0
Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Quá trình phát triển

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 34 -39 )

Khi mới thành lập chi nhánh, cơ cấu tổ chức chỉ gồm có 6 phòng ban là: phòng Tín dụng, phòng Kế hoạch, phòng Tiền tệ kho quỹ, Văn phòng, phòng Tổ chức cán bộ, phòng Tiết kiệm và Nguồn vốn. Mạng lưới khi đó bao gồm 12 chi nhánh Ngân hàng huyện trực thuộc bao gồm các chi nhánh Ngân hàng huyện: Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, Từ Liêm, Mê Linh, Sóc Sơn, HoàI Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Sơn Tây, Phúc Thọ, Ba Vì. Đến nay, tại trụ sở chính có 11 phòng gồm: phòng Tổ chức các bộ, phòng Hành chính, phòng Tín dụng, phòng Thẩm định, phòng Kinh doanh ngoại tệ và Thanh toán quốc tế, phòng Vi tính, Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ, Tổ tiếp thị, phòng Kế toán ngân quỹ, Tổ thẻ, phòng Kế hoạch và tổng hợp.

Tháng 9/1991 chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội tách Ngân hàng huyện bàn giao về trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Hà Tây bao gồm các chi nhánh: Hoài Đức, Thạch Thất, Ba Vì, Sơn Tây, Đan Phượng, Phúc Thọ và 1 chi nhánh Mê Linh bàn giao về Vĩnh Phúc.

Tháng 10/1995 Sau khi NHNo & PTNT VN đổi mới và hoàn thiện mô hình tổ chức với hoạt động thí điểm quản lí theo mô hinnhf hai cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các chi nhánh Ngân hàng cấp huyện chịu sự quản lí của NHNo & PTNT VN, NHNo & PTNT Hà Nội chỉ quản lí các chi nhánh ở các quận nội thành. NHNo & PTNT Hà Nội đã tách 5 Ngân hàng huyện ngoại thành ( chi nhánh cấp 3 ) về trực thuộc trung tâm điều hành gồm các chi nhánh: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm, Sóc Sơn. . Các

Ngân hàng cấp III này thực chất là các cơ sở giao dịch được thành lập để thu hút nguồn vốn và làm tăng quy mô hoạt động của Ngân hàng. Hoạt động thí điểm này đã tạo lên một bước ngoặt trong hình thức quản lý của NHNo &PTNT Hà Nội từ chủ yếu tập trung kinh doanh ở ngoại thành chuyển về tập trung kinh doanh ở nội thành với một cơ cấu tổ chức bao gồm các phòng ban và Ngân hàng cấp III.

Ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang trong tiến trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đạ hoá và bước đầu có những chuyển mình mạnh mẽ cùng với sự vươn lên khẳng định vai trò của hệ thống Ngân hàng trong nền kinh tế, trong suốt chặng đường 15 năm của mình NHNo & PTNT Hà Nội đã và đang đạt được nhiều thành tựu to lớn. Trong những năm qua, sau khi tách chuyển các chi nhánh huyện ngoại thành về trực thuộc Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam, NHNo & PTNT Hà Nội đã nhanh chóng tiến hành mở rộng mạng lưới các chi nhánh tại các quận nội thành.

- Năm 1994 thành lập chi nhánh Chợ Hôm

- Năm 1995 thành lập chi nhánh Đồng Xuân nay là chi nhánh Hoàn Kiếm và chi nhánh Thanh Xuân.

- Năm 1996 thành lập chi nhánh Tây Hồ, Giảng Võ nay là chi nhánh Ba Đình

- Năm 1997 thành lập chi nhánh Quận Cầu Giấy - Năm 1999 thành lập chi nhánh quận Đống Đa

- Năm 2002 thành lập chi nhánh Tràng Tiền, Chương Dương

- Năm 2003 thành lập thêm một chi nhánh Chợ Hôm nằm tại 13- 14- 15 Trần Xuân Soạn, chi nhánh Hàng Đào, Nghĩa Đô

- Tháng 12/2004 NHNo & PTNT Hà Nội tách 2 chi nhánh Tây Hồ bàn giao về chi nhánh Quảng An, chi nhánh Chương Dương bàn giao về chi nhánh Long Biên.

Tính đến ngày 31/12/2005 mạng lưới hoạt động của chi nhánh đã phát triển nhanh chóng. Toàn thành phố có một chi nhánh cấp 1, 12 chi nhánh cấp hai trực thuộc và có 44 phòng giao dịch trên toàn thành phố.

Hệ thống trang thiết bị của ngân hàng ngày càng được nâng cao. Mỗi nhân viên được trang bị một máy tính riêng, các máy tính đều được nối mạng.

2.1.1.1 Cơ cấu tổ chức

Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội căn cứ vào tính chất đặc điểm và chức năng trong chỉ đạo, điều hành thực hiện các ngiệp vụ kinh doanh trên địa bàn hoạt động. Khi mới thành lập cơ cấu tổ chức của Ngân hàng còn rất đơn giản. Nhưng từ đó đến nay, chi nhánh đã không ngừng đổi mới cơ cấu nhằm đạt được một mạng lưới hoạt động phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Mô hình bộ máy của chi nhánh

Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng kinh doanh Phòng tín dụng Phòng thẩm định Phòng KDN T và TTQT Phòng vi tính Tổ tiếp thị Phòng kế toán ngân quỹ Phòng tổ chức hành chính Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ

Phòng kế hoạch tổng hợp

Căn cứ vào năng lực và trình độ của các nhân viên, cán bộ lãnh đạo phòng đã nghiên cứu bố trí sắp xếp công việc phù hợp với khả năng của từng người để anh chị em phát huy tốt năng lực của bản thân. Mỗi phòng đều có một Trưởng phòng và ít nhất 1 Phó phòng thực hiện việc chỉ đạo chung trong phạm vi phòng mình và có trách nhiệm báo cáo với cấp trên. Đồng thời cũng xác định rõ nhiêm vụ được giao lãnh đạo phòng đã chủ động chỉ đạo sát xao các mặt ngiệp vụ và hoàn thành tốt các chỉ tiêu đặt ra đảm bảo cho hệ thống bộ máy được quản lí và thực hiện đồng bộ, thống nhất từ trên xuống

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội có những chức năng chính sau :

Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng VNĐ và ngoại tệ.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu Ngân hàng và các hình thức huy động vốn khác.

- Tiếp nhận vốn tài trợ, tín thác, uỷ thác đầu tư từ chính phủ, Ngân hàng nhà nước và các tổ chức quốc tế, quốc gia và cá nhân trong nước, ngoài nước đầu tư vào các chương trình phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội.

- Vay vốn Ngân hàng nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước, các tổ chức, cá nhân và nước ngoài khác.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, các cá nhân hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Chiết khấu các loại giấy tờ có giá.

- Cho vay tài trợ theo chương trình dự án và kế hoạch của chính phủ. - Cho vay tài trợ các chương trình, dự án vì mục tiêu nhân đạo, văn hoá -xã hội (tuỳ theo đặc điểm của nguồn vốn ).

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán LC cho khách hàng, bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh đấu thầu cho các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

- Kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng đối ngoại, hoạt động kinh doanh các dịch vụ : Đại lý Ngân hàng, bảo hiểm, thanh toán giữa các khách hàng, tư vấn về kinh doanh tiền tệ, thông tin tín dụng và phòng ngừa rủi ro, thông tin điện toán, đào tạo nghiệp vụ Ngân hàng, két sắt cất giữ, bảo quản và quản lý các chứng khoán, giấy tờ có giá và các tài sản quý cho khách hàng.

- Thực hịên các nghiệp vụ cầm cố động sản, thế chấp bất động sản - Đầu tư dưới các hình thức hùn vốn, liên doanh mua cổ phần, mua tài

sản và các hình thức đầu tư tín dụng khác với các doanh nghiệp và với các tổ chức tài chính tín dụng.

Nền kinh tế ngày càng cạnh tranh khốc liệt, vì vậy, bước sang năm 2004 hoạt động của NHNo & PTNT Hà Nội phải mang tính cạnh tranh cao trong nền kinh tế và được thể hiện trong việc tiếp thị để phát triển và giữ vững khách hàng. Tạo điều kiện thuận lợi, tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp như doanh nghiệp sản xuất bia, nước giải khát, bảo hiểm, y tế...

2.1.1.3 Mô tả nhiệm vụ chức năng cụ thể của từng phòng bana. Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp a. Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp

- Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương

- Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNo & PTNT VN

- Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quýet toán kế hoạch đến các chi nhánh trên địa bàn

- Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinnh doanh đối với các chi nhánh trên địa bàn

- Tổng hợp, phân tích hoạt đọng kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết tổng kết

- Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lí rỉu ro tín dụng

- Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 34 -39 )

×