đồng ngập nước biên giới Việt Nam và Campuchia và tác giả cũng đã đề xuất nên nghiên cứu về đặc điểm phân loại và sinh học của loài cá này nhằm phục vụ cho nghề nuôi.Hình 2.5: Cá lóc đen
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THUỶ SẢN
ĐỖ MINH CHUNG
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ LÓC NUÔI
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2010
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THUỶ SẢN
ĐỖ MINH CHUNG
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ LÓC NUÔI
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts LÊ XUÂN SINH
Trang 3XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Thủy sản, Phòng Quản lý khoa học và Đào tạo sau đại học trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ và thực hiện đề tài trong thời gian qua
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Xuân Sinh đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy/Cô giảng dạy chương trình cao học Nuôi trồng Thủy sản đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và tận tâm truyền đạt những kiến thức chuyên môn cho tôi trong suốt thời gian học tập
Xin gởi lời cảm ơn đến các thành viên hội đồng đã nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến chỉnh sửa luận văn tốt nghiệp; cùng cảm ơn đến Bộ môn Quản
lý và kinh tế nghề cá đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị tại các trạm thủy sản; Chi cục Thủy sản các tỉnh: Đồng Tháp, An Giang, TP Cần Thơ và Hậu Giang đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu để thực hiện đề tài này
Xin cám ơn toàn thể các anh chị lớp Cao học Thủy Sản khóa 15 cùng các
em sinh viên khóa 32 ngành Kinh tế Thủy sản và Quản lý Nghề cá đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thu thập số liệu và thực hiện luận văn
Sau cùng tôi xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn của chương trình cao học
Tác giả
Trang 5TÓM TẮT
Nghề nuôi cá lóc bông (Channa micropeltes) đã có từ khá lâu ở Đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và gần đây đã được đa dạng với một số loài cá
lóc đen (Channa striatus) (đầu nhím, đầu vuông, lóc lai) theo nhiều mô hình nuôi khác nhau ở vùng ảnh hưởng lũ hằng năm Đề tài “Phân tích chuỗi giá trị cá lóc nuôi ở ĐBSCL” được thực hiện trên địa bàn 4 tỉnh nuôi cá lóc trọng điểm, gồm:
An Giang, Đồng Tháp, TP Cần Thơ và Hậu Giang nhằm nghiên cứu về hiện trạng và khả năng phát triển của ngành hàng cá lóc ở ĐBSCL Có 5 tác nhân chính tham gia vào chuỗi giá trị cá lóc: hộ nuôi, vựa thu mua, cơ sở chế biến, sạp bán lẻ và người tiêu dùng; và 2 nhóm hỗ trợ là quản lý chợ và quản lý ngành
Thời gian nuôi cá lóc thương phẩm bình quân từ 4-6 tháng/vụ tùy theo loài nuôi và giá bán thời điểm thu hoạch mà thời gian nuôi có thể kéo dài hơn Mật độ cá giống thả bình quân của tất cả các mô hình là 204 con/m2 (114 con/m3) với tỷ lệ sống tới khi thu hoạch đạt khoảng 53,2% và năng suất khoảng 41,9 kg/m3/vụ Giá thành sản xuất cá lóc khoảng 29,7 ngàn đồng/kg và khi bỏ qua chi phí cá tạp mà các hộ tự khai thác làm thức ăn cho cá lóc thì giá thành giảm xuống còn 24,4 ngàn đồng/kg
Nguồn cung cấp cá lóc nguyên liệu cho các vựa thu mua chủ yếu từ các
hộ nuôi cá lóc (54,7%) và các chủ vựa bán lại cho các vựa lớn hơn ở TPHCM (58,8%) Còn người bán lẻ ở các chợ tập trung bán cho người tiêu dùng trực tiếptại địa phương
Tổng lượng cá lóc mua vào để chế biến khô cá lóc bình quân khoảng 8,2 tấn/cơ sở /năm, chủ yếu được mua từ các vựa thu mua (84,4%) và nguồn tiêu thụ chính là ở TPHCM (60,4%) Tổng lượng cá lóc nguyên liệu mua vào của các cơ
sở chế biến mắm cá lóc bình quân khoảng 9,0 tấn/cơ sở/năm, hầu hết được mua trực tiếp từ người nuôi cá lóc (39,6%) Hiện nay, lượng cá lóc tự nhiên giảm mạnh nên một số cơ sở chế biến tìm nguồn cá lóc tự nhiên thay thế từ Campuchia (5,7%), lượng cá lóc tự nhiên này được nhập về nhiều vào mùa lũhằng năm
Có 10 kênh phân phối sản phẩm cá lóc trong toàn bộ chuỗi, trong đó có 2 kênh thị trường chính với lượng cá lóc tiêu thụ nhiều nhất là kênh 3 (tiêu thụ tại ĐBSCL) và kênh 9 (tiêu thụ tại TP HCM) Lợi nhuận phân phối cho các tác nhân tham gia là không đồng đều, chủ yếu tập trung nhiều cho các vựa thu mua (chiếm
từ 87,9-93,4% lợi nhuận của toàn chuỗi) Các hộ bán lẻ tuy tạo ra lợi nhuận/kg là cao nhất nhưng sản lượng bán ra lại thấp hơn các nhóm khác, do đó tổng lợi nhuận mỗi hộ bán lẻ thu được cũng thấp hơn các nhóm còn lại
Trang 6Có 5 biến độc lập ảnh hưởng đồng thời cùng lúc có ý nghĩa (p<0,05) đến
năng suất cá lóc nuôi Đó là: (i) Tự sản xuất giống; (ii) Có ương giống; (iii) Mật
độ giống thả; (iv) Cá lóc bông; và (v) Chi phí thuốc phòng trị Tất cả các biến ảnh hưởng có ý nghĩa đến năng suất đều tỷ lệ thuận với năng suất cá lóc nuôi, trừ biến tự sản xuất giống (tỷ lệ nghịch với năng suất) Nếu nuôi cá lóc với mật độ trên 150 con/m3 thì có chi phí cao hơn rất nhiều so với các nhóm mật độ còn lại.Lợi nhuận cũng tăng lên khi tăng mật độ nuôi nhưng thả với mật độ 120-150 con/m3 sẽ có hiệu quả kinh kế cao nhất Chi phí thuốc phòng trị bệnh trên cá lóc nuôi, hiện vẫn có thể tăng thêm so với mức bình quân chung để tăng năng suất tuy nhiên mức độ 28-35 ngàn đồng/m3/vụ có thể cho lợi nhuận cao nhất
Để phát triển ngành cá lóc một cách hợp lý, nâng cao lợi thế cạnh tranh, thu nhập của toàn chuỗi nói chung và cho người nuôi nói riêng, cần chú ý: (i) Quy hoạch nghề nuôi và tăng cường công tác quản lý ngành đối với khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đi kèm với việc hỗ trợ vốn và tăng cường tập huấn kỹ thuật cũng như tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cá lóc; (ii) Phát triển vùng nuôi cá lóc theo hướng sử dụng thức ăn viên nhằm tăng được sản lượng cá lóc và giảm được áp lực lên khai thác nguồn lợi thủy sản nước ngọt; và (iii) Xem xétchính sách hỗ trợ ưu đãi cho các nhà máy chế biến xuất khẩu sản phẩm cá lóc nhằm mở rộng thị trường, tăng sản lượng, tăng và ổn định giá tiêu thụ các sản phẩm cá lóc
Trang 7Cage culture of giant snakehead (Channa micropeltes) was started in 1960s while the farming of common snakehead fish (Channa striatus) was
started in 1990s and spread by different farming systems in the flood-prone areas
of the Mekong Delta The study titled “Value chain analysis of cultural snakehead product in the Mekong Delta” was carried out in An Giang, Dong
Thap, Can Tho and Hau Giang province aiming to study the status and sollution for the development snakehead culture in the Mekong Delta There are 5 main groups of actors of snakehead value chain (farmers, traders, processors, retailers and end consumers) There are also two chain supporters, including market managers and government officers
Average stocking duration was 4-6 months/crop depending on cultured species and selling price at the harvest Average stocking density was 204 fish/m2 (or 114 fish/m3) with the average survival rate of 53.2% and the average yield was 41.9 kg/m3/crop Production cost was VND 29,700 per kg and if the cost of self-captured trash fish was not taken into account, this cost was reduced about VND 24,400 per kg only
Most of local traders bought table snakehead directly from the grow-outfarms (54.7%) and resold the fish to bigger traders in HCM city (58.8%) All retailers in the local markets sold out the bought fish to local consumers
For dried snakehead processors, average amount of raw fish bought was 8.2 tons/processor/year, of which 84.4% was bought from fish traders They sold out their dried fish to HCM city after processing (60.4%) Average purchasedquantity of raw snakehead bought by fish sauce processors was 9.0 tons/processor/year, of which 39.6% was bought from grow-out farms Today, some sauce processors bought wild snakehead from Cambodia (5.7%) due to the depletion of wild fish and the trade of wild snakehead from Cambodia was mainly in flooding season (September to December)
There were 10 marketing channels of snakehead fish, of which TWO most important channels were number 3 (fish were consumed in the Mekong Delta) and number 9 (fish were sold and consumed in HCM city) Profit was distributednot fair among the chain actors, traders recieved more profit than others (about 87.9-93.4% of total chain profit) The retailers received the hightest level ofprofit per kg but the profit they obtained was lower than other actors that of due
to small amount of fish purchased
Trang 8There were 5 independent variables affecting to fish yield at the same time at p<0.05 There are: (i) Own hatchery; (ii) Own nursery; (iii) Stocking density; (iv) Species of giant snakehead; and (v) Costs of medicines and chemicals for prevention and treatment of snakehead diseases Most thereindependent variables positively related to the fish yield, except the own hatchery (negatively relationship) If stocking density increases to more than 150 fish/m3, the total production costs would increased very much The net income also increased if stocking density increased but the best results was to stock atdensity of 120-150 fish/m3 The costs of medicines and chemicals for fish health management can be increased compared to the mean value of that costs in this survey in order to increase the fish yield, but VND 28,000-35,000/m3/crop can help to provide the best benefit.
In order to have an appropriate development snakehead industry, to enhance the competitive advantages and to increase income of the whose chains,
in particular for farmers The following issues should be give more concerns: (i) Planning of snakehead farming and a better management of industry in association with protection of aquatic resources and capital and technical support
as well as a better organization of production and marketing of snakeheads; (ii) Development of the grow-out area for snakeheads with more application of pellet feed, aiming to increase the production of snakeheads and reduce thepressure on wild freshwater fish resources; and (iii) It is better to have some policies to support the processors export of snakehead products for marketexpansion, larger production and better and more stable price
Title: Value chain analysis of cultural snakehead product in the Mekong Delta Key words: snakehead fish, value chain, actors, yield, cost, profit.
Trang 10MỤC LỤC
Trang
Tóm tắt iii
Abstract v
Danh sách bảng x
Danh sách hình xi
Danh sách các từ viết tắt xiii
Chương I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Nội dung của đề tài 2
1.4 Thời gian thực hiện đề tài 2
Chương II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản 3
2.1.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản thế giới 3
2.1.2 Tình hình nuôi thủy sản ở Việt Nam 4
2.1.3 Tình hình nuôi thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long 6
2.2 Tình hình nghiên cứu về cá lóc 7
2.3.1 Một số thông tin về phân bố và phân loại cá lóc 7
2.3.2 Tình hình phát triển ngành hàng cá lóc 9
2.3 Thông tin về chuỗi giá trị 14
2.3.1 Khái niệm về chuỗi giá trị 14
2.3.2 Các phương pháp đánh giá chuỗi giá trị 16
2.3.3 Các nghiên cứu về chuỗi giá trị 19
2.4 Các tài liệu mới nhất liên quan đến chủ đề của nghiên cứu 21
Chương III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1 Thời gian và phạm vi nghiên cứu 22
3.2 Phương pháp thu thập số liệu 22
3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 23
Chương IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
4.1 Thông tin chung về các nhóm tác nhân tham gia chuỗi giá trị cá lóc.25 4.2 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của các nhóm tác nhân 27
4.2.1 Nhóm sản xuất giống, ương và nuôi thương phẩm cá lóc 27
4.2.2 Nhóm thương lái 47
4.2.3 Nhóm chế biến 55
Trang 114.3 Phân tích lợi ích-chi phí của các tác nhân tham gia chuỗi 70
4.3.1 Sơ đồ và kênh phân phối chuỗi giá trị cá lóc 70
4.3.2 Phân phối lợi ích – chi phí trong chuỗi giá trị cá lóc 73
4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá lóc nuôi 75
4.4.1 Phương trình hồi qui đa biến 75
4.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng mạnh đến năng suất cá lóc nuôi 76
4.5 Phân tích ma trận SWOT 77
Chương V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 83
5.1 Kết luận 83
5.1.1 Hộ sản xuất 83
5.1.2 Nhóm thương lái 83
5.1.3 Cơ sở chế biến 84
5.1.4 Chuỗi giá trị 84
5.1.5 Quản lý ngành 84
5.2 Đề xuất 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC 91
Trang 12DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của Việt Nam 5
Bảng 2.2: Sản lượng thủy sản nuôi trồng phân theo địa phương ở ĐBSCL 7
Bảng 3.1: Số mẫu dự kiến thu trong quá trình nghiên cứu 23
Bảng 4.1: Thông tin chung về các nhóm tác nhân 26
Bảng 4.2: Thông tin về thiết kế trại sản xuất giống 28
Bảng 4.3: Thông tin về cá bố mẹ cho trại SXG 29
Bảng 4.4: Thông tin về thức ăn cho trại SXG 29
Bảng 4.5: Thông tin về thu hoạch cho trại SXG 30
Bảng 4.6: Chi phí sản xuất của trại SXG 32
Bảng 4.7: Thông tin về thiết kế mô hình trong ương cá lóc giống 33
Bảng 4.8: Thông tin về con giống khi ương cá lóc 33
Bảng 4.9: Thông tin về Thức ăn khi ương cá lóc 34
Bảng 4.10: Thông tin về Thu hoạch cá lóc sau khi ương 35
Bảng 4.11: Các chỉ tiêu tài chính khi ương cá lóc 37
Bảng 4.12: Thiết kế công trình nuôi cá lóc 38
Bảng 4.13: Con giống cho nuôi cá lóc 39
Bảng 4.14: Lượng thức ăn sử dụng và hệ số thức ăn cho nuôi cá lóc 41
Bảng 4.15: Thu hoạch cho nuôi cá lóc 42
Bảng 4.16: Các chỉ tiêu tài chính cho nuôi cá lóc 44
Bảng 4.17: Các chỉ tiêu tài chính khi không tính chi phí thức ăn tự khai thác44 Bảng 4.18: Thông tin về địa điểm kinh doanh của nhóm thương lái 47
Bảng 4.19: Hoạt động mua bán kinh doanh của nhóm thương lái 48
Bảng 4.20: Hiệu quả tài chính của nhóm thương lái 51
Bảng 4.21: Cho điểm các yếu tố cần quan tâm khi mua bán cá lóc 52
Bảng 4.22: Thông tin về sản phẩm chế biến khô cá lóc 56
Bảng 4.23: Thông tin về sản phẩm chế biến mắm cá lóc 58
Bảng 4.24: Các hoạt động sản xuất của hộ tiêu dùng 61
Bảng 4.25: Chi phí sinh hoạt của hộ tiêu dùng 61
Bảng 4.26: Số lần mua thực phẩm của các hộ tiêu dùng 61
Bảng 4.27: Số lượng thực phẩm mỗi lần mua của các hộ tiêu dùng 62
Bảng 4.28: Giá mua của các loại thực phẩm của các hộ tiêu dùng 62
Bảng 4.29: Loài thủy sản ưa thích sử dụng 63
Bảng 4.30: Chi phí, thu nhập và lợi nhuận của nhóm tiêu dùng 63
Bảng 4.31: Thông tin về tiêu dùng cá lóc đen 65
Bảng 4.32: Cho điểm ưu tiên (1-10) đối với các sản phẩm từ cá lóc 66
Bảng 4.33: Thông tin về quản lý chợ 67
Bảng 4.34: Diện tích và sản lượng cá lóc ở các tỉnh khảo sát năm 2009 69
Bảng 4.35: Phân phối lợi ích chi phí của các nhóm tác nhân tham gia chuỗi 74 Bảng 4.36: Phân tích tổng hợp lợi ích của các nhóm tác nhân tham gia chuỗi 75
Bảng 4.37: Mô hình hồi qui giữa năng suất và các yếu tố ảnh hưởng 75
Trang 13DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Sản lượng thủy sản thế giới 3
Hình 2.2: Sản lượng nuôi thủy sản thế giới 4
Hình 2.3: Sản lượng thủy sản ở Việt Nam năm 1997 – 2009 và kế hoạch 2010 4
Hình 2.4: Sản lượng nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam năm 1997 – 2009 và kế hoạch 2010 6
Hình 2.5: Cá lóc đen (Channa striata) 9
Hình 2.6: Cá lóc bông (Channa micropeltes) 9
Hình 2.7: Biến động giá cá lóc nuôi trong năm (2007-2009) 13
Hình 2.8: Biến động giá khô cá lóc trong năm (2007-2009) 13
Hình 2.9: Chuỗi giá trị của Michael Porter (1985) 17
Hình 2.10: Hệ thống giá trị của Michael Porter (1985) 18
Hình 2.11: Chuỗi giá trị gạo ở Thái Lan 19
Hình 2.12: Chuỗi giá trị trái bơ ở Đắk Lắk 20
Hình 2.13: Chuỗi giá trị cá tra ở An Giang 20
Hình 3.1: Bản đồ Đồng bằng sông Cửu Long 24
Hình 4.1 Sơ đồ các nhóm tác nhân tham gia chuỗi giá trị cá lóc 25
Hình 4.2: Hình thức hoạch động kinh doanh của nhóm sản xuất 27
Hình 4.3: Nguồn cung cấp cá bố mẹ cho sản xuất giống 28
Hình 4.4: Cơ cấu các loại thức ăn được sử dụng trong sản xuất giống 30
Hình 4.5: Cơ cấu nguồn tiêu thụ cá giống 31
Hình 4.6: Cơ cấu chi phí cố định của sản xuất giống 31
Hình 4.7: Cơ cấu chi phí biến đổi của sản xuất giống 31
Hình 4.8: Cơ cấu nguồn cung cấp cá giống cho các hộ ương 34
Hình 4.9: Cơ cấu lượng thức ăn được cung cấp từ các nguồn khi ương 35
Hình 4.10: Cơ cấu tiêu thụ cá giống khi ương 36
Hình 4.11: Cơ cấu chi phí cố định của ương giống 37
Hình 4.12: Cơ cấu chi phí biến đổi của ương giống 37
Hình 4.13: Số ao, vèo, bè nuôi của các hộ nuôi cá lóc 39
Hình 4.14: Số vụ nuôi/năm của các hộ nuôi cá lóc 39
Hình 4.15: Nguồn cá giống cho nuôi cá lóc thương phẩm 40
Hình 4.16: Cơ cấu tổng lượng thức ăn cho cá lóc nuôi 41
Hình 4.17: Giá bình quân của các loại thức ăn cho cá lóc nuôi 41
Hình 4.18: Nguồn tiêu thụ cá lóc thương phẩm 43
Hình 4.19: Cơ cấu chi phí cố định khi nuôi cá lóc 43
Hình 4.20: Cơ cấu chi phí biến đổi khi nuôi cá lóc 43
Hình 4.21: Một số hình ảnh của nhóm sản xuất và ương giống cá lóc 45
Hình 4.22: Một số hình ảnh của nhóm nuôi cá lóc thương phẩm 46
Hình 4.23: Nguồn cung cấp cá lóc nguyên liệu cho bán sỉ 49
Hình 4.24: Nguồn tiêu thụ cá lóc nguyên liệu cho bán sỉ 49
Hình 4.25: Nguồn cung cấp cá lóc nguyên liệu cho bán lẻ 49
Hình 4.26: Nguồn tiêu thụ cá lóc nguyên liệu cho bán lẻ 49
Hình 4.27: Nguồn cung cấp khô cá lóc cho bán lẻ 50
Hình 4.28: Nguồn tiêu thụ khô cá lóc cho bán lẻ 50
Trang 14Hình 4.29: Nguồn cung cấp mắm cá lóc cho bán lẻ 50
Hình 4.30: Nguồn tiêu thụ mắm cá lóc cho bán lẻ 50
Hình 4.31: Một số hoạt động mua bán cá lóc tươi sống của nhóm thương lái/chủ vựa 53
Hình 4.32: Một số hoạt động mua bán cá lóc của nhóm bán lẻ ở chợ 54
Hình 4.33: Nguồn cung cấp cá lóc nguyên liệu cho chế biến khô 56
Hình 4.34: Nguồn tiêu thụ khô cá lóc của điểm chế biến khô 56
Hình 4.35: Loài cá lóc được sử dụng để chế biến mắm 57
Hình 4.36: Các dạng sản phẩm sau khi chế biến mắm cá lóc 57
Hình 4.37: Nguồn cung cấp nguyên liệu cho chế biến mắm 58
Hình 4.38: Nguồn tiêu thụ khô cá lóc của điểm chế biến mắm 58
Hình 4.39: Một số hình ảnh khi chế biến mắm cá lóc 59
Hình 4.40: Một số hình ảnh khi chế biến khô cá lóc 60
Hình 4.41: Cơ cấu chi phí, thu nhập và lợi nhuận của hộ tiêu dùng nông thôn 64
Hình 4.42: Cơ cấu chi phí, thu nhập và lợi nhuận của hộ tiêu dùng thành thị 64
Hình 4.43: Nguồn bán cá lóc đen cho người tiêu dùng nông thôn 65
Hình 4.44: Nguồn bán cá lóc đen cho người tiêu dùng thành thị 65
Hình 4.45: Sơ đồ chuỗi giá trị cá lóc ở ĐBSCL 72
Trang 15DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CIRAD Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế của Pháp về Phát triển nông
nghiệpĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
FAO Tổ chức nông lương thế giới
GDP Tổng thu nhập quốc dân
GTZ Tổ chức hợp tác kỹ thuật của Đức
INRA Viện nghiên cứu nông nghiệp quốc gia Pháp
IRAM Viện Tiêu chuẩn Argentina
KTTS Khai thác thủy sản
M4P Dự án nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo
NESDB Ủy ban phát triển kinh tế và xã hội quốc gia (Thái Lan)NN&PTNN Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NTTS Nuôi trồng thuỷ sản
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
VAC Mô hình vườn ao chuồng
ValueLinks Liên kết giá trị
WTO Tổ chức thương mại thế giới
Trang 16Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
có tiềm năng rất lớn cho phát triển NTTS với 976.500 ha diện tích mặt nước, trong đó 293.500 ha diện tích mặt nước ngọt (Tổng cục Thống kê, 2006) Diện tích NTTS năm 2007 hơn 1 triệu ha và sản lượng đạt hơn 2,1 triệu tấn, trong đó NTTS nước ngọt là 0,3 triệu ha với nhiều đối tượng nuôi và mô hình nuôi khác nhau (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009) Năm 2009, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt hơn 2,5 triệu tấn và kế hoạch 2010 đạt gần 2,7 triệu tấn (Bộ NN&PTNN, 2010)
Trong những năm qua, NTTS ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã trở thành thế mạnh kinh tế rất quan trọng của vùng và đóng góp phần lớn cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu của cả nước Năm 2007, diện tích NTTS toàn khu vực là 723.800 ha với sản lượng đạt 1.526.557 tấn, bằng khoảng 70% sản lượng NTTS của cả nước (Tổng cục Thống kê, 2009) Khi nói đến sự gia tăng sản lượng nuôi thủy sản nước ngọt thì phải kể đến sự gia tăng sản lượng cá da trơn (cá tra, cá basa), cá lóc, tôm càng xanh,…
Cá lóc là loài cá nước ngọt đặc trưng ở Việt Nam (Mai Đình Yên, 1978)
và hiện nay được nuôi nhiều ở ĐBSCL Cá lóc là loài cá được ưa chuộng tiêu thụ
hàng đầu ở Việt Nam, nhất là ở ĐBSCL (Lê Xuân Sinh & ctv, 1998) Do cá lóc
là đối tượng tương đối dễ nuôi, được nuôi với nhiều mô hình khác nhau (như nuôi trong ao đất, ao nổi, mùng vèo và lồng bè) và có thể nuôi qui mô nhỏ để xóa
đói giảm nghèo hoặc nuôi thâm canh với mật độ cao (Lê Xuân Sinh & ctv,
2009) Ngoài ra, cá lóc nuôi là sản phẩm có khả năng thay thế cá lóc đồng tự nhiên, do lượng cá lóc đồng giảm mạnh trong những năm gần đây Tổng hợp củacác tỉnh thuộc ĐBSCL năm 2009 cho thấy sản lượng cá lóc nuôi cho toàn vùngđạt hơn 40.000 tấn, tăng hơn 1000 tấn so với năm 2008, trong đó cá lóc bông chiếm gần 20%
Tuy nhiên, các mô hình nuôi cá lóc hiện nay chủ yếu là tự phát và sử dụng
Trang 17(Nguyễn Phước Tuyên, 2000; Huỳnh Thu Hòa, 2004) Giá cá lóc thương phẩm không ổn định do chủ yếu tiêu thụ nội địa, trong khi xuất khẩu các sản phẩm cá lóc còn hạn chế (Báo Cần Thơ, 2007) Các nghiên cứu về cá lóc còn ít và các hoạt động nuôi cá lóc là hoàn toàn tự phát chưa quy hoạch làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ cá lóc hiện nay Việc xác định các tác nhân tham gia trong ngành hàng cá lóc cần được đánh giá để cung cấp thêm thông tin về ngành hàng
và hỗ trợ cho công tác quản lý ngành Từ đó, đề tài “Phân tích chuỗi giá trị cá lóc nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát của đề tài này là phân tích được chuỗi giá trị của cá lóc ở ĐBSCL Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tác nhân tham gia ngành hàng cá lóc đồng thời góp phần quản lý tốt hơn ngành hàng này tại địa bàn nghiên cứu
1.3 Nội dung của đề tài
(1) Khảo sát tình hình phát triển ngành hàng cá lóc từ sản xuất và cung cấp cá giống tới nuôi thịt và khâu tiêu thụ cá lóc nuôi ở ĐBSCL
(2) Mô tả việc cung cấp, tiêu thụ, chi phí, thu nhập và giá trị gia tăng trong sản xuất kinh doanh cá lóc theo từng nhóm tác nhân tham gia
(3) Phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của các tác nhân tham gia ngành hàng
(4) Phân tích ma trận SWOT của các nhóm tác nhân tham gia ngành hàng và công tác quản lý ngành
1.4 Thời gian thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện trong 12 tháng, từ tháng 09/2009 đến tháng 09/2010
Trang 18Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản
2.1.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản trên thế giới
Hiện nay, nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên thế giới phát triển rất nhanh với tốc độ tăng bình quân 8.8%/năm (theo báo cáo của FAO) Năm 2006, tổng sản lượng thuỷ sản thế giới đạt 144 triệu tấn, trong đó tổng sản lượng thuỷ sản khai thác đạt 92 triệu tấn (63,9%) và sản lượng thuỷ sản nuôi đạt 52 triệu tấn (36,1%) Khai thác còn chiếm tỉ trọng cao nhưng hầu như không tăng và có xu hướng giảm trong các năm qua do đã đạt mức năng suất tối đa
Đến năm 2030, thế giới sẽ cần thêm 37 triệu tấn thủy sản mỗi năm để duy trì được mức tiêu thụ như hiện nay do dân số tăng (FAO, 2005) Vì các ngư trường truyền thống đã gần chạm mức khai thác tối đa nên nuôi thủy sản là cách duy nhất để bù đắp thiếu hụt Nhưng việc đó chỉ có thể thực hiện được nếu được xúc tiến và quản lý một cách có trách nhiệm, sự phát triển của nghề nuôi thủy sản phải đặc trong mối quan hệ chặt chẽ với nghề khai thác thủy sản và sự biến
Trang 19đói giảm nghèo và giảm tình trạng suy dinh dưỡng Riêng ở Châu Á, NTTS trực tiếp tạo ra việc làm cho khoảng 12 triệu người.
Hình 2.2: Sản lượng nuôi thủy sản thế giới (FAO, 2008)
2.1.2 Tình hình nuôi thủy sản ở Việt Nam
Trước thế kỷ 20 nghề nuôi thủy sản ở nước ta gần như chưa phát triển, mãi đến những năm của thập kỉ 30 nghề nuôi thủy sản mới bắt đầu phát triển ở miền Bắc, đến nay thì đã phát triển khắp cả nước (Trung tâm tin học Thủy sản, 2008) Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôn thôn trong 10 năm (1999-2009) thì sản lượng thủy sản tăng lên gần 3 lần, đạt 4,8 triệu tấn vào năm
2009 Xu hướng phát triển này cũng theo xu hướng của thế giới, sản lượng thủy sản gia tăng trong các năm qua chủ yếu là do tăng sản lượng nuôi trồng, trong khi sản lượng khai thác tăng rất châm và có dấu hiệu bão hòa trong 5 năm trở lại đây (đạt 1,93-2,28 triệu tấn) Ngành thuỷ sản Việt Nam trong những năm qua đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 18,4%/năm Đây là một bước tiến nhảy vọt góp phần quan trọng trong việc xuất khẩu cũng như cung cấp nguồn thực phẩm tiêu dùng trong nước
Hình 2.3: Sản lượng thủy sản ở Việt Nam năm 1997 – 2009 và kế hoạch 2010
(Báo cáo của Bộ NN&PTNN, 2010)
Trang 20Nước ta có diện tích nước ngọt nội địa rất rộng lớn, bên cạnh đó là hệ thống sông suối, kênh mương dày đặc có tiềm năng diện tích NTTS rất lớn Trong năm 2007, diện tích có khả năng phát triển thủy sản trong cả nước là 1,7 triệu ha, sản lượng thủy sản cả nước đạt 4,28 triệu tấn trong đó khai thác đạt 2,12 triệu tấn, nuôi trồng 2,16 triệu tấn, kể từ 2006 thì Việt Nam đã vươn lên đứng thứ
3 về sản lượng NTTS thế giới (năm 2005 Việt Nam chỉ đứng thứ 6) (FAO, 2008) Kim ngạch xuất khẩu 3,75 tỷ USD là nguồn thu ngoại tệ lớn thứ 4 của Việt Nam (5,25% GDP Việt Nam) và đứng thứ 6 về kim ngạch xuất khẩu thủy sản thế giới Diện tích NTTS tăng đều theo từng năm, từ 0,64 triệu ha năm 2000 lên 1,05 triệu ha năm 2008 (Tổng cục Thống kê, 2009)
Bảng 2.1: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của Việt Nam
ĐVT: 1.000 ha
Diễn giải 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Sơ bộ
2008 TỔNG SỐ 641,9 755,2 797,7 867,6 920,1 952,6 976,5 1018,8 1052,6
và đánh bắt xa bờ còn hạn chế thì việc đáp ứng nhu cầu về thủy sản sẽ chủ yếu
do ngành nuôi trồng cung ứng Hiện Việt Nam đứng thứ năm trong số các nước
Trang 21Hình 2.4: Sản lượng nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam năm 1997 – 2009 và kế
hoạch 2010 (Báo cáo của Bộ NN&PTNT, 2010)Năm 2007, việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
đã tạo thuận lợi để xuất khẩu thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng cao, khi các doanh nghiệp đã chủ động chuyển hướng thị trường, vừa giữ được thị trường truyền thống, vừa mở rộng phát triển sang các thị trường mới với khoảng 130 quốc gia
và vùng lãnh thổ
2.1.3 Tình hình nuôi thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long
Nhiều năm qua, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản đã trở thành thế mạnh kinh tế đặc biệt ở khu vực ĐBSCL, biến nơi đây thành một vùng trọng điểm về NTTS cho tiêu dùng và xuất khẩu của cả nước ĐBSCL là một trong bảy vùng kinh tế trọng điểm quan trọng trong cả nước, năm 2007 có khoảng 723,8 ngàn ha mặt nước nuôi thủy sản với tổng sản lượng hơn 1,5 triệu tấn Là vùng nuôi thủy sản lớn nhất cả nước, diện tích nuôi trồng khoảng 60% diện tích nuôi
cả nước, sản lượng nuôi trồng chiếm gần 70% sản lượng cả nước và giá trị xuất khẩu thủy sản chiếm 51% của cả nước Trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,75 tỉ USD, năm 2008 tăng lên 4,27 tỉ USD Hiện VN đang đứng thứ 8 về giá trị xuất khẩu thủy sản trên thế giới (Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 2008)
Từ những năm gần đây, diện tích nuôi thủy sản không ngừng được mở rộng, chỉ sau 10 năm (1997-2007) diện tích nuôi thủy sản tăng lân 2,2 lần, đạt 0,72 triệu ha năm 2007, trong khi đó sản lượng tăng đến 5,8 lần, đạt 1,5 triệu tấn năm 2007 (Tổng cục Thống kê, 2008) Việc đa dạng các mô hình và mở rộng diện tích đã góp phần đáng kể vào việc gia tăng sản lượng, nhiều công trình khoa học tiến bộ đã được ứng dụng vào sản xuất
Trang 22Bảng 2.2: Sản lượng thủy sản nuôi trồng phân theo địa phương ở ĐBSCL
ĐVT: 1.000 Tấn
2008 ĐBSCL 365.1 444.4 518.7 634.8 773.3 1002.8 1166.8 1526.6 1838.6
Long An 9.0 11.6 11.2 15.2 18.8 23.4 25.9 29.5 28.2 Tiền Giang 28.4 37.3 40.5 46.5 54.7 61.1 67.6 77.5 97.3 Bến Tre 50.3 61.2 70.6 66.1 58.5 63.3 69.3 99.5 157.0 Trà Vinh 21.7 28.5 37.6 48.1 64.2 73.9 76.0 83.3 85.8 Vĩnh Long 7.0 8.2 11.5 17.2 22.6 29.0 45.5 91.3 100.5 Đồng Tháp 34.7 35.8 36.0 42.5 66.9 115.1 158.5 230.0 281.4
An Giang 80.2 83.6 110.6 136.8 154.7 180.8 182.0 263.9 315.4 Kiên Giang 10.0 19.0 14.5 20.6 25.9 48.2 66.2 84.8 110.2 Cần Thơ 13.0 15.1 25.2 36.3 59.1 83.8 110.2 150.9 181.7 Hậu Giang - - - 9.9 15.8 21.8 25.6 31.9 38.7 Sóc Trăng 15.4 18.7 23.7 30.8 41.2 71.7 82.1 104.6 138.2 Bạc Liêu 22.4 37.7 49.0 72.5 92.8 110.5 119.8 129.6 129.7
Cà Mau 73.1 87.7 88.3 92.3 98.2 120.1 138.3 149.7 174.5
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2009)
2.2 Tình hình nghiên cứu về cá lóc
2.2.1 Một số thông tin về phân bố và phân loại cá lóc
Cá lóc trong tiếng Anh được gọi là snakehead (cá “đầu rắn”), ám chỉ đến cái đầu thuôn và tròn trông giống như đầu rắn Theo tài liệu phân loại cập nhật
hiện nay thì họ Channidae gồm có 2 giống là Parachanma và Channa Trong đó, giống Channa chiếm ưu thế về thành phần loài (27 loài trong số 30 loài được phát hiện) và phân bố ở hầu hết các nước châu Á, trong khi giống Parachanma
chỉ có 3 loài, phân bố chủ yếu ở khu vực châu Phi Đặc tính phân bố cho thấy đa phần các loài sống trong các thủy vực nước ngọt nội địa, một số loài có khả năng sống ở thủy vực nước lợ Tính chất phân bố theo đặc tính sinh thái thủy vực cũng thể hiện rõ ở các nhóm loài thuộc họ cá Channidae Các loại hình thủy vực có dòng chảy chậm hoặc thủy vực nước tĩnh như sông, hồ, kênh rạch, ao, đầm, ruộng và rừng ngập nước vào mùa lũ là nơi thích hợp cho các loài cá phân bố (Nguyễn Văn Thường, 2004)
Cá lóc phân bố chủ yếu trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở châu Phi
và châu Á; tuy nhiên cá biệt có vài loài phân bố ở những vùng khí hậu lạnh hơn như ở Trung Quốc, Hàn Quốc và vùng Siberia Mặc dù không phải là loài cá
Trang 23hiện ở ao, hồ, ruộng lúa, hoặc đầm lầy Chúng có thể tồn tại trong môi trường nghèo ô-xy nhờ khả năng “hít thở” trong không khí Một số loài có khả năng
chịu đựng đặc biệt; chẳng hạn loài Channa banganensis sống ở vùng “nước đen”
có độ acid cao (3-4 độ pH); rồi các loài Channa gachua, Channa striata và Channa punctata có thể chịu đựng được tầm pH biến thiên rất rộng, từ 4 đến 9
độ trong vòng 72 giờ; còn loài Channa argus ở sông Amur, Siberia lại có thể
sống sót qua mùa đông khắc nghiệt
Theo sách “Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc” (1978) của Mai Đình Yên thì họ Channidae ở miền Bắc gồm có các loài:
- Cá xộp (Channa striata) phân bố rộng trong cá thuỷ vực miền núi, đồng bằng
và nước lợ có nồng độ muối thấp, kích thước tối đa 90 cm
- Cá chuối suối (Channa gachua) sống ở miền núi các tỉnh phái Bắc Việt Nam
Loài này có vây bụng nhỏ và kích thước tối đa 20 cm
- Cá chuối (Channa maculata) phân bố tương tự cá xộp nhưng có kích thước
nhỏ hơn (tối đa 20 cm)
- Cá chèo đồi (Channa asiatica) phân bố ở các tỉnh phía Bắc Loài này không
có vây bụng và có kích thước nhỏ (tối đa 20 cm)
Ngoài ra, có tài liệu trên mạng mô tả loài cá lóc Trung Quốc Channa argus là loài cá lóc phổ biến ở nước ta Đây không phải là loài cá bản địa và nếu
có thì chúng chỉ hiện diện ở miền Bắc vì chúng thích nghi với những vùng khí hậu lạnh
Ở ĐBSCL, họ cá Channidae có 4 loài là Channa gachua (cá chành dục), Channa lucius (cá dày), Channa striata (cá lóc đen) và Channa micropeltes (cá
lóc bông) (Trương Thủ Khoa & Trần Thị Thu Hương, 1993) Tài liệu giảng dạy của khoa Thuỷ sản trường Đại học Cần Thơ còn ghi nhận thêm loài cá lóc môi
trề (Channa sp.) rất phổ biến ở các vùng lũ như An Giang và Đồng Tháp Ở miền
Nam, cá lóc đen, cá lóc môi trề và cá lóc bông được nuôi lấy thịt cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu; phương thức nuôi chủ yếu là nuôi trong ao hay trong các lồng, bè thả trên sông Ngoài ra, hiện nay còn xuất hiện 2 loài cá lóc nuôi phổ biến mà người nuôi gọi là cá lóc đầu vuông và cá lóc đầu nhím, nhưng đến nay vẫn chưa tìm thấy tài liệu hay nghiên cứu nào định danh chính xác 2 loài cá trên Có giả thuyết cho rằng đây là 2 loài cá lóc được lai tạo từ loài
cá lóc đen (Channa striata) với các lóc môi trề (Channa sp.) Tuy nhiên cũng
chưa có tài liệu nào chứng minh đây là 2 loài cá lai tạo được
Trong nghiên cứu về tổng quan và phân bố của họ cá Chanidea của Nguyễn Văn Thường (2004) cũng xác định “cá lóc môi trề” có xuất hiện ở cánh
Trang 24đồng ngập nước biên giới Việt Nam và Campuchia và tác giả cũng đã đề xuất nên nghiên cứu về đặc điểm phân loại và sinh học của loài cá này nhằm phục vụ cho nghề nuôi.
Hình 2.5: Cá lóc đen (Channa striata) Hình 2.6: Cá lóc bông (Channa micropeltes)
2.2.2 Tình hình phát triển ngành hàng cá lóc
Trên thế giới nghề nuôi cá lóc đã phát triển mạnh với nhiều mô hình nuôi khác nhau Phổ biến ở Thái Lan, Hồng Công là mô hình nuôi bán thâm canh trong ao đất với thời gian nuôi từ 6-7 tháng với các loại thức ăn như bột cá, tấm, cám Mô hình nuôi bè với mật độ 30-50 con/m3, sử dụng các loại thức ăn như cá tạp, tấm Sau 8 tháng nuôi cá đạt khoảng 1,5-2,5 kg/con phổ biến ở Campuchia
và Việt Nam Ở Đài Loan, cá lóc được nuôi chung với cá rô phi, cá chép, (Dương Nhựt Long, 2003)
Từ những năm 1990 trở về trước, một số người dân ĐBSCL có xây dựng
ao hầm nuôi cá lóc trong khu vườn của mình theo hệ sinh thái VAC, nguồn cá giống được vớt tự nhiên ở ao, hồ, sông, suối Trong các năm 1995 – 1996, Trung tâm Nghiên cứu Thuỷ sản ĐBSCL đã nghiên cứu thành công đề tài sinh sản nhân tạo cá lóc từ nuôi vỗ cá bố mẹ, cho đẻ nhân tạo, ương nuôi cá giống Sự thành công của đề tài đã triển khai sản xuất nhân rộng cá lóc và đến nay chúng ta đã chủ động giống mà không phải đi vớt ở ngoài tự nhiên Các loại mô hình nuôi cá lóc ở ĐBSCL cũng phát triển rất đa dang, có khá nhiều mô hình đã đươc áp dụng nuôi đạt hiệu quả cao như: nuôi trong vèo lưới, nuôi bè, nuôi trong ao đất, nuôi trong mùng, hay nuôi cả trong bồn nylon
Tuy nhiên, các tài liệu nghiên cứu về cá lóc được tìm thấy ở Đại học Cần Thơ chủ yếu bắt đầu từ năm 2003 như nghiên cứu về đặc điểm sinh học của Nguyễn Anh Tuấn (2003); nghiên cứu về sử dụng thức ăn tự chế cũng của
Nguyễn Anh Tuấn và ctv (2004) và nghiên cứu về nhu cầu đạm ở giai đoạn cá giống của Trần Thị Thanh Hiền và ctv (2005) Trong đó, nghiên cứu về sử dụng
Trang 25thức ăn tươi sống vẫn không thể thiếu được, đặc biệt là những ngày đầu khi cá bắt đầu ăn thức ăn ngoài Thời gian bắt đầu sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến ở giai đoạn cá bột được xác định là 7 ngày tuổi Ở giai đoạn cá hương cá sử dụng hoàn toàn thức ăn chế biến cho kết quả tốt nhất về tăng trọng cũng như tỷ lệ sống Việc sử dụng đơn thuần thức ăn trùn chỉ hoặc cá xay trong giai đoạn này cho kết quả kém hơn so với việc sử dụng kết hợp với thức ăn chế biến.
Sản xuất giống và ương cá lóc
Nguyễn Huấn (2007) điều tra hiện trạng sản xuất giống cá lóc ở 2 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và nghiên cứu kỹ thuật kích thích sinh sản cá lóc bông ở tỉnh Đồng Tháp và Đại học Cần Thơ Kết quả điều tra ghi nhận hình thức sinh sản tự nhiện được 100% hộ dân áp dụng Cá lóc sinh sản trực tiếp trong ao có giá thể làm tổ Thời gian người dân cho cá lóc bông sinh sản từ tháng 2-6 hằng năm Dựa vào kinh nghiệm, người dân gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật trong quá trình sản xuất giống Tỷ lệ thụ tinh trung bình 40%, trong một vụ sản xuất, số tổ cá không thụ tinh chiếm tỷ lệ khá cao 60% Thời gian nuôi vỗ thành thục sinh dục bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau Đường kính trứng cá lóc bông tương đối lớn, dao động từ 1,2-1,9 mm Sức sinh sản thực tế của cá thấp, dao động từ 2.000 đến 3.000 trứng/kg cá cái
Khi kích thích cá lóc bông sinh sản bằng não thùy cá chép kết hợp kích dục tố HCG với liều lượng 500 UI/kg cá cái và 1.500 UI/kg cá đực Cá rụng trứng đồng loạt sau 12 giờ tiêm liều quyết định (27-29,50C) Thời gian hiệu ứng kéo dài từ 33-37 giờ, tỷ lệ thụ tinh và nở khá cao Tuy nhiên, hiệu quả sinh sản nhân tạo chưa ổn định, số tổ trứng không thụ tinh trung bình là 27% và không chủ động được thời gian sản xuất Việc ứng dụng hormon HCG và não thùy kích thích cá sinh sản bước đầu có hiệu quả khả thi, góp phần chủ động cung cấp con giống cho nghề nuôi
Bùi Minh Tâm & ctv (2008) cũng nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá
lóc bông với phương pháp tiêm và liều lượng kích dục tố khác nhau Cá lóc bông đực tiêm trước cá cái từ 2-4 ngày, liều lượng HCG cần tiêm cho cá đực nằm trong khoảng 2.000 đến 3.000 UI/kg cá đực và 1.000 UI/kg cá cái Với phương pháp này thì tỷ lệ thụ tinh đạt từ 58% đến 79% và tỷ lệ nở dao động từ 91% đến 96%
Các nghiên cứu về sản xuât giống nhân tạo cá lóc hiện nay chủ yếu là trên
cá lóc bông (Channa micropeltes) và bước đầu mang lại hiện quả khả quan và
được ứng dụng nhiều ở ĐBSCL Tuy nhiên, cá lóc môi trề, đầu vuông và đầu nhím hiện nay được nuôi phổ biến thì không tìm thấy nghiên cứu nào về 3 đối
Trang 26tượng này Có thể đây là 3 loài mới được nuôi gần đây hoặc mới xuất hiện nên chưa được nghiên cứu.
Nuôi cá lóc thương phẩm
Cá lóc có thể sinh trưởng tốt trong nhiều loại hình thủy vực khác nhau nhờ có khả năng chịu đựng cao với điều kiện bất lợi của môi trường, nên có thể nuôi với mật độ cao và quy mô lớn Mô hình nuôi cá lóc trong thực tế rất có hiệu quả và đang được nông dân vùng ĐBSCL chú ý phát triển đại trà Tuy nhiên, nguồn thức ăn chủ yếu lại dựa vào tự nhiên như cá tạp nước ngọt, cá biển, cua đồng, ốc và các loại phụ phế phẩm khác; đặc biệt nguồn cá tạp nước ngọt ngày càng khan hiếm và giá cả biến động theo chiều hướng bất lợi cho người nuôi Từ
đó, có nhiều nghiên cứu về nguồn thức ăn thay thế cá tạp trong nuôi cá lóc và đây cũng là lý do Nguyễn Phước Tuyên (2000) nghiên cứu về thức ăn tự chế trên
cá lóc môi trề Khi nghiên cứu thực hiện trong phòng thí nghiệm thì cho kết quả khá tốt, cá lóc môi trề được ương với lượng thức ăn có hàm lượng đạm thô 40% cho tỷ lệ sống cao Tuy nhiên, khi ương trong ao đất ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp thì tỷ lệ sống thấp và mất nhiều thời gian để tập cho cá chuyển từ thức ăn tươi sống sang thức ăn tự chế Cá nuôi thương phẩm bằng thức ăn tự chế được thu hoạch ở 7 tháng tuổi và đạt trọng lượng bình quân 1 kg/con
Đến năm 2004, một nghiên cứu khác về nuôi cá lóc ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp cũng được thực hiện bởi Huỳnh Thu Hòa, do đây là nơi có phong trào tiên phong trong việc nuôi cá lóc, đặc biệt là cá lóc môi trề Khảo sát cho thấy người dân ở đây có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi cá lóc môi trề, từ khâu sản xuất cá con, ương nuôi thành cá thịt để cung cấp cho thị trường Hơn nữa huyện Tam Nông còn có lợi thế về thức ăn cho cá lóc, là yếu tố có vai trò quyết định giá thành của sản phẩm Đó là nguồn cá tạp khá dồi dào, đặc biệt vào những năm có lũ cao Tuy nhiên, vào các tháng khô và những năm không có lũ lớn, nguồn cá tạp làm thức ăn trở nên khan hiếm và giá cao, nên nuôi cá lóc không có lời
Dương Nhựt Long & ctv (2004) ước tính sản lượng cá lóc nuôi trong năm
2002 của toàn vùng ĐBSCL đạt khoảng 5.300 tấn, tập trung chủ yếu ở các tỉnh:
An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Kiên Giang Hiện nay, cá lóc được nuôi ở hầu hết các tỉnh ở ĐBSCL, kể cả các tỉnh ven biển như Cà Mau, Trà Vinh, Sóc Trăng, Sản lượng năm 2009 đạt hơn 40.000 tấn, tăng gấp 8 lần so với năm
2002, trong đó cá lóc bông chiếm gần 20% (Báo cáo của các tỉnh ở ĐBSCL, 2010)
Trang 27Về thu mua và tiêu thụ
Qua thực tế mô hình nuôi cá lóc ở Vĩnh Long cho thấy, năm 2004 để có 1
kg cá lóc thương phẩm phải tiêu tốn chi phí từ 15.000-16.000 đồng, với giá bán
từ 19000-21.000 đồng/kg cá thịt, người nuôi còn lời trung bình mỗi kg khoảng
5000 đồng Đến đầu năm 2006, giá bán cá lóc cho thương lái là 21000 đồng/kg thì sau khi trừ chi phí đầu tư mỗi kg cá lóc thương phẩm có lãi từ 4000-5000 đồng (Quốc Chiến, 2007) Đây là mức lời chấp nhận được đối với cá lóc nuôi hiện nay Tuy nhiên, những tháng cuối năm 2006 giá cá lóc giảm xuống chỉ còn 11.000–13.000 đồng/kg, trong khi đó chi phí để nuôi được 1 kg cá lóc thương phẩm là 12.000 đồng Vì vậy, nhiều người nuôi cá lóc bị thua lỗ và đã nghỉ nuôi hoặc chuyển sang nuôi cá tra cho lợi nhuận cao hơn (Việt Linh, 14/6/2007)
Trong năm 2007 giá cá lóc tăng cao do lượng cung cấp giảm Trong tháng 06/2007 thương lái tìm đến tận ao thu mua với giá 25.000-27.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí còn lời 11.000-12.000 đồng/kg Ngoài ra, tình hình dịch cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp, làm nhiều người cũng đang có xu hướng chuyển sang các loại thực phẩm như: thịt heo, các loại cá đồng và nhiều loại thủy hải sản khác (Việt Linh, 14/6/2007)
Hầu hết, cá lóc nuôi hiện nay chủ yếu được tiêu thụ nội địa và một số ít được bán qua Campuchia Ngoài ra, một số cá lóc được xuất khẩu sang các thị trường khác ở dạng cắt khúc hoặc philê Trong đó, công ty trách nhiệm hữu hạn Thuận Hưng (Cần Thơ) đã xuất khẩu 15 tấn cá lóc, cá chẽm sang 2 thị trường mới là Malaixia và Australia, nâng tổng lượng mặt hàng này xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2004 lên 128,3 tấn, đạt kim ngạch 484.235 USD (Việt Báo, 2004) Năm 2007, thương lái ở huyện Bình Đại đã xuất khẩu được 32 tấn cá lóc bông sang Đài Loan dưới dạng phơi khô Tiêu chuẩn cá thu mua để phơi khô xuất khẩu là từ 1 kg/con trở lên và giá thu mua tại ao là 24.000 đồng/kg (Lữ Thế Nhã, 2007) Theo thông tin cập nhật được từ hội chợ thủy sản Vietfish (06/2009) tại TPHCM thì có một số công ty có xuất khẩu cá lóc như công ty cổ phần Gò Đàng (Tiền Giang) xuất khẩu cá lóc bông dạng philê và công ty trách nhiệm hữu hạn Kim Phát (TPHCM) xuất khẩu cá lóc đồng dạng cắt khúc Tuy nhiên, cá lóc chỉ là mặt hàng xuất khẩu phụ do nguồn cung cấp không ổn định và mức tiêu thụ
có giới hạn
Cá lóc nuôi chủ yếu được tiêu thụ nội địa nên giá bán phụ thuộc nhiều vào lượng thủy sản tiêu thụ nội địa khác Nguồn cá khai thác tự nhiên vào mùa lũ ảnh hưởng mạnh đến giá cá lóc thương phẩm Mùa lũ hằng năm (từ tháng 9-12 DL)
có lượng cá được khai thác nội đồng tăng lên khá nhiều nên lượng cá về chợ địa phương tăng cao, giá các loài cá tiêu thụ nội địa điều giảm, trong đó có cá lóc
Trang 28nuôi Trong năm 2008, giá cá lóc nuôi tăng cao từ tháng 5-8 DL, tuy nhiên sau tháng 8 giá cá lóc nuôi bắt đầu giảm xuống khá nhanh và kéo dài đến tháng 1 năm sau Giá cá lóc trong năm 2009 ít biến động hơn, tuy nhiên thời điểm giá tăng cao sớm hơn năm 2008 và thời điểm giá giảm cũng sớm hơn, điều này ohụ thuộc nhiều vào mùa lũ đến sớm hay muộn
Trang 29Cá lóc là loài bản địa của ĐBSCL nên được bán nhiều ở các chợ ở địa phương Các thương lái mua cá lóc ở các ao nuôi thương phẩm vận chuyển về các chợ đầu mối tiêu thụ như chợ Bình Điền (TPHCM); chợ Vĩnh Kim (Tiền Giang), các vựa thu mau lớn,…Sau đó, các chợ đầu mối này phân phối lại cho các chợ lớn nhỏ trong toàn khu vực Với các cơ sở thu mua cá nước ngọt thì cá lóc chiếm 38,5% tổng sản lượng cá thu mua của các cơ sở mua bán thủy sản của tỉnh Trà Vinh (Lê Xuân Sinh và Dương Nhựt Long, 2006)
2.3 Thông tin về chuỗi giá trị
2.3.1 Khái niệm về chuỗi giá trị
Theo thông tin cập nhật từ website Wikipedia cho thấy: chuỗi giá trị cũng được biết đến như là chuỗi giá trị phân tích, là một khái niệm từ quản lý kinh doanh đầu tiên đã được mô tả và phổ cập bởi Michael Porter (1985) trong cuốn sách “Lợi thế Cạnh tranh: Tạo và duy trì có hiệu suất”
Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của các chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị nào đó Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại Điều quan trọng
là không để pha trộn các khái niệm của chuỗi giá trị với các chi phí xảy ra trong suốt các hoạt động
Theo Sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị (M4P, 2006) thì chuỗi giá trị được định nghĩa như sau:
“Ý tưởng về chuỗi giá trị hoàn toàn mang tính trực giác Chuỗi giá trị nói đến cả loạt những hoạt động cần thiết để biến 1 sản phẩm (hoặc 1 dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi sử dụng (Kaplinsky 1999; Kaplinsky và Morris 2001) Tiếp đó, mỗi chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi.”
Định nghĩa này có thể được giải thích theo cả nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng:Theo nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định Các hoạt động này có thể gồm có: giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi, Tất cả các hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng
Trang 30Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ, …) để biến một nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ Chuỗi giá trị rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến,…
Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét các hoạt động do một doanh nghiệp duy nhất tiến hành, mà nó xem xét cả các mối liên kết ngược và xuôi cho đến khi nguyên liệu được sản xuất được kết nối với người tiêu dùng cuối cùng Trong phần luận văn này, cụm từ chuỗi giá trị sẽ chỉ được dùng để chỉ định nghĩa rộng này
Khái niệm chuỗi giá trị bao hàm cả các vấn đề về tổ chức và điều phối, các chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trong chuỗi Cần hiểu rằng, tiến hành phân tích chuỗi giá trị đòi hỏi phải có một phương pháp tiếp cận thấu đáo về những gì đang diễn ra giữa những người tham gia trong chuỗi, những gì họ liên kết với nhau, những thông tin nào được chia sẻ, quan hệ giữa họ hình thành và phát triển như thế nào,…
Ngoài ra, chuỗi giá trị còn gắn liền với khái niệm về quản trị vô cùng quan trọng đối với những nhà nghiên cứu quan tâm đến các khía cạnh xã hội và môi trường trong phân tích chuỗi giá trị Việc thiết lập (hoặc hình thành) các chuỗi giá trị có thể gây sức ép đến nguồn tài nguyên thiên nhiên (như tài nguyên nước, đất đai, ) có thể làm thoái hóa đất, mất đa dạng sinh học hoặc gây ô nhiễm Thêm vào đó, sự phát triển của chuỗi giá trị có thể ảnh hưởng đến các mối ràng buộc xã hội và tiêu chuẩn truyền thống, ví dụ như do quan hệ quyền lực giữa các hộ hoặc cộng đồng thay đổi, hoặc nhóm dân cư nghèo nhất hoặc dễ bị tổn thương chịu tác động tiêu cực từ hoạt động của những người tham gia trong chuỗi giá trị
Những mối quan ngại này cũng có liên quan đến các chuỗi giá trị nông nghiệp Lý do là vì các chuỗi giá trị nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào việc sử dụng các nguồn tài nguyên Đồng thời, ngành nông nghiệp còn có đặc thù bởi sự phổ biến các tiêu chuẩn xã hội truyền thống Cuối cùng là do tỷ lệ người nghèo trong ngành nông nghiệp cao, khung phân tích chuỗi giá trị có thể áp dụng để rút
ra kết luận về sự tham gia của người nghèo và các hoạt động tiềm năng của sự phát triển chuỗi giá trị đến giảm nghèo
Trang 312.3.2 Các phương pháp đánh giá chuỗi giá trị
Theo sự phân loại về khái niệm, có ba luồng nghiên cứu chính trong các tài liệu về chuỗi giá trị: (i) Phương pháp Filière (chuỗi, mạch); (iii) Khung khái niệm do Porter lập ra (1985); và (iii) Phương pháp toàn cầu do Kaplinsky đề xuất (1999), Gereffi (1994; 1999; 2003) và Gereffi, và Korzeniewicz (1994) Chi tiết
về các luồng nghiên cứu này được trình bày sau đây
Phương pháp Filière
Phương pháp Filière gồm các trường phái tư duy và truyền thống khác nhau Khởi đầu, phương pháp này được dùng để phân tích hệ thống nông nghiệp của các nước đang phát triển trong hệ thống thuộc địa của Pháp Phân tích chủ yếu làm công cụ để nghiên cứu cách thức mà hệ thống sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là cao su, cà phê, bông và dừa) được tổ chức trong bối cảnh của các nước đang phát triển Trong bối cảnh này, khung Filière chú trọng đặc biệt đến cách các hệ thống sản xuất địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và khâu tiêu dùng cuối cùng
Do đó, khái niệm chuỗi (Filière) luôn bao hàm nhận thức kinh nghiệm thực tế được sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hóa là xác định những người tham gia và các hoạt động Tính hợp lý của chuỗi hoàn toàn tương
tự như khái niệm rộng về chuỗi giá trị như trình bày ở trên Tuy nhiên, khái niệm chuỗi chỉ tập trung vào các vấn đề của các mối quan hệ vật chất và kỹ thuật định lượng, được tóm lượt trong sơ đồ dòng chảy của các hàng hóa và sơ đồ mối quan
hệ chuyển đổi
Phương pháp chuỗi (Filière) có vài điểm chung với phân tích chuỗi giá trị:
- Việc đánh giá chuỗi về mặt kinh tế và tài chính (được trình bày trong Duruflé, Fabre và Yung, 1988, và được sử dụng trong một số dự án phát triển
do Pháp tài trợ trong thập niên 80 và 90) chú trọng vào vấn đề tạo thu nhập
và phân phối trong chuỗi hàng hóa, và phân tích các chi phí và thu nhập giữa các thành phần được kinh doanh nội địa và quốc tế để phân tích sự ảnh hưởng của chuỗi đến nền kinh tế quốc dân và sự đóng góp của nó vào GDPtheo “phương pháp ảnh hưởng” (“méthode des effets”)
- Phân tích có tính chất chú trọng vào chiến lược của phương pháp chuỗi, được
sử dụng nhiều nhất ở trường đại học Paris-Nanterre, một số viện nghiên cứu như CIRAD và INRA và các tổ chức phi chính phủ như IRAM làm về phát triển nông nghiệp, nghiên cứu một cách có hệ thống sự tác động lẫn nhau của các mục tiêu, các cản trở và kết quả của mỗi bên có liên quan trong chuỗi; các chiến lược cá nhân và tập thể, cũng như các hình thái quy định mà Hugon
Trang 32(1985) đã xác định là có bốn loại liên quan đến chuỗi hàng hóa ở Châu Phi được phân tích gồm: quy định trong nước và quy định kinh doanh nông nghiệp quốc tế Moustier và Leplaideur (1989) đã đưa ra khung phân tích về
tổ chức chuỗi hàng hóa (lập sơ đồ, các chiến lược cá nhân và tập thể, và hiệu suất về mặt giá cả và tạo thu nhập, có tính đến vấn đề chuyên môn hóa của nông dân và thương nhân ngành thực phẩm so với chiến lược đa dạng hóa)
Khung phân tích của Micheal Porter
Luồng nghiên cứu thứ hai liên quan đến công trình của Michael Porter (1985) về các lợi thế cạnh trạnh Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem một công ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh khác
Trong bối cảnh này, khái niệm chuỗi giá trị được sử dụng như một khung khái niệm mà các doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh (thực tế và tiềm năng) của mình Đặc biệt, Porter lập luận rằng các nguồn lợi thế cạnh tranh không thể tìm ra nếu nhìn vào công ty như một tổng thể
Trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị không trùng với
ý tưởng về chuyển đổi vật chất Porter giới thiệu ý tưởng theo đó tính cạnh tranh của một công ty không chỉ liên quan đến quy trình sản xuất
Do vậy, trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp dụng trong kinh doanh Kết quả phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các quyết định quản lý và chiến lược điều hành
Hình 2.9: Chuỗi giá trị của Michael Porter (1985)
Trang 33đến người tiêu dùng cuối cùng Vì vậy, khái niệm về hệ thống giá trị rộng hơn so với khái niệm chuỗi giá trị của doanh nghiệp và giống với khái niệm về chuỗi giá trị theo nghĩa rộng được trình bày ở trên.
Hình 2.10: Hệ thống giá trị của Michael Porter (1985)
Phương pháp tiếp cận toàn cầu
Gần đây nhất, khái niệm các chuỗi giá trị được áp dụng để phân tích toàn cầu hóa (Gereffi và Korzeniewicz 1994; Kaplinsky 1999) Tài liệu này phân tích chuỗi giá trị để tìm hiểu các cách thức mà công ty và các quốc gia hội nhập toàn cầu và để đánh giá các yếu tố quyết định đến phân phối thu nhập toàn cầu
Kaplinsky và Morris (2001) quan sát được rằng trong quá trình toàn cầu hóa, có nhận thức (trong phần lớn các trường hợp đều có minh chứng rõ ràng) rằng khoảng cách trong thu nhập trong và giữa các nước tăng lên Các tác giả này lập luận rằng phân tích chuỗi giá trị có thể giúp giải thích quá trình này, nhất
là trong một viễn cảnh năng động
Bằng cách lập sơ đồ một loạt những hoạt động những hoạt động trong chuỗi, một phân tích chuỗi giá trị nhất trí phân tích tổng thu nhập của chuỗi giá trị thành những khoản mà các bên khác nhau trong chuỗi giá trị nhận được Để hiểu được sự phân phối thu nhập, phân tích chuỗi giá trị là cách duy nhất để có được thông tin đó
Kaplinsky và Morris (2001) cũng nhấn mạnh rằng không có cách nào
“đúng” để phân tích chuỗi giá trị; mà phương pháp được chọn chủ yếu dựa vào câu hỏi nghiên cứu đang tìm câu trả lời Dù sao, bốn khía cạnh khi phân tích chuỗi giá trị được áp dụng trong nông nghiệp là:
(1) Ở mức độ cơ bản nhất, một phân tích chuỗi giá trị là lập sơ đồ một cách hệ thống các bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán một hoặc nhiều sản phẩm cụ thể
(2) Phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong việc xác định việc phân phối lợi ích của những người tham gia trong chuỗi
(3) Phân tích chuỗi giá trị có thể dùng để xác định vai trò của việc nâng cấp trong chuỗi giá trị
(4) Phân tích chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò của quản trị trong chuỗi giá trị
Trang 342.3.3 Các nghiên cứu về chuỗi giá trị
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị, quan điểm về chuỗi giá trị được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đây cũng là xu hướng chung nhằm phát triển một sản phẩm hay một chuỗi các hoạt động nào đó Các nghiên cứu về chuỗi giá trị được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới như: nghiên cứu về chuỗi giá trị gạo ở Thái Lan, chuỗi giá trị mật ong ở Mexico, đậu nành ở Bắc Lào, váy saris dệt tay ở Ấn Độ,… (NESDB, 2005)
Hình 2.11: Chuỗi giá trị gạo ở Thái Lan (NESDB, 2005)
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu chuỗi giá trị mới xuất hiện trong những năm gần đây và đang phát triển rất mạnh mẽ Dự án “Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo” (M4P, 2007) đã thực hiện nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị nhằm tìm giải pháp hỗ trợ cho người nghèo Các nghiên cứu về chuỗi giá trị bao gồm: gạo, chè, cá tra, ca cao, hàng thủ công bằng cối, rau xanh,…
Hoạt động phát triển chuỗi giá trị của Tổ chức hợp tác kỹ thuật của Đức (GTZ) ở Việt Nam thực hiện theo phương pháp luận Liên kết Giá trị (ValueLinks) và các tài liệu liên quan Đây là một bộ công cụ được sử dụng nhằm tăng cường năng lực thể chế và quan hệ hợp tác trong các tiểu ngành, tạo
cơ hội cho các nhà sản xuất tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế, gia tăng giá trị cho sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, qua đó tăng thu nhập cho người sản xuất Tổ chức này đã nghiên cứu các chuỗi giá trị ở Việt Nam như vải, nhãn, mây tre, cà phê, hạt điều, trái bơ, cá tra – cá basa và rau từ các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Nam, Đắk Lắk và An Giang (GTZ, 2009)
Trang 35Hình 2.12: Chuỗi giá trị trái bơ ở Đắk Lắk (GTZ, 2009)
Hình 2.13: Chuỗi giá trị cá tra, basa ở An Giang (Võ Thị Thanh Lộc, 2008)Theo nhận xét của GTZ (2009), mặc dù có rất nhiều tiềm năng đã được khám phá trong các nghiên cứu chuỗi giá trị tại các tỉnh, sản xuất nông nghiệp vẫn bộc lộ nhiều thiếu sót và trở ngại chính mà các tác nhân trong chuỗi không thể tự giải quyết được như: (i) Mối liên hệ và hợp tác lỏng lẻo của các tác nhân dọc theo chuỗi; (ii) Người sản xuất thường không chú ý tới thị trường và các yêu cầu của thị trường; (iii) Cơ cấu hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu và phát triển… lạc hậu; (iv) Chất lượng và an toàn thực phẩm chưa được chú ý đầy đủ; (v) Những tác động và cản trở tới môi trường chưa được xem xét tới; (vi) Các sản phẩm của Việt Nam lại thường không được tiêu thụ dưới nhãn mác của Việt Nam
Trang 362.4 Các tài liệu mới nhất liên quan đến chủ đề của nghiên cứu
Các tài liệu về phân tích chuỗi giá trị và ngành hàng các sản phẩm nông nghiệp gần đây:
Lê Xuân Sinh, Huỳnh Văn Hiền, Đỗ Minh Chung và Trương Quốc Phú, 2008 Nghiên cứu thị trường nghêu ở Trà Vinh Dự án Oxfam Anh, khoa Thủy sản, ĐHCT
Nguyễn Ngọc Châu, 2008 Phân tích chuỗi giá trị gạo của thành phố Cần Thơ Luận văn thạc sĩ Kinh tế, ĐHCT
Nguyễn Thị Kim Hà, 2007 Phân tích chuỗi giá trị cá da trơn ở đồng bằng sông Cửu Long Luận văn thạc sĩ Kinh tế, ĐHCT
Nguyễn Văn Ngô, 2009 Phân tích ngành hàng cá tra (Pagasianodon hypophthalmus) ở tỉnh Đồng Tháp Luận văn thạc sĩ Nuôi trồng Thủy sản,
ĐHCT
Nguyễn Xuân Hiền, 2008 Phân tích chuỗi giá trị tôm càng xanh tỉnh An Giang Luận văn thạc sĩ Kinh tế, ĐHCT
Võ Thị Thanh Lộc, Simon Bush, Lê Xuân Sinh, Hapnavy và Nguyễn Tri Khiêm,
2008 Phân tích chuỗi giá trị cá tra ở tỉnh An Giang Dự án Sumernet, Viện Nghiên cứu và Phát triển ĐBSCL, ĐHCT
Trang 37Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở tính toán kết quả nuôi cả năm nên số liệu được thu thập cho cả năm 2009
An Giang, Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ, và Hậu Giang là 4 tỉnh thành được chọn làm đại diện nghiên cứu chuỗi giá trị cá lóc, là các tỉnh nuôi cá lóc trọng điểm ở ĐBSCL
Hiện nay, có nhiều loài cá lóc được nuôi ở ĐBSCL bao gồm: cá lóc bông
(Channa micropeltes), cá lóc đen (Channa striata), cá lóc lai hay còn gọi là cá
lóc đầu nhím (cá lóc đầu vuông (con đực) X cá lóc đen (con cái)) Trong đó, cá lóc lai được các hộ chọn nuôi nhiều nhất nên được chọn lựa cho nghiên cứu
Các nhóm tác nhân tham gia ngành hàng cá lóc được khảo sát là:
(1) Nhóm hộ nuôi cá (bao gồm cá sản xuất và ương giống): phân tích 5 mô hình nuôi cá lóc hiện nay là ao đất, vèo ao, vèo sông, bể bạt và lồng bè.(2) Nhóm thu mua: thương lái mua tại ao, sạp/vựa và người mua bán lẻ tại chợ
(3) Chế biến cá lóc: dạng giá trị gia tăng (mắm, khô) khảo sát ở tỉnh An Giang và philê xuất khẩu khảo sát ở các nhà máy chế biến thủy sản
(4) Người tiêu dùng các sản phẩm cá lóc được chia thành 2 loại hình tiêu dùng là ở nông thôn và thành thị
Do có nhiều quan điểm về phân tích chuỗi giá trị và thời gian thực hiện ngắn nên nghiên cứu chỉ tập trung phân tích ở mức độ cơ bản nhất, gồm: (i) lập
sơ đồ một cách hệ thống các bên tham gia vào sản xuất; (ii) xác định các kênh phân phối sản phẩm cá lóc; (iii) xác định việc phân phối lợi ích của những người tham gia trong chuỗi, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cấp chuỗi giá trị cá lóc nuôi
3.2 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: được thu thập qua các tài liệu có liên quan được xuất
bản, các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây, báo cáo tổng kết của các cơ quan chuyên ngành của tỉnh, niên giám thông kê các cấp
Trang 38Số liệu sơ cấp: được thu trực tiếp thông qua việc khảo sát ngẫu nhiên các
nhóm đối tượng nghiên cứu theo bảng phỏng vấn được soạn sẵn sau khi được phỏng vấn thử và điều chỉnh Các thông tin liên quan đến ngành hàng cá lóc từ trại sản xuất giống, các cơ sở ương, các hộ nuôi thương phẩm, thương lái và nhà máy chế biến thủy sản sẽ được liệt kê đầy đủ và là cơ sở để thành lập bảng phỏng vấn
Thu mẫu được thực hiện theo từng địa bàn nghiên cứu, sử dụng điều tra không toàn bộ và chọn mẫu đại diện bằng cách áp dụng phương pháp định ngạch theo nhóm đối tượng và địa bàn nghiên cứu (theo tỷ lệ các nhóm trong Bảng 3.1)
Bảng 3.1: Số mẫu đã thu trong quá trình nghiên cứu
Địa bàn Nuôi thịt Th.lái Chế biến Tiêu thụ
Qlý ngành /chợ
3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu sau khi thu thập được kiểm tra, phân tích và mã hoá trước khi được nhập vào máy tính Sử dụng phần mềm Excel và SPSS for Windows để nhập số liệu vào máy tính tiến hành kiểm tra và điều chỉnh trước khi xử lý và phân tích Phần mềm Words được dùng kết hợp với Excel và SPSS for Windows
để viết và trình bày báo cáo
Phương pháp phân tích thống kê mô tả: được dùng trong đề tài để trình
bày các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật (trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, tỷ lệ %)
Phương pháp kiểm định thống kê: được dùng để kiểm định giá trị trung
bình của các biến (độ tin cậy α = 95%)
Phương pháp phân tích hồi qui đa biến: được sử dụng để phân tích mức
Trang 39Phương pháp phân tích ma trận SWOT: khi áp dụng phương pháp này thì
ngành hàng cá lóc nuôi ở ĐBSCL được xem là một chủ thể, trên cơ sở đó tiến hành phân tích các mặt mạnh, yếu, cơ hội và nguy cơ theo chủ thể này Từ đó, giúp đề xuất được những giải pháp cơ bản nhằm góp phần cải thiện hiệu quả kinh tế và kỹ thuật cho các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cá lóc nuôi
Phương pháp tính toán các chỉ tiêu lợi ích-chi phí của các nhóm tác nhân
Giá trị gia tăng (GTGT) được tính bằng cách lấy giá bán trừ đi giá mua
vào mà chưa trừ đi các chi phí tăng thêm của mỗi tác nhân (cost-added)
Giá trị gia tăng thuần (hay Lợi nhuận) được tính bằng cách lấy giá trị
gia tăng trừ đi các chi phí tăng thêm
Chi phí tăng thêm đối với người nuôi cá lóc thương phẩm thì không thể
tách rời trong tổng chi phí, vì vậy tổng chi phí của người nuôi bao gồm chi phí mua cá giống và các chi phí khác để sản xuất ra cá lóc nguyên liệu Đối với các tác nhân khác (chủ vựa, người bán lẻ, công ty chế biến) thì chi phí tăng thêm như chi phí vận chuyển, thuê nhân công hoặc phương tiện vận chuyển/bảo quản
Các chỉ tiêu tính toán: được qui đổi ra 1 kg cá lóc nguyên liệu trên tất cả
các nhân trong chuỗi
Hình 3.1: Bản đồ Đồng bằng sông Cửu Long
(Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2005)
Địa điểm thu mẫu
Trang 40Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thông tin chung về các nhóm tác nhân tham gia chuỗi giá trị cá lóc
Kết quả phân tích chuỗi giá trị cá lóc cho thấy, hiện nay có nhiều nhóm tác nhân tham gia vào ngành hàng cá lóc, trong đó có 5 nhóm chính tham gia trực tiếp vào ngành hàng và hai nhóm hỗ trợ chính cho ngành hàng phát triển
Năm nhóm tác nhân tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị cá lóc, gồm:
(i) Nhóm sản xuất: là những hộ trực tiếp sản xuất giống (SXG), ương và
nuôi cá lóc thương phẩm;
(ii) Nhóm bán sỉ: là những vựa thu mua và thương lái trung gian chuyên thu
mua cá lóc nguyên liệu với số lượng lớn và bán sỉ cho các sạp bán lẻ hoặc các vựa tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM);
(iii) Nhóm chế biến: là các cơ sở chế biến các sản phẩm từ cá lóc như cá lóc
đông lạnh, khô cá lóc và mắm cá lóc;
(iv) Nhóm bán lẻ: là những sạp bán lẻ trực tiếp các sản phẩm từ cá lóc cho
người tiêu dùng ở các chợ địa phương, gồm sạp bán lẻ cá lóc tươi sống, khô cá lóc và mắm cá lóc;
(v) Nhóm tiêu dùng: là nhóm người trực tiếp sử dụng sản phẩm cuối cùng
từ cá lóc, các hộ tiêu dùng này được chia ra vùng nông thôn và thành thị
Hình 4.1: Sơ đồ các nhóm tác nhân tham gia chuỗi giá trị cá lóc
Ngoài các tác nhân chính tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị cá lóc còn có các nhóm hỗ trợ thúc đẩy phát triển chuỗi, gốm: quản lý ngành, quản lý chợ, ngân hàng, công ty hoặc đại lý thuốc thức ăn thủy sản và các tổ chức đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Nghề cá,…) Trong nghiên cứu này chủ yếu khảo sát 2 nhóm hỗ trợ chính của chuỗi giá trị cá lóc ở ĐBSCL gồm:
(i) Quản lý chợ: là những người trực tiếp quản lý điều hành tất cả các hoạt động mua bán ở chợ;
(ii) Quản lý ngành: là cơ quan quản lý trực tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm từ cá lóc
Bán lẻ Bán sỉ Chế biến