Đề thi và đáp án môn logic
Trang 1ĐỀ THI & ĐÁP ÁN MÔN: NHẬP MÔN LOGIC HỌC
MÃ MÔN HỌC: INLO 220405
NGÀY THI: 26/12/2013
THỜI GIAN LÀM BÀI: 60 phút
(Không sử dụng tài liệu)
ĐỀ THI:
Câu 1 (2,0 đ): Viết công thức và tìm phán đoán tương đương với các phán đoán sau:
Trong xã hội ta, không có nghề nào thấp kém (Hồ Chí Minh) Nếu có năng khiếu và niềm say mê thì bạn sẽ trở thành thiên tài
Câu 2 (2,0 đ): Xác định giá trị chân lý của các công thức phán đoán sau:
~((q∧s)∨∼p) (∼p ∧(∼q∨r) )⇒(p ⇒q)
Câu 3 (2,5 đ): Tam đoạn luận sau đây có hợp logic không? Hãy chứng minh?
Không kẻ xu nịnh nào là có lòng tự trọng Một số người xung quanh ta là kẻ xu nịnh Vậy, một số người xung quanh ta không có lòng tự trọng
Câu 4 (2,0 đ): Suy luận sau có hợp logic không? Hãy chứng minh?
Em chỉ được khen thưởng khi học giỏi và khoẻ mạnh Mà nếu em không khoẻ thì em
cũng chẳng học giỏi được Cho nên, nếu em học giỏi thì em sẽ được khen thưởng
Câu 5 (1,5 đ): Học sinh nào được giải?
Một trường nọ cử sáu học sinh là Chính, Bình, Nghĩa, Quang,
Thu và Phúc đi dự thi học sinh giỏi Có tin báo về là chỉ có hai học sinh đạt
giải Có năm thầy dự đoánnhư sau:
Chính và Bình được giải Nghĩa và Quang được giải Thu và Chính được giải Nghĩa và Thu được giải Phúc và Chính được giải
Có một thầy dự đoán sai hoàn toàn còn bốn thầy khác đoán đúng một học sinh được giải Bằng ngôn ngữ kí hiệu của logic hình thức, hãy cho biết học sinh nào được giải?
ĐÁP ÁN:
* Viết công thức (1đ)
~∃xPx↔∀x~Px
P∧Q→S↔~S→~(P∧Q)↔(~(P∧Q)∧∼S)↔~(P∧Q)∨S
Trang 2* Phát biểu phán đoán tương đương (1đ)
* Lập bảng xác định giá trị chân lý của các công thức phán đoán
~((q∧s)∨∼p)): phán đoán có giá trị chân lý không xác định (1đ)
(∼p ∧(∼q∨r) )⇒(p ⇒q): phán đoán là quy luật logic (1đ)
Câu 3 (2,5 đ):
Tam đoạn luận hợp logic
* Xác định M, S, P (0,5)
* Viết cấu trúc tam đoạn luận, xét tính chu diên của M, S, P (1đ)
* Chứng minh bằng sơ đồ Vern hoặc vòng tròn Euler (1đ)
Câu 4 (2,0 đ): Suy luận không hợp logic
* Xác định các phán đoán đơn thành phần (0,5đ)
* Viết sơ đồ suy luận (0,5đ)
* Dùng bảng chân trị để chứng minh (1đ)
Câu 5 (1,5 đ):
Quang và Chính được giải
* Xác định các phán đoán đơn thành phần
* Dùng phép tuyển chặt để giải./