thời nó phải đảm bảo rằng chất lượng xây dựng tốt, được thi công đúng tiến độ, đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật, nằm ở vị trí phù hợp với quy hoạch chung và cácyêu cầu về bảo vệ môi trường Bên cạnh đó, hạn chế đến mức thấp nhất những tham ô,lãng phí trong quá trình xây dựng, quá trình thi công
Ngược lại, nếu quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng nơi lỏng, có những chính sách, chủ trương không phù hợp, hay năng lực quản lý yếu, kém sẽ dẫn đến sự mất cânđối trong huy động các nguồn vốn, hiệu quả huy động vốn thấp Đồng thời làm giảm hiệu quả đóng góp của các tiềm năng trong nền kinh tế Có thể dẫn tới xuất hiện nhiều tiêu cực trong đầu tư xây dựng: thi công không đúng thiết kế, không đúng quy hoạch, ảnh hưởng kiến trúc chung, còn để lại vấn đề về môi trường…
* Thể hiện tính sáng tạo, chủ động trong hoạt động quản lý nhà nướcHoạt động quản lý nhà nước thực chất là việc thực hiện pháp luật và các chủ trương, chính sách của nhà nước, của chính quyền các cấp vào thực tế cuộc sống Đây là một chuỗi các hoạt động kế tiếp nhau rất phức tạp, từ khâu nắm bắt tình hình, lên kếhoạch hoạt động, tổ chức lực lượng, giao nhiệm vụ cho từng bộ phận đến việc chỉ đạo thực hiện, điều hòa, phối hợp hoạt động và kiểm tra tiến độ thực hiện Tính hiệu quả được đánhgiá bằng các tiêu chí định tính như: trong việc nắm bắt tình hình thực tế có kịp thời, bao quát các vấn đề và dự báo được xu hướng trong tương lai; cách tổ chức bố trí lực lượng đầy đủ, kho học tức là phát huy được lợi thế của từng cán bộ, công chức, nhân viên trong cơ quan; tính đúng đắn của các chỉ đạo từ cáp trên tức là chỉ đạo
Trang 9phải nhằm mục đích giải quyết triệt để vấn đề đang phát sinh và tiến hành việc kiểm tra đồng bộ Tư duy sáng tạo thể hiện trong việc phán đoán xu hướng và vận dụng vào điều kiện thực tế của địa phương; các sáng kiến trong quá trình thực hiện, việc bố trí, sắp xếp bộ máy một cách khoa học, hiệu quả.
* Đảm bảo tính kinh tế của hoạt động quản lýĐó là những chi phí tối thiểu hoặc có thể chấp nhận được về ngân sách, thời gian, lực lượng tham gia và những chi phí khác có liên quan đến quản lý nhà nước đảm bảo chi phí thấp nhất, tiết kiệm nhất với chất lượng, hiệu quả cao nhất
* Chống thất thoát, lãng phíVốn đầu tư thất thoát diễn ra từ khâu chuẩn bị dự án, thảm định và phê duyệt dựán đầu tư đến khâu thực hiện đầu tư và xâyd ựng, thực trạng đầu tư không theo quy hoạch được phê duyệt, khâu khảo sát nghiên cưu thiếu tính đồng bộ, không đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế, khả năng tài chính, nguồn nguyên liệu, bảo vệ môi trường, điều tra, thăm dò thị trường không kỹ ; chủ trương đầu tư không đáp ứng đúng khi xem xét phê duyệt dự án đầu tư Việc thẩm định dự toán thiết kế còn lỏng lẻo, không quan tâm đến tổng mức đầu tư, tổng nguồn vốn hiện có…không quan tâm tới hiệu quả, điều kiệnvận hành của dự án nên có dự án sau khi hoàn thành đi vào sử dụng không phát huy được tác dụng gây nên lãng phí ngân sách nhà nước
Mặt khác, do năng lực quản lý, điều hành kém của chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn cũng gây ra thất thoát, lãng phí vốn đầu tư
Từ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng nên các cấp chính quyền cần thực hiện tốt chức năng quản lý của mình theo thẩm quyền được quy định tại các đạo luật cụ thể
Trên thực tế tất cả các dự án đều có một ban quản lý đi kèm, có thể ban quản lý tồn tại tạm thời, có thể tồn tại lâu dài nhưng luôn cần có sự quản lý của nhà nước:
UBND xã Bắc Lý do Nhà nước thành lập chỉ chuyên quản với tư cách chủ đầu tư Họ đại diện cho Nhà nước về mặt vốn đầu tư Và có sứ mạng biến vốn đó sớm thành mục tiêu đầu tư nên những ảnh hưởng khác của dự án được quan tâm ít hơn so với việc hoàn thành mục tiêu đầu tư Nếu như không có sự quản lý của nhà nước đối với các ban này thì các dự án quốc gia trong khi theo đuôi các mục tiêu chuyên ngành thì lại làm tổn hại đến quốc gia ở mặt khác mà họ không lường được hoặc không quan tâm
Việc Nhà nước quản lý đối với các dự án này để ngăn ngừa hiện tượng tiêu cực như hiện tượng tham nhũng, bòn rút công trình…
1.2: Pháp luật quản lý nhà nước về Xây dựng1.2.1 Đối tượng áp dụng của pháp luật quản lý nhà nước về Xây dựng
Trang 10Đối tượng áp dụng của pháp luật quản lý nhà nước về xây dựng là tất cả các cánhân, tổ chức (chủ thể) tham gia vào quá trình đầu tư, xây dựng (có thể là một côngtrình, dự án của nhà nước, công trình đặc thù…)
Để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, Ủy bannhân dân Huyện giao nhiệm vụ cho cơ quan chuyên môn của Huyện mình Cơ quanchuyên môn nhận trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năngnày là UBND xã UBND xã chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế về công táccủa Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra về chuyênmôn, nghiệp vụ của Sở xây dựng
UBND xã giúp ủy ban nhân dân xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềlĩnh vực: xây dựng, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủyquyền của UBND huyện và theo quy định của pháp luật
1.2.2 Cơ quan quản lý nhà nước về Xây dựng
Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng gồm Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung làỦy ban nhân dân cấp huyện)
1.2.2.1 Thẩm quyền của Bộ xây dựng trong hoạt động xây dựng
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lập, thẩmđịnh, phê duyệt và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; thẩm định cácdự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định của pháp luật; hướng dẫn việc áp dụngmô hình thông tin công trình trong quá trình đầu tư xây dựng và khai thác sử dụng;
b) Hướng dẫn, kiểm tra công tác phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thicông và dự toán các công trình xây dựng; thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng côngtrình theo quy định của pháp luật;
c) Theo dõi, kiểm tra, đánh giá tổng thể đầu tư trong hoạt động đầu tư xây dựngtheo thẩm quyền; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng quantrọng, công trình trọng điểm quốc gia theo quy định của pháp luật; thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủgiao;
d) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp;tổ chức xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công,nghiệm thu công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp; hướng dẫn việc áp dụngtiêu chuẩn của nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam;
đ) Ban hành mẫu giấy phép xây dựng công trình; hướng dẫn và tổ chức thựchiện việc cấp, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xâydựng theo giấy phép xây dựng; đình chỉ xây dựng hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp
Trang 11tỉnh chỉ đạo đình chỉ xây dựng và xử lý vi phạm hoặc thu hồi giấy phép xây dựng khiphát hiện việc cấp giấy phép không đúng theo quy định hoặc công trình xây dựng viphạm các quy định về quản lý trật tự xây dựng theo giấy phép xây dựng;
e) Hướng dẫn công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng theo quyđịnh của Luật xây dựng và pháp luật về đấu thầu; hướng dẫn việc đánh giá kết quảthực hiện của nhà thầu theo quy định của pháp luật;
g) Hướng dẫn việc thực hiện quy chế thuê tư vấn nước ngoài trong hoạt độngxây dựng tại Việt Nam và việc cấp, thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng đối với cácnhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam; thực hiện cấp, thu hồi giấyphép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài là tổ chức nhận thầu các gói thầuthuộc dự án nhóm A và các gói thầu khác thuộc địa bàn từ hai tỉnh trở lên;
h) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồngtrong hoạt động xây dựng; hướng dẫn phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng;công bố mẫu hợp đồng xây dựng;
i) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về lập và quản lý chi phíđầu tư xây dựng công trình, bao gồm: Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình,định mức xây dựng và giá xây dựng công trình, độ dài thời gian xây dựng công trình,kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng, phương pháp đo bóc khối lượng công trình, phươngpháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công, phương pháp xác định đơn giá nhâncông xây dựng, phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng; công bố định mức xâydựng, suất vốn đầu tư, chỉ số giá xây dựng, định mức chi phí quản lý dự án và tư vấnđầu tư xây dựng công trình (bao gồm cả chi phí thuê tư vấn nước ngoài); có ý kiếnthống nhất để các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương ban hành định mức xây dựng chuyên ngành, định mức xây dựng đặcthù; xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu và cung cấp thông tin về quản lý chi phí đầu tưxây dựng công trình;
k) Hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trongcác giai đoạn: Khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao, bảo hànhcông trình xây dựng; kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất và kiến nghị xử lý vi phạm vềchất lượng công trình xây dựng; đình chỉ thi công và yêu cầu chủ đầu tư, tư vấn, cácnhà thầu khắc phục trong trường hợp phát hiện chất lượng công trình không đạt yêucầu, có nguy cơ gây thiệt hại về người và tài sản theo quy định của pháp luật; tổ chứckiểm tra công tác nghiệm thu các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;
l) Hướng dẫn các hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, kiểm định,giám định chất lượng xây dựng, giám định tư pháp xây dựng, giám định nguyên nhân,giải quyết sự cố trong thi công xây dựng và trong quá trình khai thác, sử dụng côngtrình; tổ chức thực hiện giám định chất lượng công trình xây dựng, giám định tư pháp
Trang 12xây dựng, giám định nguyên nhân sự cố trong thi công xây dựng và trong quá trìnhkhai thác, sử dụng công trình theo quy định của pháp luật; kiểm tra, đánh giá, cấp giấychứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
m) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng nghiệm thu nhà nước các côngtrình xây dựng; chủ trì tổ chức Giải thưởng quốc gia về chất lượng công trình xâydựng; quản lý chất lượng các công trình quan trọng quốc gia do Thủ tướng Chính phủgiao;
n) Hướng dẫn, kiểm tra công tác bảo trì công trình xây dựng, đánh giá chấtlượng, an toàn chịu lực, an toàn vận hành công trình xây dựng trong quá trình khaithác, sử dụng; hướng dẫn xử lý công trình hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụngtiếp theo quy định của pháp luật;
o) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiệnnăng lực hành nghề xây dựng của cá nhân và điều kiện năng lực hoạt động xây dựngcủa tổ chức tham gia trong các hoạt động xây dựng;
p) Quy định việc sát hạch để cấp các loại chứng chỉ hành nghề hoạt động xâydựng; ban hành mẫu chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng,chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về các hoạt động xây dựng; hướngdẫn, kiểm tra việc cấp và quản lý các loại chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lựchoạt động xây dựng; thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng đối với cánhân, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với tổ chức theo quy định của phápluật;
q) Xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật và đăng tải thông tin về năng lực của các tổchức, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng (bao gồm cả các tổ chức nước ngoài hoạtđộng xây dựng tại Việt Nam) theo quy định của pháp luật (
1.2.2.2 Thẩm quyền của UBND tỉnh trong hoạt động đầu tư xây dựng
Tổ chức việc lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền các quy hoạchxây dựng vùng, xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh; quản lý kiến trúc, xây dựng, đất xâydựng theo quy hoạch đã được duyệt; phê duyệt kế hoạch, dự án đầu tư các công trìnhxây dựng thuộc thẩm quyền; quản lý công tác xây dựng và cấp phép xây dựng trên địabàn tỉnh;
Quản lý đầu tư, khai thác, sử dụng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khuđô thị, điểm dân cư nông thôn; quản lý việc thực hiện các chính sách về nhà ở, đất ở;quản lý quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước do Chính phủ giao;
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng; quản lý việc khaithác và sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền
1.2.2.3 Thẩm quyền của UBND huyện trong hoạt động đầu tư xây dựng
Trang 13Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch xây dựngthị trấn, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện; quản lý việc thực hiện quy hoạchxây dựng đã được duyệt;
Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng cơ sởtheo sự phân cấp;
Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiệnpháp luật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lý đất ở và quỹnhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;
Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theo phân cấpcủa Uỷ ban nhân dân tỉnh
1.2.2.4 Thẩm quyền của UBND xã trong hoạt động đầu tư xây dựng
UBND xã chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra: về việc thực hiện các quy địnhcủa pháp luật trong lĩnh vực xây dựng( bao gồm các khâu như: lập và quản lý thựchiện dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát thiết kế, thi công xây dựng, nghiệmthu ( về khối lượng, chất lượng), bàn giao, bảo hành, bảo trì công trình, xây dựng theophân cấp và phân công của ủy ban nhân dân huyện); về điều kiện năng lực hành nghềxây dựng của cá nhân và điều kiện năng lực hoạt động trên địa bàn huyện và về côngtác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng thộc thẩm quyền quản lý
UBND xã thực hiện việc quản lý các chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựngtheo quy định của cá nhân và điều kiện năng năng lực hoạt động xây dựng của tổ chứctham gia hoạt động trên địa bàn huyện; thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh và thuhồi giấy phép xây dựng có vi phạm đã được cấp trên địa bàn huyện Ngoài ra , UBNDxã tiến hành hướng dẫn kiểm tra các thực hiện công việc quản lý giấy phép xây dựng
Còn với lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây dựng cơ bản, UBND xã làcơ quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước cụ thể các vấn đề: công táclập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện mình quản lý, tổchức thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình
1.3 Nội dung quản lý nhà nước về Xây dựng.
Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng được quy định tại Điều 160 Luật Xây dựng 2014 cụ thể như sau:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển thị trường xây dựng và năng lực ngành xây dựng
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng.- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng
- Tổ chức, quản lý thống nhất quy hoạch xây dựng, hoạt động quản lý dự án, thẩm định dự án, thiết kế xây dựng; ban hành, công bố các định mức và giá xây dựng
Trang 14- Hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng; quản lý năng lực hoạt động xây dựng, thực hiện quản lý công tác đấu thầu trong hoạt động xâydựng; quản lý an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình.
- Cấp, thu hồi giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận trong hoạt động đầu tư xây dựng
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, phổ biến kiến thức, pháp luật về xây dựng
- Đào tạo nguồn nhân lực tham gia hoạt động đầu tư xây dựng.- Quản lý, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng.- Quản lý, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng.Cũng căn cứ theo Luật Xây dựng, phân rõ trách nhiệm của từng cấp:*Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng trong phạm vi cả nước.*Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng
*Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng
*Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng tren địa bàn theo phân cấp của Chính phủ
Đối với mỗi huyện, tùy theo tình hình thực tế mà áp dụng Luật một cách uyển chuyển nhằm phân trách nhiệm rõ ràng cho các đơn vị, đảm bảo quản lý có hiệu quả Nhưng có thể xác định trách nhiệm được phân công cho Ban quản lý trong việc quản lý về đầu tư xây dựng như sau:
*Đối tượng quản lý.
Để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, Ủy ban nhân dân huyện giao nhiệm vụ cho cơ quan chuyên môn của huyện mình Cơ quan chuyên môn nhận trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng này là UBND xã UBND xã chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế về công tác của Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở xây dựng
UBND xã giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực: xây dựng, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện và theo quy định của pháp của pháp luật
Trang 15*Phạm vi quản lý.a) Lĩnh vực xây dựng cơ bản.
UBND xã chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra: về việc thực hiện các quy địnhcủa pháp luật trong lĩnh vực xây dựng( bao gồm các khâu như: lập và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu( về khối lượng, chất lượng), bàn giao, bảo hành, bảo trì công trình, xây dựng theo phân cấp và phân công của ủy ban nhân dân huyện); về điều kiên năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân và điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tham gia hoạt động trên địa bàn huyện và về công tác lựa chon nhà thầu trong hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý
UBND xã tiến hành hướng dẫn kiểm tra các đơn vị cấp dưới thực hiện công việc quản lý giấp phép xây dựng
Trong thẩm quyền quản lý của mình, UBND xã tiến hành kiểm tra, theo dõi việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
Còn đối với lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây dựng cơ bản, UBND xã là cơ quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước cụ thể các vấn đề: giám sát công trình xây dựng, công tác lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Huyện mình quản lý, vấn đề về hợp đồng trong hoạt động xây dựng( hướng dẫn các chủ thể tham gia thực hiện theo quy định của pháp luật) tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình, các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới
b) Lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng.
Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường sống thích hợ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh
UBND xã chịu trách quản lý về quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựngđô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn
UBND xã hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt các loại đồ án quy hoạch
Tổ chức lập, thẩm định và hướng dẫn, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyệntrong việc tổ chức lập, thẩm định các quy chế quản lý kiến trúc đô thị, các đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn Lập các đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông
Trang 16thôn trên địa bàn xã Đồng thời , tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý kiến trúc đô thị đã được phê duyệt.
Quản lý và tổ chức thực hiện các quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt trên địa bàn tỉnh theo phân cấp, bao gồm: tổ chức công bố, công khai các quy hoạch xây dựng; quản lý các mốc giới, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng, giới thiệu địa điểm xây dựng; cung cấp thông tin về kiến trúc, quy hoạch xây dựng
c) Lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp.
Lĩnh vực mà UBND xã có chức năng quản lý bao gồm: kết cấu hạ tầng giao thông đô thị
Với các cơ chế, chính sách do UBND xã tiến hành phối hợp với các cơ quan liên quan để xây dựng nhằm thu hút, hấp dẫn và khuyến khích các nhân tố trong xã hộitham gia đầu tư phát triển, khai thác, quản lý và cung cấp các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật
d) Lĩnh vực phát triển đô thị.
Với lĩnh vực phát triển đô thị, UBND xã thục hiện các nhiệm vụ liên quan tới xây dựng quy hoạch phát triển dân cư đảm bảo phù hợp với chiến lược, quy hoạch của quốc gia, của xã đã được cấp trên phê duyệt
1.4 Nguyên tắc quản lý nhà nước về hoạt động xây dựngVề nguyên tắc trong quản lý chất lượng công trình xây dựng, trong công táckhảo sát, thiết kế, thi công xây dựng và quản lý, sử dụng, bảo trì công trình phải đảmbảo an toàn cho con người, tài sản, thiết bị, công trình và các công trình lân cận vàđảm bảo tối đa sự vận hành liên tục của công trình Công trình, hạng mục công trìnhchỉ được nghiệm thu để đưa vào sử dụng khi đáp ứng được các yêu cầu của thiết kế,quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình và các yêu cầu khác của chủđầu tư theo nội dung của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan Công trìnhvà các bộ phận công trình phải được bảo trì kể từ khi đưa vào sử dụng Các tổ chức, cánhân khi tham gia hoạt động đầu tư xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợpvới công việc thực hiện, có hệ thống quản lý chất lượng và chịu trách nhiệm trước chủđầu tư và trước pháp luật về chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện
Trong đó, người quyết định đầu tư có trách nhiệm kiểm tra việc tổ chức thựchiện quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư trong giai đoạn đầu tư xâydựng công trình và các nhà thầu theo quy định của pháp luật về giám sát đánh giá dựán đầu tư xây dựng Các cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra côngtác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình Ngoàira, cơ quan chuyên môn sẽ thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu côngtrình, giám định chất lượng công trình xây dựng, kiến nghị và xử lý các vi phạm vềchất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật
Trang 17Việc thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, nghiệm thu của người quyết định đầu tư,chủ đầu tư hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật vềxây dựng không thay thế và không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu về chất lượngcác công việc xây dựng do mình thực hiện khi tham gia các hoạt động đầu tư xây dựngcông trình Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyềnchịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện các công việc thẩm định, phêduyệt hoặc kiểm tra, nghiệm thu của mình.
Trang 18Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG UBND XÃ BẮC LÝ
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ UBND XÃ BẮC LÝ- HUYỆN HIỆP HÒA- TỈNH BẮC GIANG
2.1.1 Khái quát chung về xã Bắc Lý- huyện Hiệp Hòa- Tỉnh Bắc Giang
Bắc Lý là một xã trung du thuộc huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang có địa giớihành chính tiếp giáp với xã Thường Thắng, Danh Thắng và Mai Trung ở phía Bắc;phía Nam giáp với xã Hương Lâm và xã Châu Minh; Phía Đông giáp xã Đoan Bái vàĐông Lỗ; Phía Tây giáp xã Xuân Cẩm và Hương Lâm
Bắc Lý là một trong 25 xã và 1 thị trấn của Huyện Hiệp Hòa là một xã lớn với30 thôn xã có diện tích tự nhiên là 12.8 km2 và là xã có diện tích lớn thứ 4 tronghuyện, về quy hoach sử dụng đất như sau: Đất nông nghiệp là 962ha, đất chuyên dùng157ha, đất chưa sử dụng ( đồi mặt nước ) 10.86ha, Đất phi nông nghiệp khác là10.92ha tuy nhiên trong những năm gần đây trong quá trình đổi mới tư duy kinh tếtheo cơ chế thị trường, xã đã và đang có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai chophù hợp với tiềm năm thế mạnh của đồng đất, đem lại lợi nhuận cao cho người laođộng và đáp ứng nhu cầu của xã hội
Tổng dân số của xã Bắc Lý là 14.736 nhân khẩu với 3398 hộ, được phân bốtrên 30 thôn thuộc địa bàn xã
Đảng bộ có 394 đảng viên sinh hoạt ở 35 chi bộ, trong đó có 29 chi bộ nôngnghiệp, 4 chi bộ nhà trường, 1 chi bộ trạm y tế, 1 chi bộ cơ quan
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự chỉ đạo điềuhành của Ủy ban nhân dân xã, sự đồng tình ủng hộ của cán bộ và nhân dân địaphương, từ đó nền kinh tế địa phương tăng trưởng khá, an ninh chính trị ổn định, trậttự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân có nhiều cải thiện, bộ mặt nôngthôn ngày càng đổi mới Đảng bộ, chính quyền và các ban ngành đoàn thể hàng nămđều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhiều năm liền đạt trong sạch vững mạnh
2.1.2 Vị trí pháp lý của Uỷ ban nhân dân xã Bắc Lý, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
Năm 1946 sau cuộc bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân 2 cấp chính quyềnđơn vị xã Bắc Lý đổi thành Ủy ban hành chính xã do đồng chí chủ tịch Ủy ban đứngđầu Thời kỳ đầu của cuộc khánh chiến chống thực dân Pháp ( 1946- 1954), bên cạnhỦy ban hành chính còn có Ủy ban bảo vệ ( Ủy ban kháng chiến) xã Sau đó vì yêu cầucủa thực tế, sát nhập 2 ủy ban trên thành Ủy ban kháng chiến hành chính xã, đứng đầuvẫn là đồng chí Chủ tịch
Sau kháng chiến thắng lợi Ủy ban kháng chiến hành chính đổi tên thành Ủy banhành chính xã Ở thôn có trưởng thôn, trưởng xóm Khi phong trào xây dựng hợp tác
Trang 19xã ra đời, từ những năm 1959- 1960 các tên gọi hợp tác xã Bắc Lý, thường được gắnvới tên thôn, xóm; trưởng thôn, trưởng xóm kiêm nhiệm công việc của ban quản trịhợp tác xã và các đội trưởng sản xuất Từ năm 1976 trở đi, Ủy ban hành chính đổi tênthành Ủy ban nhân dân xã Ủy ban nhân dân xã Bắc Lý " Do Hội đồng nhân dân bầu làcơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân xã và cơ quan hành chính nhà nước ở địaphương" về cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã Bắc Lý gồm: 01 chủ tịch, 01 phóchủ tịch, và 02 ủy viên ( Ủy viên phụ trách quân sự và ủy viên phụ trách công an),dưới là các phòng ban giúp việc cho ủy ban
Hiện nay xã Bắc Lý được thành lập 30 thôn dân cư gồm: Thôn Cầu Rô, ThônVụ Nông, Thôn Vụ Bản, Bắc Vụ 1, Đông, Đồng Sói, Trại Rô, Bắc Vụ 2, Trong , Đầm,Nổi 1, Đoài, Hợp Vang, Cầu Trang Ngoài, Nội Thổ, Bắc Sơn, Trại Quần, Trước, TânLý, Hợp Lý, Mã Quần, Tân Dân, Lý Viên, Đồng Cũ, Trung, Cầu Trang Trong, ĐồngGiót, Tân Hưng, Nổi 2, Sau Chiền Để thuận lợi cho việc hoạt động của bộ máy chínhquyền ở địa phương dưới các thôn gồm có trưởng thôn và phó thôn
2.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân xã Bắc Lý huyện Hiệp Hòa, tỉnh BắcGiang
Ủy ban nhân dân xã Bắc Lý có nhiệm vụ và quyền hạn sau: Theo Điều 35 củaLuật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định "Ủy ban nhân dân xã xâydựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tại các khoản 1,2và 4 Điều 33 của Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và tổ chứcthực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; tổ chức thực hiện ngân sách địaphương; thực hiện một số quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyềncho Ủy ban nhân dân xã"
Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng,pháp luật của nhà nước, nghị quyết của ban chấp hành Đảng bộ, nghị quyết của Hộiđồng nhân dân xã và nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân huyện giao phó về việc tổ chứcthắng lợi mục tiêu kinh tế- xã hội, an ninh- quốc phòng trên địa bàn xã, nhằm pháttriển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững an ninh- trật tự, an toàn xã hội,làm tốt nhiệm vụ công tác quốc phòng toàn dân, thông tin tuyên truyền, giáo dục phápluật, quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, chămsóc sức khỏe nhân dân, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các thôn theo tiêu chí trươngtrình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;
Ủy ban nhân dân xã chấp hành tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luậtcủa nhà nước, thực hiện các nhiệm vụ mà cấp trên giao cho, chịu sự lãnh đạo trực tiếpcủa Ban chấp hành Đảng bộ xã, sự quản lý giám sát, kiểm tra của Hội đồng nhân dânxã, giữ mối liên hệ và phối hợp giữa Ủy ban nhân dân với Ủy ban mặt trận tổ quốc vàcác đoàn thể nhân dân, thực hiện các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn, tăng cường công
Trang 20tác thanh tra kiểm tra, đôn đốc các ban nghành, các trường học, trạm y tế các thôn, đẩymạnh phong trào thi đua yêu nước, quản lý đánh giá cán bộ, công chức, viên chức,tổng kết các chương trình, bình xét thi đua khen thưởng để rút kinh nghiệm, hoànthành các nhiệm vụ của địa phương;
Ủy ban nhân dân xã chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân huyện, thựchiện đúng chế độ báo cáo kịp thời toàn bộ hoạt động của Ủy ban nhân dân xã đối vớiỦy ban nhân dân huyện Được trực tiếp quản lý trên các lĩnh vực sau:
* Lĩnh vực phát triển kinh tế
Hàng năm Ủy ban nhân dân xã Bắc Lý đều xây dựng kế hoạch về phát triểnkinh tế - xã hội trình các kỳ họp của Hội đồng nhân dân xã, để triển khai tổ chức thựchiện đạt kết quả cao
Có kế hoạch lập dự toán Ngân sách Nhà nước trên địa bàn xã, dự toán thu, chingân sách địa phương và có phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp xã, dự toánđiều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngânsách địa phương trình Hội đồng nhân dân xã quyết đinh
Tổ chức thực hiện thu, chi ngân sách xã, phối hợp với các phòng ban chuyênmôn của huyện Hiệp Hòa trong việc quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn xã vàbáo cáo kết quả thực hiện về Phòng Tài chính huyện theo quy định
Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm quản lý sử dựng hợp lý có hiệu quả quỹ đấtđược để lại phục vụ các nhu cầu công ích ở địa phương, xây dựng và quản lý các côngtrình công cộng như: đường giao thông, trường học, trạm y tế và các cơ sở vật chấtkhác theo quy định của pháp luật
Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân xã, nền kinh tế địaphương tăng trưởng khá, đời sống nhân dân từng bước ổn định, kinh tế - xã hội pháttriển mạnh
* Lĩnh vực xây dựng thủy lợi, giao thông nông thôn
Hàng năm xã đều có kế hoạch triển khai tới 30 thôn dân cư tu sửa và nâng cấpcác tuyến đường giao thông nông thôn bị xuống cấp
Thực hiện nghị quyết số 07 của hội đồng nhân dân Tỉnh và kết luận cố 43 củaTỉnh ủy Bắc Giang về hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn, Ủy ban nhândân xã đã tích cực tuyên truyền vận động nhân dân hiến đất, tự nguyện đóng góp xâydựng đường giao thông nông thôn
Có kế hoạch xây dựng trình Ủy ban nhân dân huyện xây dựng các công trìnhthủy lợi, tu sửa các công tình thủy lợi xuống cấp để phục vụ tốt nhất cho nhân dântrong việc tưới tiêu cho cây trồng đảm bảo năng xuất, phát triển kinh tế
* Lĩnh vực Văn hóa, giáo dục, y tế , dân số kế hoạch hóa gia đình
Trang 21Về lĩnh vực văn hóa Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyềnvận động người dân thực hiện nếp sống văn hóa ở khu dân cư, thực hành tiết kiệmtrong việc cưới việc tang Bên cạnh đó Ủy ban nhân dân xã đẩy mạnh công tác quản lýtốt các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn Hàng năm xã có kế hoạch xây dựng phongtrào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao để tổ chức vào các dịp ngày lễ, ngày tết pháthuy được bản sắc văn hóa của địa phương.
Về lĩnh vực giáo dục Ủy ban nhân dân xã tổ chức xây dựng và kiểm tra cáchoạt động của trường đóng trên địa bàn , làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, nângcao chất lượng dậy và học Xây dựng kế hoạch phấn đấu các nhà trường hàng năm đềusố lượng giáo viên giỏi, học sinh giỏi đặc biệt số học sinh tham gia dự thi và đạt giảitrong các kỳ thi cấp Tỉnh, cấp huyện Riêng đối với các trường mần non tăng tỷ lệ trẻra lớp đúng độ tuổi
Về công tác Y tế: Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo trạm y tế thực hiện tốt công táckhám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân Thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia, thựchiện tốt công tác tiêm chủng mở rộng, duy trì trạm y tế xã Bắc Lý đạt chuẩn quốc giamức độ 2
Về công tác dân số kế hoach hóa gia đình: Chỉ đạo làm tốt công tác tuyêntruyền vận động nhân dân thực hiện tốt việc kế hoạch hóa gia đình giảm tỷ lệ sinh conlần 3, tuyên truyền vận động phụ nữ có thai tiêm phòng AT đạt 100%
Về công tác thực hiện chính sách xã hội: Chỉ đạo các ngành chức năng làm tốtcông tác tuyên truyền các chính sách xã hội, thực hiện chính sách đối với người cócông, thương bênh binh, gia đình liệt sỹ theo quy định của pháp luật; công tác thămhỏi, tặng quà vào các dịp lễ tết nguyên đán và ngày 27/7 được tổ chức hàng năm
* Lĩnh vực Quốc phòng - An ninh và thi hành pháp luật ở địa phương
Chỉ đạo các ngành liên quan làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục xây dựngQuốc phòng toàn dân, vận động và thực hiện tốt công tác nghĩa vụ quân sự và tuyểnquân theo kế hoạch, đăng ký thanh niên độ tuổi 17, đăng ký, quản lý quân nhân dự bịđộng viên, huấn luyện dân dân quân tự vệ và tuyển quân lên đường nhập ngũ theođúng kế hoạch được giao
Chỉ đạo thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo ninh trật tự, an toàn xã hội, xâydựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tuyên truyền vận động nhân dânthực hiện các biện pháp phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội ở địa phương Chỉđạo công an xã thường trực 24/24h, tích cực tuần tra kiểm soát để kịp thời nắm bắt tìnhhình tại địa phương
Tổ chức quản lý hộ khẩu: thực hiện việc đăng ký tạm trú, tạm vắng theo quyđịnh của pháp luật