Luận Văn :Cơ chế quản lý Ngân sách nhà nước cho nghành giáo dục và đào tạo cảu Việt Nam. Thực trạng và giải pháp
Trang 1DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HCSN Hành chính sự nghiệpMTEF Khuôn khổ chi tiêu trung hạn
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Với mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam “ dân giàu, nước mạnh,xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” và đến năm 2020 “ Cơ bản trở thànhmột nước công nghệ hiện đại”, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: “ Giáodục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” và “Muốn tiến hành CNH-HĐHthắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục- đào tạo, phát huy nguồn lực conngười, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đầu tư cho giáo dục vàđào tạo trong những năm qua không ngừng tăng lên đã giúp cho giáo dụcđào tạo đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào công cuộc pháttriển kinh tế xã hội của đất nước Tuy nhiên, đầu tư tăng nhưng việc thựcthi chưa hiệu quả, công tác quản lý chưa chặt chẽ, hiệu quả giáo dục cònthấp so với yêu cầu, phương pháp giáo dục còn lạc hậu do chậm đổi mới,đội ngũ giáo viên vừa thừa vừa thiếu, trình độ chuyên môn chưa đồng bộ,cơ sở vật chất còn thiếu thốn và lạc hậu,….
Từ thực tiễn ấy thi bên cạnh nỗ lực tăng đầu tư NSNN cho giáo dụcvà đào tạo, việc không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN cho giáodục và đào tạo là hết sức quan trọng.
Chuyên đề “Cơ chế quản lý Ngân sách nhà nước cho nghành giáodục và đào tạo cảu Việt Nam Thực trạng và giải pháp” phân tích cơ chếquản lý NSNN cho giáo dục và đào tại Việt Nam hiện nay, đánh giá nhữngmặt tích cực và hạn chế đồng thời cũng đưa ra nguyên nhân của những hạnchế đó Từ đó, chuyên đề đã chỉ ra sự cần thiết cũng như đề xuất một sốgiải pháp để hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục.
Trang 3Chuyên đề được trình bày thành 3 chương.
Chương 1: Giáo dục đào tạo và cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục
đào tạo.
Chương 2: Thực trạng cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo tại
Việt Nam
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý NSNN cho giáo dục và đào tạo.
Trang 41.1.1 Vai trò của giáo dục và đào tạo trong nền KTQD
Giáo dục được quan niệm như một hoạt động đặc thù riêng có ở xãhội loài người với mục đích rõ ràng là duy trì phát triển xã hội loài ngườinhư một thực thể có tổ chức- dù chưa còn hoàn thiện như ngày nay.Thựcchất đó là quá trình hình thành và nâng cao phẩm chất, kiến thức, kỹ năng,khả năng học tập nhận thức của con người qua học tập.
Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển bền vững cũng phải xâydựng và phát triển con người, đặc biệt là trong thời kì công nghiệp hoá hiệnđại hoá, khi kinh tế tri thức đang trở thành một xu thế thời đại.Chất lượngcuộc sống được đánh giá qua các tiêu chí thu nhập, giáo dục, sức khoẻ vàdinh dưỡng, mức nghèo khổ,…Vì vậy giáo dục là một trong những mụcđích phát triển kinh tế.
Giáo dục được xem là hoạt động xã hội rộng lớn có liên quan trựctiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế- xãhội, đồng thời có tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển nhanh haychậm của một quốc gia.Nghị quyết trung ương 4 khoá VII nêu rõ: “cùngvới khoa học công nghệ, GD-ĐT là quốc sách hàng đầu “ và báo cáo Chínhtrị của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng tại Đại hội lần thứ IX ĐảngCộng Sản Việt Nam khẳng định : “Phát triển giáo dục- đào tạo là một trongnhững động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH- HĐH, là điều kiện đểphát huy nguồn lực con người- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăngtrưởng kinh tế nhanh và bền vững”.Giáo dục là tiên đề, là yếu tố hàng đầuthuộc năng lực nội sinh, có tầm quan trọng hơn so với các hệ thống yếu tố
Trang 5khác như tài nguyên thiên nhiên, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật.Giáo dục lànền tảng phát triển khoa học công nghệ Có kiến thức mới làm chủ đượccông nghệ và làm chủ được chính mình không phải phụ thuộc vào bênngoài Nâng cao chất lượng giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầunhằm tạo ra những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ xây dựng chất lượnggiáo dục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệthống giáo dục.
Giáo dục đào tạo có 3 chức năng chính:
- Chức năng kinh tế: Thứ nhất, giáo dục là con đường cơ bản nhất để
tích luỹ vốn nhân lực- nhân tố quyết định tăng năng suất lao động, gópphần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đào tạo nên một lớp người mới có nănglực cần thiết để đáp ứng đòi hỏi của nền sản xuất cụ thể Đối với sự pháttriển nền kinh tế thì đây là lực lượng quan trọng vào bậc nhất Thứ hai, giáodục có vai trò quyết định đến phát triển và làm chủ KHCN hiện đaih – nhântố bảo đảm cho sự tăng trưởng kinh tế cao và bền vững Giáo dục đào tạocó chức năng truyền bá kiến thức khoa học cho những người có năng lựchọc tập và vận dụng vào thực tế Không những đào tạo được đội ngũ cán bộkhoa học mà còn sản sinh ra kiến thức khoa học thông qua hệ thống NCKHcủa các trường Đại học Thứ ba, giáo dục góp phần quan trọng thúc đẩyviệc hình thành và chuyển dịch cơ cấu nền KTQD phù hợp với xu hướngphát triển của mọi thời đại Sự phát triển của giáo dục về cả quy mô, cảchất lượng với một cơ cấu hợp lý về vùng miền, trình độ, nghành nghề đàotạo… sẽ góp phần tích cực thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơcấu nền KTQD phù hợp với xu thế của thời đại, từ đó đảm bảo cho sự tăngtrưởng cao và bền vững của nền kinh tế.
- Chức năng chính trị- xã hội: Chính trị là lĩnh vực hoạt động của
xã hội loài người mà đặc trưng là các vấn đề liên quan đến quyền lực vàlợi ích của con người, cộng đồng giai cấp trong xã hội Trong lịch sử pháttriển xã hội loài người, từ khi xã hội có giai cấp, có Nhà nước thì giáo dục
Trang 6đào tạo luôn là công cụ quan trọng của Nhà nước Xét về bản chất, giáodục đào tạo thực sự gắn bó với xu hướng chính trị tiến bộ Nền giáo dụcnước ta hiện nay là nền giáo dục được ra đời và phát triển nhờ một thểchế chính trị cách mạng tiến bộ Mục tiêu xã hội chủ nghĩa và độc lậpđược quán triệt một cách sâu rộng trong toàn bộ hệ thống giáo dục giáodục Việt Nam.
Như vậy, giáo dục không chỉ tạo ra một lớp người lao động mớicho xã hội mà còn thay đổi bộ mặt chính trị xã hội thông qua mục đích tổchức của nền giáo dục, các chính sách cho giáo dục thể hiện tính nhânvăn, tính đại chúng hay đẳng cấp của giáo dục.
- Chức năng tư tưởng văn hoá: Giáo dục đào tạo không chỉ tạo ra
con người phát triển về trí tuệ, kỹ năng lao động mà còn đảm bảo choviệc hình thành một hệ tư tưởng, hình thành một nếp sống mới trên nềntảng của một nền văn hóa mới, nhân sinh quan mới.
Xét về góc độ lịch sử văn hoá chỉ được hình thành thông qua mộtquá trình sáng tạo lâu dài, xây dựng và truyền kinh nghiệm từ đời nàysang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác Trong quá trình này khôngthể thiếu giáo dục đào tạo, đó chính là truyền lại các giá trị văn hoá Sựsáng tạo trong quá trình giáo dục đào tạo làm phong phú hơn những giátrị văn hóa vốn có, làm nảy sinh những giá trị văn hoá mới.
1.1.2 Hệ thống giáo dục quốc dân
Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam bao gồm Giáo chính quy vàGiáo dục thường xuyên.
Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dânbao gồm:
Giáo dục mầm non có nhà trẻ mẫu giáo
Trang 7 Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trunghọc phổ thông
Giáo dục dạy nghề có trung cấp chuyên nghiệp và dạynghề
Giáo dục đại học và sau đại học đào tạo trình độ Caođẳng, trình độ Đại học, trình độ Thạc sỹ, trình độ Tiếnsỹ.
Gắn với hệ thống giáo dục quốc dân nước ta, khối giáo dục baogồm giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; khối đào tạo bao gồmgiáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
Trang 8DẠY NGHỀTRUNG HỌC
Trang 91.2 VAI TRÒ CỦA NSNN VỚI GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 1.2.1 Khái niệm bản chất của NSNN
1.2.1.1 Khái niệm
NSNN với tư cách là một phạm trù kinh tế bao giờ cũng gắn liềnvới sự xuất hiện, tồn tại của Nhà nước phát triển đến một trình độ nhấtđịnh Sự xuất hiện của Nhà nước trong lịch sử đòi hỏi phải có nhữngnguồn lực tài chính để đáp ứng chi tiêu nhằm phục vụ cho việc thực hiệncác chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.
“NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơquan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong mộtnăm để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước” ( TheoLuật NSNN )
1.2.1.2 Bản chất
- Về phương diện pháp lý: NSNN là một đạo luật dự trù các khoảnthu, chi bằng tiền mặt của Nhà nước trong một thời gian nhất định thườnglà một năm.
- Về bản chất kinh tế: NSNN là hệ thống những mối quan hệ kinhtế giữa Nhà nước với xã hội, phát sinh trong quá trình Nhà nước huy độngvà sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chứcnăng nhiệm vụ của Nhà nước.
Các quan hệ lợi ích kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể khác:+ Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các doanh nghiệp+ Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với hộ gia đình
+ Quan hệ kinh tế với cá nhân trong và ngoài nước gắn liềnvới quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ ngân sách.
-Về tính chất: NSNN là bảng tổng hợp các khoản thu, chi của Nhànước, là mức động viên các nguồn tài chính vào tay Nhà nước, là khoảncấp phát của Nhà nước cho các nhu cầu tiêu dùng và đầu tư phát triển, đócũng là đóng góp theo nghĩa vụ hay tự nguyện của mỗi thành viên trong
Trang 10xã hội cho Nhà nước và Nhà nước cấp phát kinh phí đầu tư cho mỗi thànhviên trong xã hội.
1.2.2 Vai trò của NSNN với giáo dục đào tạo
Phát triển GD- ĐT là một trong những động lực quan trọng nhấtthúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá, là điều kiện tiên quyếtđể phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăngtrưởng kinh tế nhanh và bền vững Đặc biệt trong bối cảnh thế giới đangbước sang thời đại mới- thời đại trí tuệ và trong môi trường toàn cầu hóa,trong đó, các yếu tố tri thức và thông tin trở thành những yếu tố hàng đầuvà là nguồn tài nguyên giá trị nhất thì giáo dục trở thành đòn bẩy cho sựphát triển kinh tế Chính vì vậy đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho pháttriển, đầu tư cho tương lai, đầu tư hiệu quả nhất.
Đầu tư tài chính giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành, mởrộng và phát triển hệ thống giáo dục quốc dân từ giáo dục mầm non , giáodục phổ thông, đáo tạo công nhân, trung học chuyên nghiệp, đại học chođến đào tạo sau đai học Trong số các nguồn lực tài chính đầu tư cho giáodục đào tạo thì đầu tư từ ngân sách Nhà nước là tất yếu đóng vai trò chủđạo trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giao dục Sở dĩ NSNNđong vai trò chỉ đạo là vì:
- Trong hệ thống tài chính nước ta thì tài chính Nhà nước chiếmmột tỷ trọng lớn Mà trong tài chính Nhà nước bao gồm NSNN và tíndụng Nhà nước thì NSNN có tỷ trọng lớn nhất Trong các nhu cầu tiêudùng xã hội mà NSNN đảm bảo thì theo chủ trương đường lối của Đảngvà Nhà nước thì nhu cầu cho giáo dục đào tạo đứng hàng đầu Mặt khác,giáo dục đào tạo là dịch vụ hàng hoá công cộng tạo ra những ngoại ứngtích cực và có vai trò đến sự phát triển nguồn nhân lực- nhân tố quyếtđịnh đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia Đầu tư từ NSNN chogiáo dục nhằm đảm bảo điều kiện tài chính để phát triển hệ thống giáodục, nâng cao mang lưới các cơ sở giáo dục, điều chỉnh quy mô, cơ cấu
Trang 11và nâng cao chất lượng hiệu quả của giáo dục Do đó nguồn tài chính từNSNN la nguồn cơ bản, to lớn nhất để duy trì và phát triển hệ thống giáodục theo đúng đường lối của Đảng và Nhà nước.
- Thứ hai, đầu tư của NSNN có tác dụng hướng dẫn, huy động các
nguồn vốn khác đầu tư cho giáo dục đào tạo vì giáo dục là hàng hoá côngcộng, tạo ra ngoại ứng tích cực và có vai trò quyết định đến sự phát triểnnguồn nhân lực Đầu tư từ NSNN cho giáo dục khuyến khích nhân dânđóng góp xây dựng và sửa chữa trường lớp, đóng góp của các doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế nhằm thực hiện phuơng châm “ Nhànước và nhân dân cùng chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo”,đồng thời là nguồn chính để phát huy nguồn viện trợ và cho vay của nướcngoài để đầu tư cho giáo dục đào tạo Lợi ích của việc đầu tư cho giáodục đem lại không chỉ cho những người trực tiếp được hưởng giáo dụcmà còn cho cả xã hội nói chung Tuy nhiên trong thực tế các cá nhân hầunhư không tính đến những tác động này trong việc lựa chọn quyết định cónên đầu tư vào giáo dục hay không Nếu như trong trường hợp họ có biếttác động tích cực của giáo dục song thiếu sự khuyến khích và tạo điềukiện của Nhà nước để đi đến quyết định đầu tư Như vậy, nếu không cósự đầu tư của NSNN để hỗ trợ và khuyến khích thì mức đầu tư của các tổchức cá nhân trong xã hội cho sự phát triển giáo dục sẽ thấp hơn khả năngsẵn có.
- Thứ ba, NSNN đầu tư cho giáo dục đào tạo sẽ đảm bảo từng bước
ổn định đời sống của cán bộ công nhân viên làm trong nghành giáo dục.NSNN ngoài chi trả tiền lương chính cho đội ngũ giáo viên giảng dạy còndành một phần để ưu đãi riêng cho nghành giáo dục như phụ cấp giảngdạy, phụ cấp thâm niên, phụ cấp trách nhiệm , phụ cấp dạy thêm giờ,…
- Thứ tư, NSNN có vai trò điều phối cơ cấu giáo dục toàn nghành.
Thông qua định mức chi ngân sách giáo dục đào tạo hàng năm đã gópphần định hướng sắp xếp cơ cấu các cấp học, mạng lưới trường Tập
Trang 12trung NSNN cho những chương trình mục tiêu quốc gia như chốn mùchữ, phổ cập giáo dục, xây dựng hệ thống trường dân tộc nội trú, khuyếnkhích phát triển giáo dục ở vùng núi và dân tộc ít người, tăng cường cơ sởvật chất cá trường học,…
- Thứ năm, đầu tư từ NSNN cho giáo dục nhằm đảm bảo công bằng
xã hội trong giáo dục Nếu giáo dục được cung cấp hoàn toàn theo cơ chếthị trường không có sự đầu tư từ NSNN thì bộ phận dân cư không có khảnăng chi trả các khoản chi phí giáo dục sẽ không có cơ hội được học tập,tiếp thu kiến thức, từ đó mất công bằng xã hội trong giáo dục Hơn nữa,công bằng xã hội trong giáo dục còn là điều kiện quan trọng để đạt đếncông bằng xã hội nói chung.
- Thứ sáu, đầu tư của Nhà nước cho giáo dục nhằm để khắc phục
khiếm khuyết của thị trường vốn Trên thực tế, thị trường vốn cho việcđầu tư vào giáo dục là không hoàn hảo Vì hầu như không có cơ sở nàocho việc xác định khả năng chắc chắn để hoàn trả lại các khoản vay choviệc học tập của các cá nhân sau khi đã kết thúc khoá học Do vậy, cácchủ thể cho vay không dễ dàng chấp nhận bỏ vốn để đầu tư vào giáo dục.Để khắc phục khiếm khuyết này cần thiết phải có sự can thiệp và đầu tưcủa Nhà nước cho giáo dục.
Nhìn chung trên thực tế tại Việt Nam hiện nay nguồn lực tài chínhđể phát triển giáo dục chủ yếu từ nguồn NSNN NSNN đóng vai trò quantrọng, là yếu tố chính quyết định tới sự nghiệp giáo dục đào tạo.
1.2.3 Cơ chế chi tiêu NSNN cho giáo dục đào tạo
Hiện nay, theo Luật NSNN, nội dung chi tiêu NSNN được phântheo tính chất kinh tế của các khoản chi được sử dụng Theo tính chấtkinh tế, chi NSNN cho giáo dục đào tạo được phân chia theo các nộidung:
- Chi thường xuyên bao gồm các khoản chi lương và các khoảncủng cố CSVC, thiết bị trường lớp…Kế hoạch chi thường xuyên được lập
Trang 13chủ yếu dựa trên định mức phân bổ và kế hoạch chi thường xuyên củanăm trước.
- Chi đầu tư bao gồm các khoản chi xây dựng CSVC, củng cố vàphát triển mạng lưới trường lớp cho sự phát triển của nền giáo dục Chiđầu tư đóng vai trò quan trọng trong phát triển giáo dục Chi đầu tư pháttriển cho giáo dục từ NSNN bao gồm: chi xây mới, cải tạo,nâng cấptrường học, phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, thư viện,công sở làm việc và mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho công tácgiảng dạy học tập và nghiên cứu khoa học ở các cơ sở giáo dục đào tạo.
- Chi NSNN cho CTMT cho quốc gia về giáo dục nhằm thực hiệnnhững mục tiêu cụ thể có tính cấp bách trong phát triển nền giáo dục quốcdân ở từng thời kỳ CTMT quốc gia về giáo dục thường được thực hiệnbao gồm: Phổ cập giáo dục, xoá mù chữ, hỗ trợ giáo dục cho những vùngmiền có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn như: Vùng sâu,vùng xa, biên giới, hải đảo; tăng cường CSVC như xoá phòng học cấp 4,phòng học ca 3, tăng cường chất lượng và chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, giáoviên; đổi mới chương trình, nội dung SGK…
1.3 Cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục và đào tạo.
1.3.1 Khái niệm cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục và đào tạo
Quản lý NSNN là việc sử dụng NSNN làm công cụ quản lý hệthống xã hội thông qua việc sử dụng những chức năng vốn có của nó.Quản lý NSNN là việc làm cần thiết gắn với việc chi NSNN nhằm tạo ranhững khoản chi đúng mục đích và đạt hiệu quả cao.
Cơ chế quản lý NSNN là hệ thống các nguyên tắc, các hình thức vàphương pháp quản lý điều hành NSNN trong từng giai đoạn phát triểnkinh tế Cơ chế quản lý NSNN bao gồm các cơ chế thu, chi ngân sách,cân đối ngân sách, cấp phát ngân sách Yêu cầu của cơ chế quản lý NSNNtrong nền kinh tế thị trường là ưu tiên sử dụng NSNN để thực hiện những
Trang 14nhiệm vụ của Nhà Nước, những công việc mà thị trường không thể thựchiện hoặc không thể giao cho thị trường thực hiện
1.3.2 Nội dung cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo 1.3.2.1 Cơ chế phân cấp ngân sách.
Trong cơ chế quản lý NSNN, cơ chế phân cấp ngân sách cóvị trí rất quan trọng, thể hiện mối quan hệ phân cấp, phân quyền, phối hợphoạt động giữa các cấp chính quyền trong việc quản lý, điều hành ngânsách Yêu cầu đối với cơ quan Trung ương phải giữ vai trò chủ đạo tậptrung các nguồn thu có tính chất quốc gia và giải quyết các nhu cầu chitiêu có tính chất trọng điểm trên phạm vi cả nước Ngân sách địa phươngphải được phân cấp một số nguồn thu và nhiệm vụ chi nhất định để đảmbảo thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của chính quyền địa phươngtrên địa bàn Mối quan hệ giữa ngân sách TW và ngân sách địa phươngphải được giải quyết hài hòa thông qua cơ chế điều tiết và trợ cấp ngânsách giữa TW và địa phương Việc địa phương quản lý ngân sách có thểgiúp huy động và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn và làm cho cung cấpdịch vụ phù hợp hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong muốn của ngườidân địa phương Tuy nhiên nếu phân cấp không tốt dẫn đến tình trạngchồng chéo,làm suy yếu sự điều phối TW và địa phương.
Việt Nam có bốn cấp chính quyền Ở cấp TW, quyền lập phápthuộc về Quốc hội, cơ quan có trách nhiệm quyết định ngân sách Nhànước NSNN gồm không chỉ ngân sách của chính quyền Trung ương màcòn có cả ngân sách tổng hợp của các cấp tỉnh- huyện- xã Cơ cấu củangân sách mang tính thứ bậc: Ngân sách mỗi cấp không chỉ được HĐNDcấp đó quyết định mà còn phải được chính quyền cấp trên phê chuẩn.Chính quyền ở mọi cấp hoạt động theo một hệ thống song trùng lãnh đạovà chịu trách nhiệm giải trình Từng cấp ngân sách phải chịu trách nhiệmlập dự toán ngân sách hàng năm ( bao gồm các khoản thu, chi trên phạmvi địa bàn mình quản lý), chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát việc thực
Trang 15hiện ngân sách cấp dưới Cấp huyện tổn hợp dự toán ngân sách cấp xã,báo cáo lên tỉnh Tỉnh tổng hợp dự toán ngân sách các huyện báo cáo lênBộ tài chính.
Mục đích của phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyềnlà nhằm giảm bớt sự ỷ lại của cơ quan cấp dưới, đồng thời xoa bớt sự baobiện, làm thay đổi của chính quyền cấp trên Nhờ đó mà sự phân địnhtrách nhiệm, quyền hạn trong quản lý NSNN một cách rõ ràng hơn và tọara cac điều kiện cần thiết cho việc nâng cao hiệu quả quản lý ở lĩnh vựcnày
1.3.2.2 Cơ chế lấp dự toán và phân bổ NSNN cho giáo dục đàotạo
* Căn cứ để lập kế hoạch phân bổ NSNN
Căn cứ để lập kế hoạch phân bổ NSNN cho giáo dục đào tạo:
- Đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước,nhiệm vụ công tác được giao trong năm kế hoạch.
- Luật NSNN và thông tư ngân sách hàng năm của Bộ tài chính.Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch pháttriển nghành giáo dục, thông tư hướng dẫn của Bộ giáo dục và đàotạo.
- Kế hoạch phân bổ ngân sách năm trước.
- Những nhiệm vụ cụ thể của nghành giáo dục và đào tạo.- Định mức phân bổ ngân sách cho giáo dục đào tạo.
- Các quy định về phân cấp quản lý ngân sách trong nghành giáodục.
* Công tác lập dự toán và phân bổ NSNN:
Trình tự lập dự toán ngân sách và phân bổ NSNN hằng năm đượcthực hiện như sau:
Trang 16i) Trước ngày 31 tháng 5, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị vềviệc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán NSNNnăm sau.
ii) Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trước ngày 10tháng 6, Bộ tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn về yêu cầu, nộidung, thời hạn nộp dự toán NSNN và thông báo số kiểm tra về dựtoán ngân sách với tổng mức và từng lĩnh vực thu, chi ngân sáchđối với các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơquan khác ở Trung ương và tổng số thu, chi, một số lĩnh vực chiquan trọng đối với từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.iii) Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư hướng
dẫn, số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ tài chính, Bộ kếhoạch đầu tư và yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của cơ quan, địa phương,Bộ giáo dục và đào tạo, các Bộ, các cơ quan liên quan thuôc Chínhphủ thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN cho các đơn vị trựcthuộc; UBND cấp tỉnh tổ chức hướng dẫn và thông báo số kiểm travề dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấphuyện; UBND cấp huyện thông báo số kiểm tra về dự toán ngânsách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp xã.
iv) Các đơn vị sử dụng ngân sách lập dự toán thu, chi ngân sách thuộcphạm vi, nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan quản lý cấp trên trựctiếp Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp ( Trường hợp không phải làđơn vị dự toán cấp I) xem xét, tổng hợp dự toán của các đơn vị cấpdưới trực thuộc gửi đơn vị dự toán cấp I.
v) Bộ tài chính chủ trì phối hợp với Bộ kế hoạch đầu tư tổng hợp, lậpdự toán NSNN trình Chính phủ Trong quá trình làm việc, lập dựtoán NSNN, xây dựng phương án phân bổ ngân sách TW, nếu có ýkiến khác nhau giữa Bộ tài chính với Bộ giáo dục đào tạo, các Bộvà cơ quan liên quan thuộc Chính phủ thì Bộ tài chính phải trình
Trang 17Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ những ý kiến còn khác nhauđể quyết định theo thẩm quyền Nguyên tắc này cũng được áp dụngtrong quá trình lập dự toán ngân sách, xây dựng phương án phân bổngân sách địa phương.
vi) Chính phủ trình Quốc hội dự toán NSNN và phương án phân bổngân sách TW hàng năm; dự toán điều chỉnh NSNN trong trườnghợp cần thiết Quốc hội quyết định dự toán NSNN, phân bổ Ngânsách TW năm sau trước ngày 15 tháng 11 năm trước.
vii) Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội về dự toán NSNN, phân bổngấn sách TW, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tỷ lệphần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia, Thủtướng Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi cho từng Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở TW,nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoảnthu phân chia và mức bổ sung từ ngân sách TW cho từng tỉnh,thành phố trực thuộc TW Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sáchđược cấp trên giao, UBND các cấp có trách nhiệm lập dự toán ngânsách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình trìnhHĐND cùng cấp quyết đingj và báo cáo cơ quan hành chính nhànước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.
HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương,phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm sau trước ngày 10 tháng 12 nămtrước HĐND cấp dưới quyết định dự toán ngân sách địa phương,phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm sau trước ngày 10 tháng 12 nămtrước HĐND cấp dưới quyết định dự toán ngân sách địa phương,phân bổ ngân sách năm sau của cấp mình chậm nhất là mười ngàykể từ ngày HĐND cấp trên trực tiếp quyết định dự toán và phân bổngân sách.
Trang 18viii) Sau khi được Thủ tướng Chính phủ, UBND giao dự toán ngân sách,các cơ quan Nhà nước ở TW và địa phương, các đơn vị dự toán cótrách nhiệm phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sửdụng ngân sách trực thuộc, đảm bảo đúng với dự toán ngân sáchđược giao về cả tổng mức, chi tiết theo từng lĩnh vực chi, đồng thờigửi cơ quan tài chính cùng cấp.
1.3.2.3 Cơ chế cấp phát và chấp hành chi NSNN
Căn cứ vào dự toán NSNN được giao và yêu cầu thực hiện nhiệmvụ, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi gửi Kho bạc Nhànước Kho bạc Nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiếttheo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điềukiện: đã có trong dự toán ngân sách được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn,định mức, được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủyquyền quyết định chi Thủ trưởng cơ quan Kho bạc Nhà nước có quyền từchối thaqnh toán, chi trả các khoản chi không đủ các điều kiện quy địnhvà phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Ở cấp địa phương, cơ quan tài chính có trách nhiệm bố trí nguồn đểthực hiện kịp thời các khoản chi theo dự toán, kiểm tra việc thực hiện chitiêu và có quyền tạm dừng các khoản chi vượt nguồn cho phép hoặc chisai chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, có quyền yêu cầu cơ quan giao dự toánđiều chỉnh nhiệm vụ, dự toán chi của đơn vị trực thuộc để đảm bảo thựchiện ngân sách theo đúng mục tiêu, tiến độ quy định Cơ quan tài chínhcùng cấp có quyền tạm đình chỉ chi ngân sách của các đơn vị, cá nhânkhông chấp hành đúng chế độ báo cáo kế toán, quyết toán và báo cáo tàichính khác và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Trang 19Các khoản chi thường xuyên theo định kỳ được bố trí kinh phí đềutrong năm để chi Các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc mua sắm lớnđược bố trí trong dự toán chi quý để thực hiện.
Chi đầu tư phát triển phải đảm bảo cung cấp đủ và đúng tiến độthực hiện trong phạm vi dự toán được giao.
Đối với những dự án, nhiệm vụ chi cấp thiết được tạm ứng trướcdự toán để thực hiện.
Các cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mìnhcó trách nhiệm đề ra những biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo hoàn thànhtốt nhiệm vụ chi ngân sách được giao, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí,chống tham ô, chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật tài chính.
Trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhànước theo đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức và dự toán đượcgiao do thủ tướng cơ quan sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm.
Ngoài các cơ quan tài chính, trong Luật NSNN cũng quy địnhnhiều cơ quan khác có trách nhiệm giám sát việc thực hiện NSNN như:
- Bộ kế hoạch và đầu tư phối hợp với Bộ tài chính và các Bộ,nghành hữu quan kiểm tra, đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư cáccông trình công cộng xây dựng cơ bản.
- Ở cấp địa phương, HĐND giám sất việc thực hiện ngân sách ởcấp mình.
- Chính phủ kiểm tra việc thực hiện NSNN ĐỊnh kỳ, Chính phủbáo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, UBND báo cáo Thường cụHĐND về tình hình thực hiện NSNN, các dự án và các công trìnhquan trọng quốc gia, các chương trình phát triển kinh tê- xã hội, cácdự án và công trình xây dựng cơ bản quan trọng khác.
1.3.2.4 Kế toán, kiểm tra và quyết toán NSNN
* Các nguyên tắc phải đảm bảo khi thực hiện nguyên tắc quyếttoán ngân sách và báo cáo quyết toán ngân sách.
Trang 20- Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời các loạibáo cáo đó cho cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo đúng chế độđã quy định.
- Về số liệu quyết toán NSNN:
+ Số quyết toán thu NSNN là số thu đã thực nộp hoặc đã hạch toánthu qua NSNN qua Kho bạc Nhà nước.
+ Số quyết toán chi NSNN là số chi đã thực thanh toán hoặc đãhạch toán chi theo quy định của Luật NSNN và các khoản chichuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp theo quy định.
- Số liệu trong báo cáo quyết toán Ngân sách phải chính xác, trungthực, đầy đủ Nội dung báo cáo quyết toán ngân sách phải theođúng các nội dung trong dự toán được giao và theo mục lục NSNN,thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước phai chịu tráchnhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đây đủ của báocáo quyết toán của đơn vị, chịu trách nhiệm về những khoản thu,chi hạch toán, quyết toán sai chế độ.
* Trình tự công tác kế toán, kiểm toán và quyết toán NSNN.
i) Các tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ chi NSNN phải tổ chức hạchtoán kế toán, báo cáo và quyết toán theo đúng chế độ của Nhànước.
Kho bạc Nhà nước tổ chức thực hiện hạch toán kế toán NSNN,định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán chi ngân sách cho cơ quantài chính cùng cấp và cơ quan Nhà nước hữu quan.
ii) Cuối năm ngân sách, Bộ trưởng Bộ tài chính hướng dẫn việckhóa sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán ngân sách theo đúng cácnội dung ghi trong dự toán năm được giao và theo Mục lục NSNN.Các khoản chi NSNN đến ngày 31 tháng 12 chưa thực hiện đượchoặc chưa chi hết, nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếptục thực hiện trong năm sau thì được chi tiếp trong thời gian chỉnh
Trang 21lý quyết toán và hạch toán quyết toán vào chi ngân sách năm trước,nếu được chuyển nguồn để thực hiện thì hạch toán vào ngân sáchnăm sau.
iii) Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ tài chính, Thủ trưởngcác đơn vị có nhiệm vụ chi Ngân sách kiểm tra và duyệt quyết toánchi ngân sách của các đơn vị trực thuộc, chịu trách nhiệm về quyếttoán đã được duyệt Lập quyết toán chi Ngân sách của đơn vị mìnhgửi cơ quan quản lý cấp trên.
Đối với các dự án đầu tư xây dựn cơ bản, khi kết thúc năm ngânsách, chủ đầu tư phải lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng vốnngân sách trong năm, khi dự án hoàn thành phải lập báo cáo quyếttoán công trình theo quy định của pháp luật.
Số liệu quyết toán phải được đối chiếu và được Kho bạc Nhà nướcnơi giao dịch xác nhận.
iv) Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương thẩm định quyết toánchi Ngân sách của các đơn vị cùng cấp và quyết toán ngân sách cấpdưới, tổng hợp, lập quyết toán ngân sách địa phương trình UBNDcung cấp để UBND xem xét trình HĐND cùng cấp phê chuẩn, báocáo cơ quan hành chính Nhà nước và cơ quan tài chính cấp trêntrực tiếp.
v) Bộ tài chính thẩm định quyết toán chi ngân sách của Bộ giáodục và các cơ quan liên quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở TWvà quyết toán ngân sách địa phương, tổng hợp, lập quyết toánNSNN trình Chính phủ.
vi) Cơ quan kiểm toán Nhà nước thực hiện việc kiểm toán, xácđịnh tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán NSNN cáccấp, cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định của pháp luật vii) HĐND cấp tỉnh phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phươngchậm nhất 12 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc, HĐND cấp
Trang 22tỉnh quy định thời hạn phê chuẩn quyết toán ngân sách của HĐNDcấp dưới nhưng chậm nhất không quá 6 tháng sau khi năm ngânsách kết thúc.
viii) Chính phủ phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương, lậpvà trình Quốc hội quyết toán NSNN, quyết toán các dự án và côngtrình quan trọng Quốc gia do Quốc hội quyết định.
ix) Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN chậm nhất 18 thángsau khi năm ngân sách kết thúc.
Trang 23CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀOTẠO TẠI VIỆT NAM
.1 KHÁI QUÁT SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC.
Cùng với quá trình đổi mới và phát triển kinh tế- xã hội, giáo dụcđào tạo Việt Nam thời gian qua đã đạt được những thành tựu to lớn vềnhiều mặt: Nâng cao dân trí, mở rộng quy mô, tăng cường CSVC nhàtrường, xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên,…Về cơ bản xoá được xãtrắng về giáo dục mầm non, hoàn thành và tiếp tục củng cố vững chắc kếtquả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, đảm bảo đúng tiến độ và chấtlượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo chuẩn quốc gia, một số tỉnhthành phố đã bắt đầu thực hiện phổ cập giáo dục trung học phổthông.Giáo dục vùng sâu vùng xa có tiến bộ rõ rệt, mạng lưới giáo dụcđược mở rộng, con em các dân tộc về cơ bản được học tập ngay tại thônbản Chất lượng giáo dục đã được nâng cao.
Về mạng lưới giáo dục: Đã xây dựng được hệ thống giáo dục thốngnhất, khá hoàn chỉnh, phủ kín tới các xã, phường, thị trấn trong cả nướcbao gồm đủ các bậc học từ mầm non đến sau đại học, đa dạng về các loạihình trường lớp (công lập, bán công, dân lập, tư thục ) và về phương thứcgiáo dục ( chính quy và không chính quy) Năm học 2006-2007, cả nướcđã có khoảng 22 triệu người chiếm tỷ trọng 26,19% dân số theo học trong39.695 trường và cơ sở giáo dục.
Trang 24Bảng 2.1: Số lượng trường học từ mầm non đến đại học giai đoạn 2002-2007
Nguồn: Thống kê giáo dục và đào tạo, Bộ giáo dục và đào tạo.
Năm học 2006-2007, số lượng trường học mầm non, phổ thông đềutăng so với năm học trước Theo số liệu thống kê, cả nước có 39.220trường học mầm non và phổ thông( tăng 980 so với năm học 2005-2006 vàtăng 3.345 trường so với năm học 2002-2003 ) TCCN có 269 trường Năm2007 một số Bộ, nghành và địa phương đã hoàn chỉnh mạng lưới trườngTCCN trên từng vùng, miền cụ thể theo hướng đa dạng hoá các lạo hình,phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của nghành, địa phương.
Mạng lưới các trường đại học và cao đẳng tiếp tục được củng cố mởrộng theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Năm học2006-2007, cả nước đã có 183 trường cao đẳng (tăng 29 trường so với nămhọc 2005-2006 và tăng 62 trường, tức tăng 51,2% so với năm 2002-2003)và 139 trường đại học (tăng 16 trường so với năm 2005-2006 và tăng 58trường, tức 71,6% so với năm 2002-2003 )
- Quy mô học sinh: Đến năm 2006-2007, tổng số học sinh, sinh viêntrong cả nước là 21.574.172 trong đó, số trẻ em mầm non là 3.147.252 triệu
Trang 25em Số học sinh tiểu học là 7.041.312 triệu em, giảm 280.427 học sinh sovới năm học 2005-2006 Số học sinh tiểu học giảm là do trong nhiều nămqua, nước ta đã thực hiện tốt công tác DS& KHHGĐ, dẫn đến dân số trongđộ tuổi tiểu học giảm xuống đáng kể và công tác phổ cập giáo dục tiểu họcđúng độ tuổi được đẩy mạnh trong cả nước Số học sinh trung học cơ sở là:6.218.457, giảm 240.061 học sinh so với năm học 2005-2006 do số họcsinh lớp 5 giảm trong những năm qua và công tác phổ cập THCS được đẩymạnh, giảm được số học sinh lưu ban và bỏ học Số học sinh THPT là3.111.280 tăng 134.408 học sinh so với năm trước Số học sinh TCCN là515.670 tăng 11.418 so với năm trước Tổng quy mô đại học, cao đẳng là1.540.201 sinh viên, đạt 183,3 sinh viên trên 1 vạn dân Như vậy so vớinăm học 2002-2003 thì số học sinh THPT, số sinh viên cao đẳng và đại họcnăm học 2006-2007 tăng khá nhanh Chứng tỏ chất lượng giáo dục và trìnhđộ học vấn của người dân đã có nhiều chuyển biến đáng kể.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên: Đến năm 2006-2007, cả nước có 848.659
giáo viên, giảng viên, trong đó: 163.809 Giáo viên mầm non; 344.521 Giáoviên tiểu học, 310.620 giáo viên THCS, 125.460 giáo viên THPT, 14.540
giáo viên TCCN và 53.518 giảng viên đại học cao đẳng Tỷ lệ cháu/ cô ởnhà trẻ là 12,44 và mẫu giáo là 21,6; Tỷ lệ giáo viên/ lớp tính chung trên cảnước, ở bậc tiểu học là 1,28; THCS là 1,9 và THPT là 1,87 ( Trong nămhọc trước năm học 2005-2006, các tỷ lệ tương ứng là: 10; 21; 1,28; 1,83;1,83 )
Trang 26Bảng 2.2: Quy mô học sinh, sinh viên từ năm 2002-2007
Đơn vị: Số học sinh, sinh viên
Cấp học
Năm học
non 2.547.430 2.588.837 2.754.094 3.042.662 3.147.252Tiểu học8.841.0048.350.1917.773.4847.321.7397.041.312THCS6.497.5486.612.0096.670.7146.458.5186.218.457THPT2.458.4462.616.2072.802.1012.976.8723.111.280TCCN389.326360.392466.504500.252515.670
đẳng 215.544 232.263 273.463 299.294 367.054Đại học805.123898.7671.046.2911.087.8131.173.147
Nguồn: Thống kê giáo dục đào tạo, Bộ giáo dục đào tạo
- Chất lượng và hiệu quả giáo dục ở tất cả các cấp học và trình độđào tạo có chuyển biến tích cực.
+ Giáo dục mầm non: Do được chăm lo đầu tư nên cơ sở vật chấttrường lớp tốt điều kiện chăm sóc tốt hơn nên thể chất và nhận thức củatrẻ cao hơn hẳn so với nhưng trẻ không đến lớp Tỷ lệ nhập học ngàycàng tăng chẳng hạn như năm học 2003-2004 tỷ lệ nhập học của trẻ emtrong độ tuổi: dưới 3 tuổi là 15%, trẻ em từ 3 đến 6 tuổi là 62% và trẻ em5 tuổi là 91,6%
+ Giáo dục phổ thông : Tỷ lệ nhập học, tỷ lệ học sinh khá giỏi vàhọc sinh tốt nghiệp ở các cấp ngày càng tăng Tỷ lệ học sinh yếu kém, bỏhọc, lưu ban ngày càng giảm Năm học 2003-2004 tỷ lệ nhập học đúngtuổi: tiểu học là 98,1%, THCS là 80,6%, THPT là 38,6% Tỷ lệ học sinhlưu ban, bỏ học là 3,64% ở cấp tiểu học, 6,56% ở cấp THCS và 8,45% ởTHPT.
+ Giáo dục dạy nghề: Tỷ lệ tốt nghiệp năm học 2006-2007 là163.529 giảm 16.870 tương ứng 10,31% so với năm học 2005-2006.
Trang 27+ Đào tạo đại học và sau đại học: Số sinh viên tốt nghiệp cáctrường cao đẳng và đại học tăng lên đáng kể trong thời gian qua Năm học2002-2003 có 50.197 sinh viên tốt nghiệp cao đẳng và 113.763 sinh viêntốt nghiệp đại học Và đến năm học 2006-2007 có 71.064 sinh viên tốtnghiệp cao đẳng, 161.411 sinh viên tốt nghiệp đại học Qua khảo sát ởnhiều doanh nghiệp, và cơ quan nhìn chung đại bộ phận cán bộ thuộc cácdoanh nghiệp, cơ quan Nhà nước đều có trình độ từ cao đẳng trở lên vàđược đánh giá có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm thuộc lọaikhá và tốt.
2.2 ĐẦU TƯ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 2.2.1 Về tỷ trọng NSNN chi cho giáo dục và đào tạo
Trong chi NSNN nói chung thì chi NSNN cho giáo dục đào tạođược chú trọng ưu tiên hơn so với các lĩnh vực kinh tế xã hội khác.
Giai đoạn 2002-2007, chi NSNN cho giáo dục đào tạo ở nước ta đãkhông ngừng tăng lên cả về số tuyệt đối, về tỷ trọng chi NSNN và so vớiGDP Trong giai đoạn 2002 - 2006, NSNN chi cho GDĐT đã tăng gấp2,4 lần, từ hơn 22.600 tỷ đồng năm 2002 lên đến gần 55.000 tỷ đồng năm2006 Tỷ trọng chi NSNN cho GDĐT trong GDP tăng từ 4,2% (năm2002) lên 5,6% (năm 2006) Theo Thứ trưởng Bộ TC Đỗ Hoàng AnhTuấn, đây là mức chi cao so với các nước trong khu vực và thế giới dànhcho GDĐT Trong đó, chi thường xuyên cho GD Đại học đã tăng hơn 2,4lần trong giai đoạn 2002 - 2006 Mức chi NSNN cho giáo dục bình quânmột người tăng từ 283.000 đồng năm 2002 lên 784.000 đồng vào năm2007.
Trang 28
Bảng 2.3: Chi NSNN cho giáo dục đào tạo giai đoạn 2002- 2005
Đơn vị: Tỷ đồng,%
đạt)GDP( tỷ đồng )613.443710.000815.000973.7911.143.442
Tổng chi NSNN
( Tỷ đồng) 178.541 200.050 229.750 321.377 368.340Chi NSNN cho GD-
Chi NSNN cho ĐT/ 1 người dân
2.2.2 Cơ cấu chi NSNN cho giáo dục đào tạo 2.2.2.1 Xét theo tính chất kinh tế
Trang 29Xét theo tính chất kinh tế, chi NSNN cho giáo dục đào tạo gồm chi:Chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển
Bảng 2.4 Chi NSNN cho giáo dục đào tạo xét theo tính chất kinh tế
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Tổng chiNSNN cho
Nguồn: Thống kê giáo dục và đào tạo, Bộ giáo dục
Chi đầu tư phát triển
Chi đầu tư phát triển của NSNN cho giáo dục và đào tạo đã được ưu tiênhàng đầu trong cơ cấu chi đầu tư phát triển của NSNN cho linh vực hạ tầngxã hội và không ngừng tăng lên Số liệu cho thấy chi đầu tư phát triển củaNSNN cho giáo dục và đào tạo có xu hướng tăng nhanh cả về quy mô và tỷtrọng chi NSNN cho giáo dục đào tạo Năm 2007, toàn nghành được bố trí11.530 tỷ đồng chi đầu tư phát triển, tăng 18,8% so với năm 2006.
Chi đầu tư phát triển bao gồm các khoản chi mang tính chất đầu tưnhư mua sắm, xây dựng, sửa chữa trường lớp… Đây là khoản chi nhằmcủng cố và phát triển quy mô trường lớp, góp phần quan trọng trong việcphát triển của nghành Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, mạng lưới
Trang 30trường lớp không chỉ được mở rộng về quy mô mà còn được nâng cao vềchất lượng Cơ sở trường lớp khang trang, sạch sẽ và có kiến trúc hiện đạisẽ góp phần không nhỏ trong việc thu hút học sinh đến trường Để làmđược như vậy đòi hỏi phải có các khoản chi đầu tư lớn cho nghành giáo dụctrong thời gian tới và phải đảm bảo được tỷ trọng chi hợp lý giữa chi đầu tưvà chi thường xuyên trong cơ cấu chi của nghành.
Chi thường xuyên
Các khoản chi thường xuyên là các khoản chi phục vụ cho hoạt độngcủa giáo dục đào tạo như chi lương, phụ cấp, chi cho giảng dạy, học tập,chi hành chính,…
Cùng với sự phát triển của nghành giáo dục, đội ngũ giáo viên cũngngày một tăng Hơn thế nữa, lương của giáo viên cũng là vấn rất đượcChính phủ quan tâm Trong những năm qua, lương của công chức nóichung và lương của giáo viên nói riêng liên tục được cải thiện Việc tănglương sẽ góp phần tăng thu nhập cho giáo viên và là một yếu tố góp phầnnâng cao chất lượng giảng dạy Chính vì vậy, trong giai đoạn tới, với chínhách ưu đãi với giáo viên về tiền lương thì ác khoản chi lương sẽ ngày mộttăng và sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổn chi của nghành giáo dục Năm2007 chi thường xuyên được bố trí 55.240 tăng 21,15% so với năm 2006.Nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, chưa đủ để tạo ra những thay đổicó tính chất đột phá Nên đa số ở các tỉnh, cơ cấu chi tiền lương và cáckhoản phụ cấp có tính chất lương vẫn chiếm khoảng 85%-90% và chi chocác hoạt độn giảng dạy, học tập, mua sắm, sửa chữa, hành chính quản lýchỉ khoảng 10%-15% chi thường xuyên.
- Chi CTMT Quốc gia:
Kinh phí CTMT Quốc gia giáo dục và đào tạo được Chính phủ, BộKế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính quan tâm bố trí tăng dần hằng năm từ 970 tỷđồng lên 4.030 tỷ đồng năm 2007 ( tăng 35,7% so với năm 2006) Trong