4 Chia sẻ nguồn lực thông tin trong thư viện và chính sách phát triển, truy cập tài nguyên số tại Đại học Quốc gia Hà Nội .... HCM và Liên hiệp Thư viện đại học khu vực phía Bắc tổ chức
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN
- -
TP HỒ CHÍ MINH, 11/2013
Trang 2CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ
TP Hồ Chí Minh, Ngày 1 tháng 11 năm 2013
8:00 – 8:30 Đăng ký đại biểu
8:30 – 8:45 Khai mạc – Giới thiệu đại biểu
8:45 – 8:55 Phát biểu của lãnh đạo Trường ĐHCN TP HCM
8:55– 9:20 TS Nguyễn Huy Chương: Giới thiệu tài nguyên số Trung tâm
TT – TV, ĐHQGHN và chính sách, phương thức chia sẻ cho các
hệ thống thư viện Việt Nam 9:20 – 9:45 PGS TS Nguyễn Duy Hoan - Trung tâm Học liệu Thái Nguyên:
Phương thức chia sẻ thông tin điện tử cho các thư viện ĐH và CĐ Việt Nam
9:45 – 10:00 Giải lao: Tiệc buffer và giao lưu các Thư viện
10:00 – 10:20 Chuyên gia Phạm Văn Triển: Nguồn lực thông tin số tại Thư viện
Trung tâm, ĐHQG TP HCM và chính sách chia sẻ cho cộng đồng
10:20 – 10:40 PGS TS Bùi Loan Thùy: Khả năng chia sẻ tài nguyên điện tử và
vấn đề bản quyền trong thư viện Đại học
ĐH Công nghiệp TP HCM 11:00 – 11:30 Thảo luận
11:30 – 11:45 Tham quan
Trang 33
MỤC LỤC
Bài phát biểu của lãnh đạo Trường ĐH Công nghiệp TP HCM 4
Chia sẻ nguồn lực thông tin trong thư viện và chính sách phát triển, truy cập tài nguyên số tại Đại học Quốc gia Hà Nội 5
Chia sẻ kinh nghiệm phát triển và sử dụng tài liệu điện tử tại Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên 14
Nguồn lực thông tin số tại Thư viện Trung tâm, ĐHQG TP Hồ Chí Minh và chính sách chia sẻ cho cộng đồng 19
Khả năng chia sẻ tài nguyên điện tử và vấn đề bản quyền trong thư viện đại học 29
Chia sẻ nguồn lực thông tin điện tử Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh 42
Thông tin tổng kết hội thảo 50
Một số hình ảnh 52
Danh sách đại biểu tham dự hội thảo 53
Trang 4BÀI PHÁT BIỂU CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP HCM
PGS TS Phan Chí Chính
Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh
Kính thưa các quý vị đại biểu, đại diện cho hơn 80 thư viện của các trường đại học và cao đẳng
Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục Việt Nam, vấn đề đổi mới phương pháp dạy
và học, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo luôn được Đảng, Nhà nước và các cấp quản lý giáo dục quan tâm Hoạt động giáo dục đại học luôn gắn liền với hoạt động chuyển giao tri thức và nghiên cứu khoa học Một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng là khả năng cung cấp thông tin của thư viện, hỗ trợ việc tự học, tự nghiên cứu của các cán bộ nghiên cứu, giảng viên và sinh viên
Nguồn lực thông tin thư viện của các trường đại học, cao đẳng hiện nay chưa đáp ứng với nhu cầu ngày càng đa dạng của người sử dụng Hướng khắc phục bền vững, tiết kiệm và hiệu quả cho các thư viện đó là sự liên kết, chia sẻ nguồn lực thông tin đặc biệt là nguồn lực thông tin điện tử Tuy nhiên, vẫn chưa có một giải pháp cụ thể, toàn diện nào cho vấn đề này Hệ thống thư viện đại học và cao đẳng đang rất cần
những phương thức và chính sách chia sẻ thông tin hiệu quả
Hội thảo “Chia sẻ nguồn lực thông tin điện tử trong hệ thống thư viện đại học
& cao đẳng VN” do Trường Đại học Công nghiệp TP HCM và Liên hiệp Thư viện
đại học khu vực phía Bắc tổ chức với mục đích tạo nên sự gắn kết giữa các thư viện đại học và cao đẳng Việt Nam để tìm ra được cơ chế, cách thức phù hợp, nhằm chia
sẻ nguồn thông tin điện tử trên nguyên tắc : đồng thuận, bình đẳng, đúng pháp luật
và cùng phát triển phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay
Tôi xin tuyên bố khai mạc hội thảo “ Chia sẻ nguồn lực thông tin điện tử trong
hệ thống thư viện đại học & cao đẳng VN”
Chúc hội thảo thành công tốt đẹp, chúc các thư viện ngày càng phát triển và chúc các quý vị dồi dào sức khỏe , hạnh phúc và thành đạt./
Trang 55
CHIA SẺ NGUỒN LỰC THÔNG TIN TRONG THƯ VIỆN
VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN, TRUY CẬP TÀI NGUYÊN SỐ
TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TS Nguyễn Huy Chương
Trung tâm Thông tin - Thư viện, ĐHQG HN
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Nguồn lực là đầu vào cho mọi quá trình hoạt động của con người trong tất cả các lĩnh vực Một trong những đặc điểm của nguồn lực là tính khan hiếm (được hiểu như sự thiếu các yếu tố đầu vào cho một quá trình hoạt động cụ thể nào đó) Nguồn lực thông tin - thư viện cũng không là một ngoại lệ Sự thiếu các yếu tố đầu vào đã tạo
ra một thực tế cần được giải quyết, đó là chia sẻ nguồn lực Xét về mặt tổ chức, sự chia sẻ nguồn lực là sự tích hợp khả năng đầu vào của các đơn vị hoạt động trong cùng một lĩnh vực cụ thể nào đó, ví dụ như lĩnh vực thông tin - thư viện Xét về mặt quản lý, chia sẻ nguồn lực là biểu hiện của một quá trình ra quyết định dựa trên cơ sở lựa chọn các giải pháp tốt nhất cho một hoạt động Như vậy chia sẻ nguồn lực liên quan chủ yếu đến hai hoạt động là tổ chức và quản lý Chia sẻ nguồn lực là quá trình tạo mạng hoạt động (networking) nhằm huy động một cách tối đa các tiềm năng có thể
về thông tin của các thư viện trực thuộc mạng Chia sẻ nguồn lực còn có nghĩa là sự kết tụ năng lực quản lý của các nhà quản lý mạng thông tin - thư viện nhằm tạo ra một sức mạnh thông tin mới lớn hơn gấp nhiều lần các sức mạnh riêng lẻ Có thể mường tượng về quá trình này như một quá trình phối hợp sức mạnh quản lý theo cách nói của người Anh "Two heads are better than one" hay theo cách nói của nguời Việt "một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
Quay trở lại khái niệm đã nói ở trên về nguyên nhân dẫn tới sự bắt buộc phải chia sẻ nguồn lực, đó là tính khan hiếm Theo từ điển ngôn ngữ, tính khan hiếm có nghĩa là không có đầy đủ tất cả mọi thứ để phân phát cho tất cả mọi người Trong quản lý thông tin thư viện, tính khan hiếm có thể được hiểu là: khả năng cung cấp có hạn trước nhu cầu thực tế lớn hơn khả năng cung cấp từ người sử dụng thông tin Tác động này của tính khan hiếm nguồn lực đối với hoạt động cụ thể của ngành thông tin -thư viện sẽ là một tác động nhiều mặt
• Thứ nhất, đối với người sử dụng thông tin (information users), đó là sự không thoả mãn nhu cầu thông tin, gây ra những ách tắc trong khai thác thông tin từ phía xã hội làm hạn chế đến tính hiệu quả của việc khai thác thông tin-thư viện của bạn đọc
• Thứ hai, về phía các nhà cung cấp thông tin, tính khan hiếm tạo ra tình trạng cung thông tin không đáp ứng được cầu về thông tin, làm giảm tính xã hội hoá thông
Trang 6tin Trong khi nếu chọn một giải pháp khác (chia sẻ nguồn lực giữa các cơ sở thông tin
- thư viện) trong phạm vi khu vực hoặc toàn quốc, thì tác động này lại hoàn toàn có thể hạn chế được
• Thứ ba, trong thời đại bùng nổ thông tin, thông tin luôn khan hiếm bởi tính đổi mới liên tục của nó Nói một cách khác, thông tin của ngày hôm nay luôn luôn ít hơn thông tin của ngày mai, dẫn tới hiện tượng sự thoả mãn thông tin của ngày hôm nay sẽ không mang ý nghĩa đảm bảo sự thoả mãn thông tin của ngày mai Tính khan hiếm do đổi mới thông tin tạo ra nhu cầu phải thường xuyên cập nhật trong khi khả năng cập nhật của các cơ sở thông tin-thư viện không đồng bộ Chia sẻ nguồn lực sẽ giúp giải quyết vấn đề khan hiếm do đổi mới thông tin nhanh chóng gây ra
II KHÁI NIỆM CHIA SẺ NGUỒN LỰC THÔNG TIN-THƯ VIỆN
Khái niệm chia sẻ nguồn lực xuất hiện phổ biến ở các công trình nghiên cứu cũng như các tài liệu về khoa học thông tin - thư viện Từ cốt lõi trong cách dùng phổ biến của thuật ngữ, chia sẻ nguồn lực, xét bất kỳ nguồn lực nào, không chỉ bao hàm việc mỗi thư viện cho hay nhận phần của thư viện mình, mà còn tham gia vào quá trình quyết định nguồn lực này được chia sẻ như thế nào và vào việc phân phối Nguồn lực để chia sẻ có thể là vật thể, con người, hay kinh phí, tài liệu, biểu ghi, chuyên gia, phương tiện lưu trữ và thiết bị như máy tính
Theo Aller Ken: Chia sẻ nguồn lực là biểu thị một phương thức hoạt động nhờ
đó các chức năng thư viện được nhiều thư viện cùng chia sẻ Mục đích là tạo ra một mạng tác động tích cực vào (a) người sử dụng thư viện về mặt tiếp cận được nhiều tài liệu hay dịch vụ, và (b) nguồn kinh phí về mức độ cung cấp dịch vụ với chi phí thấp hơn, tăng dịch vụ ở một mức kinh phí hay có nhiều dịch vụ hơn với mức kinh phí thấp hơn nếu như hoạt động riêng lẻ
III Ý NGHĨA VÀ CÁCH THỨC CHIA SẺ NGUỒN LỰC
Hợp tác thư viện và chia sẻ nguồn lực có nguồn gốc từ ý tưởng thư viện cần phải tìm cách để cung cấp cho bạn đọc khả năng khai thác nguồn tin, không phải chỉ
từ thư viện cơ sở, mà còn từ nhiều thư viện khác trong vùng hay trong khu vực Chia
sẻ nguồn lực, tri thức, cơ sở dữ liệu và dịch vụ được xem như phương tiện hợp tác có hiệu quả của các thư viện nhằm tối đa hoá khả năng phục vụ thông tin, tối đa hoá nguồn lực sẵn có của mỗi cơ sở thư viện
Trong lịch sử phát triển của ngành thư viện, hợp tác thư viện và chia sẻ nguồn lực được xem như nhân tố quan trọng của phát triển, bởi vì nó là phương tiện để các thư viện đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi của người dùng tin khi nguồn lực của mỗi thư viện
Trang 7sở
Hình thức đầu tiên phổ biến nhất trong chia sẻ nguồn lực là hoạt động mượn liên thư viện (Interlibrary Loan - ILL) Để hoạt động này có thể được diễn ra, các thư viện tập hợp trong các consortium (liên kết) Các consortium này đặt ra qui tắc và cách thức mượn tài liệu giữa các thư viện thành viên Nếu các tài liệu bạn đọc cần là sách in, sách sẽ được chuyển giao giữa các thư viện qua đường bưu điện Nếu tài liệu bạn đọc cần là một bài tạp chí, bài tạp chí đó sẽ được photocopy và gửi qua đường bưu điện hay fax Trong kỷ nguyên số hiện nay, thông tin bạn đọc cần tìm ở hình thức điện tử
có thể được gửi qua con đường email, hoặc cấp phép truy cập tới các CSDL điện tử của nhau
Xuất bản mục lục liên hợp và CSDL thư mục quốc gia là phương thức phổ biến trong việc chia sẻ biểu ghi thư mục Trong những thập niên cuối của thế kỷ 20 trở lại đây,
sự ứng dụng mạnh mẽ của CNTT vào thư viện đã đưa đến việc truy cập nhanh chóng thông tin thông qua việc sử dụng máy tính và mạng máy tính, bao gồm các chuẩn MARC (Machine Readable Cataloging-thư mục đọc máy), các mạng cung cấp biểu ghi thư mục cho phép chia sẻ thư mục trực tuyến và chia sẻ nguồn lực ở diện rộng: OCLC (Online Computer Library Center), RLIN (Research Library and Information Network), WLN (the Western Library Network) Việc tuân thủ những chuẩn chung trong cấu trúc biểu ghi thư mục cũng như cấu trúc dữ liệu và cấu trúc mạng ở mức độ khu vực, quốc gia hay quốc tế là yêu cầu bắt buộc đối với thư viện nếu muốn tham gia vào quá trình chia sẻ nguồn lực thông tin
IV THỰC TRẠNG, TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP CHIA SẺ NGUỒN LỰC THÔNG TIN GIỮA CÁC THƯ VIỆN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG VIỆT NAM IV.1 Thực trang
Cho tới nay, mặc dù nhu cầu được hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin trong hệ thống thư viện đại học và cao đẳng (sau đây gọi tắt là thư viện đại học – TVĐH) trở nên rất cấp thiết, đã có nhiều hội nghị, hội thảo về vấn đề này từ phạm vi địa phương, đến phạm vi vùng hay quốc gia, song nội dung và kết quả công tác chia sẻ nguồn lực thông tin còn rất yếu ớt và manh mún Hoạt động chia sẻ thông tin chủ yếu mới chỉ dừng ở chủ trương, kế hoạch Sự phối hợp đã có giữa một vài thư viện vẫn nặng về
Trang 8hình thức, kém hiệu quả Trong toàn hệ thống, chưa có sự chỉ đạo nhất quán, chưa có chính sách và phương pháp khoa học, hợp lý Ngoài ra, vì nhiều lý do khác nhau, các thư viện thành viên cũng chưa thật sẵn sàng, tích cực tham gia vào hoạt động này
IV.2 Tiềm năng
Về yếu tố tổ chức, quản lý và nhân lực, cùng với 2 Liên hiệp/Liên chi hội Thư viện Đại học Khu vực Phía Bắc và Phía Nam được thành lập từ mười mấy năm trước, Hội thư viện Việt Nam ra đời từ hơn 5 năm nay là những tổ chức có đầy đủ tư cách pháp nhân và năng lực tổ chức, điều hành hoạt động chia sẻ nguồn lực thông tin Đội ngũ cán bộ TVĐH không chỉ vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn khá thành thạo trong kỹ năng tạo lập, quản trị và khai thác, chia sẻ tài nguyên số cũng như vận hành các phần mềm thư viện điện tử
Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT), đặc biệt trong hệ thống thư viện đại học và cao đẳng cũng là điểm mạnh cho việc thực hiện chia sẻ nguồn lực thông tin Theo thống kê của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong những nước có tốc
độ phát triển cơ sở hạ tầng CNTT nhanh Các chính sách ưu đãi, tập trung đầu tư của nhà nước đã khiến hạ tầng CNTT không chỉ phát triển rộng khắp, phổ biến trong toàn quốc mà còn phát triển theo chiều sâu, đạt tới chất lượng cao tại nhiều bộ, ngành, cơ quan, trường học Ngoài mạng cục bộ đã được thiết lập tại hầu hết các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu, các cơ quan thông tin - thư viện, nhiều mạng diện rộng của các
bộ ngành đã hoạt động rất có hiệu quả Đặc biệt mạng Nghiên cứu và đào tạo Việt Nam (VINAREN) - là kết quả triển khai dự án mạng thông tin á - Âu giai đoạn 2 - đã kết nối hơn 60 mạng thành viên bao gồm hàng trăm viện nghiên cứu, trường đại học trong toàn quốc Đây là cơ sở vật chất quan trọng, đảm bảo cho việc triển khai các chương trình, dự án chia sẻ nguồn lực thông tin Đồng thời, truy nhập Intranet và Internet để tìm kiếm, khai thác thông tin đã trở thành hoạt động thường xuyên của hầu hết cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu, của học sinh, sinh viên
Yêu cầu về tính chuẩn cho đảm bảo chia sẻ nguồn lực thông tin cũng đã sẵn sàng Sau một thời gian hoạt động, nâng cấp, phát triển mang yếu tố cục bộ, tự phát, gần đây, hệ thống TVĐH đã ý thức đầy đủ hơn về việc xây dựng chuẩn chung để áp dụng trong toàn bộ chu trình công tác, đặc biệt trong nghiệp vụ xử lý tài liệu Chính sách mở rộng trao đổi thông tin tạo điều kiện cho nhiều cán bộ thư viện được tiếp cận với các quy chuẩn thư viện tiên tiến, đồng thời, nhiều giáo sư, chuyên gia nước ngoài
đã tới giảng dạy, tập huấn về chuẩn nghiệp vụ cho cán bộ thư viện Việt Nam Chúng
ta đã xây dựng được các chuẩn cơ bản về biên mục, bảng phân loại, cấu trúc CSDL và những tiêu chuẩn chính cho lựa chọn phần mềm quản trị thư viện, phần mềm thư viện
số Có thể nói, cho đến nay, chuẩn thư viện Việt Nam đã được định hướng đúng đắn,
có tính tương thích, phù hợp cao với quốc tế
Trang 99
IV.3 Giải pháp
Để việc hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện nhanh chóng trở thành hiện thực, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường, chúng ta cần tiến hành các giải pháp sau:
• Một mặt, củng cố, hoàn thiện hệ thống tổ chức TVĐH Các TVĐH cần được liên kết chặt chẽ hơn làm cơ sở cho sự phối hợp, dùng chung tài nguyên thông tin Trước mắt, có thể hình thành các tổ hợp theo khu vực địa lý (cụm thư viện đại học
TP HCM, cụm TVĐH Miền Tây, cụm TVĐH Tây Nguyên, cụm TVĐH Bắc Trung
bộ, cụm TVĐH Miền núi Phía Bắc), hoặc tổ hợp theo lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo (khối TVĐH KH Tự nhiên và Công nghệ, khối TVĐH Sư phạm, khối TVĐH Nông – Lâm – Ngư) để chia sẻ thông tin giữa các cụm/khối Từ đó sẽ liên kết, chia sẻ trong toàn hệ thống
• Hoàn thiện việc thiết lập mạng cục bộ tại từng cơ sở thư viện và trung tâm thông tin Kết nối mạng giữa các thư viện trong cùng một cụm, cùng một khối và giữa các cụm/khối trong phạm vi từng khu vực (Bắc, Trung, Nam), tiến tới kết nối mạng TVĐH toàn quốc (qua mạng VINAREN)
• Xây dựng một số CSDL dùng chung không chỉ trong các TVĐH mà có thể phối hợp với nhiều cơ quan, tổ chức thông tin khoa học khác
• Đào tạo, huấn luyện chuyên sâu cho cán bộ thư viện về các kiến thức, kỹ năng liên quan đến tạo lập, quản trị, phân phối, chia sẻ nguồn lực thông tin
• Sớm hoàn thiện và thống nhất tuân thủ trong toàn hệ thống các nguyên tắc, quy trình, thủ tục về chia sẻ nguồn lực thông tin; các chuẩn nghiệp vụ, chuẩn dữ liệu Phổ biến và hướng dẫn các đơn vị thành viên áp dụng đầy đủ, nghiêm túc
V CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÀ TRUY CẬP TÀI NGUYÊN SỐ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN, ĐHQGHN
V.1 Chính sách phát triển
Tài liệu nội sinh số hóa tại Trung tâm được xác định qua 3 tiêu chí và xếp theo thứ tự ưu tiên Tài liệu được chọn phải thỏa mãn 3 tiêu chí hoặc ít nhất là 2 tiêu chí đầu
Tiêu chí 1 – Truy cập: Tài liệu được sử dụng nhiều hoặc tài liệu có giá trị khoa học, tư tưởng, nghệ thuật cao Tài liệu phục vụ các chương trình đào tạo, nghiên cứu chiến lược, trọng điểm của Nhà nước và của ĐHQGHN Ưu tiên các tài liệu nội sinh
Trang 10có hàm lượng khoa học cao Những tài liệu đơn bản hoặc hiếm cũng được xếp trong tiêu chí này
Tiêu chí 2 – Bảo quản: Tài liệu dễ hỏng, khó bảo quản
Tiêu chí 3 – Cộng đồng: Tài liệu phục vụ cho các sự kiện, các triển lãm và xây dựng thương hiệu ĐHQGHN
V.2 Kết quả triển khai
Sau 2 năm triển khai dự án thư viện số đã chính thức đi vào phục vụ bạn đọc ĐHQGHN Nguồn tài nguyên trong thư viện số là toàn bộ tài liệu nội sinh và tài liệu
có bản quyền của ĐHQGHN Khoảng 50% tài liệu đã có sẵn bản mềm, 50% được số hóa từ hệ thống thiết bị số hóa hiện đại nhất hiện nay là máy Kirtax của Mỹ và Treventus của Đức, tốc độ chụp từ 1600-2400 trang tài liệu/giờ Tài liệu sau chụp được xử lý hình ảnh, tẩy vết và được nhận dạng PDF 2 lớp sau đó tạo bookmark, chia chương, mục để có thể phục vụ bạn đọc một cách tốt nhất Trung tâm sử dụng phần mềm Content Pro để tạo lập, quản trị và hỗ trợ khai thác tài nguyên số Tổng số tài liệu được số hóa sau khi kết thúc Dự án là gần 40.000 tài liệu với trên 2 triệu trang, gồm:
- Hơn 3.000 giáo trình và sách tham khảo của NXB ĐHQGH
- Hơn 12.000 luận án, luận văn
- Hơn 1.000 đề tài cấp nhà nước và cấp ĐHQGHN
- Hơn 500.000 trang thư tịch cổ Hán Nôm
- 10 chuyên san của Tạp chí khoa học ĐHQGHN từ 1995 đến nay
- Nhiều kỷ yếu hội thảo quốc tế
Trang 1111
V.5 Chính sách truy cập
Tất cả bạn đọc trong và ngoài ĐHQGHN đều có thể khai thác thông tin thư mục và tóm tắt của Thư viện số Bạn đọc là học sinh, sinh viên, học viên, NCS, cán bộ, giảng viên của ĐHQGHN được khai thác tài liệu toàn văn ở mức độ khác nhau Trước mắt chính sách truy cập được chia thành bốn nhóm cơ bản sau đây:
a/ Nhóm bạn đọc rộng rãi
Bao gồm tất cả các bạn đọc bên ngoài ĐHQGHN, được phép:
• Truy cập toàn bộ thư mục và tóm tắt tài liệu trong Thư viện số
b/ Nhóm bạn đọc là cán bộ, giảng viên và người học trong ĐHQGHN
Là những bạn đọc có tài khoản email do ĐHQGHN cung cấp, được phép:
• Truy cập toàn bộ thư mục và tóm tắt tài liệu trong Thư viện số
• Xem trực tiếp file toàn văn trên màn hình
c/ Nhóm bạn đọc VIP 1
Là cán bộ lãnh đạo, quản lý, giáo sư, phó giáo sư trong ĐHQGHN, được phép:
• Truy cập toàn bộ thư mục và tóm tắt tài liệu trong Thư viện số
• Xem trực tiếp file toàn văn trên màn hình
• Tải về một dung lượng hạn chế tài liệu
• Tải lên (tạo mới tài liệu), kiểm tra, xuất bản hoặc chỉnh sửa tài liệu cá nhân
d/ Nhóm bạn đọc VIP 2
Là cán bộ lãnh đạo cấp cao, nhà khoa học đầu đàn, đầu ngành, được phép:
• Truy cập toàn bộ thư mục và tóm tắt tài liệu trong Thư viện số
• Xem trực tiếp file toàn văn trên màn hình
• Tải về toàn bộ tài liệu
• Tải lên (tạo mới tài liệu), kiểm tra, xuất bản hoặc chỉnh sửa tài liệu cá nhân
Trang 12TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Barbara Preece & Joan Thompson Union Catalogs and Virtual Union Catalog -
Repositioning Interlibrary Loan, a report at IFLA Boston 2001
2.Ching-Chih Chen, ed NIT'98 Proceeding
3.Dự án “Xây dựng và phát triển hệ thống sách điện tử đại học để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học – Dự án eBooks đại học” H., Trung tâm Thông tin – Thư viện, ĐHQGHN, 2012
4.Evans G Edward Developing Library and information center collections Library Unlimited, INC Englewood, Colorado, 1995
5.Richard De Gennaro Resourse Sharing in a network environment Library Journal,
2000
6.Maurice Line Resourse Sharing: The Present Situation and The Likely Effect of
Electronic Technology The future of serials: publication, Automation, and Management, 1984
7.Nguyen Huy Chuong Automating Vietnam's Academic Libraries: The Example of
Vietnam National University Asian Library, Vol7, 1998
8.Nguyễn Huy Chương (chủ nhiệm đề án) Nghiên cứu, thiết kế mô hình và xây dựng thử nghiệm nguồn học liệu trực tuyến phục vụ đào tạo chất lượng cao cho một số
ngành, chuyên ngành tại Đại học Quốc gia Hà Nội Đề án cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
9 Nguyen Huy Chuong The Digitization Activities of Academic Libraries in
Vietnam PNC Annual Conference and Joint Meetings, 2008
10.Nguyễn Huy Chương Xây dựng thư viện điện tử và phát triển nguồn tài nguyên số
trong hệ thống thư viện đại học Việt Nam Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Phát triển và chia sẻ nguồn tài nguyên số trong các thư viện đại học và nghiên cứu, 2009
11.Nguyễn Huy Chương, Nguyễn Tiến Hùng DSPACE – Giải pháp tạo lập, lưu trữ và
phổ biến tài nguyên điện tử cho các thư viện ở Việt Nam Kỷ yếu Hội thảo khoa học Xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin địa phương dạng số phục vụ bảo tồn di sản
và phát triển kinh tế - xã hội, 2011
12.Nguyễn Huy Chương, Nguyễn Tiến Hùng Học liệu mở và hướng phát triển tài
nguyên số tại các thư viện đại học Việt Nam Kỷ yếu Hội thảo khoa học 50 năm đào tạo nguồn nhân lực thông tin – thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 2011
Trang 1313
13 Nguyễn Huy Chương, Trần Mạnh Tuấn, Các vấn đề về chính sách phát triển
nguồn học liệu trực tuyến tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Phát triển và chia sẻ nguồn tài nguyên số trong các thư viện đại học và nghiên cứu,
Hà Nội, 2009
14 Liên hiệp Thư viện Đại học Khu vực Phía Bắc Phương hướng, chương trình hành động nhiệm kỳ 2008-2011
Trang 14CHIA SẺ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ
TẠI TRUNG TÂM HỌC LIỆU ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
PGS.TS Nguyễn Duy Hoan
Giám đốc Trung tâm Học liệu Thái Nguyên
1 VAI TRÒ CỦA TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ VÀ NHẬN THỨC CỦA TRUNG TÂM
Ngày nay nhu cầu bạn đọc về tài nguyên thông tin rất cao và đa dạng, hình thức
sử dụng các nguồn tài nguyên thông tin không còn chỉ giới hạn trong các ấn phẩm dạng in hoặc đĩa CD/VCD, vì thế công tác tổ chức, quản lý thư viện truyền thống cần
có những thay đổi nhằm phục vụ bạn đọc một cách linh hoạt và đa dạng hơn
Trong xu thế phát triển và hội nhập, những năm gần đây các thư viện các Trường Đại học tại Việt Nam đang từng bước chuyển từ thư viện truyền thống sang thư viện điện tử, thư viện số Đây là xu hướng tất yếu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong giai đoạn bùng nổ thông tin như hiện nay Xây dựng một thư viện điện tử đòi hỏi phải có sự đầu tư về công nghệ, cơ sở hạ tầng CNTT, nguồn tài liệu trong đó tài liệu điện tử là một trong những thành tố quan trọng để xây dựng thư viện điện tử, thư viện số Thư viện điện tử, thư viện số sẽ làm thay đổi cơ bản phương thức hoạt động của thư viện từ khâu thu thập, xử lý, quản lý tài liệu đến khâu phục vụ người đọc Thư viện điện tử là thư viện sử dụng các phương tiện điện tử trong thu thập, lưu trữ, xử lý, tìm và phổ biến thông tin dưới dạng số Vốn tài liệu số có thể lưu trữ và truy cập tại chỗ hoặc từ xa qua mạng máy tính
Các dữ liệu dạng chữ, hình ảnh âm thanh…sử dụng trên máy tính và được máy tính nhận biết đúng định dạng, được gọi chung là dữ liệu số Quá trình chuyển các dạng dữ liệu truyền thống như bản viết tay, bản in trên giấy, hình ảnh… sang chuẩn
dữ liệu trên máy tính và được máy tính nhận biết gọi là số hoá tài liệu Như vậy, số hoá tài liệu là chuyển đổi tài liệu thư viện từ dạng truyền thống sang dạng điện tử và lưu trữ trên máy tính nhằm bảo quản chia sẻ và phục vụ trực tuyến Việc số hoá tài liệu sẽ giúp lưu trữ, truy xuất, chia sẻ, tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng nhất
Mặt khác, các tư liệu số tỏ ra có ưu thế hơn với việc không lệ thuộc vào không gian lưu trữ (được lưu bên trong các ổ cứng máy tính) thay vì dưới dạng giấy in chất đống trên các kệ sách, giảm chi phí tối đa cho việc quản lý, khối lượng thông tin tăng lên nhưng kích thước kho tài liệu, thời gian, cơ cấu phục vụ giảm xuống Chất lượng tài liệu phục vụ bạn đọc được nâng cao do việc kết hợp các thông tin, hình ảnh, âm thanh vào nội dung tài liệu Các tư liệu dưới dạng số hóa cũng có thể dễ dàng được bảo quản hơn (ít chịu tác động của mối mọt, và các tác động môi trường khác) Khả năng bảo quản tài liệu trong thư viện điện tử lâu dài, ổn định bền vững
Trang 1515
Số hoá tài liệu hiện nay là giải pháp tối ưu cho việc linh động và làm mềm dẻo hoá vốn tài liệu của Trung tâm Học liệu trong điều kiện tài chính còn nhiều hạn chế Tính linh hoạt và khả năng đáp ứng của tài liệu số trong đào tạo thể hiện ở chỗ một bản tài liệu số có thể cùng lúc phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau, không phụ thuộc vào
số lượng người dùng, thời gian và vị trí địa lý của người học nó phù hợp với tình hình thực tế của Trung tâm Học liệu là một số trường đại học thành viên của Đại học Thái Nguyên còn xa Trung tâm Học liệu như: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh (9km), Trường Đại học kỹ thuật Công nghiệp (10km), Trường Đại học Sư phạm (5km)
Với quy mô đào tạo như hiện nay của Đại học Thái Nguyên (khoảng 90.000 sinh viên các hệ) việc đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên, giảng viên tại Trung tâm Học liệu sẽ gặp rất nhiều khó khăn như không gian thư viện còn hạn chế, lượng tài liệu in ấn chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu sử dụng của sinh viên vì vậy giải pháp số hóa tài liệu là giải pháp tối ưu nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của giảng viên, cán bộ, sinh viên của Đại học Thái Nguyên trong học tập, nghiên cứu, giảng dạy
Số hóa tài liệu sẽ phục vụ có hiệu quả hơn cho việc đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo theo tín chỉ, đào tạo trực tuyến của Đại học Thái Nguyên Giúp cho người học chủ động trong việc sắp xếp thời gian học tập, họ không phải đến thư viện cũng có thể lấy được tài liệu qua hệ thống mạng, thông tin ở mọi lúc, mọi nơi Trong điều kiện còn thiếu nguồn tài liệu tham khảo học tập in giấy, thì việc có thêm giải pháp tài liệu số hóa sẽ giúp cho người học có thêm nhiều lựa chọn để phục
vụ cho kế hoạch học tập của cá nhân Các bộ sưu tập số là lựa chọn tối ưu để bảo tồn được lâu dài các tài liệu quý hiếm, ngăn chặn những rủi ro hủy hoại do thời gian, thiên tai, khí hậu và tần suất sử dụng
2 MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Ngay sau khi thành lập và đi vào hoạt động Trung tâm đã bắt tay ngay vào chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phát triển bọ sưu tập tài liệu điện tử của Trung tâm, cụ thể như sau:
2.1 Công tác chuẩn bị
- Công tác nhân sự: Để phát triển tài liệu điện tử, Trung tâm đã thành lập tổ tài liệu
điện tử trực thuộc phòng Công nghệ thông tin, gồm 8 cán bộ, trong đó có 2 cán bộ ngành CNTT, 3 cán bộ ngành thư viện, 1 cán bộ ngành điện tử, 2 cán bộ ngành tiếng Anh, tổ trưởng là đ/c Phó trưởng phòng CNTT kiêm nhiệm
Ngoài lực lượng cán bộ của TT, Trung tâm đã tuyển chọn 50 sinh viên ngành Thư viện, đào tạo, bồi dưỡng thành cộng tác viên lâu dài của TT hỗ trợ phát triển TLĐT
Nhiệm vụ của tổ tài liệu điện tử là:
+ Khảo sát, đánh giá tư vấn cho Giám đốc quyết định mua các cơ sở dữ liệu, tài liệu điện tử từ bên ngoài
Trang 16+ Làm việc với các tổ chức quốc tế cung cấp tài liệu điện tử miễn phí như: Ngân hàng thế giới, AGORA, HINARI, OARE
+ Tìm kiếm tài liệu miễn phí khác
+ Số hóa tài liệu nội sinh
- Máy móc thiết bị: Bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau, từ năm 2009 TT đã mạnh
dạn mua hệ thống số hóa Kirtas do Hoa kỳ sản xuất với đầy đủ các phần mềm hỗ trợ trị giá khoảng 4 tỷ đồng Ngòai ra, TT cũng trang bị đầy đủ máy tính và các máy móc chuyên dụng khác để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bộ phận tài liệu điện tử tác nghiệp
2.2 Kết quả bước đầu
- Số lượng
Sau 5 năm triển khai, Trung tâm đã có số lượng tài liệu điện tử khá phong phú,
ngoài các cơ sở dữ liệu tiếng Anh miễn phí và mua quyền truy cập như: PROQUEST,
WB, AGORA, HINARI, OARE bộ cơ sở dữ liệu do Trung tâm tự phát triển với tổng
số: 33.471 tài liệu (tương đương 1,2 triệu trang), trong đó: 2.879 giáo trình điện tử, 4.381 tài liệu chuyên khảo, tham khảo, 3.097 luận văn luận án, 8.812 kết quả nghiên cứu, 652 bài giảng điện tử, 10.702 bài trích báo, tạp chí, 148 tài liệu nghe nhìn
- Tình hình khai thác và sử dụng tài liệu điện tử
Trong năm học 2012-2013 tổng số lượng bạn đọc truy cập cơ sở dữ liệu điện tủ của Trung tâm là 889.694 lượt, trong đó cán bộ và giảng viên của ĐH Thái nguyên là 772.099 lượt (chiếm 86 %) Đã có 185.263 lượt tài liệu điện tử được dowload, tăng 38,68% so với năm học trước Nhìn chung, cán bộ và sinh viên của ĐH đã có xu thế chuyển dần từ việc sử dụng tài liệu in ấn sang tài liệu điện tử nên tỷ lệ số tài liệu in ấn cho mượn trong năm học chỉ tăng 16,78 %, trong khi đó số tài liệu điện tử download
đã tăng 38,68% so với năm học 2011-2012
Trang 17Số lượng
So với năm học 11/12 (%)
1 ĐH Kỹ thuật công nghiệp 111.305 42,53 6.620 33,33
3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Vận động sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo, giảng viên và sinh viên
- Bắt đầu sớm, cần có quá trình lâu dài, liên tục
- Ưu tiên đầu tư mọi nguồn lực, nhân sự, tài chính
- Tìm kiếm nguồn tài chính từ nhiếu hướng khác nhau: Ngân sách, phí sử dụng, tài trợ, biếu tặng, dự án trong và ngoài nước
- Quảng bá thay đổi thói quen của người sử dụng
Trang 18GIAO DIỆN TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ TIẾNG VIỆT
TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ TIẾNG ANH
Trang 1919
NGUỒN LỰC THÔNG TIN SỐ TẠI THƯ VIỆN TRUNG TÂM, ĐH QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH VÀ CHÍNH SÁCH CHIA SẺ CHO CỘNG ĐỒNG
Th.S Phạm Văn Triển
Phó Giám đốc Thư viện Trung tâm – ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh
NGUỒN LỰC, TÀI NGUYÊN SỐ
VÀ VẤN ĐỀ CHIA SẺ GIỮA CÁC THƯ VIỆN
Tháng 10/2013
I Đặt vấn đề
II Nguồn lực thông tin số tại TVTT III Khả năng chia sẻ nguồn lực với các thư viện khác
Trang 20 Phát triển và chia sẻ tài liệu số là một nhu cầu
• Tài liệu truy cập mở
• Tài liệu nội sinh
www.vnulib.edu.vn
Trang 2121
3 Giảng viên, sinh viên cần các loại thông tin nào nhất?
www.vnulib.edu.vn
4 Vấn đề xây dựng, tổ chức quản lý, khai thác hiệu quả tài liệu số
• Tài liệu của các nhà cung cấp:
• Tài liệu truy cập mở:
Mua Quảng bá Hướng dẫnsử dụng Hỗ trợ truycập từ xa
Trang 22• Tài liệu nội sinh: Để có một bộ sưu tập tốt
cần có các điều kiện sau đây
Quảng bá Hướng dẫn sử dụng &
• Tài liệu mua của nhà cung cấp:
Tùythuộc vào thỏa thuận cấp phép do 2 bên
kýkết
Thường cho phép truy cập mở đến tóm tắt, chỉ được phép dùng toàn văn cho độc giảcủa trường
www.vnulib.edu.vn
Trang 2323
• Tài liệu truy cập mở:
Tùy thuộc vào chính sách của tổ chức cungcấp nguồn tài liệu
Cho phép tạo kết nối đến nguồn tài liệu
• Tài liệu nội sinh:
Tùythuộc vào chính sách của nhà trường
Phần lớn chỉ được dùng trong nội bộ
www.vnulib.edu.vn
6 Các mô hình chia sẻ thông tin của các thư viện,
tổ chức đào tạo và nghiên cứu trên thế giới:
• Tài liệu nội sinh:
Giới hạn trong phạm vi của trường - áp dụng ở hầu hết các thư viện
Truycập mở đối với một số loại tài liệu
Cho mượn có thời hạn theo yêu cầu cá nhân, hạn chế số lượng – giữa các thư viện có ký kếtthỏa thuận
www.vnulib.edu.vn
Trang 24• Tài liệu truy cập mở: MIT OCW
Liênhiệp thư viên Việt nam về nguồn tin điện tử
www.vnulib.edu.vn
7 Các nguồn tài liệu số ở Việt Nam:
• Tài liệu của các nhà cung cấp chính thống:
Mới ở giai đoạn khởi đầu
www.sachweb.com: < 1.000 đầu tài liệu, cónhiều sách giáo khoa
www.ybook.vn: số lượng lớn, chủ yếu làsáchvăn học, tâm lý, khoa học thườngthức, giải trí
www.vnulib.edu.vn
Trang 26• Tài liệu trong nước & nội sinh www.vnulib.edu.vn
Dịch vụ
• Tập huấn kỹ năng thông tin
• Biên soạn, thiết kế các tài liệu hướng dẫn
• Hỗ trợ độc giả tìm kiếm, khai thác tài liệu
www.vnulib.edu.vn
Trang 272 Chia sẻ tài liệu
• Độc giả của các thư viện khác có thể đến cácthư viện của ĐHQG-HCM để sử dụng
Trang 28Chân thành cảm ơn!