Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh là vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài. Bởi lẽ, năng lực tư duy lý luận là cơ sở quan trọng để cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh hoạch định đường lối, chủ trương, chỉ đạo hoạt động thực tiễn.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấptỉnh là vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài Bởi
lẽ, năng lực tư duy lý luận là cơ sở quan trọng để cán bộ lãnh đạo cấp tỉnhhoạch định đường lối, chủ trương, chỉ đạo hoạt động thực tiễn
Đường lối, chủ trương của Đảng là đường lối chung, khái quát ởtầm vĩ mô, khi triển khai ở các địa phương đặc biệt là ở cấp tỉnh đòi hỏimột sự năng động, sáng tạo thì kết quả mới cao Để đáp ứng được yêu cầu
đó, những cán bộ lãnh đạo chủ cốt của tỉnh phải có trình độ tư duy lý luậnmới đáp ứng được đòi hỏi của nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay
Sẽ là sai lầm khi cho rằng, ở địa phương chỉ là nơi triển khai nghịquyết của Trung ương, nên yêu cầu về năng lực tư duy lý luận không cao.Thực ra, việc triển khai nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước ở địa phương đòi hỏi một sự năng động sáng tạo lớn ở đội ngũcán bộ lãnh đạo chủ chốt Hơn nữa, công cuộc đổi mới của Đảng ta đã thuđược những thành tựu quan trọng nhưng đồng thời đã và đang đặt ra nhiềuvấn đề gay gắt Chính ở các địa phương là nơi nảy sinh những mâu thuẫn,những vấn đề mới rất cần được giải quyết và khái quát cho nên năng lực tưduy lý luận có ý nghĩa hết sức to lớn đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấptỉnh
Theo chúng tôi, cấp tỉnh là cấp có đủ các điều kiện kinh tế, chínhtrị, xã hội, an ninh, quốc phòng, văn hóa, giáo dục để chúng ta nghiêncứu, thể nghiệm, đề xuất những vấn đề thuộc về đường lối chủ trương củaĐảng, chính sách của Nhà nước
Trang 2Thực tiễn 15 năm đổi mới vừa qua cho thấy, các cán bộ lãnh đạochủ chốt cấp tỉnh đã năng động trong triển khai nghị quyết của Trung ương,song đó mới là những giải pháp trước mắt chưa mang tính chiến lược lâudài Nhiều cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh vẫn thụ động chờ sự chỉ đạo của cấp trên,chưa dám mạnh dạn đề xuất những biện pháp mới phù hợp với địa phương, vìthế nhiều vấn đề thực tiễn nảy sinh chưa được giải quyết kịp thời Tìnhhình ấy phải chăng phản ánh năng lực tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạochủ chốt cấp tỉnh chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình?
Vấn đề này đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiêncứu Với mong muốn được đóng góp phần nào vào việc nghiên cứu vấn đề
này, tôi chọn đề tài: "Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh trong giai đoạn hiện nay (Qua thực tế tỉnh Bắc Giang" làm luận văn thạc sĩ khoa học triết học.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề trình độ lý luận và năng lực tư duy lý luận của người cán bộlãnh đạo đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Chođến nay đã có nhiều công trình được công bố với những mức độ thể hiệnkhác nhau trong đó có những công trình có liên quan trực tiếp đến đề tài
như: "Yêu cầu mới về năng lực, trí tuệ của Đảng trong giai đoạn hiện nay"
của GS.TS Phạm Ngọc Quang, Tạp chí Triết học, Số 2-1994; Hồ Bá Thâm:
"Nâng cao năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã hiện nay", Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995; "Nâng cao năng lực tư duy
lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở nước ta hiện nay qua thực tế tỉnh Kiên Giang" luận văn thạc sĩ triết học của Vũ Đình Chuyên;
"Năng lực tư duy lý luận trong quá trình đổi mới tư duy" của GS.TS Nguyễn Ngọc Long, Tạp chí Cộng sản, Số 10-1987; "Tư tưởng Hồ Chí
Minh về vai trò của năng lực trí tuệ và lý luận" của PGS Trần Đình Huỳnh,
Tạp chí Xây dựng Đảng, Số 2-1995; "Nâng cao năng lực tư duy lý luận
Trang 3cho cán bộ giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các trường Chính trị tỉnh" luận
án tiến sĩ triết học của Nguyễn Đình Trãi
Cùng với những công trình nghiên cứu chuyên sâu về trình độ tưduy, năng lực tư duy của cán bộ, đảng viên còn có những bài viết, nhữngcông trình nghiên cứu đánh giá về những hạn chế, yếu kém về tư duy lý
luận của cán bộ, đảng viên, chẳng hạn như: "Chống chủ nghĩa chủ quan
duy ý chí, khắc phục bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và bệnh giáo điều trong quá trình đổi mới"; "Mấy vấn đề về đổi mới tư duy", Học viện Nguyễn Ái
Quốc, Hà Nội, 1988; "Một số căn bệnh trong phương pháp tư duy của cán
bộ ta", Tạp chí Triết học, số 2-1988
Tuy nhiên, việc nghiên cứu về năng lực tư duy lý luận như một phẩmchất tư duy của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh trong giai đoạn hiệnnay với tư cách là một luận văn thạc sĩ khoa học triết học thì chưa có tác giảnào đi sâu nghiên cứu Vì vậy, việc chọn nghiên cứu đề tài này mang ý nghĩa
lý luận và thực tiễn, nhằm góp phần vào công tác cán bộ trong sự nghiệpđổi mới hiện nay ở tỉnh Bắc Giang nói riêng và trong cả nước nói chung
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn: Trên cơ sở làm rõ vai trò của năng lực tư
duy lý luận đối với hoạt động lãnh đạo của người cán bộ lãnh đạo chủ chốtcấp tỉnh và thực trạng năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ này (quathực tế Bắc Giang), đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếunhằm từng bước nâng cao năng lực tư duy lý luận cho họ
Nhiệm vụ của luận văn:
- Làm rõ vai trò năng lực tư duy lý luận đối với hoạt động lãnh đạocủa người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh và những yêu cầu nâng caonăng lực tư duy lý luận trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (quathực tế Bắc Giang)
Trang 4- Phân tích thực trạng năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộlãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh từ năm 1986 đến nay và những nguyên nhân củathực trạng đó.
- Đề xuất một số phương hướng và những giải pháp chủ yếu đểtừng bước nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạochủ chốt cấp tỉnh hiện nay
4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Luận văn không nghiên cứu tất cả những đối tượng cán bộ lãnh đạo,cũng không nghiên cứu tất cả các phẩm chất của người cán bộ lãnh đạotheo yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, mà chỉ nghiên cứu về năng lực tư duy
lý luận và vai trò của nó với hoạt động của người cán bộ lãnh đạo chủ chốtcấp tỉnh (qua thực tế Bắc Giang)
Cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh là toàn bộ Ban chấp hành tỉnhĐảng bộ
Luận văn không nghiên cứu về người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấptỉnh như là đối tượng của khoa học xây dựng Đảng, cũng không nghiên cứu
về năng lực tư duy với tư cách là đối tượng của tâm lý học; mà nghiên cứunăng lực tư duy lý luận với tư cách là một phẩm chất của tư duy dưới góc
độ nhận thức luận theo lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứngmácxít
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng lý luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng
ta về con người, về trình độ tư duy lý luận và năng lực tư duy lý luận củangười cán bộ lãnh đạo nói chung và cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh nóiriêng Luận văn kế thừa các tác giả đi trước về vấn đề này
Trang 5Luận văn sử dụng các phương pháp lịch sử và lôgíc, trừu tượng và
cụ thể, phân tích và tổng hợp, điều tra, thống kê
Luận văn còn sử dụng những tài liệu của các cấp ủy Đảng và chínhquyền ở tỉnh Bắc Giang
6 Đóng góp của luận văn
Luận văn bước đầu xác định được những phẩm chất tối thiểu thuộc
về năng lực tư duy lý luận - một năng lực cơ bản trong năng lực của ngườicán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh; làm rõ vai trò của năng lực tư duy lýluận đối với hoạt động của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh
Đồng thời, luận văn cũng đã vạch ra được thực trạng năng lực tưduy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh (qua thực tế BắcGiang), trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số phương hướng và giải phápchủ yếu để phát huy và từng bước nâng cao năng lực tư duy lý luận của độingũ cán bộ này
7 Ý nghĩa của luận văn
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng, hoạchđịnh chiến lược, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực tư duy lýluận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh Bắc Giang
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo để giảng dạy, học tập triếthọc nói chung và phần lý luận nhận thức nói riêng
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,luận văn gồm 2 chương, 5 tiết
Trang 6Chương 1
NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN
VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO CỦA NGƯỜI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT CẤP TỈNH
1.1 NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN
1.1.1 Bản chất tư duy lý luận
Để xác định được nội dung của phạm trù năng lực tư duy lý luận,trên cơ sở ấy mà nhận rõ vai trò của nó cũng như nâng cao năng lực tư duy
lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, trước hết cần làm rõnội dung khái niệm tư duy
Để hiểu khái niệm tư duy, một mặt chúng ta phân biệt nó với "ýthức" và "nhận thức" vì chúng là những khái niệm có mối liên hệ mật thiết,thống nhất hữu cơ với nhau Mặt khác, chúng ta nghiên cứu tư duy như mộtphạm trù có tính lịch sử
Theo Mác, ý thức chỉ là vật chất được di chuyển vào trong bộ ócngười và được cải biến đi ở trong đó [41, tr 35] Còn Lênin thì cho rằng ýthức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan [24, tr 138] Nói ý thức làhình ảnh chủ quan là theo nghĩa sự phản ánh thế giới bởi bộ óc người gắn liềnvới hoạt động khái quát hóa, trừu tượng hóa, có định hướng, có lựa chọn,nhằm tạo ra những hình ảnh sâu sắc và nhiều mặt về thế giới khách quan.Tuy là hình ảnh chủ quan nhưng ý thức lại lấy thế giới khách quan (các sựvật, hiện tượng, quá trình ) làm tiền đề, bị chế định bởi "cái khách quan"
và có nội dung phản ánh là "cái khách quan" ấy Cố nhiên, không phải chỉcần thế giới xung quanh tác động lên bộ óc con người là mặc nhiên sinh ra ýthức Bởi vì, ý thức là một hiện tượng xã hội, " ngay từ đầu ý thức đã là mộtsản phẩm xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào con người còn tồn tại" [39,
Trang 7tr 43] Sự ra đời, tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn củacon người, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật sinh học mà chủ yếucủa các quy luật xã hội, do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinhhoạt hiện thực của con người quy định Ý thức có kết cấu phức tạp, baogồm nhiều yếu tố như tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí trong đó, tri thức
là thành tố quan trọng nhất Quá trình hình thành và phát triển ý thức cũngchính là quá trình con người tìm hiểu, tích lũy tri thức về thế giới xungquanh Hiểu biết về sự vật càng nhiều thì ý thức của con người về sự vật đócàng sâu sắc
Tóm lại, ý thức là hình thức phản ánh riêng có ở con người, khác vềchất so với phản ánh tâm lý ở động vật Ý thức là toàn bộ các quá trình tâm
lý tích cực tham gia vào sự hiểu biết của con người đối với thế giới kháchquan [63, tr 711]
Nhận thức - theo lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biệnchứng - là quá trình phản ánh tích cực và sáng tạo hiện thực khách quan bởicon người trên cơ sở của thực tiễn lịch sử - xã hội Nhận thức cũng là sựphản ánh hiện thực khách quan bởi bộ óc của con người Nhưng sự phảnánh đó không phải là một hành động nhất thời, máy móc giản đơn, thụđộng mà là một quá trình phức tạp của hàng loạt hoạt động trí tuệ tích cực
và sáng tạo Bởi vì, " con người không chỉ phản ánh thế giới khách quan
mà còn tạo ra thế giới khách quan" [28, tr 228]
Nhận thức, tuy cũng là sự phản ánh hiện thực khách quan bởi bộ óccon người nhưng khác với ý thức và hoàn toàn khác với hành vi phản ánh ởđộng vật về chất
Nhận thức của con người là quá trình phản ánh hiện thực kháchquan một cách tích cực và sáng tạo là nhờ có hoạt động thực tiễn
Theo Lênin, nhận thức là một quá trình "từ trực quan sinh động đến
tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường
Trang 8biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực kháchquan [28, tr 179] Nhận thức là một quá trình biện chứng, quá trình ấy baogồm hai giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính Tuy khácnhau về chất nhưng nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có sự thốngnhất hữu cơ, tác động biện chứng với nhau Chúng bổ sung, hỗ trợ chonhau, đem lại cho con người những hiểu biết ngày càng đầy đủ hơn, toàndiện hơn và sâu sắc hơn về các sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới.
Tóm lại, nhận thức là quá trình phản ánh và tái tạo lại hiện thựctrong đầu óc của con người, được quyết định bởi những quy luật phát triển
xã hội và gắn liền với hoạt động thực tiễn [72, tr 407]
Vậy tư duy khác gì với nhận thức?
Tư duy không phải là hệ ý thức mà là hình thức cao của sự phảnánh tích cực thực tại khách quan của con người [72, tr 634]
Đó là hoạt động phản ánh ở giai đoạn cao nhất của nhận thức Nếuchỉ bằng cảm giác, tri giác thì nhận thức của con người rất hạn chế, bởi vìcon người không thể bằng cảm giác mà nhận thức, mà hiểu được nhữngvấn đề như tốc độ ánh sáng, âm thanh hay những hiện tượng xã hội phứctạp khác Muốn hiểu được những vấn đề đó không thể có gì thay thế ngoàiviệc sử dụng sức mạnh của tư duy
Tư duy là sự phản ánh khái quát và gián tiếp hiện thực khách quan
Đó là quá trình năng động, sáng tạo, nó có thể phản ánh được những mốiliên hệ bản chất, tất nhiên bên trong của sự vật, đem lại cho nhận thức khoahọc những tri thức mới về tính quy luật chi phối sự vận động và phát triểncủa sự vật
Tư duy phải gắn liền với ngôn ngữ, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của
tư duy, tư duy phải được biểu đạt thành ngôn ngữ, nhờ đó mà con người cóthể sáng tạo ra những khái niệm và những phạm trù khoa học, nêu lên
Trang 9những quy luật của các khoa học và do đó hiểu sâu sắc hơn bản chất củacác sự vật Nếu không có ngôn ngữ sẽ không có phương tiện để tư duy và
tư tưởng của loài người không thể lưu giữ kế thừa và phát triển được
Chủ nghĩa duy tâm cho rằng, tư duy là sản vật của bản nguyên siêu
tự nhiên, độc lập, không phụ thuộc vào vật chất, đó là "ý niệm tuyệt đối",
"ý niệm siêu nhiên" song, sự phát triển của khoa học đã bác bỏ nhữngquan điểm đó và đã chứng minh được rằng tư duy là thuộc tính của mộtdạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người Hoạt động của bộ óc ngườiphản ánh hiện thực khách quan bằng các hình thức khái niệm, phán đoán,suy lý thông qua các phương pháp như so sánh, phân tích, tổng hợp, trừutượng hóa, khái quát hóa Như vậy, xét về thực chất, tư duy là sự hoạt độngđặc biệt của quá trình con người phản ánh thế giới, là quá trình phản ánhdựa trên sự hoạt động của bộ não nhằm nhận thức bản chất, quy luật vậnđộng của thực tại khách quan và định hướng quan hệ đối với thực tại kháchquan đó Những quy luật của tư duy là sự phản ánh các quy luật của thựctại khách quan Những hình ảnh của sự vật trong thế giới, từ những hìnhảnh trực tiếp, nguyên vẹn của cảm giác được tư duy chắt lọc loại bỏ nhữngmặt, những yếu tố bề ngoài ngẫu nhiên trên cơ sở sáng tạo mà tìm ra nhữngmặt cơ bản, tất yếu, những quan hệ bản chất, bền vững Từ đó hình thànhnên những khái niệm, phạm trù tương ứng với các mặt, các quan hệ tất yếucủa chúng; dựa vào đó mà xây dựng nên hình ảnh mới, những quy luật kháiquát xu hướng vận động và phát triển của các sự vật Với ý nghĩa đó, tưduy chỉ có ở con người và là trình độ cao nhất của nhận thức con ngườitrong quá trình phản ánh thế giới khách quan Nhưng đó không phải là sựphản ánh thụ động, phụ thuộc mà con người chủ động tác động vào thế giới
và phản ánh chủ động sáng tạo
Để có thể tác động, biến đổi hiện thực, trước tiên con người phảitìm cách nhận thức và hiểu biết về nó Hoạt động tác động, biến đổi hiệnthực lại là cơ sở cho nhận thức, tư duy mang tính sáng tạo và phát triển
Trang 10không ngừng Bởi vì, xuất phát từ hoạt động làm biến đổi hiện thực đó màcác sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện thực bộc lộ các thuộc tính, tínhchất Trên cơ sở đó con người mới hiểu biết về sự vật, hiện tượng Đây làquá trình không có giới hạn cuối cùng của hoạt động nhận thức của conngười Hơn nữa, hoạt động của tư duy còn là hoạt động vận dụng, sử dụng,kết hợp các khái niệm để sáng tạo ra các khái niệm mới, phản ánh các quan
hệ tất yếu, các quy luật vận động, phát triển của thế giới khách quan Đồngthời, hoạt động của tư duy cũng là quá trình vận dụng tri thức thu được vàohoạt động thực tiễn của con người, làm cho hoạt động đó phát triển, từ đó
mà tư duy lý luận cũng không ngừng phát triển Chính vì thế, cả nội dung
và hình thức của tư duy đều phụ thuộc vào thực tiễn lịch sử - xã hội Lịch
sử không phải bắt đầu từ tư duy mà là từ hoạt động thực tiễn của conngười Trong đó, hoạt động lao động sản xuất của cải vật chất tạo ra nềntảng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội là hoạt động cơ bản nhất Hoạtđộng này càng phát triển thì tư duy, trí tuệ của con người cũng càng pháttriển theo Ăngghen đã nhận định rằng: "Trí tuệ con người đã phát triểnsong song với việc người ta đã học cải biến tự nhiên" [40, tr 720]
Như vậy, thông qua hoạt động thực tiễn của mình, con người đã chủđộng nhận thức và cải tạo thế giới Tư duy của con người là do hiện thựckhách quan quy định; nhưng chính hoạt động thực tiễn của con người lại là
cơ sở, động lực cơ bản cho sự xuất hiện và phát triển của tư duy, thực tiễncũng là tiêu chuẩn để kiểm tra, điều chỉnh quá trình tư duy, xác nhận chotính đúng đắn của tư duy, loại bỏ những sai lầm, tạo sự phát triển liên tụccủa tư duy con người
Tư duy của con người luôn mang tính sáng tạo, hoạt động của tưduy luôn vươn tới những nhận thức mới thông qua hoạt động thực tiễn vànhận thức Hoạt động thực tiễn là cơ sở, động lực của tư duy Do vậy, khihoạt động thực tiễn còn ở một trình độ thấp thì ứng với nó là cấp độ tư duy
Trang 11ở trình độ thấp Khi hoạt động thực tiễn đạt đến trình độ cao hơn thìphương pháp tư duy, trình độ tư duy cũng được nâng lên.
Như vậy, tư duy là trình độ cao của quá trình nhận thức nảy sinhtrên cơ sở nhận thức cảm tính Đó là trình độ phản ánh khái quát hóa, trừutượng hóa, mang tính tích cực sáng tạo, hướng sâu vào nhận thức bản chất,quy luật vận động và phát triển của thế giới khách quan
Tư duy là quá trình suy nghĩ, tìm tòi, vận dụng kết hợp các kháiniệm, phạm trù theo các nguyên tắc, quy luật lôgíc hình thức và lôgíc biệnchứng nhằm đạt đến chân lý
Tư duy là quá trình sáng tạo lại hiện thực dưới dạng tinh thần, là sựtìm tòi đề xuất những nhận thức mới và không ngừng bổ sung phát triểncác nhận thức đó trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người
Ở trình độ tư duy, sự vật được phản ánh khái quát trong các hìnhthức khái niệm, phán đoán, suy lý Tư duy luôn gắn liền với ngôn ngữ,ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, tư duy phải được diễn đạt thànhngôn ngữ bởi vì đó là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, là phương tiện để diễnđạt kết quả của sự nhận thức, để lưu giữ và tiếp tục phát triển kết quả củanhận thức đó
Tư duy xuất hiện, biến đổi và phát triển trong quá trình hoạt độngthực tiễn của con người Thực tiễn là cơ sở, động lực và là tiêu chuẩn kiểmtra sự đúng, sai của tư duy Mục đích của tư duy hướng tới là để phục vụcho thực tiễn; chính quá trình tư duy sẽ tìm ra những biện pháp, cách thức
để hiện thực hóa mình thông qua hoạt động thực tiễn của con người
Tư duy là sản phẩm của lịch sử Trong những thời đại khác nhau,với những điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, khoa học khácnhau, thì trình độ của tư duy xét cả về nội dung và hình thức cũng ở mứccao, thấp khác nhau
Trang 12Tư duy của con người không phải là bất biến mà nó cũng có quá trìnhbiến đổi và phát triển ngày càng đạt được trình độ cao hơn Khi xem xét tưduy như một quá trình, một bản tính phát triển chung của con người thực tiễn
xã hội, tư duy thể hiện ra khuynh hướng phát triển tất yếu của nó Tư duycon người theo Ăngghen vừa tối cao vừa không tối cao Xét theo sự thực hiện
cá biệt - chủ thể cụ thể của tư duy thì nó không tối cao và có hạn Xét theobản tính và khả năng thì tư duy của con người là tối cao và vô hạn Lêninkhi đề cập về khả năng nhận thức của con người đã cho rằng, chỉ có nhữngcái con người chưa biết chứ không có những cái mà con người không thể biết
Tư duy là vấn đề mấu chốt trong hoạt động nhận thức hoạt độngcủa con người cũng phải dựa trên cơ sở của tư duy Tùy thuộc vào trình độ
tư duy và năng lực tư duy mà đạt tới những kết quả nhất định trong mỗihoàn cảnh cụ thể Nhìn chung, trình độ tư duy được xem xét ở các cấp độnhư tư duy kinh nghiệm và tư duy lý luận Tư duy kinh nghiệm có đốitượng là những khách thể hiện thực tồn tại trong không gian thời gian với sựthống nhất giữa chung và riêng, đặc thù và phổ biến Tư duy kinh nghiệmmang tính chất tác động trực tiếp cải biến khách thể hiện thực; thiên về phảnánh các hiện tượng, nặng về mô tả các sự kiện Tư duy lý luận có đối tượng
là những khách thể trừu tượng, những hình ảnh, khái niệm phạm trù Bởithế, tư duy lý luận mang tính chất tác động gián tiếp đối với khách thể hiệnthực, nặng về sự định hướng Ở trình độ phản ánh thì tư duy lý luận phản ánhsâu sắc hơn bản chất của sự vật, hiện tượng Nếu tư duy kinh nghiệm chỉmới dừng lại ở việc mô tả những đặc điểm, những mối liên hệ bên ngoàicủa các sự vật hiện tượng thì tư duy lý luận đi sâu phản ánh các thuộc tính,mối liên hệ có tính bản chất, tất yếu, tính quy luật của chúng Khác với tư duykinh nghiệm, tư duy lý luận có khả năng phê phán rất sâu sắc và triệt để Tưduy lý luận cũng có khả năng dự báo khoa học về xu hướng vận động, pháttriển của sự vật, hiện tượng Vì vậy, nó đóng vai trò rất quan trọng trong sự
Trang 13phát triển của khoa học cũng như thực tiễn xã hội Tư duy lý luận cũngchính là biểu hiện trình độ phát triển cao của năng lực tư duy lý luận.
Từ những điều trình bày trên đây, chúng ta thấy: Ý thức, nhận thức,
tư duy là những khái niệm có sự thống nhất hữu cơ với nhau; chúng đều là
sự phản ánh hiện thực khách quan bởi bộ óc người, cùng bị chi phối bởinhững quy luật sinh học và xã hội trong đó các quy luật xã hội giữ vai tròquyết định Nhưng chúng không phải là những khái niệm đồng nhất
Trong mối quan hệ nội tại giữa ý thức, nhận thức và tư duy, cầnthấy rằng, ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người, nó
là phạm trù đối lập với vật chất Nhận thức là quá trình phản ánh đó Tưduy là trình độ cao của nhận thức Như thế, nhận thức, tư duy đều là quátrình hoạt động để mang lại tri thức về sự vật Tư duy cũng thuộc hoạt độngnhận thức nhưng là giai đoạn cao của quá trình nhận thức Nhận thức là quátrình phản ánh hiện thực khách quan bởi con người trên cơ sở hoạt độngthực tiễn Nói đến tư duy lý luận là nói đến tư duy ở trình độ khái quát hóa,trừu tượng hóa, phản ánh gián tiếp nhưng sâu sắc về mối liên hệ bản chất,tính tất yếu, tính quy luật của sự vật, hiện tượng
1.1.2 Năng lực tư duy lý luận và những yếu tố ảnh hưởng đến nó
Năng lực tư duy lý luận là một trong những phạm trù quan trọngcủa nhận thức luận Đã có những công trình, những bài viết đề cập đến bảnchất, cấu trúc và vai trò của năng lực tư duy lý luận hướng tới việc làm sâusắc thêm lý luận nhận thức và làm cơ sở lý luận cho việc nâng cao năng lực
tư duy lý luận cho con người Việt Nam hiện nay Khi bàn về khái niệmnăng lực tư duy, có ý kiến cho rằng, "năng lực tư duy là tổng hợp nhữngphẩm chất trí tuệ đáp ứng yêu cầu nhận thức thế giới và bảo đảm cho hànhđộng sáng tạo của con người" Năng lực đó "được biểu hiện ở khuynhhướng nhận thức và hành động, ở kết quả xử lý thông tin và nhất là kết quảhoạt động Phương pháp tiếp cận vấn đề khác nhau chính là biểu hiện trình
Trang 14độ khác nhau của năng lực tư duy" [34, tr 26] Trong quan điểm trên, vấn
đề trung tâm, bản chất của năng lực tư duy là tổng hợp những phẩm chất trítuệ và trên cơ sở phẩm chất trí tuệ mới có hành động sáng tạo
Tác giả Hồ Bá Thâm trong sách "Nâng cao năng lực tư duy cho độingũ cán bộ chủ chốt cấp xã" xem năng lực tư duy là "khả năng hiển thị trithức thành phương pháp và sử dụng thành thạo chúng để tiếp tục nhận thứctìm ra bản chất, quy luật, xu hướng tất yếu của sự vật và vận dụng đúng đắncác quy luật đó trong cuộc sống Khả năng ấy được cụ thể: "Năng lực tưduy là tổng hợp những khả năng ghi nhớ, tái hiện trừu tượng hóa, khái quáthóa, liên tưởng, luận giải và xử lý trong quá trình phản ánh, phát triển trithức và vận dụng chúng vào thực tiễn trên cơ sở quy luật khách quan manglại những kết quả nhất định" [66, tr 13-15] Tác giả cũng đã đề cập đến bayếu tố cơ bản cấu thành năng lực tư duy trong sự phân biệt với năng lựccảm giác đó là: a) Năng lực ghi nhớ, tái hiện những hình ảnh bằng ngônngữ khái niệm, hình ảnh, do nhận thức cảm tính đem lại; b) Năng lực trừutượng hóa, khái quát hóa trong phân tích và tổng hợp; c) Năng lực tưởngtượng suy luận, liên tưởng để nhận biết, phát triển, lựa chọn xử lý trongnhận thức và hành động
Như đã trình bày ở phần trên, tư duy là một quá trình nhận thức ởtrình độ cao, phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ cótính quy luật của đối tượng mà trước đó chưa biết Tư duy bao giờ cũngmang tính khái quát và tính gián tiếp Với những đặc trưng đó, quá trìnhhoạt động của tư duy phải dựa trên những phương pháp khác nhau và phảituân theo một trật tự lôgic nhất định Những phương pháp đó là phân tích,tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa Trong quá trình hoạtđộng của tư duy, những phương pháp ấy không nhất thiết phải được kếthợp với nhau một cách tuần tự mà có thể chúng đồng thời được tiến hànhtrong sự tương hỗ lẫn nhau giữa các phương pháp Bởi vì, mỗi phươngpháp tuy có nội dung tác dụng khác nhau nhưng lại quan hệ chặt chẽ với
Trang 15các phương pháp khác Phương pháp này là điều kiện, tiền đề để phươngpháp khác phát huy hiệu quả Chẳng hạn khi phân tích, tổng hợp các thuộctính của sự vật thì đòi hỏi phải có trừu tượng hóa để tách cái chung khỏi cáiriêng v.v
Tuy nhiên, mỗi phương pháp khi được tiến hành theo những cáchthức đặc trưng của nó thì cũng được xem là một thao tác của quá trình tưduy Như vậy, quá trình tư duy được tiến hành trong sự huy động sức mạnhcủa mỗi phương pháp tư duy và sự kết hợp các phương pháp ấy theo mộttrật tự lôgic phù hợp với lôgíc vốn có của đối tượng nhận thức
Quá trình tư duy được thể hiện ở các hình thức như khái niệm, phánđoán, suy lý Những hình thức này quan hệ mật thiết với nhau và giữ vaitrò quan trọng trong tư duy khoa học Chính vì thế, năng lực tư duy còn thểhiện ở năng lực lựa chọn các vấn đề có liên quan để liên kết các hình thức
tư duy mà tìm ra các kết luận nhất định Chẳng hạn, năng lực lựa chọn cáckhái niệm để hình thành một phán đoán đúng và liên kết các phán đoán để
có suy lý đúng nhằm phát hiện khái niệm mới Như vậy, năng lực tư duybao gồm cả năng lực lựa chọn, sắp xếp, kết hợp các phương pháp, hìnhthức tư duy và khả năng sử dụng thành thạo, nhuần nhuyễn mỗi phươngpháp, mỗi hình thức tư duy theo những cách thức, tác dụng riêng của nócho phù hợp với tính quy định khách quan của các đối tượng nhận thức
Năng lực tư duy là khả năng sử dụng một cách thành thạo, nhuầnnhuyễn cả nội dung và phương pháp của tư duy để phát hiện vấn đề và xâydựng được những phương án tối ưu để giải quyết vấn đề đó
Năng lực tư duy thường được tiếp cận ở các kiểu: Năng lực tư duythực hành, năng lực tư duy hình tượng và năng lực tư duy lý luận Xéttheo cấp độ phát triển của năng lực tư duy có thể phân ra thành năng lực tưduy kinh nghiệm và năng lực tư duy lý luận Năng lực tư duy lý luận khácvới năng lực tư duy kinh nghiệm Năng lực tư duy lý luận là khả năng tư
Trang 16duy về những vấn đề chung, tổng thể, toàn vẹn, nắm bắt đối tượng trongtính chỉnh thể của sự tồn tại, vận động và phát triển Đó là khả năng tư duykhoa học, sáng tạo trong sử dụng các khái niệm phạm trù để phân tích, sosánh, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa đem lại những tri thức mangtính chính xác, sâu sắc, chặt chẽ, lôgíc và hệ thống, phù hợp với tính quyluật khách quan của hiện thực Hơn nữa, năng lực tư duy lý luận còn có sứcmạnh đưa lý luận vào cuộc sống, cụ thể hóa lý luận thành mục tiêu, phươnghướng, giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề của cuộc sống có hiệu quảcao Như vậy, năng lực tư duy lý luận còn được thể hiện ở khả năng xác lậptri thức, khả năng xác lập quan hệ giữa các tri thức và khả năng đối tượnghóa tri thức.
Năng lực tư duy lý luận và trình độ tư duy lý luận là những phạmtrù dùng để chỉ những mặt của quá trình hoạt động thống nhất của tư duy.Trình độ tư duy là trình độ trừu tượng hóa, khái quát hóa trong phân tích vàtổng hợp, là trình độ tưởng tượng, phán đoán, suy lý để liên tưởng và pháthiện, khám phá lựa chọn, xử lý trong nhận thức và hành động Còn nănglực tư duy là bản thân sự trừu tượng hóa, khái quát hóa, liên tưởng, luậngiải Như vậy, trình độ tư duy gần với kết quả của quá trình rèn luyệnnăng lực tư duy Vì thế, có thể hiểu trình độ tư duy như là cấp độ của khảnăng hoạt động nhạy bén của các yếu tố cấu thành năng lực tư duy và khảnăng liên kết sử dụng các yếu tố đó như là những phương pháp tư duy khoahọc Tuy vậy, sự phân biệt năng lực tư duy và trình độ tư duy chỉ là tươngđối Năng lực tư duy nào thì thể hiện một trình độ tư duy như thế ấy Trình
độ tư duy là mức độ đạt được về nội dung và phương pháp tư duy Để đạtđến trình độ tư duy lý luận cao đòi hỏi phải không ngừng phấn đấu nâng
cao năng lực tư duy lý luận Từ những phân tích ở trên có thể xem, năng
lực tư duy lý luận là tổng hợp các phẩm chất trí tuệ của chủ thể đáp ứng yêu cầu phát hiện, nhận thức nhanh, nhạy, đúng đắn đối với hiện thực ở trình độ lý luận, nhờ vậy, có những đề xuất sắc bén, sáng tạo, thiết thực
Trang 17góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.
Năng lực tư duy có nhiều cấp độ phát triển, nhiều loại hình khácnhau Ở mỗi người lại mạnh về một loại hình tư duy riêng, với cấp độ pháttriển cao thấp khác nhau Điều đó không phải chỉ do sự chi phối của lịch
sử, mà ngay trong cùng một điều kiện môi trường cũng diễn ra sự khácnhau đó Chính vì thế, năng lực tư duy lý luận không chỉ bị ảnh hưởng bởicác điều kiện chung mà còn do các yếu tố chủ quan của mỗi người chi phối
Trước hết, năng lực tư duy lý luận phụ thuộc vào yếu tố bẩm sinh,
di truyền của từng người Đó là những yếu tố sinh ra đã có và do thế hệtrước di truyền lại như cấu tạo của hệ thần kinh, gen Những yếu tố nàyđóng vai trò chính trong việc tạo ra năng khiếu thông minh, trí nhớ, khả năngtrực giác, nhạy cảm Đó là cơ sở, tiền đề, là điều kiện của năng lực trí tuệnói chung và năng lực tư duy lý luận nói riêng Như thế, tố chất bẩm sinh ditruyền mới chỉ là những khả năng tiềm tàng nó cần phải được khơi dậy pháttriển, rèn luyện thường xuyên, nếu không sẽ dẫn đến mai một Như Ph.Ăngghen đã viết: "Tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạngnăng lực của người ta mà có thôi" [40, tr 487]
Thứ hai, quá trình giáo dục, đào tạo, quá trình học tập rèn luyện
một cách tự giác để nâng cao trình độ tri thức, trí tuệ có ảnh hưởng trựctiếp, đóng vai trò quyết định đến năng lực tư duy lý luận Trình độ tri thức,trí tuệ là điều kiện tiên quyết để con người phát triển năng lực của mình vềmọi mặt Để đạt được một trình độ tri thức, trí tuệ nhất định, không có conđường nào khác ngoài việc phải thông qua quá trình giáo dục, đào tạo và tựđào tạo Quá trình này mang lại cho con người không chỉ nội dung các trithức mà còn là những phương pháp tư duy khoa học ngày một hoàn thiệnhơn Đó chính là nền tảng, là cơ sở để con người mài dũa khả năng tư duy,
Trang 18rèn luyện năng lực tư duy nhạy bén sáng tạo Nếu bị hạn chế về tri thức, trítuệ thì không thể nâng cao được năng lực tư duy lý luận.
Thứ ba, môi trường kinh tế - xã hội, nền tảng văn hóa, khoa học của
xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến năng lực tư duy lý luận của con người
Sự phát triển về năng lực tư duy lý luận phụ thuộc vào môi trường kinh tế
-xã hội mà trong đó chủ thể tư duy sống và hoạt động Đó là toàn bộ nhữngđiều kiện, hoàn cảnh khách quan liên quan đến đời sống, đến quá trình họctập, rèn luyện và công tác của mỗi người C Mác đã chỉ rõ, "con người làsản phẩm của hoàn cảnh", hoàn cảnh kinh tế - xã hội như thế nào sẽ sảnsinh ra con người thực tiễn như thế ấy Bản thân tư duy cũng là sự phản ánhcủa tồn tại xã hội, là sản phẩm của lịch sử - xã hội Cơ chế tập trung quanliêu bao cấp đã góp phần hình thành thói lười suy nghĩ, tìm tòi, tư tưởngthụ động, trông chờ, ỷ lại Cơ chế kinh tế thị trường dễ hình thành đượcphong cách tư duy năng động, sáng tạo Năng lực tư duy lý luận của conngười đặc biệt phụ thuộc vào nền tảng văn hóa, khoa học mà xã hội đạtđược Thật vậy, năng lực tư duy lý luận chịu sự chi phối chặt chẽ bởi sựphát triển của bản thân khoa học và trình độ văn hóa xã hội Nền tảng vănhóa với sức mạnh cuốn hút của cái chân, thiện, mỹ, có tác động mạnh mẽđến sự phát triển các tư chất đặc thù của mỗi người, mở rộng, khơi sâuthêm nền tảng tâm - sinh lý, khơi dậy mọi năng lực tiềm ẩn của con người.Cùng với sự phát triển của khoa học, năng lực tư duy lý luận cũng có quátrình phát sinh, phát triển của mình; nó không phải là một cái gì vĩnh viễn,sinh ra và mãi mãi như vậy Khi đánh giá về sự phát triển của năng lực tưduy lý luận, Ăngghen nhận xét: "Tư duy lý luận của mỗi một thời đại, cũng
có nghĩa là cả thời đại chúng ta là một sản phẩm lịch sử mang những hìnhthức rất khác nhau trong những thời đại khác nhau và do đó có một nội dungrất khác nhau" [40, tr 487] Điều đó có nghĩa là, ứng với mỗi giai đoạnkhác nhau trong sự phát triển của khoa học, tư duy của con người cũng cónhững loại hình khác nhau Ngày nay, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa
Trang 19học và công nghệ, sự nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, sự phát triểnnhanh chóng các phương tiện thông tin hiện đại nên việc nâng cao nănglực tư duy lý luận lại càng gắn liền với sự phát triển của khoa học Vì vậy,nâng cao năng lực tư duy lý luận trước hết phải nâng cao trình độ tri thứckhoa học, phương pháp tư duy khoa học, đặc biệt là phương pháp tư duybiện chứng.
Thứ tư, hoạt động thực tiễn là yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến
năng lực tư duy lý luận của con người Ăngghen đã chỉ rõ, "chính việcngười ta biến đổi tự nhiên, chứ không phải một mình giới tự nhiên với tínhcách giới tự nhiên, là cơ sở trực tiếp nhất, chủ yếu nhất của tư duy conngười, và trí tuệ con người đã phát triển song song với việc người ta đã họccải biến tự nhiên" [40, tr 720] Như vậy, con người quan hệ với thế giới bắtđầu không phải bằng lý luận mà bằng thực tiễn Chính thông qua hoạt độngthực tiễn mà con người có được những hiểu biết, những tri thức về hiệnthực khách quan và phát triển những năng lực của mình Mọi tri thức, nănglực của con người, nhất là năng lực tư duy lý luận, xét đến cùng đều bắtnguồn từ thực tiễn Hơn nữa, sự phát triển liên tục, không ngừng của thựctiễn luôn luôn đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi con người phải luôn suynghĩ, tìm tòi, phát hiện quy luật vận động, phát triển của sự vật, hình thànhnhững phương thức, nội dung mới trong năng lực tư duy hướng về việcphát hiện và giải quyết các vấn đề theo yêu cầu của thực tiễn Như thế,trong hoạt động thực tiễn, năng lực trí tuệ con người nói chung, năng lực tưduy lý luận nói riêng được phát triển Thông qua hoạt động thực tiễn nănglực tư duy lý luận, đặc biệt là khả năng xác lập tri thức và đối tượng hóa trithức của con người mới được hình thành và cũng thông qua đó mà nhữngnăng lực ấy mới được trau dồi, phát triển
Thứ năm, nhu cầu và lợi ích là những yếu tố hình thành thái độ,
động cơ cho mọi hoạt động của con người Trong đó, có hoạt động rèn luyện
để hình thành và phát triển năng lực tư duy lý luận Xét cho cùng, mọi hoạt
Trang 20động của con người đều nhằm đạt được một lợi ích nhất định nào đó về vậtchất hoặc tinh thần để thỏa mãn nhu cầu của mình Hêghen đã viết: "Nhữnglợi ích thúc đẩy đời sống của các dân tộc và các cá nhân [28, tr 98] Nhưvậy cái chi phối mục đích hoạt động của con người là lợi ích.
Nhu cầu, lợi ích có ảnh hưởng thường xuyên và trực tiếp đến ýthức, động cơ hoạt động thực tiễn, học tập và rèn luyện để nâng cao nănglực tư duy lý luận Người có động cơ không trong sáng, trong hoạt động,học tập, rèn luyện chỉ vì lợi ích cá nhân, trước mắt, lợi ích cục bộ thì khó
có thể rèn luyện được năng lực tư duy lý luận sắc bén Hoặc có được nănglực tư duy lý luận tốt những người đó có động cơ không trong sáng thìcũng chỉ là "người có tài mà không có đức cũng trở thành vô dụng"
Những điều kiện, hoàn cảnh và nhân tố trên có quan hệ chặt chẽ vớinhau, tác động bổ sung lẫn nhau tạo thành một hệ thống các yếu tố cùng tácđộng đến năng lực tư duy lý luận Nếu những yếu tố trong hệ thống ấycùng tác động đến năng lực tư duy lý luận theo một chiều tích cực sẽ có tácdụng phát triển năng lực tư duy lý luận nhanh chóng hơn Ngược lại, sự tácđộng không thuận chiều giữa các yếu tố trong hệ thống sẽ làm cho năng lực
tư duy lý luận khó có khả năng phát triển Tuy nhiên, phải thấy rằng cácyếu tố đó có vai trò, tác dụng, có mức độ ảnh hưởng rất khác nhau đối vớinăng lực tư duy Trong đó, yếu tố bẩm sinh, di truyền, sự phát triển củakhoa học và thực tiễn xã hội là điều kiện cần thiết; quá trình giáo dục, đàotạo đóng vai trò chủ đạo; quá trình tự giáo dục rèn luyện để có được động
cơ trong sáng là yếu tố mang tính quyết định trực tiếp đến việc phát triểnnăng lực tư duy lý luận Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: Năng lực củacon người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có mà một phần lớn docông tác, do luyện tập mà có Như vậy, cùng với thực tiễn xã hội và sự pháttriển của khoa học, quá trình học tập nâng cao trình độ trí tuệ, trình độ lýluận là cơ sở chủ yếu của năng lực tư duy lý luận
Trang 21Năng lực tư duy lý luận chịu sự chi phối chặt chẽ bởi sự phát triểncủa khoa học và thực tiễn xã hội Vì thế, cùng với sự phát triển khôngngừng của khoa học và thực tiễn, do nhu cầu khách quan của sự tồn tại vàphát triển của con người, năng lực tư duy lý luận cũng luôn trong quá trìnhphát sinh, phát triển và ngày càng hoàn thiện nâng cao hơn V.I Lênin đãviết: "Trí tuệ con người đã tìm thấy nhiều điều kỳ diệu trong tự nhiên và sẽtìm thấy nhiều điều kỳ diệu hơn nữa, do đó làm tăng thêm quyền lực củamình với tự nhiên" [29, tr 348] Lẽ dĩ nhiên, đó không phải là một quátrình tự phát mà là quá trình con người tự giác rèn luyện, học tập nâng caonăng lực tư duy, tự giác tham gia tích cực vào hoạt động thực tiễn nhằmtrau dồi, phát triển khả năng xác lập những tri thức phù hợp với tính quyluật khách quan của sự vật, khả năng xác lập quan hệ giữa các tri thức và khảnăng "đối tượng hóa" những tri thức của loài người vào hoạt động thực tiễn.Chính vì thế mà ý tưởng nâng cao năng lực tư duy lý luận chủ yếu là nhằmnắm bắt bản chất sâu xa của sự vật, biến chúng thành tri thức lý luận trên cơ
sở đó mà hình thành được các cách thức, phương pháp tối ưu cho hoạt độngthực tiễn
1.2 NĂNG LỰC TƯ DUY LÝ LUẬN VỚI HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO CỦA NGƯỜI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT CẤP TỈNH
1.2.1 Thực chất hoạt động lãnh đạo của người cán bộ chủ chốt cấp tỉnh
Khái niệm "cán bộ lãnh đạo" nhìn chung là chỉ những người đứngđầu, phụ trách một tổ chức, đơn vị, phong trào nào đó do bầu cử hoặc chỉđịnh Cán bộ lãnh đạo có trách nhiệm đề ra những phương hướng, chủtrương, quyết định, trước hết là những quyết định có tính chiến lược về đơn
vị mình Cán bộ lãnh đạo là người có quyền lực, ra những quyết định cótính chất quan trọng nhất Ngoài ra, cán bộ lãnh đạo còn là người dẫn dắt,
tổ chức phong trào theo một hướng đi cụ thể; là người điều hành, chỉ đạo
Trang 22bằng quyền hành qua các mệnh lệnh Cán bộ lãnh đạo còn là người điềuchỉnh những quyết định cho phù hợp với sự thay đổi của điều kiện, hoàncảnh khách quan.
Hoạt động lãnh đạo có bản chất là sự tác động định hướng, sự điềuhành, điều chỉnh hoạt động của con người nhằm vươn tới những mục đíchnhất định Điều đó đòi hỏi chủ thể lãnh đạo, phải đạt được một trình độnhất định về năng lực tư duy lý luận Bởi trình độ đó có tác dụng rất quantrọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của công tác lãnhđạo
Hoạt động lãnh đạo là hoạt động tác động điều khiển mang tínhchất định hướng của chủ thể lãnh đạo đến đối tượng bằng các phương phápđộng viên, giáo dục, thuyết phục nhằm đạt mục đích nhất định Trong Từđiển tiếng Việt ghi: "Lãnh đạo bằng đề ra đường lối, chủ trương và tổ chức,động viên thực hiện" [62, tr 720]
Đối tượng của chủ thể lãnh đạo, quản lý là những con người cụ thể
có tri thức, năng lực, có ý chí, mục đích và những ước vọng riêng nhấtđịnh Vì thế, đòi hỏi chủ thể lãnh đạo một mặt phải hiểu biết công việc; mặtkhác phải có những hiểu biết nhất định về năng lực, về thể chất, về tâm tư
và ước vọng riêng của các đối tượng lãnh đạo Từ đó mà tạo điều kiệnthuận lợi cho các đối tượng lãnh đạo làm việc đạt hiệu quả tối đa Chính vìthế, hoạt động lãnh đạo nếu được nâng lên trình độ nghệ thuật, khoa họclàm việc với con người, tác động đến con người để hình thành các quan hệtốt đẹp giữa họ với nhau và với công việc thì hiệu quả lãnh đạo sẽ cao hơn
Hoạt động lãnh đạo có nhiều khâu, nhiều bước, có thể diễn đạt cáckhâu đó ở hai trình độ; đó là, chủ thể lãnh đạo suy nghĩ, lựa chọn quyếtđịnh và điều hành tổ chức hành động Do đó, mặt hiện hữu của năng lựclãnh đạo là tổ chức hoạt động thực tiễn, còn mặt năng lực tư duy trí tuệ, lýluận là cái ẩn giấu vào bên trong Vì vậy, nhà lãnh đạo khác với nhà khoa
Trang 23học Nhà khoa học hoạt động chính là nghiên cứu, suy nghĩ, tìm tòi, pháthiện, nêu ra lý thuyết, lý luận, vạch ra phương án thực hành, ứng dụng.Người lãnh đạo cũng là người lao động trí óc dù ở họ không phải là laođộng tìm tòi, tạo ra lý luận khoa học mà chủ yếu là lao động cụ thể hóa,hiện thực hóa lý luận Nhưng để có thể hiện thực hóa lý luận đòi hỏi họphải suy nghĩ, nghiên cứu phát hiện các tình huống thực tiễn cụ thể, trên cơ
sở đó mà đề ra các biện pháp giải quyết tình huống, ra quyết định, tổ chứcthực hiện quyết định thông qua hoạt động tập thể hoặc cá nhân
Ở đây cần phân biệt cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý Trong nhiềutrường hợp, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lýtrùng lặp nhau Sự phân loại hai khái niệm này chỉ có tính chất tương đối.Tuy nhiên, hoạt động lãnh đạo và quản lý có những điểm khác nhau cănbản về mục tiêu, nội dung, về phương pháp và phương tiện tác động Nếunhư hoạt động lãnh đạo nhằm mục tiêu định hướng chung, thì mục tiêu củahoạt động quản lý là tổ chức, sắp xếp, chỉ huy các vấn đề theo một trật tựnhất định Do mục tiêu có sự khác nhau, nên nội dung hoạt động lãnh đạo,quản lý cũng không đồng nhất, dù trong lãnh đạo và quản lý có những khâutưởng chừng như có sự trùng lặp Nội dung lãnh đạo là đề ra chủ trương,đường lối chung, phương hướng triển khai, thực hiện đường lối, kiểm traviệc thực hiện và bổ sung, sửa chữa, phát triển đường lối theo yêu cầu củathực tiễn Nội dung của quản lý là xây dựng các phương án, các mô hìnhvới những chỉ tiêu kế hoạch cụ thể, xây dựng các mối quan hệ giữa các đốitượng quản lý và giữa đối tượng với chủ thể quản lý một cách hợp lý nhất
để đạt hiệu quả cao trong tổ chức thực hiện Về phương pháp và phươngtiện tác động, hoạt động lãnh đạo dùng phương pháp động viên thuyết phục
là chính, bằng uy tín và nghệ thuật mà tập trung giáo dục xây dựng niềmtin, tính tự giác của con người Quản lý tác động đến đối tượng bằng mệnhlệnh có tính chất bắt buộc Song, tùy thuộc vào tính chất của quan hệ giữa
Trang 24cơ quan lãnh đạo với cơ quan quản lý, tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức và hoạtđộng trong cơ quan lãnh đạo và cơ quan quản lý, chủ thể lãnh đạo đồngthời phải thực hiện cả chức năng quản lý và chủ thể quản lý phải đảm nhận
cả chức năng lãnh đạo
Như vậy, hoạt động lãnh đạo và hoạt động quản lý có đặc trưngriêng của nó không nên xóa nhòa ranh giới giữa chúng dẫn đến chồng chéocông việc Mặt khác, không nên xem đây là hai hoạt động tách biệt hoàntoàn Trong một chừng mực nào đó, chúng đan xen hòa hợp vào nhau bổsung cho nhau Trong đó, lãnh đạo là khâu quan trọng của quản lý, đồngthời là cơ sở, tiền đề cho quản lý Quản lý nhằm hiện thực hóa đường lốilãnh đạo và giúp cho hoạt động lãnh đạo đạt hiệu quả hơn
Từ đó có thể thấy rằng, người lãnh đạo phải là người có trình độ lýluận và am hiểu thực tiễn Họ là người góp phần xây dựng, đồng thời cũng
là người vận dụng đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào nhữnglĩnh vực cụ thể, biến chúng thành hiện thực trong cuộc sống Do vậy, đốivới người lãnh đạo, năng lực tổ chức thực tiễn là rất quan trọng Đồng thời
họ vẫn rất cần phải có năng lực tư duy lý luận, năng lực đó giúp họ nghiêncứu thực tiễn, nắm bắt và vận dụng đường lối của Đảng để tổ chức thựctiễn, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và vận dụng kinh nghiệm ấy vào hoạtđộng thực tiễn
Hoạt động của chủ thể lãnh đạo về bản chất là có sự giống nhau ởcác cấp; nhưng có sự khác nhau về hình thức, mức độ, phạm vi và lĩnh vựchoạt động
Ở nước ta, cơ cấu tổ chức hệ thống chính trị được chia thành bốn cấplà: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thị xã
và xã, phường, thị trấn Trong đó tỉnh là một đơn vị hành chính độc lập Trong
số 61 tỉnh thành trong cả nước hiện nay thì tỉnh chiếm tỷ lệ đa số Có thể
Trang 25nói tỉnh là khâu trung gian, là gạch nối giữa Trung ương và địa phương.Đối với Việt Nam, ở thời kỳ này, hoạt động ở cấp tỉnh như thế nào sẽ ảnhhưởng trực tiếp đến bộ mặt quốc gia như thế ấy Bởi thế, vai trò lãnh đạocủa cán bộ chủ chốt cấp tỉnh có ý nghĩa vô cùng to lớn đến chất lượng triểnkhai các nghị quyết của Trung ương xuống cơ sở Nghị quyết của Đảng,chính sách của Nhà nước có triển khai được ở cấp quận, huyện hay không
là tùy thuộc vào sự lãnh đạo của đội ngũ này Mặt khác, tỉnh là khâu đầu tiêntổng kết thực tiễn có quy mô nhằm phát hiện những vấn đề nảy sinh để Trungương nghiên cứu; bổ sung, phát triển đường lối, chủ trương mới cho phùhợp thực tiễn
Người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh là những người thuộc banchấp hành tỉnh đảng bộ, họ giữ các cương vị chủ chốt ở cấp tỉnh và cấphuyện
Hoạt động lãnh đạo của người cán bộ chủ chốt cấp tỉnh đòi hỏi phải
ra được những văn bản, quyết định đúng đắn nhằm chỉ đạo kịp thời các lĩnhvực phát triển theo đúng đòi hỏi của thực tiễn và phù hợp với địa phương.Điều đó đòi hỏi ở người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, một mặt phảinắm chắc, hiểu sâu sắc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước; mặt khác, phải tường tận tình hình thực tế của địa phương về mọimặt và xu hướng vận động của tình hình đó Đồng thời, họ còn phải biếthuy động sức mạnh trí tuệ của tập thể, của quần chúng Đó chính là nhữngđiều kiện để người lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh xây dựng được các quyếtđịnh, các chương trình, kế hoạch vừa phù hợp với thực tiễn địa phương vừa
là sự cụ thể hóa sinh động, sáng tạo chủ trương đường lối, chính sách củaTrung ương Những quyết định, chương trình, kế hoạch hóa vừa mang tínhkhái quát chung, phản ánh mọi mặt đời sống xã hội của toàn tỉnh, vừa mangtính chất chỉ đạo cụ thể đối với mỗi lĩnh vực, mỗi địa bàn thuộc tỉnh
Trang 26Trong hoạt động lãnh đạo cấp tỉnh, dù phạm vi tác động điều khiển
có hẹp hơn cả nước Nhưng các lĩnh vực cần tác động điều khiển thì lại đadạng phong phú không kém Xét theo lĩnh vực của đời sống xã hội, hoạt độnglãnh đạo cấp tỉnh cũng tác động bao quát mọi vấn đề từ chính trị, tư tưởngđến kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng Mỗi lĩnh vực ấy lại cònbao gồm nhiều chuyên ngành, chuyên nghề khác nhau Có thể ví mỗi tỉnhnhư một quốc gia thu nhỏ Do vậy, hoạt động lãnh đạo của người cán bộchủ chốt cấp tỉnh phải phản ánh được sự liên kết giữa các lĩnh vực, các ngành,nghề chuyên môn thành một tổng thể các quan hệ ở tầm khái quát cao Tuynhiên, mỗi tỉnh đều có những đặc thù riêng đòi hỏi người lãnh đạo chủ chốtcấp tỉnh phải hết sức tường tận những cái riêng của địa bàn mà mình lãnh đạo,phát huy thế mạnh của cái riêng bằng sự lãnh đạo có trọng tâm, trọng điểm.Tất cả những cái đó giúp cho người cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh tránh được lốisuy nghĩ hời hợt, thiển cận, theo thói quen, kinh nghiệm; loại bỏ cách nhìn:thấy cây mà không thấy rừng, hoặc thấy rừng mà không thấy cây
Như trên đã trình bày, bản chất của hoạt động lãnh đạo là sự điềukhiển và đối tượng của sự điều khiển đó là con người với những đặc điểmriêng về trình độ tri thức, năng lực nhất định, có nguyện vọng, tâm tư tìnhcảm và mục đích riêng Người lãnh đạo cần phải có phương pháp tác độngđến con người một cách hợp lý, hợp tình để họ hoạt động, công tác mộtcách có hiệu quả nhất Đối tượng tác động của người lãnh đạo cấp tỉnh làđội ngũ cán bộ các ban ngành đoàn thể ở tỉnh, là đội ngũ cán bộ chủ chốtcấp huyện, thị xã và quần chúng nhân dân cư trú trên địa bàn tỉnh Đây lànhững đối tượng không thuần nhất về trình độ tri thức, năng lực, tâm tư,nguyện vọng cho nên trong hoạt động lãnh đạo, công tác tư tưởng, côngtác cán bộ, công tác vận động quần chúng phải biết sử dụng nhiều phươngpháp nhằm thu phục nhân tâm, khơi dậy ở họ niềm tin tưởng, say mê vớicông việc để phát huy hết khả năng của mình Phải biết chia sẻ khó khănvới cấp dưới, phải đặt mình vào địa vị người khác, tạo mọi điều kiện để họ
Trang 27làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn Đặc biệt, người lãnh đạo cấp tỉnh phảibiết lắng nghe ý kiến của cấp dưới ở cơ sở, biết lắng nghe ý kiến của quầnchúng nhân dân Từ đó hiểu tâm tư nguyện vọng như là một luồng thôngtin ngược trở lại để hiểu những quyết định lãnh đạo của mình có phù hợpvới cuộc sống không, trên cơ sở đó mà có sự điều chỉnh hợp lý Trong thực
tế, nhiều vấn đề nảy sinh từ cơ sở nếu được giải quyết kịp thời đều tạo ra sựphát triển mới ở địa phương Cũng không ít trường hợp, cái mới được tổngkết, khái quát có giá trị chỉ đạo trong phạm vi tỉnh hay thậm chí cả nước.Muốn vậy, trong hoạt động lãnh đạo phải tạo được bầu không khí dân chủ,phải thực sự làm cho "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" Điều đógiúp cho người lãnh đạo phát huy được sức mạnh trí tuệ tổng hợp trong hệthống chính trị và toàn dân trong việc xây dựng các quyết định, các giảipháp tổ chức thực hiện có hiệu quả nhất
Nếu ở cấp huyện, hoạt động lãnh đạo mang tính chất khép kín ởmột đơn vị hành chính độc lập thì ở cấp tỉnh, hoạt động lãnh đạo mang tầmbao quát toàn bộ tỉnh và là cầu nối trung gian từ địa phương đến Trungương Bởi thế, hoạt động lãnh đạo cấp tỉnh còn có yêu cầu một mặt, pháthuy nội lực trong tỉnh, mặt khác quán triệt các nghị quyết của trung ươngsao cho hiệu quả nhất trên những đặc thù của tỉnh Đó là quá trình sáng tạo,bền bỉ, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, kịp thời phát hiện những vấn đề mớinảy sinh để cùng Trung ương giải quyết
1.2.2 Vai trò của năng lực tư duy lý luận đối với hoạt động lãnh đạo của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh
Những nội dung cơ bản trong hoạt động lãnh đạo ở cấp tỉnh đã phântích ở trên (1.2.1) cũng đồng thời thể hiện được những yêu cầu về năng lực
tư duy lãnh đạo của người cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh Đó là sự nắm bắt sâusắc của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểmcủa Đảng, dựa vào hệ thống lý luận ấy mà cụ thể hóa các chính sách vào
Trang 28địa phương Đồng thời, trong lãnh đạo, người cán bộ chủ chốt cấp tỉnh cònphải thu nhận kịp thời những thông tin từ đời sống thực tiễn, xử lý cácthông tin ấy một cách nhanh chóng chính xác Trên những cơ sở ấy mà vậndụng cái chung một cách đúng đắn chính xác cho những lĩnh vực cụ thể ởđịa bàn tỉnh Đó chính là năng lực vận dụng sáng tạo cái chung vào cáiriêng Cũng trong quá trình lãnh đạo yêu cầu về năng lực tư duy lý luận củangười cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh còn thể hiện ở năng lực tư duy vềcon người, hiểu biết về con người để thu hút tập hợp họ, động viên, lôicuốn họ để họ hoạt động tích cực Lãnh đạo ở cấp tỉnh vừa mang tính địnhhướng chung vừa mang tính thực tiễn cụ thể, cho nên trong quá trình hoạtđộng của mình, người cán bộ lãnh đạo còn phải có năng lực tổng kết thựctiễn, đúc rút kinh nghiệm để có cơ sở hình thành các giải pháp cho việc giảiquyết các vấn đề ở quá trình thực tiễn tiếp theo.
Để đạt được những mục đích, yêu cầu nội dung của hoạt động lãnhđạo một cách hiệu quả nhất, để có được năng lực tư duy lãnh đạo nhất định,người cán bộ lãnh đạo nói chung, cấp tỉnh nói riêng phải có không chỉphẩm chất đạo đức cách mạng mà cả năng lực tư duy lý luận nhất định "Vì
lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong việcthực tế Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi" [43, tr 233-234] Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Vì kém lý luận nên gặp mọi việckhông biết xem xét rõ, cân nhắc cho đúng, xử lý cho khéo, không biết nhận
rõ điều kiện hoàn cảnh khách quan ý mình nghĩ thế nào làm thế ấy Kết quảthường thất bại" [43, tr 234]
Năng lực tư duy lý luận là vũ khí sắc bén nhất trong hoạt động lãnhđạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh Năng lực ấy được thể hiện ở khảnăng nắm bắt được bản chất, linh hồn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước trongquan hệ với nhiệm vụ của mình; ở khả năng nắm bắt vấn đề thực tiễn trên địa
Trang 29bàn mình phụ trách và ở khả năng đề ra phương hướng tối ưu để giải quyếtvấn đề đó Như vậy tổng hợp những biểu hiện ấy, có thể diễn đạt năng lực
tư duy lý luận người cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh biểu hiện ở những vấn đề sau:
Một là, năng lực xác lập tri thức Đó là khả năng tiếp nhận số lượng
và chất lượng tri thức lý luận để hình thành thế giới quan và phương phápluận khoa học cho hoạt động lãnh đạo cũng như những kiến thức cần thiếtphục vụ cho hoạt động đó Cụ thể hơn, đó là khả năng tiếp thu lý luận,đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, khảnăng phát hiện những vấn đề mới, khả năng tổng kết thực tiễn và học tậpkinh nghiệm thực tiễn
Hai là, năng lực xác lập quan hệ giữa các tri thức Đó là khả năng
liên kết các loại tri thức ở các lĩnh vực, các ngành nghề chuyên môn khácnhau thành một tổng thể ở mức độ khái quát cao, bao quát nhiều vấn đềtrên nhiều lĩnh vực và phạm vi rộng lớn Đồng thời, cũng phân định đượctính đặc thù giữa các loại tri thức Từ đó, khi vận dụng vào thực tiễn vừaphải bảo đảm nhìn nhận vấn đề trong tính nhiều mặt như một chỉnh thể,vừa phải bảo đảm sự phù hợp với địa bàn tỉnh
Ba là, năng lực hiện thực hóa tri thức Đây là khả năng biến những
tri thức đã lĩnh hội được thành các chủ trương, chương trình, kế hoạch hànhđộng làm biến đổi trực tiếp hiện thực Điều này thể hiện khả năng vận dụng
lý luận vào thực tiễn, liên hệ giữa lý luận với thực tiễn vận dụng cái chungmột cách đúng đắn cho từng tình huống cụ thể Đó là năng lực vận dụng, cụthể hóa đường lối, chính sách của Đảng một cách thiết thực, sáng tạo trênđịa bàn tỉnh mà mình phụ trách
Bốn là, năng lực phát triển tri thức Đó là khả năng phát triển những
tri thức cho phù hợp hơn nữa với sự phát triển của thực tiễn Đây là thểhiện khả năng tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh Họ vừavận dụng sáng tạo tri thức vào thực tiễn Vừa đề xuất, tổng kết những vấn
Trang 30đề nảy sinh từ địa phương kiến nghị lên Trung ương để góp phần bổ sung,phát triển hoàn thiện chủ trương, đường lối, chính sách.
Như vậy, năng lực tư duy lý luận của người cán bộ lãnh đạo chủchốt cấp tỉnh có giá trị định hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt độngthực tiễn của họ Chất liệu trực tiếp tạo nên năng lực đó là những tri thức lýluận tiếp thu từ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đườnglối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và từ sự trải nghiệmtrong hoạt động thực tiễn của chính người cán bộ Nội dung của năng lực
ấy thể hiện trước hết ở năng lực phản ánh những vấn đề bản chất, tìm ramâu thuẫn, phát hiện những cái mới; ở khả năng tư duy khoa học trong sửdụng các hình thức và phương pháp tư duy để hình thành tri thức mới làm
cơ sở cho việc giải quyết những vấn đề thực tiễn nảy sinh ở địa phương
Như đã trình bày ở trên, năng lực tư duy lý luận là khả năng tư duykhoa học về những vấn đề chung, tổng thể, toàn vẹn nắm bắt đối tượngtrong tính chỉnh thể của sự tồn tại, vận động và phát triển Đó là khả năngsáng tạo trong sử dụng các khái niệm, phạm trù để phân tích, so sánh, tổnghợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa đem lại những tri thức mang tính chínhxác, sâu sắc, hệ thống, phù hợp với tính quy định vốn có của hiện thựckhách quan Hơn nữa, năng lực tư duy lý luận còn có sức mạnh đưa lý luậnvào cuộc sống, cụ thể hóa lý luận, dựa vào lý luận mà xây dựng các giảipháp, các phương án giải quyết các vấn đề của thực tiễn một cách tối ưu.Với những đặc trưng cơ bản đó, rõ ràng năng lực tư duy lý luận đóng vaitrò hết sức to lớn, là một trong những phương tiện quan trọng nhất đảm bảocho hoạt động lãnh đạo đạt hiệu quả tối ưu
Dưới đây xin đề cập đến vai trò chủ yếu của năng lực tư duy lý luậnđối với hoạt động của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh trong giaiđoạn hiện nay
Trang 31- Năng lực tư duy lý luận giúp người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh nâng cao khả năng nhận thức chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tiếp thu những tri thức khoa học khác.
Thực tế chỉ rõ, cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh thường xuyên vachạm với những vấn đề vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn.Cho nên, họ phải hiểu rõ và nắm được thực chất bản chất khoa học và cáchmạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối củaĐảng, pháp luật của Nhà nước Trên cơ sở đó mà hình thành năng lực địnhhướng đúng đắn và phương pháp luận khoa học cho nhận thức và hoạtđộng thực tiễn của họ Nhận thức không đúng bản chất khoa học cáchmạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước đã là một trong nhữngnguyên nhân làm cho hoạt động lãnh đạo của cán bộ kém hiệu quả Hơnnữa, việc học tập, nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,nhuần nhuyễn cả về phương pháp và nội dung lại góp phần nâng cao nănglực tư duy lý luận
Năng lực tư duy lý luận giúp cho việc nhận thức sâu sắc lý luậnchung cũng như đường lối của Đảng, đồng thời giúp người cán bộ lãnh đạotruyền đạt, triển khai lại cho đối tượng lãnh đạo của mình nắm được thựcchất các vấn đề Nhận thức càng sâu sắc thì hành động càng hiệu quả dovậy công việc lãnh đạo cũng sẽ hiệu quả hơn Như vậy, năng lực tư duy lýluận đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị tích lũy các tri thức chohoạt động lãnh đạo
- Năng lực tư duy lý luận giúp người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh nâng cao năng lực nhận thức thực tiễn và vận dụng sáng tạo lý luận, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc đề ra những nghị quyết, chủ trương, chính sách cụ thể trên địa bàn tỉnh mà mình phụ trách.
Trang 32Nhờ có năng lực tư duy lý luận, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấptỉnh phát hiện bản chất vấn đề thông qua nhiều hiện tượng phức tạp ngẫunhiên, phát hiện các mối liên hệ mang tính quy luật cũng như xu hướng vàphương thức vận động biến đổi của các sự vật, hiện tượng đặc biệt lànhững hiện tượng xã hội Từ đó giúp người cán bộ lãnh đạo có được nhữngchủ trương, nghị quyết đúng đắn khoa học, phù hợp với thực tiễn địaphương Năng lực tư duy lý luận còn giúp người cán bộ lãnh đạo có thểthâm nhập sâu vào sự vật hiện tượng, phát hiện ra mâu thuẫn, tìm ra nhữngvấn đề mới, những mâu thuẫn mới nảy sinh cần giải quyết; giúp họ so sánh
để phân biệt cái giống và khác nhau, cái đúng cái sai; giúp họ từ những vấn
đề riêng lẻ khái quát tìm ra những đặc tính chung, những nguyên nhân cơbản, chủ yếu cũng như nắm bắt vấn đề trong chỉnh thể, hệ thống v.v Trên
cơ sở đó hoạt động lãnh đạo của họ mới thiết thực, hiệu quả
Năng lực tư duy lý luận tạo khả năng vận dụng lý luận một cáchsáng tạo vào thực tiễn, vận dụng cái chung một cách đúng đắn cho nhữnglĩnh vực, những phạm vi cụ thể Đó là năng lực cụ thể hóa đường lối, chínhsách của Đảng một cách thiết thực, sáng tạo Năng lực này rất quan trọngđối với người lãnh đạo cấp tỉnh Bởi nhiệm vụ chính trị cơ bản nhất củangười lãnh đạo cấp tỉnh là xây dựng được những phương hướng, nhiệm vụ
và những giải pháp cơ bản cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.Xuất phát từ thực tế địa phương, từ đường lối của Đảng mà xây dựng cácmục tiêu, mô hình, các chương trình hành động cũng như những giải phápphát triển kinh tế - xã hội Nhờ vậy mà người lãnh đạo cấp tỉnh kết hợpđược lý luận và thực tiễn trong một quy trình lãnh đạo thống nhất, gópphần vào việc xây dựng đường lối của Đảng Trong điều kiện đổi mới ởnước ta hiện nay, năng lực tư duy lý luận giúp người cán bộ nâng cao khảnăng nhạy bén, dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo mô hình mới, phát huysáng kiến, phát hiện cái mới tạo điều kiện cho cái mới phát triển
Trang 33Đúng như đồng chí Nguyễn Văn Linh đã viết: "Có nhận thức đúng
và sâu mới làm đúng và làm có hiệu quả Do đó muốn đổi mới trong cuộcsống trước hết phải đổi mới trong tư duy Nói đến tư duy là nói đến trình độnắm bắt các quy luật khách quan, nói đến việc suy nghĩ theo đòi hỏi củacác quy luật đó và áp dụng phù hợp với điều kiện của đất nước, nói đến quátrình sáng tạo và đề xuất các ý kiến mới, nói đến việc tìm tòi các biện pháp
có hiệu quả cho hành động Điều này phải chống chủ nghĩa kinh nghiệmhời hợt trong nhận thức, chống suy nghĩ chủ quan, bảo thủ, giáo điều,chống tách rời giữa lý luận và thực tiễn" [32, tr 10]
- Năng lực tư duy lý luận giúp người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh nâng cao năng lực xử lý thông tin để trên cơ sở đó ra được các quyết định đúng, chính xác, kịp thời.
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của thông tin có ảnh hưởng trựctiếp và sâu rộng đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội Nhờ có thông tin,người cán bộ lãnh đạo có thể tự điều chỉnh mình, tự khắc phục, tránh đượcmột số khâu mò mẫm khi chưa có được sự hướng dẫn, chỉ đạo của lý luận.Nhờ đó, có thể học hỏi lẫn nhau giữa các vùng, các dân tộc, các tỉnh bạntránh lặp lại thất bại, sai lầm trong chỉ đạo thực tiễn
Năng lực tư duy lý luận giúp đội ngũ cán bộ lãnh đạo nói chung,cấp tỉnh nói riêng phân tích, xử lý thông tin, kịp thời bổ sung, điều chỉnhnhững quyết định lãnh đạo cho đúng đắn hơn, hoàn chỉnh hơn, phù hợphơn với thực tiễn Vì vậy có thể nói, nếu xử lý thông tin tốt sẽ góp phầnquan trọng làm cho việc chỉ đạo thực tiễn tốt hơn, hiệu quả hơn Từ đó,thực tiễn cũng lại cung cấp nhiều thông tin, dữ liệu kịp thời và phong phúhơn cho sự khái quát lý luận
- Năng lực tư duy lý luận giúp cho người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh nâng cao khả năng nắm bắt, đánh giá tình hình thực tiễn, tìm ra nguyên nhân của thành công và thất bại, đúc rút bài học kinh nghiệm, định
Trang 34hướng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn tiếp theo Do vậy năng lực tư duy lý luận có tác dụng giúp họ nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn.
Năng lực tổng kết thực tiễn được thể hiện ở khả năng nắm bắt vấn
đề thực tiễn cần tổng kết; khả năng phân tích, tổng hợp, chắt lọc nhữngthông tin cơ bản, chủ yếu của vấn đề, đúc rút bài học góp phần xây dựngđường lối, bổ sung phát triển lý luận Để đạt được những yêu cầu này cầnphải có sự hỗ trợ của năng lực tư duy lý luận Bởi vì, năng lực đó giúpngười cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh có khả năng định hướng công tác tổng kếtthực tiễn, biết sử dụng những phương pháp tư duy khoa học để phát hiệnkịp thời cái mới, cái tiến bộ, tìm ra những mâu thuẫn phát sinh trong thựctiễn để xây dựng các phương án khuyến khích, nâng đỡ cái mới tiến bộ,giải quyết mâu thuẫn một cách tối ưu nhất
Hơn nữa, không phải cứ có nhiều kinh nghiệm thực tiễn là khái quátđược thành lý luận đúng Đó mới chỉ là điều kiện cần cho khái quát lý luận.Muốn khái quát kinh nghiệm thực tiễn thành lý luận thì phải có năng lực tưduy lý luận, có lý luận
Chỉ trên cơ sở lý luận khoa học và phương pháp tư duy biện chứngduy vật, hoạt động tổng kết thực tiễn của người cán bộ lãnh đạo cấp tỉnhmới đảm bảo được tính khách quan, khoa học và tính mục đích đúng đắn.Tức là bảo đảm cho những bài học, những kết luận rút ra mang tính lý luậnkhoa học, có giá trị chỉ đạo cho hoạt động thực tiễn tiếp theo cũng như điềuchỉnh, bổ sung phát triển lý luận, đường lối chủ trương của Đảng nói chung
và những phương hướng, giải pháp ở mỗi tỉnh nói riêng
- Năng lực tư duy lý luận giúp người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh nâng cao năng lực phân tích, tổng hợp, khái quát trong nhận thức và góp phần nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn, trên cơ sở đó nâng cao năng lực dự báo, định hướng trong hoạt động lãnh đạo của họ.
Trang 35Từ việc nâng cao năng lực phân tích, tổng hợp, khái quát để nângcao năng lực tổng kết thực tiễn, người cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh sẽ nâng caođược cho mình năng lực dự báo, định hướng cho hoạt động lãnh đạo Đây
là một yêu cầu khách quan trong công tác lãnh đạo của cán bộ nói chung,cán bộ cấp tỉnh nói riêng Dự báo trên cơ sở nghị quyết đang đi vào cuộcsống, xử lý thông tin, tổng kết thực tiễn đề ra những chủ trương mới, giảipháp mới cho phù hợp với tình hình mới Trên cơ sở ấy mới có được những
dự báo khoa học, chính xác Mặt khác từ những dự báo ấy có thể điềuchỉnh những chủ trương, quyết sách cho phù hợp với xu hướng vận độngphát triển của thực tiễn
- Năng lực tư duy lý luận còn có vai trò giúp người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh nâng cao năng lực tổ chức, động viên, giáo dục, thuyết phục, tập hợp cán bộ cấp dưới và quần chúng để tạo thành phong trào cách mạng rộng rãi Trên cơ sở đó mới đưa được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống trên địa bàn tỉnh
Rõ ràng để giáo dục, thuyết phục, động viên tập hợp quần chúng vàcán bộ cấp dưới có hiệu quả, người cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh không chỉ cóđạo đức cách mạng, liêm khiết, chí công vô tư, có uy tín mà còn phải cónăng lực tư duy lý luận, có trình độ lý luận Bởi lẽ, có năng lực tư duy lýluận, người cán bộ lãnh đạo nói chung, cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh nói riêngmới hiểu và biết cách giải thích, thuyết phục cho cán bộ cấp dưới và thôngqua cán bộ cấp dưới là quần chúng nhân dân hiểu đúng các chủ trương,chính sách của cấp trên cũng như của tỉnh Chỉ trên cơ sở của hiểu đúngchủ trương, chính sách quần chúng nhân dân mới tin vào chủ trương, chínhsách mới tin vào cán bộ lãnh đạo Có như vậy họ mới tích cực tham gia đểthực hiện chủ trương, chính sách một cách nhiệt tình, tự giác và có hiệuquả
Trang 36Từ những phân tích trên có thể khẳng định, năng lực tư duy lý luận
có vai trò hết sức to lớn đối với hoạt động lãnh đạo của cán bộ nói chung,cán bộ chủ chốt cấp tỉnh nói riêng Có năng lực tư duy lý luận, hoạt độngchỉ đạo thực tiễn của người cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh vừa ở tầm khái quát,
hệ thống, vừa cụ thể, vừa chặt chẽ, vừa mềm dẻo sinh động Đối với thựctiễn đổi mới ở nước ta hiện nay, vai trò của năng lực tư duy lý luận đối vớicán bộ nói chung, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấptỉnh nói riêng lại càng quan trọng do phải đáp ứng những yêu cầu của sựnghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tính chất khó khăn, phứctạp và bề rộng, chiều sâu của công cuộc đổi mới cùng với những diễn biếncủa tình hình thế giới và khu vực luôn đặt ra những vấn đề mới đòi hỏingười cán bộ lãnh đạo phải biết phân tích lý giải để nhận thức và lãnh đạoquần chúng đạt hiệu quả Muốn vậy, người cán bộ lãnh đạo cùng với việcrèn luyện trau dồi đạo đức cách mạng thì phải nâng cao năng lực tư duy lýluận - một trong những yếu tố nền tảng cơ bản nhất của năng lực lãnh đạo.Vì
vậy, cán bộ lãnh đạo nếu không nâng cao năng lực tư duy lý luận thì cũngkhó mà nâng cao được năng lực lãnh đạo đáp ứng đòi hỏi của thời kỳ cáchmạng mới
Trang 372.1.1 Thực trạng năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang là tỉnh miền núi ở vùng Đông Bắc của Việt Nam Nằmcách Hà Nội 50km về phía đông, tiếp cận với trục kinh tế trọng điểm HàNội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có nhiều tuyến đường bộ, sắt đi qua nối vớicác tỉnh trong vùng và đến cửa khẩu Đồng Đăng của Lạng Sơn
Bắc Giang có 10 huyện, thị với tổng diện tích tự nhiên 382.250 ha,lãnh thổ chạy dài theo hướng Đông - Tây Phía Đông và Đông Bắc có cácdãy núi cao, thấp nghiêng dần về phía Tây Nam Địa hình chủ yếu là đồitrung bình và núi cao, các huyện phía nam có đồng bằng xen các đồi thấp.Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính (chiếm52,4%), công nghiệp, xây dựng cơ bản chỉ chiếm 16,8%, dịch vụ 30,08%.Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Giang chỉ ở mức trung bình so với cảnước Nếu tính theo đầu người thì tốc độ tăng trưởng còn bị kéo xuống do
tỷ lệ tăng dân số còn cao Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.Công nghiệp chưa hỗ trợ thúc đẩy nông nghiệp phát triển, đặc biệt côngnghiệp chế biến hàng hóa nông lâm sản
Nền kinh tế đang ở điểm xuất phát thấp, tỷ lệ huy động vào ngânsách thấp, tỷ lệ tiết kiệm đầu tư tại chỗ nhỏ nên thường thiếu vốn cho mởrộng sản xuất
Trang 38Dân số Bắc Giang khoảng 1,5 triệu người, tỷ lệ tăng dân số 1,61%.Dân số nông thôn chiếm 94% trong đó dân nông nghiệp chiếm 91% Sựphân bố dân cư giữa các vùng không đồng đều: Cao nhất 1.002 người/km2,thấp nhất 76 người/km2 Do chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp nhưng bìnhquân đất nông nghiệp thấp, năng suất sản xuất thấp nên tỷ lệ hộ nghèo còncao, đặc biệt các vùng sâu, vùng cao, xa các trục đường, các trung tâm 7%trong tổng số lao động không có việc làm Chỉ có 79% người lao động ởnông thôn có việc làm thường xuyên Ở các vùng núi cao tình trạng nghèođói gắn liền với du canh, du cư và trình độ dân trí thấp, phục vụ y tế yếu kém.
Hệ thống hạ tầng cơ sở bị xuống cấp nghiêm trọng Năng lực phục
vụ của cơ sở hạ tầng tỉnh Bắc Giang cho thấy thấp hơn các tỉnh khác trongvùng Mặt bằng đời sống kinh tế - xã hội như vậy ảnh hưởng đến việc nângcao trình độ dân trí của nhân dân nói chung và năng lực tư duy lý luận củangười cán bộ lãnh đạo nói riêng
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh Bắc Giang hiện nay làlực lượng nòng cốt chỉ đạo quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địaphương Họ là những người đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai,vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách của Trung ương vào địa bàn tỉnh
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo tỉnh Bắc Giang là những người có độ tuổihợp lý vừa có kinh nghiệm sống, công tác vừa đang ở độ chín của tư duy sẽgóp phần phát huy tác dụng to lớn trong công tác lãnh đạo
Cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bắc Giang có độ tuổi từ 40 - 50 tuổichiếm tỷ lệ 93,6%, từ 55 tuổi trở lên chỉ có 4,3% Trong khi tỷ lệ này ở HảiPhòng là 87,23% và 12,76%; ở Bắc Ninh là 84,8% và 13,3% Ở độ tuổinhư trên, cán bộ lãnh đạo tỉnh Bắc Giang vừa có cơ sở để dễ dàng hòa hợp,
có kinh nghiệm cần thiết vừa có sức bật trong tư duy để đảm bảo sự lãnhđạo vừa chắc chắn đúng hướng vừa táo bạo trong đề xuất đường lối, chủtrương lãnh đạo của tỉnh (xem phụ lục 2)
Trang 39Năng lực tư duy lý luận của đội ngũ này được thể hiện chủ yếu ở:năng lực tiếp thu lý luận, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng vàNhà nước; năng lực suy nghĩ, tìm tòi phát hiện những vấn đề mới trongthực tiễn ở địa phương; năng lực vận dụng linh hoạt sáng tạo lý luận,đường lối để xây dựng các phương hướng, các mô hình, chương trình, kếhoạch phù hợp với thực tế địa phương; năng lực hoạt động thực tiễn sángtạo cũng như tổng kết kinh nghiệm rút ra các bài học để góp phần xâydựng, bổ sung cho đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước; năng lực xử
lý thông tin, dự báo về sự phát triển của địa phương Đó cũng chính lànhững tiêu chí có thể căn cứ vào để đánh giá về ưu điểm cũng như hạn chế
về năng lực tư duy lý luận của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt Bắc Giang có những ưu điểm vềnăng lực tư duy lý luận chủ yếu sau:
Thứ nhất, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bắc Giang có sự
nhạy cảm chính trị nhất định Khả năng đó được nâng lên thành năng lực định hướng chính trị trong hoạt động nhận thức và tổ chức thực tiễn.
Đa số cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh đã được thử thách, rèn luyện
và trưởng thành qua thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc và trong quá trìnhxây dựng kiến thiết đất nước Trong quá trình ấy họ đã được giáo dục, bồidưỡng những phẩm chất tốt đẹp của truyền thống yêu nước, cần cù tronglao động v.v Họ lại được đào tạo tương đối có hệ thống, cho nên đội ngũcán bộ này có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức trách nhiệm cao, kiênđịnh đường lối đổi mới và định hướng xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, tất cảnhững điều ấy được hun đúc nên từ yếu tố tâm lý, tình cảm, truyền thống làchính chứ chưa phải từ tư duy khoa học để có được niềm tin trên cơ sởkhoa học
Trong tổng số 47 ủy viên Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ Bắc Giang, số
có trình độ học vấn từ đại học trở lên chiếm 93,6%, cử nhân chính trị 12,8%,
Trang 40cao cấp chính trị 57,4%, trung cấp chính trị 29,8% (xem phụ lục 2) Dođược nâng cao về trình độ học vấn, trình độ lý luận, do rèn luyện phấn đấunên các cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bắc Giang có khả năng nắm bắt đượcthực chất quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước trong quan hệ khăng khít với bản chất của các vấn đề đặt ra ởđịa phương Từ đó họ biết huy động kiến thức vốn có của mình để làm sáng tỏcon đường, phương thức để giải quyết một cách tốt nhất những vấn đề nảysinh ở địa phương Họ đã thấy được mối quan hệ giữa kinh tế và chínhtrị; giữa phát triển kinh tế với giải quyết những vấn đề văn hóa, xã hội,
đã thấy được nhiệm vụ của từng giai đoạn trong tính tổng thể của mộtquá trình phát triển, gắn sự phát triển của tỉnh với cả nước và khu vực
Họ đã xây dựng được chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở địa phươngvới những chỉ tiêu và hệ thống giải pháp cụ thể, đồng bộ nhằm đạt đượcchỉ tiêu đó Các vấn đề do họ đưa ra thể hiện sinh động việc cụ thể hóađường lối của Đảng với những nét riêng, độc đáo của tỉnh Do vậy qua
10 năm đổi mới, Bắc Giang đã có những bước phát triển trên tất cả cácmặt kinh tế - xã hội Giai đoạn 1991 - 1995 kinh tế tăng trưởng bìnhquân 7,42%/ năm Giai đoạn 1996 - 2000 là 5,93%/ năm GDP/đầu ngườinăm 1995 đạt 1,326 triệu đồng, năm 1999 đạt 2,216 triệu đồng/người vànăm 2000 đạt 2,342 triệu đồng/người (giá thực tế) Lương thực bìnhquân đầu người năm 1995 đạt 300,6kg, năm 1999 đạt 332,2kg, năm 2000đạt 350kg Đời sống đại bộ phận nông dân Bắc Giang đã được cải thiện,
số thoát khỏi đói nghèo tăng lên, từ 23,9% số hộ nghèo năm 1997 xuốngcòn 9,87% số hộ nghèo năm 2000 [74, tr 10-12]
Công tác giáo dục và đào tạo đã được chú ý phát triển từ mẫu giáođến phổ thông trung học Chất lượng giáo dục và đào tạo ngày càng tăng,
số trường đạt chuẩn quốc gia và số học sinh giỏi của tỉnh tăng hàng năm
Công tác y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã đạt đượcnhiều tiến bộ Tỷ lệ tăng dân số đã giảm xuống mức xấp xỉ 1,2% trong năm