Mặc dù công tác này đã được chú trọng vài năm gần đây, song cho đến nay, đây vẫn là bất cập lớn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị nói chung, đặc biệt của cấp cơ
Trang 1THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO PHƯỜNG HIỆN NAY
1 Thực trạng trình độ học vấn, cơ cấu của đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường.
Khoảng mười năm trước đây, đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường chủ yếu là cán bộ hưu trí Nhiều đảng uỷ phường có đến 90% là cán bộ hưu trí, kể cả chức danh bí thư đảng uỷ, chỉ trừ chức danh chủ tịch uỷ ban nhân dân Điều này hiện vẫn đang tồn tại ở gần như tất cả các xã, phường, kể cả các phường thuộc các thành phố lớn Khảo sát thực tế tại thành phố Hà Nội những năm gần đây cho thấy, cơ cấu đội ngũ cán bộ phường, nhất là cán bộ chủ chốt, dù có sự chuyển dịch theo hướng trẻ hoá, nhưng số lượng cán bộ là người nghỉ hưu, mất sức vẫn cao (tuy nhiên, không tập trung nhiều trong 6 chức danh chủ chốt mà đề tài ban đầu đã xác định); một số ít phường, chức danh bí thư đảng uỷ phường, Phó Chủ tịch HĐND vẫn do các cán bộ hưu trí, tuổi cao đảm nhiệm (đặc biệt, Quận Đống
Đa, Hà Nội nhiệm kỳ này có 02 đồng chí Bí thư Đảng uỷ kiêm Chủ tịch HĐND chưa nằm trong biên chế - Phường Phương Liên và Văn Miếu; có hơn 95% Phó Chủ tịch HĐND phường là cán bộ hưu trí) Ở nhiều phường, độ tuổi của cán bộ cấp phường là 55 tuổi vẫn khoảng 70%, trong đó đa số là nam giới
Những năm gần đây, tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và một số tỉnh, thành phố khác trong cả nước, công tác trẻ hoá đội ngũ cán bộ cơ sở đã được khởi động và đạt những kết quả bước đầu Theo
đó, sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng trở thành nguồn cung cán bộ quan trọng cho các cơ sở phường, xã và là nguồn quy hoạch cán bộ lâu dài của địa phương Ví dụ, Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyển chọn hơn 300 sinh viên ở các trường đại học đào tạo dự nguồn cho các chức danh: Bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch phường Quận Gò Vấp vừa qua cũng trở thành điển hình đầu tiên của cả nước khi tổ chức thành công một cuộc thi tuyển công chức phường nghiêm túc được dư luận đánh giá cao Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ lãnh đạo trẻ hiện vẫn là con số rất khiêm tốn trong hệ thống công quyền các cấp Hà Nội, trong
Trang 2những năm qua đã đào tạo một số lớp cán bộ Nguồn Công chức với đối tượng là những sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng; sau đó phân công bố trí
về công tác tại các phường trên địa bàn Hà Nội Sau một thời gian, nhiều người trong số cán bộ trẻ này đã trưởng thành, hiện giữ nhiều cương vị Bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch UBND tại nhiều phường của Thủ đô (riêng Quận Đống Đa, Hai Bà Trưng đến nay đã có 18 đồng chí được tín nhiệm bầu giữ các chức vụ này)
Trên thực tế, cán bộ lãnh đạo phường là người hưu trí cũng có những thế mạnh nhất định Với bối cảnh cụ thể của nước ta, hầu hết họ thuộc lớp người được trải nghiệm qua đấu tranh cách mạng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tình cảm cách mạng sâu sắc, gắn bó, tâm huyết với sự nghiệp cách mạng Nhiều người trong số đó đã từng là cán bộ lãnh đạo, quản lý; cho nên, đa số là những người nhiều kinh nghiệm trong công tác, am hiểu địa phương, dễ xác lập uy tín với quần chúng
Tuy nhiên, bước vào thời kỳ mới, đặc biệt trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khi cuộc sống trở nên năng động, mở rộng với những biến đổi hàng ngày, hàng giờ, thì bên cạnh bản lĩnh cách mạng; bên cạnh kinh nghiệm và uy tín tuổi tác; xã hội rất cần sự thích nghi năng động, sự chuyên nghiệp, các kiến thức phát triển mới, tư duy chủ động, sáng tạo, nhạy bén, dám nghĩ dám làm - những ưu thế thuộc về tuổi trẻ Do đó, việc trẻ hoá đội ngũ cán
bộ phường là xu hướng tất yếu của đội ngũ cán bộ Mặc dù công tác này đã được chú trọng vài năm gần đây, song cho đến nay, đây vẫn là bất cập lớn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị nói chung, đặc biệt của cấp cơ sở, trong đó có phường
Về trình độ học vấn, chuyên môn, trong những năm qua, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường đã chú trọng đến các mặt đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn cán bộ và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Có khoảng 60-70% số cán bộ là bí thư đảng ủy, chủ tịch uỷ ban nhân dân và các chức danh chuyên môn ở phường có trình độ đại học (trong khi đó ở xã, thị trấn
Trang 3là khoảng 40%) Ở Hà Nội, theo thống kê năm 2004, có tới trên 70% bí thư đảng
ủy, chủ tịch uỷ ban nhân dân phường có trình độ đại học và gần 60% có trình độ trung cấp lý luận chính trị; trong khi đó khối xã ở Hà Nội tỷ lệ này chỉ chiếm trên 40%
Cũng ở Hà Nội, về trình độ quản lý và trình độ chuyên môn: các khảo sát thực tế cho thấy chỉ có 8% được trang bị kiến thức quản lý kinh tế từ sơ cấp trở lên và cũng chỉ có 18% chủ tịch, 10% phó chủ tịch phường được bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế 37% cán bộ xã, phường được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước 38% không có bằng cấp chuyên môn.1
Những con số này ở thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng cũng ở tình trạng tương tự
Trước những đòi hỏi của thực tiễn hiện nay, thực trạng trình độ học vấn, chuyên môn của đội ngũ cán bộ phường, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường đang đặt ra nhiều bất cập Chưa nói đến các kiến thức mới như quản lý
đô thị, pháp luật hay tin học, ngoại ngữ, rõ ràng vấn đề này là một cái thiếu, cái yếu phổ biến của đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường mà công tác cán bộ cần phải nhìn nhận một cách trực diện và nghiêm túc
2 Thực trạng năng lực hoạt động thực tiễn và uy tín xã hội của đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường.
Sự lượng hoá trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường qua các chỉ số tuy cần thiết và quan trọng, nhưng không thể đi hết chiều sâu của vấn
đề Con người làm việc và hoạt động bằng cách tác động vào thực tiễn nhằm đạt tới một hiệu quả thực tiễn mong đợi, do đó, cũng phải thông qua thực tiễn, đặc biệt là hiệu quả hoạt động thực tiễn, để đánh giá về năng lực làm việc của một con người mới có thể giảm thiểu được sự quan liêu, bàn giấy Vì vậy, muốn đánh giá được đúng thực trạng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường, đặc biệt là
1 Đỗ Ngọc Ninh, Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các đảng bộ phường ở thủ đô Hà Nội hiện
nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.84.
Trang 4thực trạng hoạt động của họ trong đời sống thực tiễn, không thể không căn cứ trên những trực quan và khảo sát về năng lực hoạt động thực tiễn và uy tín xã hội của người cán bộ lãnh đạo trong quá trình đảm nhận công tác của mình
- Thực trạng năng lực hoạt động thực tiễn
Năng lực hoạt động thực tiễn của người cán bộ thể hiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chức trách của mình Nó được biểu hiện thông qua cách
thức, phương pháp, giải pháp mà người cán bộ sử dụng để triển khai thực hiện
các nhiệm vụ, công việc trong thẩm quyền, trách nhiệm được giao và được đánh
giá thông qua hiệu quả công việc đạt được trên thực tế Một người cán bộ có
năng lực thực sự phải là người có khả năng tổ chức thực hiện công việc đạt được hiệu quả, mục tiêu đề ra Năng lực đó có thể được nhận diện bề ngoài thông qua các chỉ số lượng hoá về tuổi tác, bằng cấp v.v., nhưng không thể đo đạc đầy đủ bằng các chỉ số đó, mà chỉ có thể thông qua quá trình hoạt động thực tiễn của người cán bộ
Nếu năng lực triển khai công việc và hiệu quả thực tiễn đạt được qua quá trình đó giúp đánh giá một cách trực tiếp và khách quan năng lực thực sự của người cán bộ, thì uy tín mà người cán bộ đạt được đối với xã hội, với mọi người xung quanh cũng là một yếu tố quan trọng phản ánh tuy gián tiếp nhưng không kém phần khách quan và đáng tin cậy tư cách, năng lực của người cán bộ đó
Sau 20 năm đổi mới, hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở phường, của đội ngũ cán bộ phường đã có những chuyển biến tích cực, có nhiều đổi mới, thích ứng dần với những vận động và đòi hỏi của cuộc sống hiện đại “Trình độ học vấn, lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và quản lý hành chính nhà nước đã được nâng lên một bước; tác phong điều hành công việc đã năng động, chủ động và sáng tạo hơn; tính chủ quan, tuỳ tiện, thụ động, ỷ lại trong giải quyết công việc từng bước được khắc phục.”2 Có phường đã phát huy khá tốt vai trò của mình, nhất là trong việc quản lý trật tự thị trường, an ninh xã hội, xây
2 Võ Công Khôi, Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trong giai đoạn hiện nay, tạp chí Tổ
chức Nhà nước, 3 – 2005, tr.30.
Trang 5dựng nếp sống văn minh đô thị, phục vụ đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân trên địa bàn, được chính quyền các cấp và nhân dân ghi nhận Tuy nhiên, để
có được thành công đó, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, bên cạnh yếu tố cán bộ:
sự năng nổ, nhiệt tình, tâm huyết và năng lực tổ chức công việc của đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, đa số các phường này đều có nền tảng khá tốt là tình hình kinh tế
-xã hội, dân cư thuần nhất, tương đối ổn định, ít tranh chấp, biến động, tinh thần đoàn kết, tự quản tốt Có thể nói, đó là những điều kiện khách quan thuận lợi cho đội ngũ cán bộ phường thực hiện tốt vai trò của mình
Bên cạnh những chuyển biến tích cực nói trên, còn không ít những bất cập trong hoạt động của hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ phường mà nếu xét từ
góc độ hiệu quả tổng quát của nhiệm vụ chung - tức là nhiệm vụ quản lý, phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương, thì “hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã (bao gồm cả xã, phường, thị trấn - TG) còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu”3 Sự bất cập trong hoạt động của chính quyền cấp cơ sở nói chung, của hệ thống chính trị cơ sở nói riêng, trong đó có cơ sở phường, biểu hiện bất cập của đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường trong hoạt động thực tiễn: “nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay ( )
có nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Trình độ và năng lực quản lý kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, thiếu hụt kiến thức về kinh tế thị trường, về quản lý nhà nước, về pháp luật, ngoại ngữ, tin học và kỹ năng hành chính, cũng như tri thức khoa học
- kỹ thuật, công nghệ hiện đại Do đó, năng suất và hiệu quả lao động còn thấp”.4
Đối với hệ thống chính trị cơ sở phường, chức năng quản lý xã hội (trên một số mặt được giao: quản lý trật tự đô thị, quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, quản lý dân cư ) là chức năng chủ yếu theo luật định Thế nhưng, các nghiên cứu và khảo sát thực trạng hệ thống chính trị cơ sở đều chỉ ra rằng năng lực
3 Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương, Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.100.
4 Sđd, tr.97.
Trang 6quản lý xã hội của cấp phường, xã “có nhiều hạn chế” Theo kết quả điều tra của Viện Khoa học thuộc Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ về năng lực chấp hành và quản lý của uỷ ban nhân dân cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) thì gần một nửa trong số các công việc của uỷ ban nhân dân bị đánh giá dưới mức trung bình và kém, trong đó có các hạng mục công việc: tuyên truyền giáo dục pháp luật, chống tệ nạn xã hội, chống tham nhũng, bảo vệ môi trường, quản lý đất đai, tài nguyên5 Một ví dụ cụ thể, một nghiên cứu6 lấy ý kiến đảng viên ở một số đảng
bộ tại Hà Nội cho thấy năng lực lãnh đạo xây dựng, quản lý đô thị của cấp cơ sở phường là các hoạt động không được đánh giá cao, cụ thể là: về xây dựng và quản lý các công trình công cộng phục vụ đời sống nhân dân, chỉ có 21% số đảng viên được hỏi đánh giá tốt, còn 36,1% đánh giá khá, và 30% đánh giá trung bình, 11% đánh giá yếu; về hoạt động quản lý đô thị, vệ sinh môi trường, cũng chỉ có 14,2% ý kiến được hỏi đánh giá tốt, 44% đánh giá khá, 28,9% đánh giá trung bình, và 11,3% đánh giá yếu
Không khó khăn để nhận thấy điều đó Ngay tại thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và đặc biệt là tại TP Hải Phòng với hàng loạt các sự việc diễn ra gần đây cho thấy năng lực của cán bộ lãnh đạo phường trong quản lý trật tự, trị an
đô thị; quản lý thị trường; quản lý đất đai; quản lý xây dựng; giải quyết các tranh chấp dân sự, đặc biệt về nhà đất; thậm chí ngay trong giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến quyền lợi của người dân còn tồn tại nhiều vấn đề Sự kém hiệu quả đó do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do năng lực của cán bộ Nhiều trường hợp do cán bộ thiếu kiến thức pháp lý, kiến thức quản
lý hành chính dẫn đến tuỳ tiện, tắc trách; nhiều trường hợp lại cho thấy cán bộ lúng túng, thụ động, thiếu kiên quyết trong xử lý tình huống thực tiễn; trong khi
đó, có trường hợp lại do quan liêu, máy móc dẫn đến gây phiền nhiễu cho dân
Đa số các trường hợp cho thấy cán bộ không sử dụng, phát huy được thẩm
5 Vũ Hoàng Công, Hệ thống chính trị cơ sở, đặc điểm, xu hướng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2002, tr.93.
6 Đỗ Ngọc Ninh, Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các đảng bộ phường ở thủ đô Hà Nội hiện
nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.60.
Trang 7quyền và trách nhiệm của mình trong công tác Thậm chí, có những tình huống chỉ thuộc phạm vi thẩm quyền và chức trách của phường, nhưng lãnh đạo cấp thành phố phải thân chinh giải quyết như vụ chia chác đất công diễn ra tại địa bàn các phường ở Thị xã Đồ Sơn Điều đó cho thấy sự bất cập lớn không phải
về thể chế, mà về bản thân năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ Thế nhưng, bên cạnh đó, cũng không thiếu những sự việc xảy ra do hiện tượng lạm dụng quyền lực trong điều hành, quản lý
Năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ lãnh đạo còn có thể đánh giá thông qua việc tổ chức các hoạt động xã hội thường xuyên tại địa bàn cơ sở Nhìn vào các loại hình hoạt động này ở đa số các phường như bảo vệ môi trường, vệ sinh đường phố thì thấy vai trò của phường không nhiều, mà chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động của ngành vệ sinh môi trường thành phố Ở địa bàn nào có sự phối hợp chủ động của phường trong tuyên truyền, vận động và tổ chức nhân dân tham gia bảo vệ, giữ gìn vệ sinh đô thị, cảnh quan phường đó sạch, đẹp, và ngược lại Nhìn tổng thể, số phường làm được như thế không nhiều, không đủ sức tạo nên bộ mặt chung của đô thị Việt Nam
Đó là những đánh giá từ góc độ hiệu quả công việc, còn từ góc độ quy
trình hoạt động thực tiễn, từ khâu nhận thức, quán triệt các chủ trương chính
sách của cấp trên và hội đồng nhân dân cùng cấp, đến ra các quyết định điều hành, quản lý và tổ chức thực hiện, tổng kết rút kinh nghiệm cũng có thể thấy tồn tại nhiều vấn đề đáng lưu tâm
Trong hầu hết các nghiên cứu về năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chủ chốt ở cơ sở, các tác giả đều có chung nhận định rằng điểm yếu lớn dễ nhận thấy là tính rập khuôn, máy móc trong mọi khâu của quá trình triển khai công việc Các chủ trương, chính sách của cấp trên khi triển khai xuống phường hầu như đều được giữ nguyên, chưa được cụ thể hoá theo hướng sát thực, phù hợp với đặc thù, điều kiện riêng của phường Những phường chủ động tìm lối đi riêng, cách thức làm riêng trong việc phát triển, quản lý đời sống kinh
Trang 8tế - xã hội tại địa phương là rất hiếm Chính vì không có tính chủ động trong công việc của đội ngũ cán bộ phường, trong đó đặc biệt là chủ động trong việc lập nên những phương án lâu dài, phù hợp với địa bàn, cho nên nhiều hoạt động của thành phố, của quận khi triển khai xuống các phường không đạt được hiệu quả bền vững Nhiều công việc chỉ rầm rộ trong thời gian “ra quân”, sau đó lại chìm vào quên lãng Điều này không chỉ làm cho các chương trình không tạo được nếp sống, nếp văn hoá trong nhân dân, trong đời sống hàng ngày của địa phương cơ sở, mà còn tạo thành lối mòn trong tư duy của nhân dân nói chung về các hoạt động “phong trào”, “đầu voi đuôi chuột” thiếu thực tiễn, tác động không nhỏ đến uy tín của cán bộ, đến niềm tin của nhân dân
Bên cạnh tính thụ động, rập khuôn, sự dàn trải cũng là một hạn chế dễ thấy của phường trong việc tổ chức thực hiện những nhiệm vụ chính trị của mình Mặc dù nhìn từ góc độ tổng thể, hầu hết các đảng bộ phường trong các kỳ đại hội đều xác định được nhiệm vụ chính trị đúng đắn, song việc xác định đó trên thực tiễn lại chưa đạt được tính cụ thể, mà chung chung, dàn trải, hầu như chưa xác định được trọng tâm, trọng điểm xuất phát từ những đặc thù của địa phương Tình trạng này không chỉ là hạn chế của riêng cấp uỷ đảng, hội đồng nhân dân hay uỷ ban nhân dân phường, mà là điểm yếu chung của đội ngũ cán
bộ lãnh đạo; không chỉ nằm trong khâu xác định nhiệm vụ chính trị cho từng thời kỳ, mà cả trong xây dựng chương trình, kế hoạch hành động, trong việc cụ thể hoá các chương trình, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên Nhiệm vụ, chương trình hoạt động trong mục tiêu quản lý, phát triển đời sống kinh tế - xã hội không có nhiều khác biệt giữa các phường cũ so với các phường mới, ở các phường có hoạt động thương mại nổi trội cũng như ở các phường tập trung nhiều các cơ quan nhà nước, ở các phường có các cơ quan sản xuất với các phường có hoạt động du lịch phát triển Sự khác nhau dường như chỉ chủ yếu là công việc phức tạp hơn hay đơn giản hơn, bận bịu hơn hay thư thái hơn mà thôi
Trang 9Từ góc độ thao tác nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ phường nói chung, cán bộ
lãnh đạo phường nói riêng cũng còn nhiều hạn chế Do thiếu kiến thức quản lý hành chính, pháp lý, không nắm chắc quy trình và nguyên tắc giải quyết công việc, nhiều cán bộ lãnh đạo lúng túng trong xử lý các quy trình hành chính, các tình huống phức tạp Tác giả Lê Chi Mai, trên cơ sở những nghiên cứu, khảo sát thực tiễn đã nhận định: “Quản lý, điều hành xã hội (của đội ngũ cán bộ cơ sở TG) không theo pháp luật, còn mang tính gia trưởng và dáng dấp của kiểu “xin -cho” Do không nắm chắc các quy định của pháp luật nên nhiều cán bộ còn làm việc tuỳ tiện, thậm chí tự ý đặt ra những quy định trái pháp luật.”7
- Thực trạng uy tín xã hội:
Uy tín xã hội của người cán bộ chính là niềm tin, sự kính phục, trân trọng
mà tập thể, cộng đồng dành cho người cán bộ đó Bên cạnh một số yếu tố chủ quan về tình cảm, tinh thần, uy tín có cơ sở khách quan của nó là bản thân năng lực, tư cách thực tế của chủ thể xác lập uy tín Nó là kết quả của mối quan hệ tương tác đa chiều trực tiếp giữa người xác lập uy tín với các đối tượng xung quanh Dó đó, nó phản ánh một cách trực diện đánh giá của tập thể, cộng đồng đối với tư cách, năng lực của người cán bộ Trong hoạt động thực tiễn, uy tín có sức tác động mạnh mẽ đến khả năng lãnh đạo, khả năng tập hợp, thuyết phục mọi người của người sở hữu nó Vì vậy, uy tín vừa là thước đo phẩm chất, năng lực của người cán bộ lãnh đạo, vừa là công cụ hữu hiệu hàng đầu trong quá trình hoạt động của người cán bộ lãnh đạo đó
Uy tín của người cán bộ lãnh đạo cơ sở thể hiện thông qua quan hệ của anh ta với đồng nghiệp, với nhân dân Đặc biệt, uy tín mà người cán bộ lãnh đạo xác lập được trong mối quan hệ với nhân dân là sự phản ánh trung thực và giá trị nhất năng lực và tư cách của người cán bộ đó trong đời sống và công việc
7 Lê Chi Mai, Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính quyền cơ sở - vấn đề và giải pháp, Tạp chí Cộng sản, tháng 7
năm 2002, tr.35.
Trang 10Trong cuộc điều tra về cơ bản về chất lượng của cán bộ chính quyền cơ sở
do Bộ Nội vụ thực hiện8, với đối tượng được hỏi ý kiến phần lớn là cán bộ trong
hệ thống chính trị cơ sở (khoảng 70%), thì chỉ có khoảng 50% đánh giá tốt hoạt động của uỷ ban nhân dân cùng cấp, 40% đánh giá tốt hoạt động của hội đồng nhân dân, 55% cho rằng hội đồng nhân dân hoạt động chỉ đạt mức trung bình và yếu Đánh giá về năng lực của cán bộ, cũng chỉ có 50% thành viên của uỷ ban được coi là hoàn thành tốt nhiệm vụ; còn đối với hội đồng nhân dân, có đến 86%
số người được hỏi ý kiến cho rằng 50% đại biểu hội đồng nhân dân chưa phát huy được vai trò theo luật định Còn theo một điều tra khác đánh giá hoạt động của các đảng bộ phường ở Hà Nội trong lãnh đạo phát triển kinh tế ở cơ sở thông qua việc tạo ra môi trường, điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh
và dịch vụ phát triển, tạo thêm việc làm cho nhân dân, thì chỉ có 18,6% đảng viên được hỏi ý kiến đánh giá tốt; 44,5% ý kiến đánh giá khá tốt; và 5% đánh giá yếu kém9
Uy tín đối với nhân dân:
Hiện nay, chưa có những điều tra cụ thể về đánh giá của quần chúng nhân dân đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường Một vài số liệu trắc nghiệm công
bố gần đây của Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội còn tồn tại nhiều vấn đề, chưa phản ánh được thực tế Tuy nhiên, có thể thấy uy tín của đội ngũ cán bộ lãnh đạo đối với dân thông qua nhiều mặt quan hệ của họ với nhân dân
Thứ nhất, sự quan tâm của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo
phường Ngoài những cán bộ của hệ thống chính trị, các cán bộ, đảng viên hưu trí thường xuyên tham gia sinh hoạt đảng và các hoạt động chính sách tại địa bàn chiếm tỷ lệ không cao, có thể nói nhiều người dân không nắm được danh sách đội ngũ cán bộ lãnh đạo phường mình đang sống Số người nắm được về hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của phường cũng không nhiều Và hầu hết
8 Vũ Hoàng Công, Hệ thống chính trị cơ sở, đặc điểm, xu hướng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2002, tr 94 - 95.
9 Đỗ Ngọc Ninh, Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các đảng bộ phường ở thủ đô Hà Nội hiện
nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.51.