1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương môn tư tưởng Hồ Chí Minh

22 980 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 133 KB

Nội dung

tập hợp các câu hỏi liên quan đến môn học tthcm

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Câu 1: tưởng Hồ Chí Minh đã trải qua những giai đoạn hình thành và phát triển nào? Tại sao nói đến năm 1930, tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam được hình thành về cơ bản? *Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trải qua những giai đoạn hình thành và phát triển - Giai đoạn từ năm 1890 – 1911: Hình thành tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng - Giai đoạn từ năm 1911 – 1920: Tìm tòi khảo nghiệm con đường cứu nước và tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc. - Giai đoạn từ 1921 – 1930: tưởng HCM được hình thành cơ bản tưởng về cách mạng Việt Nam - Giai đoạn từ 1930 – 1945: Người vượt qua khó khăn thử thách, nhưng Người vẫn kiên trì giữ vững lập trường cách mạng - Giai đoạn từ 1945 – 1969: tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, hòan thiện * Đến năm 1930, tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam được hình thành về cơ bản. Bởi vì, đến đây, Hồ Chí Minh đã tìm thấy lời giải cho những vấn đề cơ bản nhất của cách mạng Việt Nam. Đó là tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, tưởng này được hoàn thiện trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng năm 1930 cụ thể: - Xác địng rõ con đường, mục tiêu của cách mạng Việt Nam: con đường cách mạng vô sản mà nội dung là “làm sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”, thực chất là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội - Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, nằm trong quỹ đạo của cách mạng vô sản thế giới - Xác định lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam là Đảng Cộng sản 1 - Động lực của cách mạng là khối đại đoàn kết dân tộc mà nòng cốt là liên minh công – nông và lao động trí óc - Phương pháp cách mạng là dùng bạo lực cách mạng để giành và giữ chính quyền nhà nước, bảo vệ thành quả của cách mạng Những tưởng trên không chỉ soi sáng sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam mà còn góp phần vào sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay. Vì vậy, mà khẳng định đến năm 1930, tưởng Hồ Chí Minh về cơ bản được hình thành Câu 2: Chứng minh rằng sự ra đời tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu lịch sử - Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động. Trong nước, chính quyền triều Nguyễn từng bước khuất phục bản Pháp. Sau khi bình định xong Việt Nam, thực dân Pháp đã biến nước ta từ 1 nước phong kiến độc lập thành 1 nước thuộc địa, nửa phong kiến. Với chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc. Xã hội Việt Nam xuất hiện 2 mâu thuẫn cơ bản: mau thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tôc. Để thực hiện công cuộc khai thác thuộc địa thành công thực dân Pháp vẫn duy trì hệ thống tay sai phong kiến bên cạnh phương thức bản. Với chính sách khai thác thuộc địa tàn khốc thực dân Pháp đã đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng, một cổ hai tròng. Nhưng với truyền thống đấu tranh bất khuất, tinh thần yêu nước và đoàn kết dân tộc khắp cả 3 miền Bắc – Trung – Nam, đã có rất nhiều cuộc đấu tranh chống Pháp nổ ra theo những khuynh hướng khác nhau, nhưng cuối cùng đều thất bại và bị dìm trong biển máu, từ cuộc đấu tranh theo hệ tưởng Nho giáo của các Nhà Nho yêu nước như: Nguyễn Trung Trực, Trương Định, Đặng Như Mai, Phan Đình Phùng…cho đến phong trào cần vương và các phong trào theo khuynh hướng dân chủ sản. Với sự thất bại của phong trào cần vương đã chấm dứt một thời kỳ đấu tranh yêu nước theo hệ tưởng phong kiến. Sau khi tạm thời dập tắt được các phong trào đấu tranh yêu nước theo hệ tưởng phong kiến, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa lần thứ nhất. 2 Trong chính sách khai thác thuộc địa này, thực dân Pháp thực hiện chính sách mở cửa, khác với chính sách của triều đình phong kiến Nhà Nguyễn là bế quan, tỏa cảng. Cùng với chính sách mở cửa, những làn sóng văn hóa từ bên ngoài có điều kiện xâm nhập vào Việt Nam, trong đó có làn sóng văn hóa của các cuộc cách mạng sản như Minh Trị của Nhật Bản, Tân Hợi Trung Quốc, cách mạng sản Anh(1640), cách mạng Mỹ(1776), cách mạng Pháp(1789)…Chịu ảnh hưởng bởi các cuộc cách mạng sản, phong trào đấu tranh yêu nước Việt Nam lúc này lại mang một màu sắc mới, đó là cuộc đấu tranh theo hệ tưởng sản, tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học… nhưng tất cả đều thất bại. Phong trào yêu nước Việt Nam đang lâm vào một cảnh khó khăn, khủng hoảng về con đường đấu tranh để giải phóng dân tộc khỏi chủ nghĩa thực dân để giành độc lập dân cho dân tộc - Quê hương và gia đình: HCm sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước có truyền thống Thân phụ: cụ Nguyễn Sinh sắc là một nhà nho yêu nước có cái nhìn cấp tiến, cụ có tưởng lấy dân làm gốc, lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi cuộc cải cách chính trị xã hội của mình. Chính tấm gương hiếu học, vợt mọi khó khăn, nếp sống giản dị, thanh bạch của môth nhà nho là những nhân tố tác động đến việc hình thành tưởng của HCM sau này. Bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu của Bác là một người phụ nữ tiêu biểu cho những người pn Việt Nam, Với đức tính chịu thương chịu khó, tần tảo, chung thủy và hi sinh cả cuộc đời cho chồng cho con. Thấy được vai trò và công lao của người mẹ sau này Bác đã sớm đề ra tưởng GPPN. Anh và chị của Bác đều là những người tham gia hoạt động cách mạng sôi nổi, bị đày nhưng lúc nào cũng thể hiẹn tinh thần kiên trung. Nghệ Tĩnh quê hương của Hồ Chí Minh là vùng đất địa linh nhân kiệt, đây là quê hương của những Danh nhân văn hóa thế giới, là quê hương của những anh hùng chống giặc như: Nguyễn Biểu, Đặng Dung, Mai Thúc Loan. Một vùng quê giàu truyền thống cách mạng Bối cảnh thời đại đầu thế kỷ XX 3 + Khi Nguyễn Ái Quốc bước lên vũ đài chính trị Chủ nghĩa bản từ tự do cạnh tranh đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, xác lập phạm vi thống trị trên toàn thế giới. Lúc này, không chỉ dừng lại ở sự áp bức giai cấp trong một dân tộc mà mở rộng ra sự áp bức đối với các dân tộc khác. Hầu hết tất cả các nước ở chấu Á, châu Phi và Mỹ la tinh đều trở thành thuộc địa của các nước đế quốc lớn, như: Anh, Pháp, Nhật, Mỹ, Tây Ba Nha, Bồ Đào Nha… + Với sự thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga(1917), đã cỗ vũ các phong trào giải phóng các dân tộc trên thế giới, chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực trên thế giới, đánh dấu bước chuyển biến lớn của thời đại – thời đại quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Cuộc cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã nêu lên một tấm gương sáng về sự giải phóng các dân tộc bị áp bức “mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. + Với sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (3.1919), góp phần quan trọng trong việc giải phóng các dân tộc thuộc địa và sự lớn mạnh của phong trào công nhân ở các nước phương Tây. Câu 3: Trình bày nội dung tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thuộc địa. - Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc. HCM không bàn về vấn đề dân tộc nói chung. Xuất phát từ nhu cầu khách quan của dân tộc VN, đặc điểm của thời đại, Người dành sự quan tâm đến các thuộc địa, vạch ra thực chất của vấn đề dân tộc ở thuộc địa là vấn đề đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, xóa bỏ ách thống trị, áp bức bốc lột của nước ngoài, giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập. Trong những tác phẩm của Người, đặc biệt những bài có tiêu đề Đông Dương và nhiều bài khác, Người lên án mạnh mẽ chế độ cai trị hà khắc, sự bốc lột tàn bạo của thực dân Pháp ở Đông Dương trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Người chỉ rõ sự đối kháng giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc thực dân là mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa, đó là mâu thuẫn không thể điều hòa được. - Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc. + Để giải phóng dân tộc cần lựa chọn một con đường phát triển của dân tộc, vì phương hướng phát triển dân tộc quy định những yêu cầu và nội dung trước mắt của cuộc đấu tranh giành độc lập. Mỗi phương hướng phát triển gắn liền với một hệ tưởng và một giai cấp nhất định. 4 Từ thực tiễn phong trào cứu nước của ông cha và lịch sử nhân loại, HCM khẳng định phương hướng phát triển của dân tộc trng bối cảnh thời đại mới là CNXH. + Hoạch định con đường phát triển của dân tộc thuộc địa là một vấn đề hết sức mới mẽ. Từ một nước thuộc địa đi lên CNXH phải trải qua nhiều giai đoạn chiến lược khác nhau. Trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng Sản VN, HCM viết: “làm sản dân quyền CM và thổ địa CM để đi tới xã hộ Cộng Sản” con đường đó kết hợp trong đó cả nội dung dân tộc, dân chủ và CNXH; xét về thực chất chính là con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. + “Đi tới xã hội Cộng Sản” là hướng phát triển lâu dài. Nó quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, đoàn kết mọi lực lượng dân tộc, tiến hành các cuộc CM chống đế quốc và chống phong kiến cho triệt để. Con đường đó phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở thuộc địa. Đó cũng là nét độ đáo, khác biệt với con đường phát triển của các dân tộc đã phát triển lên CNTB ở phương tây. + Độc lập dân tộc là nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa. - Hồ Chí Minh tiếp cận quyền dân tộc từ quyền con người được xác lập từ giá trị cách mạng thế giới mang lại. Nhận thức về quyền con người của Hồ Chí Minh là sự kế thừa những giá trị tưởng trong hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Cách mạng Mỹ 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp 1791, trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ khẳng định: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp khẳng định: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Như vậy, từ quyền con người mà thành tựu các cuộc cách mạng Mỹ và Pháp đưa lại, Hồ Chí Minh đã nâng lên thành quyền dân tộc, Người khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, 5 quyền sung sướng và quyền tự do”. Từ lý luận về quyền con người mà hai cuộc cách mạng Mỹ và Pháp xác lập, trở thành giá trị phổ biến, khi lý luận xâm nhập vào thực tiễn, cụ thể là thực tiễn của cách mạng Việt Nam đã hình thành một khái niệm mới, đó là quyền dân tộc. Hồ Chí Minh đã nâng quyền con người lên thành quyền dân tộc là hợp với lẽ tự nhiên - Nội dung của độc lập dân tộc Độc lập dân tộc đã trở thành một giá trị thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã kế thừa những truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử. Đó là ý thức về sự thể hiện chủ quyền của dân tộc, tiêu biểu như Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi đã khẳng định: “Như nước Đại Việt ta từ trước; Vốn xưng nền văn hiến đã lâu; núi sông bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác”. Hay như Lý Thường Kiệt cũng từng khẳng định tương tự: “Sông núi nước Nam vua Nam ở; Rành rành định phận ở sách trời”. Đây là những tưởng thể hiện ý thức độc lập tự chủ của dân tộc đã được ghi nhận. Đó là một lẽ tự nhiên. Kế thừa những tưởng đó, khi Việt Nam mất độc lập, dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Nguyễn Tất Thành đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc. Trong quá trình hoạt động cứu nước tưởng về độc lập chủ quyền dân tộc của Hồ Chí Minh là thống nhất trước sau như một. Bao giờ cũng nung nấu một ý chí, quyết tâm để đấu tranh giành độc lập dân tộc. Đó là một khát vọng cháy bổng của Hồ Chí Minh và độc lập đã trở thành một nguyên tắc bất biến. Nội dung độc lập dân tộc trong tưởng HCM bao gồm những nội dung sau: +Độc lập dân tộc phải gắn liền với sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ + Độc lập là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc 6 + Độc lập dân tộc phải gắn liền với bình đẳng dân tộc, quyền tự quyết tự lựa chọn con đường phát triển mà không lệ thuộc bên ngoài + Nền độc lập dân tộc phải găn với các quyền tự do cơ bản gắn lền với dân chủ + Độc lập phải gắn liền với CNXH Chính vì khát vọng mang đến độc lập cho dân tộc nên cả cuộc đời của Người đã phấn đấu không mệt mỏi vì sự nghiệp đó. Khi sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam 1930, Người xác định mục tiêu chính trị của Đảng là: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập” Khi trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8(5.1941) và trong thư Kính cáo đồng bào, chỉ rõ: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy” 1 . Khi thời cơ thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa đã đến, Người đưa ra quyết tâm “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường sơn này cũng phải giành cho được độc lập dân tộc”. Cách mạng Tháng 8 thành công, Người khẳng định cho thế giới biết khát vọng của dân tộc Việt Nam “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Đối với Hồ Chí Minh, hoà bình chân chính trong nền độc lập dân tộc để nhân dân xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cũng là quyền cơ bản của dân tộc. Hoà bình không thể tách rời độc lập dân tộc, và muốn có hoà bình thật sự thì phải có độc lập thật sự. Hồ Chí Minh đã nêu: “Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hoà bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ độc lập và chủ quyền thiêng liêng nhất: 1 7 toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước” 2 . Những tưởng đó đã tạo nên chân lý có giá trị lớn nhất cho mọi thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”. - Ở các nước đấu tranh giành độc lập dân tộc thì chủ nghĩa dân tộc chân chính vẫn là một động lực lớn của đất nước. Chủ nghĩa dân tộc mà Hồ Chí Minh phát động ở đây, là chủ nghĩa dân tộc chân chính, nó hoàn toàn xa lạ đối lập với chủ nghĩa dân tộc cực đoan, vị kỷ, hẹp hòi, chủ nghĩa dân tộc sô vanh. Chủ nghĩa dân tộc chân chính là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc được hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Khi nhấn mạnh yếu tố cần phát động chủ nghĩa dân tộc, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ điều kiện lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ. Đó là mâu thuẫn dân tộc là chủ yếu, sự đối kháng giai cấp ở Việt Nam lúc này không diễn ra kịch liệt giống như ở phương Tây. Cho nên, cần phải phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết các giai cấp để làm cách mạng giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách khéo léo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, phát động chủ nghĩa dân tộc chân chính. Nhưng danh nhân quốc tế cộng sản mà phát động thì chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ trở thành chủ nghĩa quốc tế. Và Người xem đó là một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời. Nếu các nhà kinh điển cho rằng, đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp, thì Hồ Chí Minh vận dụng vào điều kiện mới của Việt Nam và khẳng định chủ nghĩa dân tộc là động lực quyết định thắng lợi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. 2 8 Câu 4: Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất và đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội a) Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội - Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ khát vọng giải phóng dân tộc Việt Nam. - Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện đạo đức và nhân văn. - Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ văn hóa và con người Việt Nam. b) Bản chất và đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội Quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất của chủ nghĩa xã hội là thống nhất với các nhà kinh điển. Bằng thực tiễn chỉ đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, vào thời điểm khác nhau Người đã nêu bản chất của chủ nghĩa xã hội thông qua các cách định nghĩa khác nhau là: - Định nghĩa chủ nghĩa xã hội như là một chế độ hoàn chỉnh, bao gồm nhiều mặt khác nhau của đời sống: Làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, mọi người đều có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc. Mục tiêu là giải phóng nhân dân lao động khỏi nghèo nàn, lạc hậu. - Định nghĩa chủ nghĩa xã hội là một mặt nào đó (kinh tế, chính trị…). Nhiệm vụ quan trọng nhất là phát triển sản xuất. Sản xuất là mặt trận chính của chúng ta. Người viết:… “lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng làm của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên trừ những người già cả, đau yếu và trẻ em…”. - Hồ Chí Minh tiếp cận bằng cách xác định mục tiêu của chủ nghĩa xã hội: không có người bóc lột người, ai cũng phải lao động, có quyền lao động; thực hiện công bằng, bình đẳng… “là mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng tự do”, “là đoàn kết, vui khoẻ”… Từ những khái quát đó, chúng ta có thể thấy, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh chủ nghĩa xã hội trên các phương diện như: + Chủ nghĩa xã hội là một chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ. 9 + Chủ nghĩa xã hội là một chế độ có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật. Nền tảng kinh tế là chế độ sở hữu xã hội về liệu sản xuất, thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, không còn người bóc lột người + Chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng hợp lý. Có hệ thống các quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳng, không còn bóc lột, áp bức, bất công, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn, con người có điều kiện phát triển toàn diện, có sự hài hòa trong sự phát triển giữa xã hội và tự nhiên + Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa và đạo đức. + Chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Câu 5: Phân tích tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam a) Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng. - tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có những nét rất đặc sắc vì đây không chỉ tưởng thuần tuý mà tưởng đó đã được hoá thân vào cương lĩnh, đường lối, chiến lược nên có thể gọi là chiến lược đại doần kết. Vì đây là vấn đề có tinh xuyên suốt qua các giai đoạn cách mạng, lâu dài, sống còn, vì nó có tinh nguyên tắc, có hệ quan điểm, hệ giải pháp được đưa vào cuộc sống và thể hiện hết sức sinh động. - Đại đoàn kết dân tộc là chiến lược tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp được, nhằm hình thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh để chiến thắng kẻ thù. Với ý ngfhĩa đó, Hồ Chí Minh đã rút ra một kết luận có tính chân lý, đó là: “Đoàn kết làm ra sức mạnh, Đoàn kết làm ra sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết là then chốt của thành công. Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết; thành công thành công đại thành công. Đoàn kết là điểm mẹ, điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt”. Đoàn kết của 10 [...]... hành pháp, đó là Chính phủ 14 2 Dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Dân chủ được Hồ Chí Minh đề cập đến một cách toàn diện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó chủ yếu Người đặc biệt chú trọng đến ba lĩnh vực quan trọng nhất, đó là: Dân chủ trong chính trị, dân chủ trong kinh tế và dân chủ trong văn hóa, tưởng Thực hiện dân chủ trong chính trị Hồ Chí Minh đặc biệt chú... hóa, tưởng, đó là phải đem văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ Phải xây dựng nền văn hóa mới đảm bảo tính dân tộc, khoa học và đại chúng Trong chế độ dân chủ, Hồ Chí Minh yêu cầu phải thực hiện tự do tưởng, tôn trọng ý kiến của mọi cá nhân Mối quan hệ dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội(giữa dân chủ trong chính trị với dân chủ trong kinh tế và văn hóa, tưởng) ... mục tiêu nhiệm vụ hàng đầu của Đảng tưởng này, được Hồ Chí Minh thể hiện rất rõ trong thư gửi các bạn cùng hoạt động ở Pháp năm 1923 Mở đầu Người viết: Chúng ta phải làm gì? Đối với tôi, câu trả lời rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do, độc lập tưởng Đại đoàn kết của Hồ Chí Minh hình thành và phát triển trong... toàn dân bầu ra Quốc hội Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ Chính phủ đó thật là một chính phủ của toàn dân” tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân không chỉ bao hàm ý nghĩa nhà nước do dân tín nhiệm bầu ra, mà còn là dân phải kiểm soát nhà nước Người đã từng nhắc nhở: “Chính phủ ta là Chính phủ của nhân dân, chỉ có mục đích là ra sức phụng sự lợi ích của nhân dân Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn... các vấn đề trong tổ chức, sinh hoạt Đảng: Mở rộng dân chủ gắn liền với tăng cường kỷ cương; thực hiện nghiêm túc tự phê bình và phê bình; tăng cường trách nhiệm của cá nhân đảng viên trong giai đoạn mới 13 Câu 7: Phân tích định nghĩa của Hồ Chí Minh về dân chủ Làm rõ mối quan hệ về dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Dân chủ là khát vọng muôn đời của nhân dân Trong tưởng Hồ Chí Minh, dân... chủ Chính địa vị người chủ và năng lực làm chủ đã khái quát đầy đủ nhất trong nhận thức về dân chủ của Hồ Chí Minh Làm chủ, đó là hành động của dân, biểu hiện năng lực thực hành dân chủ, thước đo về trình độ phát triển ý thức dân chủ của dân với cách là chủ thể quyền lực, thực hiện sự ủy quyền chân chính của mình vào thể chế chính trị và thể chế nhà nước Trên đây là những quan niệm của Hồ Chí Minh. .. là công cụ làm chủ của nhân dân; mở rộng dân chủ nhất là dân chủ ở cơ sở; đảm bảo thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân; mọi chính sách phải hướng vào cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân Câu 9: Phân tích nội dung của tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục Hồ Chí Minh phê phán nền giáo dục phong kiến (kinh viện, xa thực tế, coi sách của thánh hiền là đỉnh cao của tri thức ) và nền giáo dục... nước do dân trong tưởng Hồ Chí Minh là “dân tự làm, tự lo thông qua các mối quan hệ xã hội, qua các đoàn thể, chứ không phải do nhà nước bao cấp, lo thay cho dân Chức năng của nhà nước là điều hành vĩ mô, Chính phủ chỉ giúp kế hoạch, cổ động” CHính vì vậy mà nhà nước do dân là nhà nước tin dân và dân tin nhà nước c) Nhà nước vì dân Đó là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân... các tổ chức chính trị - xã hội khác Dân chủ trong kinh tế theo Hồ Chí Minhđể đảm bảo quyền làm chủ về kinh tế của người lao động, của nhân dân Điểm cốt lõi của dân chủ trong kinh tế là lợi ích Thực hiện dân chủ trong kinh tế thì Chính phủ nhằm phục vụ lợi ích cho nhân dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, Nhà nước phải lo làm lợi cho dân Để người dân thực sư làm chủ về kinh tế, theo Hồ Chí Minh phải... phẩm chất đạo đức quan trọng nhất, bao trùm nhất Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông, xong có nội dung hạn hẹp Trung với vua, hiếu với cha mẹ, phản ánh bổn phận của dân đối với vua, con đối với cha mẹ Hồ Chí Minh đã vận dụng và đưa vào nội dung mới Hồ Chí Minh đã kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống và vượt trội Trung với nước là trung . ĐỀ CƯƠNG ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Câu 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trải qua những giai đoạn hình. mà khẳng định đến năm 1930, tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ bản được hình thành Câu 2: Chứng minh rằng sự ra đời tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu lịch sử -

Ngày đăng: 08/03/2014, 01:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w